PHẦn sáU: tiến hoá chưƠng I. BẰng chứng và CƠ chế tiến hoá



tải về 284.96 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích284.96 Kb.
#13150
1   2   3

D. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do trong quần thể, phụ thuộc nhau về mặt sinh sản, hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong loài

69. Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì:

A. mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất khả năng sinh sản, đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài. B. đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài

C. cá thể có thể không xảy ra đột biến nên không tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

D. cá thể không đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

70. Ngẫu phối là nhân tố:

A. làm biến đổi tần số các alen của quần thể. B. thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C. tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. D. thay đổi vốn gen của quần thể.

71. Đối với quần thể có kích thước lớn, trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là :

A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.

C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách li.

72. Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là

A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly.

73. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là

A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.

B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.

C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các len, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.

D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.

74. Đối với quần thể có kích thước nhỏ, trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là

A. đột biến. B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly.

75. Điều không đúng khi nhận xét: thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đácuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ

A. phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền;

B. làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị;

C. đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới;

D. làm sáng tỏ bản chất của chọn lọc tự nhiên.

76. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là :

A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.

B. phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.

77. Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng hơn cả?

A. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

B. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.

D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.

78. Theo Di truyền học hiện đại vai trò chủ yếu của chọn lọc cá thể là:

A. hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể.

B. làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong quần thể.

C. làm tăng tỉ lệ những kiểu gen thích nghi nhất trong nội bộ loài. D. làm tăng số lượng loài giữa các quần xã.

79. Theo Di truyền học hiện đại vai trò chủ yếu của chọn lọc quần thể là:

A. hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể.

B. làm tăng tỉ lệ kiểu hình thích nghi nhất trong quần thể.

C. làm tăng tỉ lệ những kiểu gen thích nghi nhất trong nội bộ loài. D. làm tăng số lượng loài giữa các quần xã.

80. Ở sinh vật lưỡng bội các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì

A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn tần số đáng kể.

C. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp. D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.

81. Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt làm kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:

A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.

82.Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi:

A. quá trình giao phối. B. di nhập gen.

C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.

83. Phát biểu không đúng khi nhận xét: chọn lọc tự nhiên làm thay đổi nhanh hay chậm tần số alen phụ thuộc vào:

A. sức chống chịu của cá thể mang alen đó. B. alen chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay là lặn.

C. quần thể sinh vật là lưỡng bội hay đơn bội. D. tốc độ sinh sản nhanh hay chậm của quần thể.

84. Trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì:

A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.

D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.

85. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là:

A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.

C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách li.

86.


87. Điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau là sự cách li

A. địa lí. B. sinh thái. C. sinh sản. D. di truyền.

88. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là:

A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến.

C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách li.

89. Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là :

A. đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

C. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly. D. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly và phân ly tính trạng.

90. Phát biểu không đúng về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hoá hiện đại là:

A. quá trình đột biến làm cho một gen biến đổi thành nhiều alen, đột biến phát sinh vô hướng, không tương ứng với ngoại cảnh.

B. quá trình giao phối tạo ra những tổ hợp alen mới, trong đó có những tổ hợp có tiềm năng thích nghi với những điều kiện mới.

C. quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các kiểu gen bất lợi, tăng tần số tương đối của các alen và các tổ hợp gen thích nghi.

D. các cơ chế cách ly đã củng cố các đặc điểm mới được hình thành vốn có lợi trở thành các đặc điểm thích nghi.

91. Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì:

A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen. B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao.

C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới. D. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng

92. Dạng cách ly quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách ly:

A. sinh thái. B. khoảng cách. C. di truyền. D. sinh sản.

93. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là:

A. tiêu chuẩn hoá sinh. B. tiêu chuẩn sinh lí. C. tiêu chuẩn sinh thái. D. tiêu chuẩn di truyền.

94. Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:

A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen.

C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

95. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở:

A. thực vật và động vật. B. thực vật và động vật ít di động.

C. chỉ có ở thực vật bậc cao. D. chỉ có ở động vật bậc cao.

96. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật để hình thành loài bằng con đường địa lý là:

A. môi trường sống khác xa nhau đã gây ra những biến đổi khác nhau B. những điều kiện cách ly địa lý.

C. nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi. D. du nhập gen từ những quần thể khác.

97. Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở:

A. thực vật và động vật ít di động xa. B. động vật bậc cao và vi sinh vật.

C. vi sinh vật và thực vật. D. thực vật và động vật bậc cao.

98. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng con đường:

A. lai xa và đa bội hoá. B. tự đa bội hoá. C. địa lí. D. sinh thái.

99. Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật:

A. cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp. B. cơ chế xác định giới tính rất phức tạp.

C. có khả năng di chuyển. D. có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp.

100. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là:

A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

B. bộ nhiễm sắc thể của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.

C. có sự cách ly hình thái với các cá thể cùng loài. D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.

101. Đột biến NST nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới là đột biến:

A. đa bội, chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST. B. đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.

C. đảo đoạn NST, lặp đoạn NST. D. đa bội, chuyển đoạn NST.

102. Trong các con đường hình thành loài sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và ít phổ biến là bằng con đường:

A. địa lý. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. đột biến lớn.

103. Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là:

A. ngày càng đa dạng, phong phú. C. tổ chức ngày càng cao.

B. thích nghi ngày càng hợp lý. D. cả B và C.

104. Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là :

A. phân hoá ngày càng đa dạng. C. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.

B. thích nghi ngày càng hợp lý. D. phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện.

105. Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:

A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.

B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.

C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.

D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là:

A. C, H, O, P. B. C, H, O, N, P. C. C, H, O, P, Mg. D. C, H, O, N, P. S.

2. Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

A. axit nuclêic và prôtêin. B. cacbohyđrat và prôtêin. C. lipit và gluxit. D. axit nuclêic và lipit.

3. Theo quan điểm hiện đại, axit nuclêic được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống vì:

A. có vai trò quan trọng trong sinh sản ở cấp độ phân tử. B. có vai trò quan trọng trong di truyền.

C. có vai trò quan trọng trong sinh sản và di truyền. D. là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể.

4. Theo quan điểm hiện đại, prôtêin được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống vì:

A. có vai trò quan trọng trong sinh sản. B. có vai trò quan trọng trong di truyền.

C. có vai trò quan trọng trong hoạt động điều hoà, xúc tác, cấu tạo nên các enzim và hooc môn.

D. là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể.

5. Trong các dấu hiệu của sự sống dấu hiệu độc đáo chỉ có ở cơ thể sống là:

A. trao đổi chất với môi trường. B. sinh trưởng cảm ứng và vận động.

C. trao đổi chất, sinh trưởng và vận động. D. trao đổi chất theo phương thức đồng hóa, dị hoá và sinh sản.

6. Tiến hoá hoá học là quá trình:

A. hình thành các hạt côaxecva. B. xuất hiện cơ chế tự sao.

C. xuất hiện các enzim. D. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.

7. Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất:

A. hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, metan. B. saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ.

C. hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac. D. saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic.

8. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ:

A. các nguồn năng lượng tự nhiên. B. các enzym tổng hợp.

C. sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ. D. sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ.

9. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có sự:

A. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học. B tạo thành các côaxecva theo phương thức hóa học.

C. hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên theo phương thức hoá học. D. xuất hiện các enzim theo phương thức hoá học.

10. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành được hình thành đầu tiên trên trái đất là

A. gluxit. B. cacbohyđrat. C. axitnuclêic. D. prôtêin.

11. Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:

A. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.

B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.

C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.

D. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên.

12. Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:

A. sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.

B. chọn lọc tự nhiên tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.

C. nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.

D. các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học.

13. Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:

A. chữ viết và tư duy trừu tượng. B. các cơ quan thoái hóa (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt).

C. sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.

D. sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.

14. Bước quan trọng để các dạng sống sản sinh ra các dạng dạng giống mình là sự:

A. xuất hiện cơ chế tự sao. B. tạo thành các côaxecva. C. tạo thành lớp màng. D. xuất hiện các enzim.

15. Tiến hoá tiền sinh học là quá trình:

A. hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên. B. hình thành các pôlipeptit từ các axitamin.

C. các đại phân tử hữu cơ. D. xuất hiện các nuclêôtit và saccarit.

16. Sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường:

A. khí quyển nguyên thuỷ. B. trong lòng đất và được thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa.

C. trong nước đại dương. D. trên đất liền

17. Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là xuất hiện:

A. quy luật chọn lọc tự nhiên. B. các hạt côaxecva.

C. các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ. D. các sinh vật đơn giản đầu tiên.

18. Nghiên cứu sinh vật hoá thạch có ý nghĩa suy đoán:

A. tuổi của các lớp đất chứa chúng. B. lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng

C. lịch sử phát triển của quả đất. D. diễn biến khí hậu qua các thời đại.

19. Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào:

A. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch. B. những biến đổi về địa chất, khí hậu, hoá thạch điển hình.

C. lớp đất đá và hoá thạch điển hình. D. sự thay đổi khí hậu.

20. Trong đại Cổ sinh, cây gỗ giống như các thực vật khác chiếm ưu thế đặc biệt trong suốt kỉ:

A. Silua. B. Đê vôn. C. Cacbon. D. Pecmi.

21. Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng về sự giống nhau giữa người và thú là:

A. có lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hoá, có một số cơ quan lại tổ giống thú như có nhiều đôi vú, có đuôi...

B. đẻ con, có nhau thai, nuôi con bằng sữa.

C. giai đoạn phôi sớm ở người cũng có lông mao bao phủ toàn thân, có đuôi, có vài ba đôi vú.

D. có các cơ quan thoái hoá giống nhau.

22. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người:

A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi. B. tiến hoá theo cùng một hướng.

C. tiến hoá theo hai hướng khác nhau. D. vượn người là tổ tiên của loài người.

23.Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là

A. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.

B. đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng.

C. sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn.

D. biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.

24. Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người

A. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.

B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.

C. có hệ thần kinh rất phát triển. D. có hoạt động tư duy trừu tượng.

PHẦN VII. SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

1. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái :

A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

2. Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường: A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.

3. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm :

A. tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

4. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm :

A. thực vật, động vật và con người.

B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

5. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là :

A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.

6. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là :

A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh.C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.

7. Giới hạn sinh thái là :

A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.

C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.

8. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái:

A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

9. Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là:

A. 20 -250C. B. 250C. C.20- 350C. D. 350C.

10. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là:

A. 20C- 420C. B. 100C- 420C. C. 50C- 400C. D. 5,60C- 420C.

11. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố:

A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp.

12. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố:

A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp.

13. Quy luật giới hạn sinh thái là đối với mỗi loài sinh vật tác động của nhân tố sinh thái nằm trong:

A. một khoảng xác định gồm giới hạn dưới và giới hạn trên. B. một giới hạn xác định giúp sinh vật tồn tại được.

C. khoảng thuận lợi nhất cho sinh vật . D. một khoảng xác định, từ giới hạn dưới qua điểm cực thuận đến giới hạn trên.

14. Quy luật giới hạn sinh thái có ý nghĩa:

A. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, ứng dụng trong việc di nhập vật nuôi.

B. ứng dụng trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.

C. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.

D. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, thuần hoá các giống vật nuôi.

15. Trên một cánh đồng cỏ có sự thay đổi lần lượt: thỏ tăng  cỏ giảm thỏ giảmcỏ tăng thỏ tăng...điều đó thể hiện quy luật sinh thái:

A. giới hạn sinh thái. C. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

16. Nơi ở là :

A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi cư trú của loài.

C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

17. Ổ sinh thái là:

A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài.

C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

18. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm:

A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của TV, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.

B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây. C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.

D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây.

19. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật :

A.hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

B. đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản. C. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

D. ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

20. Điều không đúng khi nói về đặc điểm chung của các động vật sống trong đất và trong các hang động là có sự:



tải về 284.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương