Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam



tải về 0.71 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu20.01.2018
Kích0.71 Mb.
#36182
1   2   3   4   5   6   7   8

2.3. Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn

Năng lực cân đối vồn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả huy động vốn nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối đa. Điều này không những quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay,… Nếu khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, do đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các tỷ số về đòn cân nợ được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Đòn cân nợ tăng làm gia tăng tiềm năng tạo ra lợi nhuận và đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho các chủ sở hữu. Vì tăng vốn bằng cách vay nợ làm tăng khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp nên nguy cơ không thu hồi được nợ của các chủ nợ tăng, và nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể.

Nhóm các tỷ số về đòn cân nợ gồm có: Tỷ số nợ; Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay; Tỷ số về khả năng thanh toán các chi phí cố định.



a. Tỷ số nợ ( Debt Ratio – Rd )

Công thức tính:



Rd = Tổng số nợ / Tổng tài sản có

Trong đó:

Tổng số nợ gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Tổng tài sản có bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng toàn bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái của Bảng cân đối kế toán.

Áp dụng tính Rd đối với Tổng công ty và Vietnam Airlines:

Đơn vị tính:%

Rd

2003

2004

2005

Tổng công ty

58.35%

51.59%

53.14%

Vietnam Airlines

57.71%

52.32%

51.45%

Tỷ số này của Tổng công ty là vừa phải, nó thể hiện nghĩa vụ của Tổng công ty đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp Tổng công ty gặp vấn đề về tài chính. Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh. Tuy nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì Tổng công ty dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Năm 2003, tỷ số này của Tổng công ty là 58.35% nhưng đến năm 2004 còn 51.59% và năm 2005 là 53.14%. Do đó, các nhà lãnh đạo cần chú ý đến các chính sách tín dụng và việc đầu tư vào tài sản, duy trì tỷ số nợ ở mức vừa phải để tạo niềm tin đối với các chủ nợ.

b. Khả năng thanh toán lãi vay - số lần có thể trả lãi ( Times Interest Earned Ratio – Rt )

Công thức tính:



Rt = EBIT / Chi phí trả lãi

Trong đó:

- EBIT là Thu nhập trước thuế và trả lãi, phản ánh số tiền mà Tổng công ty, Vietnam Airlines có thể sử dụng để trả lãi vay.

- Chi phí trả lãi vay bao gồm: tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, tiền lãi cho các khoản vay trung và dài hạn, tiền lãi của các hình thức vay mượn khác. Đây là một khoản tương đối ổn định và có thể tính trước được.

 Rt của Tổng công ty và Vietnam Airlines:

Đơn vị tính:L ần

Rt

2003

2004

2005

Tổng công ty

16.24

17.04

17.89

Vietnam Airlines

17.03

16.96

17.34

Rt - Khả năng thanh toán lãi vay của Tổng công ty và Vietnam Airlines năm 2004 cao hơn năm 2004 hơn gần 1 lần, còn của Vietnam Airlines năm 2004 giảm gần 1 lần so với năm 2003. Nguyên nhân là do sự tăng giảm của EBIT - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay và chi phí trả lãi vay, không cùng tốc độ. Điều này là dễ hiểu vì, các yếu tố này chụi ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, ví dụ: tỷ lệ lãi suất thị trường tăng  chi phí trả lãi vay tăng; các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận chụi thuế của doanh nghiệp,… Tỷ số này của Tổng công ty và Vietnam Airlines cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao, chứng minh tình hình tài chính của Tổng công ty mạnh, không có nguy cơ bị phá sản.



2.4. Các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lợi

Các tỷ số trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt. Để phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý, chúng ta cần phải tính toán các tỷ số lợi nhuận. Thông qua các tỷ số lợi nhuận, các nhà quản lý đánh giá năng lực thu lợi của doanh nghiệp, là khả năng thu được lợi nhuận tịnh của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp, thu được lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của sự tồn tại của doanh nghiệp là một mặt quan trọng trong đánh giá thành tích tài chính của doanh nghiệp. Các đối tượng liên quan: nhà đầu tư, chủ sở hữu, nhà quản lý,… đều quan tâm đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp.

Năng lực thu lợi của doanh nghiệp rất quan trọng đối với những người cho vay, vì lợi nhuận tịnh của doanh nghiệp là một trong những nguồn tiền chủ yếu để thanh toán nợ. Không thể tưởng tượng nổi khi một doanh nghiệp thua lỗ liên miên có thể có khả năng thanh toán mạnh.

Năng lực thu lợi cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư mua cổ phần. Vì các cổ đông thu lợi đầu tư là thông qua cổ tức, mà toàn bộ cổ tức lại từ lợi nhuận tịnh của doanh nghiệp mà có. Hơn nữa đối với công ty có tham gia thị trường chứng khoán thì có sự tăng trưởng của lợi nhuận làm cho các cổ đông có thêm lợi về giá cổ phiều trên thị trường.

Năng lực thu lợi của doanh nghiệp cũng quan trọng đối với các nhà quản lý vì tổng lợi nhuận và lợi nhuận thuần là những chỉ tiêu để đánh giá thành tích kinh doanh của những người quản lý.

Lợi nhuận của Tổng công ty và Vietnam Airlines bao gồm:

- Lợi nhuận kinh doanh: là nguồn gốc chủ yếu của lợi nhuận doanh nghiệp, là lợi nhuận có được thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận kinh doanh là do lợi nhuận của các nghiệp vụ kinh doanh chính và các lợi nhuận của các doanh nghiệp khác cấu thành. Lợi nhuận kinh doanh là một chỉ tiêu để đánh giá thành tích kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các khoản thu chi ngoài kinh doanh: là các khoản thu chi không có quan hệ trực tiếp đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Tuy không có quan hệ trực tiếp đối với các hoạt động kinh doanh nhưng các khoản thu chi ngoài kinh doanh vẫn là một trong những nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận vì nó cũng đem lại thu nhập hoặc phải chi ra đối với doanh nghiệp vẫn có ảnh hưởng rất lớn đối với tổng lợi nhuận và lợi nhuần thuần của doanh nghiệp.

- Thu nhập ngoài kinh doanh: là những khoản thu không có quan hệ trực tiếp với những hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập ngoài kinh doanh là những thu nhập mà không tổn phí tiền vốn của doanh nghiệp, trên thực tế là một loại thu nhập thuần tuý, doanh nghiệp không phải mất một loại chi phí nào. Vì vậy, về mặt hạch toán kế toán cần phải phân chia ranh giới giữa thu nhập kinh doanh và thu nhập ngoài kinh doanh. Các khoản thu nhập ngoài kinh doanh bao gồm tiền tăng lên của tài sản cố định, thu nhập thuần trong việc sắp xếp tài sản cố định, thu nhập do bán tài sản vô hình, thu nhập trong các giao dịch phi tiền tệ, các khoản thu tiền phạt, các khoản thu về kinh phí đào tạo.v.v…

Các tỷ số lợi nhuận đáng chú ý:

a. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( Net Profit Margin on Sales – Rp )

Công thức tính:



Rp = ( Lợi nhuần sau thuế / Doanh thu ) x 100

 Rp - tỷ số lợi nhuận thuần của Tổng công ty và Vietnam Airlines:



Đơn vị tính:%




2003

2004

2005

Tổng công ty

2.75%

3.6%

3.44%

Vietnam Airlines

2.85%

3.8%

3.98%

Tỷ số này của Tổng công ty năm 2004 tăng hơn năm 2003 gần 1%, còn năm 2005 giảm không đáng kể so với năm 2004.Cứ 1 đồng doanh thu của năm 2003 thì có 2.75% là lợi nhuận cho Tổng công ty, thấp hơn năm 2004 là 1% ( năm 2004 là 3.6% lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu ), và 1 đồng doanh thu của năm 2005 có 3.44% lợi nhuận.

Tương tự, Vietnam Airlines cũng có Rp năm 2004 tăng gần 1% so với năm 2003, có nghĩa chi phí cho 1 đồng doanh thu của năm 2004 ít hơn năm 2003. Năm 2005 tỷ số này là 3.98%, chứng tỏ hiệu quả của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm của năm 2005 cao hơn năm 2004 và 2003, từ đó tăng khả năng thu lợi của Tổng công ty và Vietnam Airlines.

b. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có ( Net Return on Assets Ratio – Rc )

Công thức tính:



Rc = ( Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản có ) x 100

Đơn vị tính:%

Rc

2003

2004

2005

Tổng công ty

2.7%

2.5%

2.8%

Vietnam Airlines

2.3%

2.1%

2.5%

 Cứ 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp thì thu được lợi nhuận sau thuế cho Tổng công ty ở năm 2004 giảm so với năm 2003, nhưng năm 2005 tăng hơn so với năm 2004. Tương tự, ở Vietnam Airlines cũng vậy, năm 2004 giảm so với năm 2003 nhưng năm 2005 tăng lên. Điều này phản ánh năng lực thu lợi của Tổng công ty và Vietnam Airlines khi sử dụng các nguồn kinh tế của mình ngày càng tăng, là dấu hiệu tốt đối với các nhà đầu tư, chủ sở hữu, đồng thời tạo niềm tin cho các chủ nợ của Tổng công ty, Vietnam Airlines.

Tổng công ty hàng không Việt Nam lấy Hãng hàng không quốc gia – Vietnam Airlines, làm nòng cốt là một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao, các tài sản được bố trí hợp lý để tài sản của Tổng công ty được sử dụng một cách có hiệu qủa, hao phí ít tài sản, lợi nhuận thu được nhiều.

c. Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE )

Công thức tính:



ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính:L ần

ROE

2003

2004

2005

Tổng công ty

6.5%

5.2%

6.7%

Vietnam Airlines

5.4%

4.4%

5.8%

ROE của Tổng công ty năm 2004 giảm so với năm 2003, nhưng năm 2005 lại tăng. Chứng tỏ khả năng sinh lơi của vốn chủ sở hữu tăng giảm chưa ổn định. Đây là một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư thường quan tâm nhất vì khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào Tổng công ty, họ muốn tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu. Do đó , đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của Tổng công ty nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng.



d. Doanh lợi tài sản ( ROA )

Công thức tính:



ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay / Tài sản có

Hoặc:


ROA = Thu nhập sau thuế / Tài sản có

Áp dụng tính ROA cho Tổng công ty và Vietnam Airlines:



Đơn vị tính:L ần

ROA

2003

2004

2005

Tổng công ty

2.7%

2.5%

2.8%

Vietnam Airlines

2.3%

1.6%

2.1%

Năm 2003 tỷ lệ này cao hơn năm 2004 nhưng thấp hơn năm 2005, chứng tỏ thu nhập sau thuế trên 1 đồng tài sản của Tổng công ty ngày càng tăng. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của Tổng công ty một đồng vốn đầu tư, là chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà đầu tư. Các nhà quản lý phải luôn đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh nhằm tăng doanh lợi tài sản, cũng có nghĩa là tăng khả năng sinh lợi cho Tổng công ty và cả Vietnam Airlines.



3. Phân tích, đánh giá hiệu tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam theo phương pháp DUPONT.

* Trong quá trình phân tích có thể thực hiện tách các chỉ tiêu ROE và ROA như sau:



ROE = TNST / VCSH = (TNST / TS) x (TS / VCSH) = ROA x EM

ROA = TNST / TS = (TNST / DT) x (DT / TS) = PM x AU

ROE = PM x AU x EM

Trong đó:

ROE: Doanh lợi vốn chủ sở hữu

TNST: Thu nhập sau thuế

VCSH: Vốn chủ sở hữu

TS: Tài sản

ROA: Doanh lợi tài sản

EM: Số nhân vốn

PM: Doanh lợi tiêu thụ

AU: Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Áp dụng phân tích đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam:



Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu

2003

2004

2005

PM

2.76%

3.57%

3.94%

AU

98%

70%

71%

EM

240.74%

208.00%

239.29%

ROA

2.7%

2.5%

2.8%

ROE

6.5%

5.2%

6.7%

Dựa vào bảng tính, dễ nhận thấy ROE của Tổng công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 là do cả ROA và EM giảm, trong đó, ROA giảm là do AU giảm mạnh hơn độ tăng của PM nên không thể bù được. ROE của năm 2005 so với năm 2004 là tăng lên đáng kể, do ROA và EM tăng nhiều, trong đó, ROA tăng nhiều là do PM tăng là chủ yếu còn AU tăng không đáng kể. Năm 2005 so với năm 2003 là tăng không đáng kể, do ROA và EM thay đổi không đáng kể (PM năm 2005 tăng cũng gần bằng độ giảm của AU khi so với năm 2003).

Như vậy các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ROE của Tổng công ty là PM, AU, EM. Do đó, để nâng cao hiệu quả tài chính Tổng công ty cần có chính sách cụ thể đối với các yếu tố cấu thành lên các chỉ số trên.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Mục đích cuối cùng trong các hoạt động của Tổng công ty hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Và phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả tài chính, từ đó tìm các phương pháp nâng cao hiệu quả tài chính cũng là nhằm mục đích đó.

Trước khi, đưa ra phương pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam và Vietnam Airlines, cần tìm hiểu những định hướng trong công tác lãnh đạo của Tổng công ty trong tương lai.



1. Những định hướng lớn trong công tác lãnh đạo của Tổng công ty từ nay đến 2010.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động của Tổng công ty thời gian tới, lãnh đạo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã đặt ra một số mục tiêu và phương hướng lãnh đạo nhiệm vụ trung tâm giai đoạn 2006 – 2008 đến 2010 trình đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X như sau:

Giai đoạn 2006 – 2008, Tổng công ty tiếp tục thực hiện mục tiêu đã được xác định trong nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ II và chiến lược phát triển Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2001 và đinh hướng đến năm 2002, đó là: “ Xây dựng Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam, lực lượng chủ lực giữ vai trò chủ đạo trong ngành vận tải hàng không quốc gia, trở thành hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn, an ninh cho hoạt động khai thác, là cầu nối quan hệ quốc tế chủ yếu của nước ta trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội các địa phương, là lực lượng dự bị đáng tin cậy cho an ninh quốc phòng”.

Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản, tiếp tục đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hoá làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế và uy tín của Tổng công ty, phát triển hao hãng hàng không trong Tổng công ty là Hãng hàng không quốc gia – Vietnam Airlines và Công ty bay dịch vụ hàng không – Vasco. Trong đó, Vietnam Airlines là công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con. Phát triển Vasco thành công ty bay gồm từ nội địa khu vực cho Vietnam Airlines (Express Airlines hoặc Commuter Airlines ), nghiên cứu đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, hoạt động theo hướng một ngành hàng không giá rẻ ( low – cost ). Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập về cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vào cuối năm 2005, đầu năm 2006.

Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới, Tổng công ty tập trung lãnh đạo theo hướng: Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, điều hành, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm của hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế của IATA, nâng cao năng suất, hiệu quả của tất cả các khâu trong giây chuyền vận tải hàng không.

Những định hướng lớn về phát triển giai đoạn từ nay đến 2010: Mạng lưới bay phát triển theo cơ cấu: Mạng đường bay nội địa và Đông Dương; Mạng đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á; mạng đường bay tầm xa xuyên lục địa; mạng đường bay vận chuyển hàng hoá.

Đầu tư phát triển đội máy bay theo chiến lược đề ra: Tập trung hoàn thành dự án mua 10 máy bay tầm ngắn A321 và 4 máy bay tầm trung B787; năm 2006 Tổng công ty bắt đầu khai thác máy bay cho hãng hàng không qua hình thức thuê mua khai thác theo nhu cầu của thị trường.

Phát triển đồng bộ hệ thống kỹ thuật, khai thác, thương mại, dịch vụ, nâng cấp chất lượng dịch vụ hành khách đạt tiêu chuẩn quốc tế, ngang tầm các hãng hàng không tiên tiền trong khu vực và trên thế giới.

Tiến hành đào tạo và đào tạo lại để có đội ngũ lao động đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn phát triển mới.

Đảm bảo doanh thu từ các hoạt động kinh doanh ngoài vận tải hàng không tăng từ 7 – 9% / năm trong giai đoạn 2006 – 2010.

Nhiệm vụ then chốt và điều kiện cơ bản để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm là phải làm tốt công tác xây dựng Đảng trên các mặt: kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng, giáo dục chính trị tư tưởng, kiểm tra giám sát, xây dựng tổ chức đoàn thể quần chúng vững mạnh, thực hiện quy chế dân chủ doanh nghiệp.

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam và Vietnam Airlines.

Theo lý thuyết, để nâng cao hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần có chính sách thực hiện để nâng cao các năng lực của doanh nghiệp: năng lực thanh toán, năng lực cân đối vốn, năng lực kinh doanh và năng lực sinh lãi. Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới, của Việt Nam và tình hình và xu thế phát triển của ngành hàng không nói chung và Tổng công ty hàng không nói riêng, có thể đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty:



2.1. Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của Tổng công ty

Năng lực thanh toán của Tổng công ty là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ của Tổng công ty, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời thông qua có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của Tổng công ty: không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.

Năng lực thanh toán của Tổng công ty gồm: thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nợ dài hạn, trong đó nợ trung và dài hạn chủ yếu là cùng tiền lãi trong quá trình kinh doanh để thanh toán.

Thanh toán Nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào vốn lưu động và tài sản lưu động của Tổng công ty làm đảm bảo. Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chính của Tổng công ty. Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho Tổng công ty phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Do đó, trong Bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến mối quan hệ đối ứng của các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, phải dùng tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, Tổng công ty nên có một cơ chế quản lý tài sản lưu động một cách hợp lý, như:

- Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn, nhưng để tránh rủi ro từ phía chủ nợ vì một lý do nào đó phải đòi thanh toán ngay. Vì Tổng công ty không chỉ vay nợ trong nước mà còn vay nợ từ các đối tác, các tổ chức kinh tế nước ngoài, vì vậy tiền mặt dự trữ của Tổng công ty không chỉ là đồng nội tệ VNĐ, mà còn một lượng đáng kể các ngoại tệ.

- Dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nước, các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lưu động.

- Đối với Hàng tồn kho: vì Tổng công ty lấy hoạt động kinh doanh vận tải làm nòng cốt, do đó lượng hàng dự trữ không nên quá nhiều, nhằm làm tăng tốc độ lưu thông của vốn lưu động, tăng khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty.

- Một trong những tài sản lưu động mà Tổng công ty cần quan tâm nữa đó là Các khoản phải thu. Các khoản phải thu của Tổng công ty bao gồm phải thu từ khách hàng và từ các đối tác làm ăn. Tổng công ty nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì nếu quá hà khắc có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty. Như vậy, đối với mỗi hoạt động kinh doanh, Tổng công ty nên có một chính sách tín dụng cụ thể, cơ chế quản lý tài sản cố định phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế, để làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.




tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương