PHẦn sáU: tiến hoá chưƠng I. BẰng chứng và CƠ chế tiến hoá



tải về 284.96 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích284.96 Kb.
#13150
1   2   3

A. tiêu giảm hoạt động thị giác. B. tiêu giảm hệ sắc tố.

C. tiêu giảm toàn bộ các cơ quan cảm giác. D. thích nghi với những điều kiện vô sinh ổn định.

21. Tín hiệu chính để điều khiển nhịp điệu sinh học ở động vật là:

A. nhiệt độ. B. độ ẩm. C. độ dài chiếu sáng. D. trạng thái sinh lí của động vật.

22. Tổng nhiệt hữu hiệu là :

A. lượng nhiệt cần thiết cho sự phát triển thuận lợi nhất ở sinh vật. B. lượng nhiệt cần thiết cho sự phát triển ở thực vật.

C. hằng số nhiệt cần cho một chu kỳ phát triển của động vật biến nhiệt. D. lượng nhiệt cần thiết cho sinh trưởng của động vật.

23. Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm:

A. hình thái, hoạt động sinh lí, cấu tạo giải phẫu, tập tính. B. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí.

C. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí. D. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí.

24. Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể:

A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B.tương đối ổn định.

C. luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

25. Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể:

A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. C. tương đối ổn định.

B. luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

26. Nhiệt độ không khí tăng lên đến khoảng 40- 450C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật biến nhiệt, nhưng lại kìm hãm sự di chuyển của con vật điều đó thể hiện quy luật sinh thái:

A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

27. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là:

A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

28. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi là:

A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

29. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là:

A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

30. Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ:

A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. ức chế cảm nhiễm.

31. Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ:

A. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. ức chế cảm nhiễm.

32. Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ:

A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. ức chế cảm nhiễm.

33. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ:

A. cộng sinh. B. kí sinh - vật chủ. C. hội sinh. D. hợp tác.

34. Quần thể là một tập hợp cá thể:

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

35. Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ:

A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. hội sinh.

36. Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi sinh vật phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ:

A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hội sinh.

37. Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ

A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. Ký sinh D. hội sinh.

38. Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ:

A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. kí sinh.

39. Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là:

A. tỷ lệ giới tính, nhóm tuổi, kiểu phân bố các thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng.

B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng

C. tỷ lệ giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.

D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

40. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm:

A. trước sinh sản. B. đang sinh sản. C. trước sinh sản và đang sinh sản. D. đang sinh sản và sau sinh sản

41. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh:

A. cấu trúc tuổi của quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.

C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

42. Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do:

A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm, xuất cư bằng nhập cư B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm, xuất cư bằng nhập cư

C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng, xuất cư nhiều hơn nhập cư D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử, xuất cư và nhập cư

43. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là:

A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sức tăng trưởng của cá thể. D. nguồn thức ăn từ môi trường.

44. Những nguyên nhân làm cho kích thước của quần thể thay đổi là:

A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. mức nhập cư và xuất cư. D. cả A, B và C.

45. Trong quá trình tiến hoá, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng các cách, trừ:

A. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cái. B. chuyển từ kiểu thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong.

C. chăm sóc trứng và con non. D. đẻ con và nuôi con bằng sữa.
CHƯƠNG II + III

QUẦN XÃ SINH VẬT + HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Quần xã là:

A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.

B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất và quần xã có cấu trúc tương đối ổn định

C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.

D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

2. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do:

A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

3. Các cây tràm ở rừng U minh là loài:

A. ưu thế. B. đặc trưng C. đặc biệt D. có số lượng nhiều

4. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:

A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã.

C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã

5. Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có:

A. sự phân tầng thẳng đứng. B. đa dạng sinh học thấp.

C. đa dạng sinh học cao. D. nhiều cây to và động vật lớn.

6. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện :

A. độ nhiều. B. độ đa dạng. C. độ thường gặp. D. sự phổ biến.

7. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã:

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

8. Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

A. mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau. B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày. D. tất cả các khả năng trên.

9. Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để:

A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.

C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.

10. Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố:

A. diện tích của quần xã. B. thay đổi do hoạt động của con người.

C. thay đổi do các quá trình tự nhiên. D. nhu cầu về nguồn sống.

11. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết:

A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã. B. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã.

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật.

12. Khi số lượng loài tại vùng đệm nhiều hơn trong các quần xã gọi là:

A. quần xã chính. B. tác động rìa. C. bìa rừng. D. vùng giao giữa các quần xã.

13. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng:

A. cạnh tranh giữa các loài. B. cạnh tranh cùng loài.

C. khống chế sinh học. D. đấu tranh sinh tồn.

14. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể:

A. cá rô phi và cá chép. D. chim sâu và sâu đo. C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép.

15. Hiện tượng khống chế sinh học đã:

A. làm cho một loài bị tiêu diệt. B. làm cho quần xã chậm phát triển.

B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã.

16. Các quần xã sinh vật vùng lạnh hoạt động theo chu kỳ:

A. năm B. ngày đêm. C. mùa. D. nhiều năm.

17. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau

B. diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào

C. diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

D. trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

18. Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là:

A. sinh vật phân hủy. B. động vật ăn thực vật. C. sinh vật sản xuất. D. động vật ăn thịt.

19. Trong một hệ sinh thái:

A. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.

B sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình. C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.

D. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.

20. Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?

A. nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.

B. cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng.

C. khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.

D. vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết.

21. Lưới thức ăn là:

A. nhiều chuỗi thức ăn. D. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

22. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ:

A. giữa thực vật với động vật. B. dinh dưỡng. C. động vật ăn thịt và con mồi. D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải:

23. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì

A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn. B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.

C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định. D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.

24. Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:

A. thực vật  thỏ  người. B. thực vật  người.

C. thực vật  động vật phù du cá  người. D. thực vật  cá  vịt  trứng vịt  người.

25. Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ:

A. động vật ăn thịt và con mồi. B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

C. giữa thực vật với động vật. D. dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng.

26. Trong chuỗi thức ăn cỏ  cá  vịt  người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là:

A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật phân huỷ. D. bậc dinh dưỡng.

27. Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn:

A. được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt.

C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn. D. được sử dụng tối thiểu 2 lần.

28. Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật:

A. chi phối giữa các sinh vật. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật.

C. hình tháp sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

29. Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do:

A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn.

B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ.

C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần.

30. Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ:

A. vật chủ- kí sinh. B. con mồi- vật dữ. C. cỏ- động vật ăn cỏ. D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.

31.Tháp sinh thái dùng mô tả số lượng cá thể, sinh khối, hoặc năng lượng ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao nhỏ hơn so với bậc dinh dưỡng đứng trước nó. Có trường hợp tháp lộn ngược, điều không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược là tháp:

A. sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất;

B. số lượng, trong đó khối lượng cơ thể của sinh vật sản xuất lớn hơn vài bậc so với khối lượng cơ thể của sinh vật tiêu thụ;

C. số lượng, trong đó ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chếm ưu thế;

D. sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kỳ sống rất ngắn so với vật tiêu thụ.

32. Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:








1 2 3 4 5

Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước là

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. cả 5

33. Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:










1 2 3 4 5

Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái trên cạn là

A. 1, 2, 3, 4 B.1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. cả 5

34. Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:









1 2 3 4


Trong số các tháp sinh thái trên, thể hiện một hệ sinh thái bền vững nhất là tháp

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

35. Trong các hệ sinh thái, bậc dinh d­ưỡng của tháp sinh thái đư­ợc kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là: A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dư­ỡng của tháp sinh thái đ­ược sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự nh­ư sau:

Hệ sinh thái 1: A  B  C  E Hệ sinh thái 2: A  B  D  E

Hệ sinh thái 3: C  A  B  E Hệ sinh thái 4: E  D  B  C

Hệ sinh thái 5: C  A  D  E

Trong các hệ sinh thái trên

Hệ sinh thái bền vững là:

A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 5.

Hệ sinh thái kém bền vững là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4, 5.

Hệ sinh thái không tồn tại là:

A. 1, 4. B. 2. C. 3. D. 4, 5.

36. Hệ sinh thái bền vững nhất khi:

A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất. B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn.

C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít.

37. Hệ sinh thái kém bền vững nhất khi:

A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.

B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn.

C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.

D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít

38. Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo:

A. thành phần loài phong phú, số l­ợng cá thể nhiều... B. kích th­ước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau....

C. có đủ sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải, phân bố không gian nhiều tầng... D. cả A, B, C.

39.Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế:

A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ.

40. Số lượng cá thể của các loài sinh vật trên xác một con gà là diễn thế:

A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ.

41. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế:

A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ.

42. Các thành phần nào thuộc cấu trúc của hệ sinh thái?

(1) sinh vật sản xuất (2) sinh vật tiêu thụ. (3) sinh vật phân giải (4) các chất vô cơ

(5) các chất kích thích (6) các chất hữu cơ (7) các enzim và các chất xúc tác (8) các yếu tố khí hậu.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 6, 8 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5, 7 D. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8

43. Mặt trăng có phải là một hệ sinh thái không?

A. Không vì không có sinh vật sống ở đó. B. Không vì không có đầy đủ các chất vô cơ và hữu cơ.

C. Không vì mặt trăng nhiệt độ thấp, quanh năm lạnh. D. Không và ở đó không có nước.

44. Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là một hệ sinh thái?

A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái. B. Vì thành phần chính là nước.

C. Vì nó chứa rất nhiều động vật thuỷ sinh. D. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật.

45. Sinh vật hoại sinh trả lại cacbon cho khí quyển nhờ quá trình nào?

A. Quá trình phân giải. B. Quá trình chuyển hoá vật chất. C. Quá trình chuyển hoá năng lượng. D. Quá trình quang hợp.

46. Trong cấu trúc hệ sinh thái, thực vật thuộc nhóm:

A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật phân giải. D. sinh vật bậc cao.

47. Các quá trình chủ yếu trong chu trình cacbon là:

(1) sự đồng hoá CO2 khí quyển trong quang hợp. (2) trả CO2 cho khí quyển do hô hấp của động vật và thực vật.

(3) trả CO2 cho khí quyển do hoạt động hô hấp của vi sinh vật hiếu khí.

(4) vi sinh vật phân giải xác động thực vật chứa cacbon. Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4

48. Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào?

A. Chu trình nitơ. B. Chu trình cacbon. C. Chu trình photpho. D. Chu trình nước.

49. Hiệu ứng nhà kính là kết quả của:

A. tăng nồng độ CO2. B. tăng nhiệt độ khí quyển. C. giảm nồng độ O2. D. làm thủng tầng ôzôn.

50. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. B. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.

C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã

51. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp. B. Hệ sinh thái biển.

C. Hệ sinh thái thành phố. D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.









tải về 284.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương