PHẦn III: MỨC ĐỘ chếT và những sự khác biệt



tải về 54.23 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích54.23 Kb.
#13896
PHẦN III: MỨC ĐỘ CHẾT
1. Mức độ chết và những sự khác biệt

Mức độ chết thường được đo bằng tỷ suất chết sơ sinh (ký hiệu là IMR). IMR được định nghĩa bằng tỷ lệ phần nghìn giữa số trẻ em chết khi chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm chia cho tổng số trẻ em mới sinh trong năm đó. Đây là một chỉ số không phụ thuộc vào cơ cấu dân số theo độ tuổi. Nó cho biết khi IMR cao thì mức độ chết của dân số cũng cao, và ngược lại.



Biểu 12. So sánh mức độ chết và xu hướng thay đổi mức độ chết của Việt Nam




Tỷ suất chết sơ sinh (IMR)- phần nghìn

Năm 1998

(TĐTDS 1.4.1999)

Năm 2000

(Điều tra 1.4.2001)

Năm 2001

(Điều tra 1.4.2002)

Năm 2002

(Điều tra 1.4.2003)

Năm 2003

(Điều tra 1.4.2004)

Đông Nam Á

46

41

41







Indonesia

46

42

40







Malaysia

8

8

8







Philippine

35

31

30







Singapore

3.3

3

3







Thailand

25

18

21







Việt Nam

37

31

26

21

18

1. ĐB sông Hồng

27

26

20

15

10

2. Đông Bắc

41

36

30

29

27

3. Tây Bắc

58

41

41

37

36

4. Bắc Trung bộ

37

32

31

22

19

5. Nam Trung bộ

41

29

24

17

19

6. Tây Nguyên

64

43

31

29

36

7. Đông Nam bộ

24

23

19

10

12

8. ĐB sông Cửu Long

38

32

21

13

13

Tỷ suất chết thô (ký hiệu là CDR) được định nghĩa là tỷ lệ phần nghìn giữa tổng số người chết trong năm chia cho dân số trung bình của năm đó. Khác với tỷ suất chết sơ sinh, tỷ suất chết thô lại phụ thuộc rất chặt vào cơ cấu dân số theo độ tuổi: với cùng mức độ chết như nhau, nhưng dân số nào có tỷ trọng của nhóm dân số có nguy cơ chết cao (như trẻ em và người già) thì dân số đó có CDR càng cao, và ngược lại. Vì vậy, CDR chỉ được sử dụng để ước lượng dân số, mà không được sử dụng trực tiếp để đánh giá mức độ chết cao hay thấp, tăng hay giảm (nếu chưa qua kỹ thuật “chuẩn hóa CDR”).

Số liệu của Biểu 12 và Biểu 13 cho thấy:

• Mức độ chết (biểu thị qua IMR) của Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa so với mức độ chết chung của khu vực Đông Nam Á.

• IMR của cả nước và các vùng liên tục giảm, biểu thị sự thành công của chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em - nhất là từ khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng những năm qua.

• Cần lưu ý đến IMR năm 2002 của Tây Nguyên đã tăng khá so với năm 2002 (từ 29 lên 36 phần nghìn). Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có mức độ chết cao.

• CDR của Việt nam thuộc mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực. Mặc dù mức độ chết (biểu thị qua IMR) của Tây Nguyên cao nhất cả nước, song do cơ cấu dân số của Tây Nguyên thuộc loại “trẻ”, nên CDR của vùng này khá thấp so với các vùng khác.



Biểu 13. So sánh tỷ suất chết thô (CDR) và xu hướng thay đổi CDR của Việt Nam




Tỷ suất chết thô (CDR)- phần nghìn

Năm 1998

(TĐTDS 1.4.1999)

Năm 2000

(Điều tra 1.4.2001)

Năm 2001

(Điều tra 1.4.2002)

Năm 2002

(Điều tra 1.4.2003)

Năm 2003

(Điều tra 1.4.2004)

Đông Nam Á

7

7.1

7.0







Indonesia

7

7.2

7.1







Malaysia

5

4.4

4.6







Philippine

7

5.3

5.2







Singapore

5

4.5

4.5







Thailand

7

6.0

6.0







Việt Nam

5.6

5.6

5.8

5.8

5.4

1. ĐB sông Hồng

5.1

4.8

6.0

6.2

6.0

2. Đông Bắc

6.4

6.5

6.4

7.0

6.3

3. Tây Bắc

7.0

7.3

6.8

7.1

7.0

4. Bắc Trung bộ

6.7

5.7

6.8

6.7

6.7

5. Nam Trung bộ

6.4

5.4

5.5

6.0

6.0

6. Tây Nguyên

8.7

7.8

5.3

5.4

5.9

7. Đông Nam bộ

4.5

4.4

5.3

5.1

4.5

8. ĐB sông Cửu Long

5.0

5.8

4.9

4.9

5.0

2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự giảm mức tử vong trẻ em

Phần này có sử dụng kết quả điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe do Tổng cục Thống kê tiến hành vào năm 1997 và 2002 (cách nhau đúng 5 năm). Đây là nguồn thông tin đã được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá có chất lượng cao.

Sự thành công của chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em:

Phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu: Số bác sỹ phục vụ tăng lên từ 71% (1997) lên 86% (2002)

Trợ giúp trong khi đẻ: Số bác sỹ phục vụ tăng lên từ 77% (1997) lên 85% (2002)

Tiêm phòng: Tăng từ 55% (1997) lên 71% (2002), trong đó tiêm đủ liều vác -xin tăng từ 57% (1997) lên 67% (2002) và không khác biệt đáng kể giữa các vùng. Tỷ lệ được tiêm chủng đầy đủ của Việt Nam đứng hàng thứ 2 (sau Philipine-73%) trong các nước Đông Nam Á.

Chăm sóc trước khi sinh: 86% phụ nữ được chăm sóc trước khi sinh, chủ yếu từ bác sỹ (46%) và y sỹ /nữ hộ sinh (40%). Hầu hết phụ nữ và trẻ em mới sinh trong những năm gần đây được chăm sóc.

Sinh ở cơ sở y tế: 80% số trẻ em được sinh ở một cơ sở y tế.

Chăm sóc trẻ sơ sinh:

Cho con bú: Tỷ trọng phụ nữ cho con bú trong vòng 1 giờ sau khi sinh đã tăng gấp đôi: từ 28% (1997) lên 57% (2002)

Tỷ lệ và tần suất cho con bú: 98% trẻ em sinh trong 3 năm trước điều tra được bú sữa mẹ, 96% trẻ dưới 6 tháng được bú 6 lần trở lên trong 24 giờ qua.

Thời gian cho con bú: Thời gian cho con bú trung bình là 18 tháng.

Khoảng cách trung bình giữa các lần sinh tăng mạnh:

Từ 32 tháng năm 1994, 36 tháng năm 1997 lên 47 tháng năm 2002.



Từ các số liệu trên, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã đạt những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là phong trào tiêm chủng mở rộng ngày càng được tăng cường trong những năm qua. Đây là yếu tố chính giải thích vì sao mức độ chết của dân số Việt Nam (biểu thị qua IMR) đã giảm khá nhanh.
Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 54.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương