Phần mở ĐẦu lý do chọn đề tài


Hạn chế, thiếu sót; nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót



tải về 225 Kb.
trang12/18
Chuyển đổi dữ liệu23.11.2022
Kích225 Kb.
#53818
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18
nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa của KSV

2.3. Hạn chế, thiếu sót; nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót
2.3.1. Hạn chế, thiếu sót
Bên cạnh những kết quả đạt được vừa nêu, trong lĩnh vực này vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót như:
Một là, kỹ năng công bố bản cáo trạng của một số KSV còn hạn chế:
Theo quy định của BLTTHS, sau phần thủ tục phiên tòa, trước khi xét hỏi, KSV đọc bản cáo trạng nghĩa là KSV phải đọc nguyên văn, không trình bày như bản luận tội. Khi đọc cáo trạng, KSV phải có tâm lý, tự tin, đọc rõ ràng, dõng dạc, mạch lạc, phát âm chuẩn, ngắt câu đúng chỗ, đọc phải có biểu cảm,... đồng thời, KSV phải thường xuyên nhìn về phía dưới những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, cũng còn một số KSV khi đọc cáo trạng vẫn còn chăm chú vào bản cáo trạng, thiếu tự tin, đọc đều đều, rời rạc, chưa mạch lạc, dõng dạc, không có điểm lên xuống,...
Hai là, Kỹ năng xét hỏi của một số KSV còn hạn chế:
Theo quy định tại điều 24 Quy chế 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 về công tác THQCT, KSXX là việc tham xét hỏi tại phiên tòa là bắt buộc đối với KSV. KSV tham gai xét hỏi tại phiên tòa là để kiểm tra lại các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án làm rõ các mâu thuẫn (nếu có) của các chứng cứ cũng như để kiểm tra các chứng cứ mới được cung cấp tại phiên toà đê bảo vệ cáo trạng của VKS, đồng thời góp phần cùng HĐXX là rõ sự thất của vụ án. Về nguyên tắc, KSV có trách nhiệm tham gia xét hỏi để làm rõ những vấn đề mà HĐXX chưa hỏi, hoặc HĐXX đã xét hỏi nhưng chưa làm rõ, hoặc hỏi về những vấn đề có mâu thuẫn giữa chứng cứ trong hồ sơ với lời khai tại phiên toà mà chưa được làm rõ. Tuy nhiên, bên cạnh những KSV làm tốt nhiệm vụ xét hỏi thì còn nhiều trường hợp KSV tham gia hoạt động xét hỏi chất lượng chưa cao; thể hiện qua việc không chú ý theo dõi việc xét hỏi của các thành viên HĐXX nên hỏi lặp lại, hỏi về những vấn đề không trọng tâm, không có mâu thuẫn.. Có KSV khi xét hỏi, đặt câu hỏi phức tạp làm cho người được hỏi không hiểu hoặc sử dụng từ ngữ quá thuần về chuyên môn nên phải giải thích lòng vòng, nhiều lần gây mất thời gian của phiên toà. Cụ thể: Vụ án Trương Đình Tài phạm tội trộm cắp tài sản, khi xét hỏi bị cáo KSV hỏi lại những câu hỏi mà HĐXX đã hỏi và làm rõ, đồng thời, KSV xét hỏi, đặt câu hỏi chưa rõ ràng nên bị cáo không hiểu nên thường xuyên hỏi lại.
Ba là, kỹ năng trình bày bản luận tội, tranh luận, đối đáp của KSV tại phiên tòa còn hạn chế:
Kỹ năng trình bày luận tội tại phiên toà có KSV tại thiếu bình tĩnh do ít hoặc mới được phân công THQCT tại phiên toà nên còn đọc quá nhanh hoặc đọc quá chậm, sai sót về chính tả, không rõ ràng về âm tiết, chất giọng, khi trình bày luận tội, KSV còn chú ý vào bản luận tội đọc một cách đều đều từ đầu đến cuối làm cho người nghe cảm thấy đơn điệu, căng thẳng mà còn gây không khí mệt mỏi, do đó sẽ làm giảm tính thuyết phục của lời luận tội … và chưa phân biệt kỹ năng trình bày luận tội lại có khác với kỹ năng đọc cáo trạng. Thiếu sót trong luận tội của KSV còn thể hiện qua đề xuất xử lý như chỉ quan tâm đến hình phạt chính, còn hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp như bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi … nhất là bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần thì KSV chỉ đề xuất chung chung, không nêu rỏ căn cứ tính thiệt hại để bồi thường với “đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc, quyết định theo pháp luật”, còn việc bản án, quyết định như thế nào cũng ít được theo dõi, xử lý theo chức năng.
Tranh luận đối đáp tại phiên toà hình sự của KSC khi THQCT với bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác là nhiệm vụ bắt buộc nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bác bỏ những quan điểm sai trái của phía bào chữa từ việc quy buộc tội trạng đối với bị cáo qua cáo trạng và luận tội của Kiểm sát viên.
Thời gian qua, các Kiểm sát viên có nhiều cố gắng trong việc đối đáp, tranh với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng bảo vệ được quan điểm truy tố của VKS, không có trường hợp nào trả hồ để điều tra bổ sung cũng như không có việc Tòa án tuyên không phạm tội phải bồi thường hoặc án hủy, sửa do lỗi của KSV. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số thiếu sót về kỹ năng tranh tụng của KSV đối với bị cáo, Luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng khác như vụ án Trương Đình Thắm xét xử về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, VKS tuy tố đúng tội danh và áp dụng các tinhg tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đối với bị cáo theo Điều 51 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, qua tranh luận, Luật sư bào chữa cho bị cáo, Luật sự bào chữa đồng tình với quan điểm của VKS, tuy nhiên cần phải áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với bị cáo theo điểm q khoản 1 Điều 51 BLHS “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” . Luật sư bào chữa cho rằng, bị cáo Thắm bị bệnh tâm thần là do bị cáo trước khi phạm tội bị cáo đi làm biển, lặng bắt hải sản ở độ sâu nên dẫn đến bệnh tâm thần, đo đó bị cáo bị hạn chế về khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình. Vấn đề này, KSV tranh tụng lại với Luật sư, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và bản Kết luận giám định của trung tâm pháp y khu vực miền trung để phản bác lại quan điểm của Luật sư. Tuy nhiên, KSV bảo vệ được quản điểm của mình nhưng quá trình đối đáp, tranh luận KSV còn lúng túng, chưa sắc bén, phong thái , ngôn ngữ khi đối đáp, tranh luận còn hơi nên chưa tác lên được vai trò thật sự của KSV trong quá trình đối, đáp tranh luận.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót
KSV chưa nhận thức một cách đầy đủ các quy định của BLTTHS 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, của Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự.
KSV chưa được bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, trao đổi, tổng kết rút kinh nghiệm thường xuyên về Kỹ năng tranh tụng của KSX tại phiên tòa, cũng như sự nổ lực rèn luyện kỹ năng trình bày, kỹ năng xét hỏi, đối đáp và tranh luận tại phiên tòa của KSV chưa cao.
Tỷ lệ Luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa cũng như trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật của bị cáo và người tham gia tố tụng khác còn nhiều hạn chế, nhiều người có tâm lý sợ nên không dám lập luận, đưa ra ý kiến để bảo vệ quan điểm của họ. Do đó, KSV không tranh luận thường xuyên, ít có kinh nghiệm trong hoạt động tranh tụng, phản xạ tình huống kém, kỹ năng tranh luận cũng không cao.

tải về 225 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương