Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài


Tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Hồng Kông



tải về 0.89 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích0.89 Mb.
#47
1   2   3   4   5   6

2.4.2. Tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Hồng Kông

Ngoại thương Hồng Kông, với tính đa dạng của nó và thị trường rộng lớn bao gồm các hoạt động ở đại lục và quốc tế, là một vũ khí chiến lược và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế Hồng Kông. Phương thức rõ ràng nhất để đánh giá sự đóng góp của ngoại thương đối với nền kinh tế Hồng Kông là giá trị đóng góp của nó vào GDP, lượng lợi nhuận thu được và số lượng lao động của ngoại thương trong nền kinh tế.Theo đó, ngoại thương là ngành có đóng góp GDP lớn nhất, thu được lượng ngoại tệ lớn nhất và là ngành có lượng lao động đứng thứ hai nền kinh tế

Bên cạnh đó, ngoại thương còn tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ trung gian như vận tải, bảo hiểm và tài chính và như thế giá trị tăng thêm và việc làm tạo ra trong những ngành này sẽ được tính vào sự đóng góp của ngoại thương. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng không chỉ diễn ra một lần, thu nhập có được từ ngoại thương sẽ tạo ra khoản chi khác cho tiêu dùng hàng hóa và từ đó tạo ra thêm nhiều nhu cầu hơn.

Ngoại thương – khu vực kinh tế lớn nhất của Hồng Kông: Theo HKSAR Census and Statistics Department, ngoại thương đóng góp tới 21% GDP của Hồng Kông trong năm 2004 và là khu vực kinh tế lớn nhất của Hồng Kông và tiếp tục là động cơ thúc đẩy phát triển chính của Hồng Kông, theo đó ngoại thương luôn là khu vực hồi phục nhanh nhất từ khủng hoảng tài chính, trụ vững trước chu kỳ lên xuống kinh tế và vẫn tiếp tục phát triển. Từ năm 1980 đến 2005, chỉ có 3 trong tổng số 26 năm có sự sụt giảm trong xuất khẩu hàng hoá. Trong suốt thời kỳ này, lợi nhuận thu đuợc của xuất khẩu hàng hoá đã vượt qua cả GDP trừ năm 1982,1999 và 2001, không những vậy ngoại thương còn làm tốt hơn các ngành khác để trở thành khu vực đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2005 với trên 50% tổng GDP thực tế.

Hình 2.25. Hoạt động của các khu vực kinh tế Hồng Kông năm 2004

(% GDP)


Hình 2.26. Tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hoá của Hồng Kông (1980 – 2005)

-----: GDP

-----: Xuất khẩu hàng hoá




Ngoại thương là khu vực thu được phần lợi nhuận lớn nhất: Nếu tính theo giá trị của dollar thì lợi nhuận ròng của khu vực ngoại thương là lớn nhất trong số tất cả các khu vực kinh tế của Hồng Kông. Lợi nhuận thu được của ngoại thương năm 2004 là 161,5 tỷ HK$ chiếm tới 30% lợi nhuận của cả nền kinh tế. Theo thứ tự, dịch vụ tài chính, vận tải và dịch vụ là những ngành thu được lợi nhuận cao thứ hai và thứ ba nhưng giá trị thu được chỉ là 67 tỷ và 55 tỷ HK$. Thành tích trên được duy trì hơn 2 thập kỷ qua bởi lợi nhuận từ ngoại thương được tăng lên trung bình 10%/năm từ 1980-2004.

Hình 2.27. Lợi nhuận của các công ty ở Hồng Kông theo khu vực kinh tế năm 2004



Nguồn:HK Census and Statistics Department
Ngoại thương còn là khu vực kinh tế thu được lượng ngoại tế lớn nhất: Năm 2004, tái xuất khẩu thu được lượng ngoại tệ khoảng 328 tỷ HK$ trong khi đó thông qua dịch vụ, thuơng mại xa bờ thu được khoảng 147 tỷ HK$ đúng trên các khu vực kinh tế khác bao gồm vận tải,du lịch, tài chính và dịch vụ bảo hiểm, tổng lượng ngoại tệ thu được của ngoại thương nhiều hơn so với lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông.

Là khu vực có số lượng lao động lớn thứ hai Hồng Kông: Ngoại thương Hồng Kông có số lượng lao động là 773.400 người tính đến đầu năm 2005 và là khu vực kinh tế có lượng lao động lớn thứ hai sau khu vực dịch vụ. Lượng tiền lương và thù lao cho lao động trong khu vực ngoại thương khoảng 134 tỷ HK$ vào năm 2004, cũng lớn thứ hai sau khu vực dịch vụ.

Đồng thời đem lại lượng lợi nhuận khổng lồ cho các dịch vụ trung gian: ngoại thương còn tạo ra việc làm cho các khu vực kinh tế nội địa khác. Các nhà sản xuất và thương mại Hồng Kông dựa vào các công ty trong nước để cung cấp kỹ thuật, hậu cần, kiểm soát chất lượng, mẫu mã, tài chính, bảo hiểm và các loại dịch vụ khác như là đầu vào trung gian cho sản phẩm của họ và việc xuất khẩu. Do đó, tồn tại một mạng lưới thương mại tinh vi và sợi dây liên kết của hệ thống này bao gồm nhà thiết kế và phát triển sản phẩm, thanh tra chất lượng, người nghiên cứu thử nghiệm, người chuyên chở hàng hoá, ngân hàng, công ty bảo hiểm, luật sư và kế toán. Tổng lượng tiêu dùng trung gian của ngoại thương vào năm 2004 là 178,4 tỷ HK$ chiếm tới khoảng 20% tổng thiêu dùng trung gian của tất cả các ngành kinh tế và tương đương với khoảng 14 % GDP của năm đó.

Với hệ thống tinh vi này, nhu cầu của khu vực ngoại thương cho dịch vụ trung gian chính là một nguồn phát triển cho các khu vực kinh tế khác. Đặc biệt, đóng góp của nó cho sự phát triển của vận tải là rất lớn bởi xuất khẩu của Hồng Kông được xuất đi các thị trường nước ngoài thông qua đương bộ, đường hàng không và đường biển. Những khu vực kinh tế khác, như dịch vụ ngân hàng, cũng thu được lợi nhuận từ sự phát triển của ngoại thương.



Đóng góp gián tiếp vào sự giàu có của Hồng Kông: hoạt động ngoại thương đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với tiêu dùng trung gian. Việc định lượng những tác động này trên giá trị tăng thêm đối với nền kinh tế và việc làm, dựa trên những phân tích về đầu vào và đầu ra, có thể thấy ngoại thương thực chất đã tạo ra nhiều giá tri tăng thêm và việc làm hơn thông qua nhu cầu cho dịch vụ trung gian.

Yếu tố chính tác động tới GDP và việc làm: như đã nói ở trên, ngoại thương đóng góp vào nền kinh tế Hồng Kông cả theo cách trực tiếp lẫn gián tiếp nhưng ảnh hưởng trên không chỉ diễn ra một lần, thông qua lợi nhuận doanh nghiệp và thù lao của người lao động, nó lại được đầu tư vào những ngành công nghiệp khác và lần lượt tạo ra chi tiêu các nhân, đầu tư cá nhân và những ảnh hưởng xa hơn. Sự tăng trưởng của ngoại thương còn làm thay đổi các số liệu kinh tế vĩ mô, theo ước lượng với 5% tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá năm 2004, GDP thực tế sẽ tăng khoảng 2,4% và tạo ra thêm trung bình 22.000 việc làm qua đó giảm khoảng 0,6% tỷ lệ thất nghiệp.

Có thể thấy, với những ảnh hưởng nêu trên, bằng cách trực tiếp cũng như gián tiếp ngoại thương đã, đang và sẽ là động lực thúc đẩy chính đối với kinh tế Hồng Kông.



Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngoại thương

của Hồng Kông và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam


    1. Giải pháp thúc đẩy phát triển ngoại thương của Hồng Kông

Sau 2 thập kỷ phát triển nhanh, kinh tế Hồng Kông đang bước lên một tầm cao mới khi mà sự phát triển nhanh của nền kinh tế phụ thuộc vào sự thành công của việc quyết tâm thay đổi một vài cấu trúc. Với những vấn đề tồn tại với xuất khẩu Hồng Kông nói riêng và ngoại thương nói chung ở trên, đòi hỏi chính phủ Hồng Kông cần có những giải pháp thay thế nhằm thúc đẩy phát triển ngoại thương. Một xu hướng nổi lên trong thời gian gần đây là sự gia tăng nhanh chóng các dịch vụ liên quan đến thương mại song song với sự phát triển của các hoạt động thương mại xa bờ (offshore trade)

Thương mại xa bờ (offshore trade) bao gồm dịch vụ của cả “merchanting” và “merchandising” cho các giao dịch xa bờ. ”Merchanting” được hiểu như là những dịch vụ kết hợp với thương mại của hàng hoá được mua và bán tới những nơi bên ngoài Hồng Kông mà không bao gồm hàng hoá từ Hồng Kông. Nó cũng bao gồm việc bán hàng hoá được sản xuất thông qua hợp đồng gia công “thực hiện một phần” bán tới những nơi bên ngoài Hồng Kông không có hàng hoá từ Hồng Kông. Dịch vụ “Merchandising” (hay mua) cho các giao dịch xa bờ được hiểu là dịch vụ sắp xếp việc mua/bán hàng hoá thay mặt cho người mua/bán ở bên ngoài Hồng Kông. Không giống trong “merchanting”, các công ty Hồng Kông, với tư cách là người đại diện, không đem quyền sở hữu hàng hoá dính vào. Năm 2000, hơn 80% xuất khẩu dịch vụ liên quan tới thương mại xa bờ là từ ‘merchanting”.

Sự tăng trưởng của thương mại xa bờ nhanh hơn so với tái xuất khẩu trong thời kì gần đây. Xu hướng chuyển từ tái xuất khẩu sang thương mại xa bờ cũng được nhìn thấy rõ từ sự giảm xuống đóng góp của tái xuất khẩu vào tổng sắp xếp vận chuyển đối với xuất khẩu bắt nguồn từ đại lục. Tuy nhiên, tỉ lệ trung bình của lợi nhuận thương mại xa bờ, khoảng 10% năm 1999 và 8.6% năm 2000 ít hơn một nửa so với tái xuất khẩu. Đánh giá sự phát triển này, có vẻ như khu vực dịch vụ thương mại của Hồng Kông bao gồm công nghiệp cảng, vận tải thuỷ và sản phẩm xuất khẩu từ Đại lục đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phần còn lại của đất nước và các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Hình 3.1. So sánh lợi nhuận giữa tái xuất khẩu và thương mại xa bờ

Đơn vị: tỷ HK$


Nguồn:HK Census and Statistics Department

3.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Từ những thành công của Hồng Kông trong phát triển ngoại thương cũng như những chính sách thúc đẩy xuất khẩu của trong thời gian qua có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó có những bài học bổ ích mà những nước như Việt Nam có thể tham khảo vận dụng không chỉ trong việc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu, mà còn cho cả quá trình hoạch định đường lối và chính sách phát triển kinh tế của đất nước nói chung.



Chính sách thông thoáng: như đã nói ở trên, Hồng Kông có hệ thống chính sách mở và thông thoáng nhất thế giới, chính phủ Hồng Kông theo đuổi chính sách không can thiệp vào các quyết định thương mại trong đó các chính sách về nhập khẩu hàng hoá đơn giản, hầu như không có các hàng rào kinh tế qua đó thu hút đươc một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Với những chính sách trên, Hồng Kông là nước có nền kinh tế tự do nhất thế giới 12 năm liên tiếp tính đến năm 2008 trong khi Việt Nam đứng thứ 97/141 nền kinh tế được khảo sát theo bản báo cáo hằng năm về nền kinh tế các nước do Viện Cato đưa ra.

Hệ thống luật kiện toàn, rõ ràng và hoàn chỉnh: Hồng Kông được đánh giá là nơi có hệ thống luật tốt nhất Châu Á năm 2008 theo nghiên cứu của PERC (Tổ chức Tư vấn về Rủi ro chính trị và Kinh tế) , nghiên cứu bao gồm luật bảo hộ tài sản trí tuệ, nạn tham nhũng, sự minh bạch và việc bắt buộc tuân theo luật, sự tự do không bị các vấn đề chính trị làm cản trở và những tiêu chuẩn giáo dục cũng như kinh nghiệm của luật sư cũng như các quan tòa của từng nước đều được tính đến trong khi đó Việt Nam đứng gần cuối cùng trong bảng xếp hạng do bắt nguồn từ sựu cản trở chính trị. Chính hệ thống luật pháp kiện toàn của Hồng Kông đã đem lại khả năng thành công cao hơn của các dự án kinh tế qua đó mang đến sự an tâm, cũng như tin tưởng cho các nhà đầu tư.

Hệ thống thuế đơn giản, thấp và minh bạch: Hồng Kông có một hệ thống thuế được đánh giá là đơn giản và thân thiện với doanh nghiệp nhất thế giới. Thuế được đánh vào 3 loại thu nhập là: lợi nhuận, tiền lương và bất động sản. Thuế lợi nhuận đánh vào lợi nhuận phát sinh tại Hồng Kông là kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp, nghề nghiệp chuyên môn. Mức thuế là 17,5% đối với doanh nghiệp và 16% đối với các loại hình kinh doanh khác. Thuế tiền lương: bất cứ ai có thu nhập phát sinh từ bất kỳ văn phòng, việc tuyển dụng hay hưu trí là đối tượng chịu thuế này. Mức thuế sau khi khấu trừ và các khoản phúc lợi không vượt quá 16% tổng thu nhập có thể định giá sau khi đã khấu trừ. Thuế bất động sản đánh vào chủ sở hữu nhà, đất, căn cứ vào thu nhập từ tiền cho thuê. Mức thuế là 16% đối với tổng tiền thuê nhà thu được sau khi khấu trừ 20% chi phí sửa chữa và chi phí khác. Đối với ngoại thương, Hồng Kông hầu như không có chính thuế đối với xuất, nhập khẩu hàng hoá. Trong khi đó, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện đang quá phức tạp với nhiều mức thuế suất khác nhau, làm tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp. Theo thống kê của WB, một doanh nghiệp mỗi năm phải mất 1.000 giờ để có thể đảm bảo tuân thủ được các thủ tục, quy định về thuế của Nhà nước. Tình trạng này đã dẫn tới các tệ nạn "phong bì, phong bao" hòng giảm bớt những khoảng thời gian lãng phí không cần thiết, tiết giảm chi phí. Theo số liệu điều tra của WB và IFC, một doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp tới 44 khoản thuế khác nhau, trong khi ở Hồng Kông, họ chỉ phải thanh toán làm 8 lần trong 1 năm.

Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo: do là thuộc địa của Anh trong một thời gian dài nên Hồng Kông sở hữu một hệ thống cơ sở hạ tần đồ sộ, hiện đại và rất khoa học. Chính cơ sở hạ tầng tốt như thế đã giúp Hồng Kông trở thành địa bàn mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư.

Đồng tiền ổn định: với lượng dự trữ ngoại hối đứng trong top 10 thế giới cùng với việc neo chặt đồng dollar Hồng Kông vào đồng USD theo một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mỹ giúp cho đồng dollar Hồng Kông luôn luôn được cố định qua đó giúp đỡ rất nhiều cho các nhà xuất khẩu Hồng Kông nói riêng cũng như ngoại thương và kinh tế Hồng Kông nói chung trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chính quyền trong sạch và hiệu quả: Hồng Kông được đánh giá là một trong những nơi có chính quyền trong sạch nhất thế giới, việc tiến hành chống tham nhũng của Hồng Kông được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ trước và thu được những thành công vô cùng to lớn. Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng khác đối với sự phát triển của Hồng Kông nói chung và ngoại thương nói riêng chính là hiệu quả hoạt động của chính quyền, sự phát triển nhanh chóng của xuất khẩu Hồng Kông một phần là do khả năng của chính phủ trong việc đa dạng hoá phuơng thức xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu.
Kết luận
Với những phân tích trên đây, có thể thấy được hoạt động, cách vận hành và vai trò to lớn của ngoại thương trong phát triển kinh tế Hồng Kông, ngoại thương với kết hợp nhiều yếu tố đông bộ khác như chính sách thông thoáng, hệ thống luật kiện toàn , hệ thống thuế thấp và chính quyền trong sạch ..v.v.. đã đưa kinh tế Hông Kông có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một trong những trung tâm kinh tế của Châu Á. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề tồn tại đối với ngoại thương Hồng Kông như ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, sự phụ thuộc lớn vào đại lục, sự cạnh tranh của các nền kinh tế có điều kiện tương đương hay sự đi lên của các nền kinh tế mới nổi khác như Thái Lan, Malaysia. Qua ví dụ của Hồng Kông, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung trong việc phát triển ngoại thương, từ đó đưa ngoại thương trở thành đầu tầu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Giáo trình kinh tế phát triển trường ĐHKTQD.

  2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin dùng cho khối ngành kinh tế.

  3. Wikipedia tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org)

  4. Wikipedia, the free encyclopedia (http://en.wikipedia.org)

  5. HK Census and Statistics Department (http://www.censtatd.gov.hk).

  6. Hong Kong Government Website (http://www.gov.hk).

  7. Hong Kong Economy Website (http://www.hkeconomy.gov.hk)

  8. Development And Contribution Of Hong Kong’s Manufacturing And Trading Sector (http://info.hktdc.com/econforum/tdc/tdc061103.htm)

  9. Country Reports On Economic Policy And Trade Practices (http://foreignaffairs.house.gov/archives/107/77259.pdf)

  10. Export Performance In Hong Kong – Offshore Trade And Re-exports (http://www.info.gov.hk/hkma/eng/public/qb200306/fa1.pdf)

  11. External Trade Sector Of Hong Kong (http://www.hkeconomy.gov.hk/en/pdf/er_08q2_ch2.pdf)

  12. Foreign Trade And Economic Growth In Hong Kong: Experience And Prospects _ Edward K.Y.Chen (http://www.nber.org/chapters/c6928.pdf)

  13. FedEx – Hong Kong country profile (http://fedex.com/us/international/irc/profiles/irc_hk_profile.html?gtmcc=us)

  14. Economic History Of Hong Kong (http://eh.net/encyclopedia/article/schenk.HongKong)

  15. US State Department – Background Note: Hong Kong (http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2747.htm)

  16. Encyclopedia Of The Nations - Hong Kong International Trade (http://www.nationsencyclopedia.com/economies/Asia-and-the-Pacific/Hong-Kong-INTERNATIONAL-TRADE.html)

  17. Hong Kong: Economic Policy Analysis (http://www.mkeever.com/hongkong.html)



MỤC LỤC




Trần Anh Tú Kinh tế phát triển 47A

Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương