PHẦn I: Toàn văn văn bản pháp quy về phòng chóng hiv/aids tại Việt Nam. Phần II


II. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS TẠI ĐÀ NẴNG



tải về 2.31 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích2.31 Mb.
#39276
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

II. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS TẠI ĐÀ NẴNG

1. Mục tiêu và định hướng chương trình phòng chống HIV/AIDS

- 2020 : Mục tiêu 90-90-90 :

90% Người nhiễm HIV được phát hiện

90% Người nhiễm HIV được điều trị

90% Bệnh nhân được điều trị ARV  có tải lượng virut thấp < 1.000

- 2030 : Kết thúc đại dịch HIV/AIDS : HIV/ADIS không còn là vấn đề đáng lo ngại của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng và mỗi gia đình và người dân.

Các mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS

Thành phố Đà Nẵng hướng đến mục tiêu 3 không về HIV/AIDS :


  • Không còn người nhiễm mới HIV

  • Không còn người tử ưởng do AIDS

  • Không còn kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS

http://hiv.danang.vn/vi/news/Kien-thuc-HIVAIDS/

2. Toàn văn Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của TP. Đà Nẵng


UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Số : 6532/KH-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 8 năm 2012

KẾ HOẠCH

Phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS và Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia, phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung sau:



I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và cần có sự phối hợp chặc chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể xã hội. Phòng, chống HIV/AIDS là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn cộng đồng.

2. Phòng chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS; chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo;

3. Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc phối hợp dự phòng với chăm sóc, điều trị toàn diện HIV/AIDS, trong đó dự phòng là chủ đạo;

4. Góp phần đảm bảo thực hiện các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS;

5. Thành phố bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, kar năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.



II. TẦM NHÌN

1. Hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS;

2. Hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững của công tác phòng, chống HIV/AIDS;

3. Hướng tới tầm nhìn: “ Ba Không” của Liên hiệp quốc: Không còn người nhiễm mới HIV, Không còn người tử vong do AIDS và Không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS



III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,15% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.



2. Mục tiêu cụ thể

a) Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15 đến 49 tuổi hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 90% vào năm 2020;

b) Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15 đến 49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 90% vào năm 2020;

c) Giảm 70% số ca nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 90% vào năm 2020 so với năm 2010;

d) Giảm 60% số ca nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010;

đ) Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020;

e) Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó lãnh đạo, tổ chức và quản lý là giải pháp tiên quyết. Dự pong lây truyền HIV cho các đối tượng nguy cơ cao, đối tượng dễ bị tổn thương, chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV và giảm tác động của đại dịch HIV lên người nhiễm HIV và gia đình của họ, tang cường công tác giám sát, theo dõi và đánh giá là giải pháp cơ bản. Các giải pháp điều kiện bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS; tang cường năng lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; xã hội hóa, phối hợpliên ngàng và hợp tác quốc tế.



A. Nhóm giải pháp về chính trị xã hội

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS

a) Các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục quán triệt, nghiêm túc thực hiện và thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng các nội dung của Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; Thông báo kết luận số 27-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương về sơ kết Chỉ thị 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; và Công văn số 348-CV/TU ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Thàn ủy Dad Nẵng về việc thực hiện Thông báo kết luận số 27-TB/TW của Ban Bí thư;

b) Các cơ quan, ban, ngành tổ chức đoàn thể và UBND các cấp nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS; đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với mô hình tổ chức, đặc thù công việc và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; bảo đảm đầu tư thích hợp về kinh phí, nhân lực, vật lực và tăng cường về tổ chức bộ máy cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý.

c) Tham mưu HĐND thành phố ban hành chính sách, chủ trương liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS và bảo đảm đầu tư ngân sách tạo sự phát triển bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS được cụ thể hóa trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



2. Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS

a) Chú trọng việc lồng ghép, phối hợp phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm; tăng cường ký kết và nâng cao hiệu quả thực hiện Kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường sự chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm các cấp đối với các hoạt động liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS;

b) Tập trung triển khai có hiệu quả Phong trào “ Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS với các phong trào, các cuộc vận động, thi đua người tốt, việc tốt, xây dựng lối sống lành mạnh tại cộng đồng dân cư. Xây dựng và nhân rộng các mô hình xã, phường, cơ quan, đơn vị điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS;

c) Vận động các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp và mạng lưới người nhiễm HIV tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, chú trọng tham gia xây dựng chính sách, kế hoạch, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện; trong đào tạo nghề, tìm việc làm, tạo việc làm và phát triển các mô hình lao động sản xuất kinh doanh mang tính bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

d) Cung cấp có hiệu quả các dịch vụ an sinh xã hội cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đồng thời tăng cường vận động người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiễm xã hội.

B. Nhóm giải pháp chuyên môn kỹ thuật

1. Công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

a) Đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

- Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông tin, giáo dục truyền thông, bảo đảm tính thân thiện, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, trong đó ưu tiên truyền thông cho nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV, những người dễ bị tổn thương và thanh, thiếu niên. Tường xuyên phổ biến, giáo dục về luật phòng, chống HIV/AIDS, chú trọng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch;

- Phối hợp sử dụng có hiệu quả các kênh truyền thông, các loại hình truyền thông để thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS. Kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp; Vận động các nhà lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng, tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng ban mặt trận, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, người nhiễm HIV tam gia công tác tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS

b) Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV

- Mở rộng phạm vi triển khai và nâng cao chất lương chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm chương trình cung cấp, sử dụng kim tiêm sạch; chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục; chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng. Các biện pháp triển khai phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và đặc thù văn hóa của địa phương và các biện pháp hạn chế tối đa mặt trái nảy sinh.

Lồng ghép các hoạt động can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV với các biện pháp phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm với các mô hình cai nghiện dựa vào cộng đồng, các mô hình quản lý sau cai. Từng bước triển khai lồng ghép khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ. Tổ chức thực hiện điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, điều trị dự phòng phổ cập ngoài cơ sở y tế theo quy định.

c) Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV

- Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm thông qua việc đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn, xét nghiệm; nâng cấp cơ sở hạ tầng, lựa chon sinh phẩm xét nghiệm HIV có chất lượng và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến xét nghiệm HIV;

- Triển khai đa dạng các mô hình dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, nhằm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV của người dân, qua đó góp phần giúp phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV và chuyển gửi người nhiễm HIV tiếp cận sớm với các chương trình chăm sóc và điều trị;

- Tăng cường đầu tư, giám sát việc dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ xã hội và y tế, trong đó chú trọng việc cung cấp trang thiết bị bảo đảm công tác vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y tế; đào tạo tập huấn cho nhân viên y tế về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ y tế; cung cấp thông tin về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ xã hội.

2. Công tác chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV

a) Mở rộng phạm vi cung cấp, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng vi rút, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao cho người nhiễm HIV và điều trị dự phòng cho người nhiễm HIV từ mẹ sang con. Tăng cường khả năng lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình hỗ trợ, chăm sóc và điều trị toàn diện cho người nhiễm HIV. Tổ chức điều trị cho người nhiễm HIV trong các trại giam, trường giáo dưỡng, Trung tâm GD-DN 05-06. Củng cố và phát triển hệ thống chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng thông qua vai trò của các nhóm tự lực, bạn giúp bạn, nhóm chăm sóc tại nhà…;

b) Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông qua việc nâng cao tính sẵn có, tính dễ tiếp cận với việc điều trị thuốc kháng vi rút; kết nối có hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV trong hệ thống các cơ sở y tế và ngoài cộng đồng; đồng thời, khuyến khích việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường hệ thống miễn dịch cho người nhiễm HIVB. Tăng cường chất lượng và mở rộng hệ thống xét nghiệm phục vụ cho công tác chuẩn đoán và điều trị HIV/AIDS tại thành phố;

c) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.



3. Giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS

a) Củng cố đơn vị theo dõi và đánh giá tuyến thành phố, phát huy vai trò trong việc hướng dẫn chuyên môn, triển khai các nghiên cứu và đánh giá cũng như hỗ trợ giám sát tuyến quận, huyện và xã phường;

b) Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin chương trình phòng, chống HIV/AIDS thành phố theo hướng đầy đủ, kịp thời và dễ tiếp cận;

c) Nâng cao chất lượng số liệu giám sát dịch HIV/AIDS, số liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS, qua đó xác định được các khu vực ưu tiên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương;

d) Tăng cường phổ biến, chia sẻ và sử dụng hiệu quả dữ liệu, thông tin cho hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS

C. Nhóm giải pháp về nguồn lực

1. Nguồn tài chính

a) Tăng cường mức đầu tư và huy động nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện thành công kế hoạch. Ngoài ngân sách của Trung ương cấp, UBND các cấp cóp trách nhiệm chủ động bố trí ngân sách đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, khuyến khích các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của thành phố;

b) Đẩy mạnh việc phân cấp triệt để, tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS của thành phố. Điều phối các dự án phòng, chống HIV để đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời theo đúng định hướng chung của công tác phòng, chống HIV/AIDS thành phố.

2. Nguồn nhân lực

a) Kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS các cấp phù hợp với tính chất khó khăn, phức tạp và dài lâu của công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS theo hướng chuyên nghiệp hóa; thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng và xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, đặc biệt là cấp cơ sở. Tập trung củng cố bộ máy làm công tác này ở cấp thành phố, quận, huyện đủ mạnh để quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS;

b) Có các chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm huy động nhân lực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có hiểu biết, kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn để quản lý, giám sát, triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho các cán bộ y tế tuyến quận, huyện và xã, phường;

c) Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các sở, cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội và mạng lưới người nhiễm HIV.



3. Nguồn cung ứng thuốc, trang thiết bị

Xây dựng kế hoạch nhu cầu thuốc, trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của thành phố; đồng thời, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất làm việc, trang thiết bị cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố theo chuẩn quy định.



D. Giải pháp mở rộng hợp tác trong phòng, chống HIV/AIDS

1. Củng cố các mối quan hệ hợp tác đã có, đồng thời tìm kiếm các khả năng hợp tác mới với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để vận động hổ trợ tài chính và kỹ thuật cho chương trình phòng chống HIV/AIDS thành phố;

2. Xây dựng các chính sách ưu tiên trong việc xem xét, phê duyệt các đề án, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS để đảm bảo việc thực hiện dự án được triển khai kịp thời gian và đúng tiến độ;

3. Xây dựng cơ chế chung cho việc điều phối, thực hiện các dự án viện trợ trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Thống nhất đầu mối quản lý các dự án viện trợ (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS – Sở Y tế), đảm bảo chủ động trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự án viện trợ, sử dụng đạt hiệu quả tối ưu các nguồn viện trợ và nhà giúp đỡ; đồng thời đảm bảo các dự án hỗ trợ phải theo đúng chương trình mục tiêu quốc gia, bám sát các chỉ tiêu và kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS của thành phố;

4. Khuyến khích, ưu tiên cho việc tổ chức các khóa học, lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo quốc tế về HIV/AIDS ở thành phố. Đăng cai tổ chức các hội nghị lớn để tăng cường vị thế thành phố trong và ngoài nước;

5. Nâng cao năng lực thiết kế, lập, quản lý dự án và điều phối hợp tác của các Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố và năng lực thực hiện của Sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương để triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác đã có, phát triển các dự án hợp tác mới.



VI. CÁC ĐỀ ÁN THỰC HIỆN

Căn cứ vào mục tiêu và các giải pháp, hàng năm xây dựng các đề án cụ thể, bao gồm:

Đề án 1: Dự phòng lây nhiễm HIV;

Đề án 2: Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị toàn diện HIV/AIDS;

Đề án 3: Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS;

Đề án 4: Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS.



VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được hình thành từ các nguồn sau:

1. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

2. Ngân sách thành phố;

3. Các nguồn tài trợ, dự án.

VIII. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Y tế:

- Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hằng năm và trình UBND thành phố phê duyệt, đảm bảo việc thực hiện thành công kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hằng năm góp phần hoàn thành mục tiêu của Kế hoạch này;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố và các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Chỉ đạo theo các ngành dọc các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố:

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan thông tin các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, giao dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên đại bàn thành phố dưới nhiều hình thức. Các cơ quan báo chí có kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trên các ấn phẩm báo, tạp chí...của đơn vị mình. Tăng thời lượng phát sóng, đưa tin, bài về phòng, chống HIV/AIDS trên sóng phát thanh và truyền hình đại phương. Phối hợp với Sở Y tế tập trung đưa thông tin đến người dân vùng nông thôn, miền núi và ưu tiên đưa thông tin tiếp cận với các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

- Đài phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng phối hợp với Sở Y tế đưa các thông tin về chương trình can thiệp giảm tác hại; chương trình dự phòng, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS thành nội dung thường xuyên trong chương trình phát sóng của Đài. Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề phòng, chống HIV/AIDS.

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đà Nẵng và các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, tổ chức triển khai chương trình giáo dục kiến thức và kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình đào tạo của hệ thống giáo dục địa phương, đơn vị phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng đối tượng.

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai và tăng cường giám sát việc tổ chức hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc; xây dựng các chính sách phù hợp khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và tuyển dụng người lao động bị nhiễm HIV, vợ hoặc chồng người nhiễm HIV. Triển khai và giám sát thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý. Phối hợp với Sở Y tế và Công an thành phố triển khai có hiệu quả các chương trình can thiêp giảm tác hại tại thành phố.

- Công an thành phố triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV tại trại giam và trại tạm giam. Tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, chiến sĩ của ngành. Phối hợp và hỗ trợ Sở Y tế và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố triển khai có hiệu quả các chương trình can thiệp giảm tác hại tại thành phố. Thwucj hiện quản lý địa bàn và xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính bố trí kinh phí cho các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch ngân sách được UBND thành phố phê duyệt hàng năm. Tích cực vận động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Bộ Chỉ huy Quậ sự thành phố, Bộ đội Biên phòng thành phố thực hiện tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ chiến sĩ của ngành.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố chủ trì và phối hợp với các tổ chức thành viên tiếp tục nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” và tích cực tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch này.

4. UBND quận, huyện, xã, phường:

- Hằng năm, xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS cụ thể, phù hợp và thực hiện lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Ngoài nguồn ngân sách Trung ương và thành phố cấp, chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

- Tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch; ưu tiên triển khai các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; chương trình cung cấp bơm kim tiêm sạch, chương trình sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết định kỳ, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện và giám sát việc xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch tại các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố. Chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết hàng năm và sau mỗi 5 năm để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

2. Sở Y tế là Cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Sở y tế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện về Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố.

3. UBND các cấp, các sở, ban ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, đặc điểm của đơn vị xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hằng năm trong phạm vi đại phương, đơn vị; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố (gửi Sở Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS để tổng hợp)./.



KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Xuân Anh


http://hiv.danang.vn/

PHẦN IV: THƯ MỤC SÁCH – THƯ MỤC BÀI TRÍCH

I. THƯ MỤC SÁCH:

1. 50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS / Nhiều tác giả ; Chủ biên: Đỗ Hồng Ngọc. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb.Tp.Hồ Chí Minh, 2001. - 63tr. ; 18cm. - (Tủ sách y học cho mọi người)

Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khoẻ Tp.HCM



Tóm tắt: Giải đáp một số câu hỏi vì bệnh AIDS như khái niệm, tình hình chữa trị, các con đường lây lan, các xét nghiện để phát hiện, triệu chứng bệnh, cách chăm sóc và một số vấn đề xã hội liên quan.

Phân loại: 616.97 / N114M

Ký hiệu kho: Kho Đọc Việt vừa: VV.054835

Từ khoá: HIV, AIDS, Bệnh truyền nhiễm, Sách thưởng thức

2. A sourcebook of HIV/AIDS prevention programs / Edited by Michael Beasley, Alexandria Valerio, Donald A. P. Bundy. - Washington : The World Bank. - 27cm

Vol.2 : Education sector - wide approaches. - 2008. - xx, 246p.. - Includes bibliographical references and index.



Phân loại: 616.97 / S435R

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.001660

Từ khoá: HIV, AIDS, Prevention, Education, Phòng chống, Giáo dục

3. Addressing HIV/AIDS in East Asia and the Pacific. - Washington, DC. : World Bank, 2004. - xiv, 112 p. : ill. ; 23cm

Includes bibliographical references (p. 91-96) and index



Phân loại: 616.97 / A102D

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.000246-252, WB.000527

Từ khoá: AIDS, Disease, HIV

4. AIDS epidemic update : Special report on HIV prevention. - United Nation : World Health Organization, 2005. - 90p. ; 30cm

Tóm tắt: This report is written for general readers especially for health experts about AIDS epidemic and its statistics in first years of the 21th century in some parts of the world

Phân loại: 362.196 / A000I

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.000832

Từ khoá: Y học; Bệnh truyền nhiễm; Health, Medicine, Prevention, Phòng bệnh, HIV, AIDS

5. Battling HIV / AIDS : A decision maker's guide to the procurement of medicines and related supplies / Ed. : Yolanda Tayler. - Washington, D.C. : World Bank, 2004. - xxv, 152p. ; 23cm

Tóm tắt: Giới thiệu một bước quan trọng trong việc tìm kiếm hàng hoá và dịch vụ cho các dự án phát triển truyền thống có liên quan tới HIV/AIDS với những đòi hỏi về kiến thức chuyên môn mới. Đặc biệt mua các biệt dược y học và các cung cấp y học khác chống căn bệnh truyền nhiễm HIV

Phân loại: 616.97 / B110T

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.000153-154

Từ khoá: Bệnh truyền nhiễm, Thuốc, Y tế, AIDS, Infectious diseases, Medicine

6. Bộ Y tế. Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007-2012 = Viet Nam HIV/AIDS estimates and projections 2007-2012 / Bộ Y tế. Cục phòng chống HIV/AIDS. - Hà Nội : [K.nxb.], 2009. - x, 91p. : bảng biểu ; 29cm

Phân loại: 616.97 / Ư557T

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.001897

Từ khoá: AIDS, Dự báo, HIV

7. Cẩm nang phòng chống aids và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình . - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb.Tp.Hồ Chí Minh, 2001. - 94tr. ; 18cm. - (Tủ sách y học cho mọi người)

Tóm tắt: Những kiến thức cơ bản về những vấn đề liên quan đến bệnh tật, cách phát hiện, phòng ngừa, chế độ dinh dưỡng, phương pháp điều trị...

Phân loại: 616.97 / C120N

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.063006, M.063007

Kho Đọc Việt vừa: VV.054882



Từ khoá: Hội chứng suy giảm nhiễm dịch, HIV, Y học, AIDS, Cẩm nang

8. Câu chuyện đời tôi : Lời tri ân / Nhiều tác giả. - Hà Nội : Phụ nữ, 2009. - 79tr. ; 20cm

Tóm tắt: Những câu chuyện, những bức thư hay những lời bày tỏ của những người mang trong mình HIV viết về cuộc đời, cuộc sống của họ nhằm giúp cộng đồng hiểu, thông cảm và sẻ chia với những người mắc HIV

Phân loại: 362.196 / C125CH

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.085762, M.085763

Kho Đọc Việt vừa: VV.065467



Từ khoá: HIV, Bệnh nhân, Cộng đồng, Xã hội học

9. Coi chừng nhiễm HIV. : Ca dao, vè, thơ: Phục vụ công tác tuyên truyền phòng chống AIDS / Nhiều tác giả. - Hà Nội : Bộ Văn hoá thông tin, 2002. - 58tr. ; 19cm

Phân loại: 895.922 8 / C428CH

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.063719, M.063720, M.055256

Kho Đọc Việt vừa: VV.055255



Từ khoá: Đời sống xã hội, HIV

10. Cossarizza, A.. Cellular aspects of HIV infection / A. Cossarizza. - New York : McGraw_Hill, 2002. - 458p ; 26cm

Phân loại: 616.97 / CE

Ký hiệu kho: Kho Tiếng Anh: E.003789

Từ khoá: Physiology, HIV, AIDS (Disease), Sinh lý học, Infection, Bệnh lây nhiễm

11. COX F.D.. The AIDS booklet / F.D.Cox. - 5th ed.. - Boston : McGraw_Hill, 1999. - 69p. ; 24cm

Phân loại: 616.97 / A000-I

Ký hiệu kho: Kho Tiếng Anh: E.000312

Từ khoá: AIDS, Y học, HIV

12. COX, Frank D.. The AIDS booklet / Frank D.Cox. - 4th ed.. - Boston : McGraw_Hill, 1996. - 69p. ; 23cm

Phân loại: 616.97 / A000-I

Ký hiệu kho: Kho Tiếng Anh: E.000156

Từ khoá: AIDS, HIV, Tài liệu tham khảo, Y học

13. Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 = The national strategy on HIV/AIDS prevention and control in Vietnam till 2010 with a vision to 2020 : Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004. - Hà Nội : Y học, 2004. - 189tr. ; 28cm

ĐTTS ghi: Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm



Phân loại: 362.196 / CH305L

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.000719, WB.002172

Từ khoá: HIV, Phòng chống lây nhiễm, AIDS (Bệnh), Chiến lược

14. Đại dịch HIV / AIDS và cách phòng chống / Sưu tầm, biên soạn: Hải Anh. - Hà Nội : Lao động, 2008. - 190tr. ; 19cm

Phân loại: 362.196 / Đ103D

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.082333, M.082334

Kho Đọc Việt vừa: VV.063674



Từ khoá: HIV, Lây nhiễm HIV, Ngăn chận, AIDS

15. Good practice in Asia : Targeted HIV prevention for injecting drug users and sex workers : Vietnam's first large-scale national harm reduction initiative. - Hà Nội : World Health Organization, [2009]. - 56tr. : minh họa màu ; 30cm

Thư mục: tr.55-56



Phân loại: 362.196 / G400D

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.000737

Từ khoá: Chính sách nhà nước, Nhiễm HIV, AIDS (Bệnh), Phòng bệnh

16. HIV/AIDS mối ràng buộc toàn cầu. - Hà Nội : Thế giới, 1995. - 235tr ; 19cm

Tóm tắt: Tuyển tập các công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia vềHIV/AIDS ở nhiều nước,những vấn đề nóng bỏng về đại dịch...

Phân loại: 616.97 / H300V

Ký hiệu kho: Kho Đọc Việt vừa: VV.050273

Từ khoá: Y học, Dịch bệnh, AIDS, HIV

17. HIV/AIDS và quyền con người : Tài liệu lồng ghép / Cao Đức Thái [và nh. ng. khác]. - Hà Nội : Nxb. Hà Nội, 2007. - 144tr. ; 28cm

ĐTTS : Viện Nghiên cứu Quyền con người



Phân loại: 323.3 / H000-I

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002171

Từ khoá: HIV ,Quyền con người, AIDS, Dân quyền

18. Hoàng Minh. Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS / Hoàng Minh. - Hà Nội : Y học, 1999. - 268tr ; 19cm

Tóm tắt: Kiến thức về bệnh lao và HIV/AIDS. Quan hệ đồng nhiễm bệnh lao và HIV/AIDS. Phòng tránh và điều trị. Sách dùng cho y, bác sĩ và mọi người.

Phân loại: 616.9 / B256L

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.058918

Kho Đọc Việt vừa: VV.052705



Từ khoá: Lao phổi, AIDS, Lao; Y học, Bệnh truyền nhiễm

19. Hướng dẫn nhà quản lý và công đoàn về chương trình, chính sách phòng ngừa HIV/AIDS tại nơi làm việc. - Hà Nội : Lao động xã hội, 2005. - 344tr. ; 28cm

Tóm tắt: Phối hợp quản lý một cách chiến lược các giải pháp phòng ngừa AIDS tai nơi làm việc

Phân loại: 616.97 / H561D

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.070695, M.070697

Kho Đọc Việt lớn: VL.008666



Từ khoá: Công Đoàn, HIV/AIDS, Bệnh truyền nhiểm, Y học

20. Kế hoạch hành động về quản lý và điều phối viện trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn 2020 : Kèm theo quyết định số 14/QĐ - BYT ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Hà Nội : [K.nxb.], 2008. - 30tr. ; 27cm

ĐTTS ghi: Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn mat tuý, mại dâm



Phân loại: 362.196 / K250H

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002238

Từ khoá : HIV, AIDS

21. Khung hành động Châu Á - Thái Bình Dương về liên kết dịch vụ HIV/NTLTQĐTD với các dịch vụ sức khoẻ sinh sản, vị thành niên, bà mẹ - trẻ sơ sinh và trẻ em. - [K.đ.] : World Health Organization : Unief : Unfpa : Unaids, 2009. - 30tr. : hình vẽ ; 30cm

Đầu trang bìa sách ghi: Tổ chức Y tế Thế giới. - Phụ lục: tr. 26-28. - Thư mục: tr. 29-30



Tóm tắt: Giới thiệu mục đích, nguồn gốc và bối cảnh của khung hành động châu Á - Thái Bình Dương về liên kết dịch vụ HIV/NTLTQĐTD với các dịch vụ sức khoẻ sinh sản, vị thành niên, bà mẹ - trẻ sơ sinh và trẻ em. Tại sao các mối liên kết lại hữu ích? Khung liên kết dịch vụ. Cách thức thiết lập các mối liên kết. Các trường hợp điển hình của các nước. Vận hành tài liệu khung

Phân loại: 362.196 / KH513H

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002484

Từ khoá: Chăm sóc sức khoẻ, AIDS, HIV, Bệnh truyền nhiễm, Sức khoẻ tình dục

22. Lim, Travis. Measuring intimate partner transmission of HIV in Viet Nam : A data triangulation exercise / Travis Lim, Tran Tien Dat, Tran Hung Minh. - Ha Noi : Unaids and UN Women, 2012. - 56p. : ill. ; 30cm

Bibliogr. : p. 43-44 ; Annexes: p.45 - 56



Phân loại: 362.196 / M200S

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002655

Từ khoá: HIV, Truyền nhiễm

23. Living in a world with HIV and AIDS : Information for employees of the UN system and their families. - Geneva : UNAIDS, [2004]. - 56tr. ; [24cm]

Phân loại: 362.196 / L315-I

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002510

Từ khoá: AIDS, HIV, Chăm sóc sức khoẻ

24. Ngọc Toàn. Phụ nữ và SIDA / Ngọc Toàn. - Hà Nội : Phụ nữ, 1991. - 81tr. ; 19cm

Tóm tắt: Tìm hiểu về bệnh SIDA: Thời gian nhiễm virut HIV; Lây truyền SIDA, triệu chứng, phòng chống SIDA; Các bệnh lây lan qua đường tình dục: Bệnh hoa liễu, viêm nhiễm không đặc hiệu, bệnh sùi mào gà, bệnh Ecpes sinh học, viêm nhiễm do ký sinh trùng

Phân loại: 616.97 / PH500N

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.053449

Kho Đọc Việt vừa: VV.048709



Từ khoá: Phụ nữ; SIDA, Virut HIV

25. Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ các cơ quan trung ương với đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam / B.s.: Bùi Trường Giang (ch.b.),...[và những người khác]. - Hà Nội : Khoa học Xã hội, 2010. - 282tr. : minh hoạ ; 21cm

ĐTTS ghi: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh viện Khoa học Xã hội Việt Nam



Tóm tắt: Những vấn đề chung về HIV/AIDS và xu hướng truyền thông tại Việt Nam hiện nay. Những hình thức hoạt động mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS

Phân loại: 362.196 / NH121TH

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002390

Từ khoá: HIV, Tuổi trẻ, AIDS

26. Nhu cầu chưa được đáp ứng trong dịch vụ sức khoẻ sinh sản và HIV/AIDS: Bằng chứng từ phân tích số liệu MICS 2011. - Hà Nội : UNFPA, 2013. - x, 95tr. : minh hoạ ; 28cm. - (Các ấn phẩm về sức khoẻ và sinh sản tình dục do Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc xuất bản; 13)

Thư mục: tr. 70-73. - Phụ lục: tr. 74-95



Tóm tắt: Trình bày những kết quả phân tích số liệu thu được từ cuộc điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS). Nghiên cứu xem xét mức độ, xu hướng và sự khác biệt về nhu cầu chưa được đáp ứng về một số dịch vụ sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS

Phân loại: 362.108 2 / NH500C

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002568

Từ khoá: AIDS, HIV, Chăm sóc sức khoẻ, Sức khoẻ sinh sản, Phụ nữ

27. Những quy định pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS. - Hà Nội : Chính trị quốc gia, 1996. - 109tr ; 19cm

Tóm tắt: Tập hợp các quyết định, nghị định, chỉ thị, pháp lệnh, thông tri và chương trình của Bộ y tế, Hội đồng bộ trưởng, chính phủ, Bộ Văn hoá thông tin về phòng chống nhiễm HIV/AIDS

Phân loại: 344.597 04 / NH556QU

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.055552

Kho Tra cứu khổ vừa: TV.001193

Kho Đọc Việt vừa: VV.050617

Từ khoá: Pháp luật, Y tế, Bệnh AIDS, Virut HIV

28. Objectives of behaviour change communication in the rhiya Vietnam programme / Editors: Quan Le Nga, Than Thi Lan Huong. - Hà Nội : [K.Nxb]. - 24cm

A guide to behaviour change communication in improving reproductive and sexual health of youth and adolescents

Module2. - 2007. - 102tr.

Phân loại: 613.9 / O-401J

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.001286-1287

Từ khoá: HIV, AIDS, Sex, Communicationactivity, Sexual health, Youth, Adolescents, Thanh thiếu niên, Giáo dục giới tính, Y học



29. Sổ tay truyền thông phòng chống HIV/AIDS : Sách dùng cho tuyên truyền viên và cán bộ văn hoá thông tin cơ sở. - Hà Nội : Văn hoá dân tộc, 2005. - 95tr. ; 18cm

Tóm tắt: Mục tiêu chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010,...

Phân loại: 362.196 / S450T

Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.069943, M.069944

Kho Tra cứu khổ vừa: TV.001579

Kho Đọc Việt vừa: VV.058378, VV.058379

Từ khoá: Phòng chống, HIV/AIDS, Sổ tay tuyên truyền

30. Tạp chí Aids và cộng đồng. 2006 : Tạp chí ra 2 kỳ /tháng cảu Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS.. - Hà Nội, 2006. - 19x27cm.

Phân loại: 362.105 / T109CH

Ký hiệu kho: Kho Tạp chí: TC.002830

Từ khoá: Aids, HIV, Cộng đồng, Ấn phẩm định kì, Tạp chí

31. Tạp chí Aids và cộng đồng. 2007 : Tạp chí ra 2 kỳ /tháng cảu Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS.. - Hà Nội, 2007. - 19x27cm.

Phân loại: 362.105 / T109CH

Ký hiệu kho: Kho Tạp chí: TC.002831

Từ khoá: Aids, HIV, Cộng đồng, Ấn phẩm định kì, Tạp chí

32. Tạp chí Aids và cộng đồng. 2008 : Tạp chí ra 2 kỳ /tháng cảu Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS. - Hà Nội, 2008. - 19x27cm.

Phân loại: 362.105 / T109CH

Ký hiệu kho: Kho Tạp chí: TC.002832

Từ khoá: Aids, HIV, Cộng đồng, Ấn phẩm định kì, Tạp chí

33. Tạp chí Aids và cộng đồng. 2009 : Tạp chí ra 2 kỳ /tháng cảu Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS.. - Hà Nội, 2009. - 19x27cm.

Phân loại: 362.105 / T109CH

Ký hiệu kho: Kho Tạp chí: TC.002833

Từ khoá: Aids, HIV, Cộng đồng, Ấn phẩm định kì, Tạp chí

34. Tạp chí Aids và cộng đồng. 2011 : Tạp chí ra 2 kỳ /tháng của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS. - Hà Nội. - 19x27cm.

T.1/1 : Từ số 1-12 (Tháng 1-12). - 2011



Phân loại: 362.105 / T109CH

Ký hiệu kho: Kho Tạp chí: TC.003340

Từ khoá: Aids, HIV, Cộng đồng, Ấn phẩm định kì, Tạp chí

35. Tạp chí Aids và cộng đồng. 2012 : Tạp chí ra 2 kỳ /tháng của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS. - Hà Nội. - 19 x 27cm

T.1/1 : Từ số 1-12 (Tháng 1-12). - 2012



Phân loại: 362.105 / T109CH

Ký hiệu kho: Kho Tạp chí: TC.003341

Từ khoá: AIDS, HIV, Cộng đồng, Ấn phẩm định kì, Tạp chí

36. Tạp chí Aids và cộng đồng. 2013 : Tạp chí ra 1 kỳ /tháng của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS. - Hà Nội. - 19 x 27cm

T.1/1 : Từ số 1-12 (Tháng 1-12). - 2013



Phân loại: 362.105 / T109CH

Ký hiệu kho: Kho Tạp chí: TC.003528

Từ khoá: AIDS, HIV, Cộng đồng, Ấn phẩm định kì, Tạp chí

37. Tạp chí Aids và cộng đồng. 2014 : Tạp chí ra 1 kỳ /tháng của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS. - Hà Nội. - 19 x 27cm

T.1/1 : Số 1-12. - 2014



Phân loại: 362.105 / T109CH

Ký hiệu kho: Kho Tạp chí: TC.003692

Từ khoá: AIDS, HIV, Cộng đồng, Ấn phẩm định kì, Tạp chí

38. Tập tranh cổ động phòng chống HIV/AIDS. - Hà Nội : Nxb.Hà Nội, 2005. - 55tr. ; 22cm

Phân loại: 361.196 / T123T

Ký hiệu kho: Kho Đọc Việt lớn: VL.008761

Từ khoá: Phòng chống, Sổ tay, Y học, HIV, Tranh cổ động

39. Thành lập và đăng ký tư cách pháp nhân : Tài liệu tham khảo cho nhóm tự lực và nhóm hỗ trợ. - Hà Nội : Tư Pháp, 2010. - 90tr. ; 21cm

Dự án sáng kiến chính sách y tế Việt Nam, Chương trình phối hợp của Liên hợp Quốc về HIV/AIDS. - Thư mục : tr. 79-89



Tóm tắt: Hổ trợ giúp các nhóm hay các tổ chức xã hội dân sự tích cực tham gia công tác xã hội hóa phòng chống HIV/AIDS, được trang bị đầy đủ kiến thức và hổ trợ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhóm trong việc thành lập và đăng ký pháp nhân.

Phân loại: 346.597 / TH107L

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002035, WB.002036

Từ khoá: Tư cách pháp nhân; Luật pháp, Tư Pháp, HIV/AIDS

40. Thế giới của chúng mình / Annette Roman kể ; Minh hoạ: Leandro Ng,...; Hồ Yến Lan dịch. - Washington : The World Bank. - 21cm

Ph.2 : HIV/AIDS - Mối tình đầu. - 2007. - 40tr. : hình ảnh



Phân loại: 823 / TH250GI

Ký hiệu kho: Kho Thiếu nhi: THN.008575, THN.008579

Từ khoá: HIV ,AIDS ,Truyện tranh, Truyện, Văn học, Văn học thiếu nhi

41. The macroeconomics of HIV/AIDS / editor, Markus Haacker. - Washington, D.C. : International Monetary Fund, 2004. - xvii, 344 p. : ill ; 23cm

Includes bibliographical references



Phân loại: 362.1 / M101R

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.000471

Từ khoá: Income, Thu nhập, Developing country, Nước đang phát triển, Social welfare, Phúc lợi xã hội, HIV, AIDS, Poverty, Nghèo đói

42. Treating the psychological consequences of HIV / M. F. O'Connor, I. D. Yalom, editor. - San Francisco : Jossey-Bass Publishers, 1997. - 361p ; 26cm

Phân loại: 616.97 / TR

Ký hiệu kho: Kho Tiếng Anh: E.002741

Từ khoá: HIV infections, Nhiễm HIV, Tâm lý trị liệu, Y học

43. Truck drivers and casual sex : an inquiry into the potential spread of HIV/AIDS in the Baltic Region / Marzena Kulis ... et al.. - Washington, D.C. : World Bank, 2004. - vii, 29p. : ill. ; 25cm

World Bank working paper no.37. - Bibliographical references: 27-29p.



Phân loại: 614.5 / TR506K

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.000394

Từ khoá: Survey; Điều tra; Truck Drives, Health, Sức khỏe, Sexual behavior, Hành vi tình dục, Sex, Tình dục, HIV, AIDS, Tài xế xe tải

44. Unmet need for reproductive health and HIV/AIDS services: Evidence based on the analysis of 2011 MICS data. - Hà Nội : UNFPA, 2013. - x, 86p. ; 28cm. - (UNFPA publications on sexual repruductive health; 13)

Bibliogr.: p. 66-68. - App.: p. 69-86



Tóm tắt: Trình bày những kết quả phân tích số liệu thu được từ cuộc điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS). Nghiên cứu xem xét mức độ, xu hướng và sự khác biệt về nhu cầu chưa được đáp ứng về một số dịch vụ sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS

Phân loại: 362.108 2 / U512M

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002569

Từ khoá: AIDS, HIV, Chăm sóc sức khoẻ, Sức khoẻ sinh sản, Phụ nữ

45. Wegelin, Madeleen. Gender analysis of the national HIV response in VietNam / Madeleen Wegelin, Schuringa, Le Minh Giang. - [K.đ] : [K. nxb], 2010. - 45tr. ; 30cm

Phân loại: 362.196 / G203D

Ký hiệu kho: Kho Ngân hàng Thế giới: WB.002679

Từ khoá: HIV, Giới tính
II. THƯ MỤC BÀI TRÍCH

46. Ánh Ngọc. Năm 2005 Đà Nẵng sẽ không có người nghiện ma tuý / Ánh Ngọc // Giáo dục & Thời đại chủ nhật. - 2003. - Ngày 6, tháng 7

Tóm tắt: Kết quả sau 3 năm thực hiện chủ trương thành phố không có người nghiện ma tuý. Những vấn đề đặt ra.

Phân loại: 363.409 597 51 / N114H

Từ khoá: Ma tuý, AIDS, HIV, Tệ nạn xã hội

47. Đặng Văn Nở. Thanh Khê nói không với ma tuý, mại dâm / Đặng Văn Nở // Đà Nẵng. - 2006. - Ngày 3, tháng 4. - Tr. 7.

Tóm tắt: Từ giữa năm 2001 đến cuối năm 2002, tình hình ma tuý mại dâm ở Thanh Khê có chiều hướng diễn biến phức tạp. Số người nghiện tính đến cuối năm 2002 là 200 người. Riêng số người sử dụng trái phép chất ma tuý có hồ sơ hiện nay là 377 người. Đứng trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS, Phòng chống ma tuý, mại dâm đã tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền với các ban ngành đoàn thể triển khai kịp thời các biện pháp, hình thức thiết thực, cụ thể nhằm hạn chế đi đến chấm dứt những tệ nạn này. Nhờ làm tốt nên từ đó đến nay, quận Thanh Khê đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Các loại tội phạm về ma tuý, mại dâm đều giảm. Đặc biệt, đã có hơn 40 người từ bỏ hẳn việc sử dụng ma tuý, hoà nhập cộng đồng.

Phân loại: 363.409 597 51 / TH107KH

Từ khoá: Mại dâm; Ma tuý; HIV; AIDS; Tệ nạn xã hội; Xã hội.; Thanh Khê; Đà Nẵng

48. Diệu Minh. HIV/AIDS len lỏi vào nông thôn / Diệu Minh // Đà Nẵng. - 2009. - Ngày, 17 tháng 11. - Tr. 5

Tóm tắt: Theo số liệu do Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cung cấp, hiện tại, 11 xã của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, đã xác định được 62 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 7 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 28 người đã tử vong. Số đối tượng nghiện chích ma túy, bệnh nhân lao và phụ nữ lây truyền khi sinh con đang có xu hướng tăng. Trước thực trạng tình hình, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố sẽ phối hợp với địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao hiểu biết về căn bệnh HIV/AIDS và những biện pháp phòng tránh, hạn chế sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh thế kỷ này.

Phân loại: 616.97 / H000-I

Từ khoá: Phòng bệnh, Bệnh xã hội, Ma tuý, Xã hội, HIV

49. Hải Hậu. Đà Nẵng đối mặt với nguy cơ tăng lây nhiễm HIV / Hải Hậu // Công an thành phố Đà Nẵng. - 2009. - Ngày 25, tháng 7. - Tr.5

Tóm tắt: Ở Đà Nẵng hiện nay, tình hình mại dâm, ma túy và lây nhiễm HIV trên địa bàn thành phố trong những tháng đầu năm đều có xu hướng tăng. Cụ thể, đã phát hiện 74 ca nhiễm HIV mới, 16 ca bệnh AIDS và 12 ca AIDS đã tử vong. Tình hình lây lan HIV có xu hướng tăng cao tới 37% so với cùng kỳ năm 2008. Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng rõ rệt khi có 6 trường hợp bà mẹ sinh con nhiễm HIV, gần 46% lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn. Trước thực trạng ấy, Đà Nẵng cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành chức năng, các hội, đoàn thể trong công tác phòng chống HIV, AIDS, tội phạm ma túy, mại dâm, đẩy mạnh các mô hình quản lý người có HIV . Có như vậy, thành phố mới có thể chặn được nguy cơ tăng lây nhiễm trong cộng đồng.

Phân loại: 616.970 959 751 / Đ100N

Từ khoá: Phòng chống, Tệ nạn xã hội, Ma tuý, Xã hội, HIV, AIDS

50. Hoài Văn. Đà Nẵng: Hơn 1.500 người nhiễm HIV / Hoài Văn // Tiền phong. - 2012. - Ngày 19, tháng 10. - Tr.2

Tóm tắt: Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Đà Nẵng, hiện thành phố có 56/56 xã, phường có người nhiễm HIV, đến tháng 8-2012 đã có hơn 1.500 trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS là 665 người và 393 ca tử vong do AIDS.

Phân loại: 616.970 959 751 / Đ100N

Từ khoá: HIV, Phòng chống HIV, Mại dâm,Tệ nạn, Ma tuý, Tệ nạn xã hội, Xã hội

51. L. Hùng. Đà Nẵng, lây nhiễm HIV tiếp tục được khống chế ở mức thấp / L. Hùng // Công an thành phố Đà Nẵng. - 2015. - Ngày 27, tháng 8. - Tr.14

Tóm tắt: Trong giai đoạn 2013-2015, lây nhiễm HIV trên địa bàn TP Đà Nẵng tiếp tục được khống chế ở mức độ lây lan thấp. Theo đó, lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) luôn duy trì dưới 3% và dưới 1% trong nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD). Theo số liệu của Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tỷ lệ nhiễm HIV tại Đà Nẵng hiện là 75/100.000 dân, đạt được mục tiêu chung của Kế hoạch 8216 là duy trì lây nhiễm HIV dưới 0,5%....

Phân loại: 362.196 / Đ100N

Từ khoá : HIV, AIDS, Y tế cộng đồng

52. Mai Hoa. Dự án phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên: Góp phần giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm HIV / Mai Hoa // Đà Nẵng. - 2011. - Ngày 27, tháng 9. - Tr.5

Tóm tắt: Tháng 4 năm 1993, Đà Nẵng có 1 ca nhiễm HIV/AIDS. Nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, toàn thành phố có 1.393 ca nhiễm HIV. Trong đó, có 560 bệnh nhân AIDS và 320 ca tử vong. Trên cơ sở đó, có thể nói, dự án phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên ở Đà Nẵng giai đoạn 2008 - 2011 đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Phân loại: 362.196 095 975 1 / D550A

Từ khoá: Phòng chống, HIV, AIDS, Y tế, Xã hội

53. Mai Hoa. Mở rộng hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV / Mai Hoa // Đà Nẵng. - 2011. - Ngày 1, tháng 12. - Tr.5

Tóm tắt: Trong 9 tháng đầu năm 2011, Đà Nẵng phát hiện thêm 109 người nhiễm HIV mới. Trong đó, có 26 người đã chuyển qua giai đoạn AIDS và 13 trường hợp tử vong. Như vậy, tổng số người nhiễm HIV từ trước đến nay là 1.441 người. Để góp phần giảm thiểu người nhiễm HIV, Đà Nẵng đã có nhiều biện pháp tuyên truyền việc phòng chống, giúp những người nhiễm HIV hoà nhập cộng đồng, tích cực điều trị những bệnh nhân HIV/AIDS.

Phân loại: 362.196 095 975 1 / M460R

Từ khoá: Phòng chống, HIV, AIDS, Y tế, Xã hội

54. Mai Hoa. Phòng chống HIV cho thanh niên tại Liên Chiểu / Mai Hoa // Đà Nẵng . - 2011. - Ngày 25, tháng 1. - Tr.2

Tóm tắt: Từ năm 1993 đến nay, tại Liên Chiểu, đã có 84 ca nhiễm HIV. Trong đó, có 29 bệnh nhân AIDS đã tử vong. Mặc dù có nhiều nỗ lực ngăn chặn đại dịch AIDS nhưng hai năm qua, số bệnh nhân nhiễm HIV ở Liên Chiểu tăng khá nhanh. Năm 2008 có 4 ca nhiễm nhưng năm 2009 có 10 ca và năm 2010 lên 15 ca. Chủ yếu lây qua đường tình dục, rồi tiêm chích ma tuý, lây từ vợ hoặc chồng... Để tăng cường phòng chống HIV, quận Liên Chiểu đã đề ra nhiều biện pháp thích hợp.

Phân loại: 362.196 095 975 1 / PH431CH

Từ khoá: Phòng chống, HIV, AIDS, Y tế, Xã hội

55. Mai Hoa. Tác động từ dự án Phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên / Mai Hoa // Đà Nẵng. - 2011. - Ngày 26, tháng 4. - tr.7

Tóm tắt: Ở Đà Nẵng, dự án Phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên đã triển khai được 3 năm, với mục tiêu nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa HIV/AIDS cho thanh niên, đã đạt một số kết quả ban đầu. Dự án đã góp phần nâng cao ý thức chống lây nhiễm căn bệnh này trong cộng đồng.

Phân loại: 362.196 095 975 1 / T101Đ

Từ khoá: Phòng chống, HIV, AIDS, Y tế, Xã hội

56. Nguyễn Mạnh Hùng. Sáu giải pháp để thực hiện mục tiêu " Không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng " / Nguyễn Mạnh Hùng // Đà Nẵng. - 2003. - Ngày 12, tháng 9

Tóm tắt: Thực trạng hoạt động mat tuý và số người buôn bán ma tuý bị bắt ở Đà Nẵng trong những năm gân đây. Những biện pháp ngăn chặn

Phân loại: 364.409 597 51 / S111GI

Từ khoá: Ma tuý, Tệ nạn xã hội, HIV, AIDS, Ngăn chặn tội phạm

57. Nguyễn Thành. Lá xanh sắp rụng ... / Nguyễn Thành // Đà Nẵng. - 2004. - Ngày 24, tháng 9. - Tr.3

Tóm tắt: Xu hướng " trẻ hoá " và nhóm nguy cơ ma tuý vẫn chiếm một tỉ lệ khá lớn trong những người nhiễm HIV/AIDS. Trong lúc lứa tuổi bị nhiễm từ 20 đến 39 chiếm tỉ lệ gần 65 phần trăm thì nhóm nguy cơ ma tuý chiếm gần 50 phần trăm. Đây là thực trạng đáng báo động ở Đà Nẵng hiện nay.

Phân loại: 364.409 597 51

Từ khoá: Bệnh tật, Ma tuý, HIV, AIDS, Tệ nạn xã hội, Xã hội, Đà Nẵng

58. Nhân Mùi. Đơn vị điển hình trong phong trào phòng chống ma tuý / Nhân Mùi // Đà Nẵng. - 2005. - Ngày 12, tháng 10. - Tr.5

Tóm tắt: Từ năm 2001 đến nay, công an quận Hải Châu đã triệt phá 47 vụ mua bán trái phép chất ma tuý, thu giữ nhiều hiện vật, phương tiện gây án. Khong chỉ triệt phá, công an quận còn tiến hành nhiều biện pháp kết hợp nhằm phòng chống loại tệ nạn này như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác tội phạm, đăng ký thực hiện phong trào "đơn vị trường học, tổ dân phố, gia đình không có ma tuý", xây dựng nhiều hình thức hoạt động sinh động, thiết thực như các mô hình "3 không", "3 có", "Câu lạc bộ gia đình tương lai"... Nhờ vậy đến tháng 9 năm 2005, toàn quận không có gia đình nào có người nghiện ma tuý trong cộng đồng. Đó là thành tích nổi bật của công an quận thời gian qua.

Phân loại: 364.409 597 51

Từ khoá: Ma tuý, HIV, AIDS, Xã hội, Đà Nẵng

59. Phan Thanh Giản. Các tổ chức chính trị - xã hội quận Sơn Trà (Đà Nẵng) trong cuộc đấu tranh ngăn chận, đẩy lùi tệ nạn nghiện hút và mại dâm hiện nay / Phan Thanh Giản // Sinh hoạt lý luận. - 2005. - Số 4. - Tr. 68 - 72

Tóm tắt: Trong qua strình đấu tranh ngăn chận và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các tổ chức chính trị xã hội Sơn Trà đã thể hiện được vai trò và chức năng của mình không những trong việc tham mưu cho chính quyền mà còn tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho quần chúng, phát hiện tố giác những hành vi sai trái, những đối tượng nghiện hút, những ổ mại dâm... Nhờ vậy, Sơn Trà đã từng bước đẩy lùi được những tệ nạn này.

Phân loại: 364.409 597 51

Từ khoá: Mại dâm, Ma tuý, HIV, AIDS, Tệ nạn xã hội, Xã hội, Sơn Trà, Đà Nẵng

60. T.Dũng. Lây truyền HIV chủ yếu vẫn qua đường tình dục không an toàn / T.Dũng // Công an thành phố Đà Nẵng. - 2013. - Ngày 1, tháng 8. - Tr.15

Tóm tắt: Ở Đà Nẵng, hiện có 912 người nhiễm HIV. Trong đó, có 587 ca chuyển sang AIDS, 381 trường hợp tử vong và hiện đang có 531 người nhiễm HIV còn sống. Nhiễm HIV mới được phát hiện tại 7/8 quận, huyện. Số trường hợp phát hiện nhiễm HIV mới là người ngoại tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ cao. Phân tích số ca nhiễm mới cho thấy lây nhiễm HIV chủ yếu vẫn qua đường tình dục không an toàn, chiếm 88,3% số ca nhiễm.

Phân loại: 362.196 095 975 1 / L126TR

Từ khoá: Y tế, Xã hội, Phòng chống, HIV, AIDS, Mại dâm

61. Tân Phong. Nỗi lo HIV từ thành phố sông Hàn / Tân Phong // Công an nhân dân. - 2007. - Ngày 7, tháng 7. - Tr.6

Tóm tắt: Từ ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1993, tính đến đầu tháng 6 năm 2007, theo Sở Y tế thành phố, đã phát hiện 887 trường hợp nhiễm HIV. Trong đó, có 359 ca chuyển sang giai đoạn AIDS. Điều đặc biệt nguy hiểm là số ca nhiễm hàng năm càng về sau càng tăng dần, từ 30 ca trước năm 2000 đã tăng dần lên 100 ca sau năm 2000. Số người ngoại tỉnh bị nhiễm vào thành phố cũng tăng, chiếm hơn một nửa. Đã xuất hiện 2 cặp vợ chồng cùng nhiễm HIV... Có thể nói, Đà Nẵng đang đứng trước nỗi lo về tình hình nhiễm HIV ngày càng tăng, đồi hỏi các cấp, các ngành liên quan cần nhanh chóng vào cuộc, đề ra những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lây nhiễm mạnh trong cộng đồng thời gian đến.

Phân loại: 362.196 / N452L

Từ khoá: HIV, AIDS, Tệ nạn xã hội, Thực trạng, Cộng đồng

62. Thanh Thảo. Họ đã hoà nhập từ CLB Vươn lên / Thanh Thảo // Đà Nẵng. - 2004. - Ngày 14 tháng 7. - Tr.3

Tóm tắt: Hiện nay, trên địa bàn quận Thanh Khê có 352 đối tượng nghiện ma tuý. Trong đó, lứa tuổi 18 đến 35 chiếm tỷ lệ 75%. Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ vươn lên chuyên quản lý người sau cai nghiện, nhiều đối tượng đã tìm được công ăn việc làm, ổn định đời sống. Nhưng, để các câu lạc bộ này phát huy tác dụng nhiều hơn nữa, còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Phân loại: 363.450 959 751 / H400Đ

Từ khoá: Cai nghiện ma túy, Ma tuý, HIV, Tệ nạn xã hội, Xã hội

63. Việt Dũng. Mỗi năm ghi nhận hơn 100 ca nhiễm HIV mới / Việt Dũng // Đà Nẵng. – 2011. - Ngày 23, tháng 2. - Tr.2

Tóm tắt: Nhìn chung, tình hình lây nhiễm HIV ở Đà Nẵng trong những năm qua được kiểm soát ở mức thấp, với khoảng trên 100 ca lây nhiễm mỗi năm. Riêng năm 2010, đã có 130 ca nhiễm HIV, chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn. Hiện nay, tổng sooa người nhiễm HIV ở Đà Nẵng lên đến 1.333 người.

Phân loại: 362.196 095 975 1 / M452N

Từ khoá: Phòng chống, HIV, AIDS, Y tế, Xã hội

64. Việt Dũng. Phòng lây nhiễm AIDS trong cộng đồng: Cảnh báo từ nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao / Việt Dũng // Đà Nẵng. - 2007. - Ngày 10 tháng 8

Tóm tắt: Trong 6 tháng đầu năm 2007, đã có thêm 68 ca nhiễm HIV/AIDS. Trên thực tế, số người mới bị nhiễm còn cao hơn. Nguy cơ chính là do lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Được biết, hiện thành phố có 174 gái mại dâm đường phố đang hoạt động. Đây là nguyên nhân gây lây nhiễm cao. Đặc biệt, độ tuổi lây nhiễm cũng có xu hướng trẻ hoá, phần đống đều dưới 40 tuổi.

Phân loại: 362.196 / PH431L

Từ khoá: HIV, AIDS, Tệ nạn xã hội, Mại dâm, Ma tuý

65. Việt Dũng. Vẫn còn nhiều thách thức / Việt Dũng // Đà Nẵng. - 2008. - Ngày 2, tháng 12. - Tr.2

Tóm tắt: Tháng 4 năm 1993, thành phố Đà Nẵng ghi nhận ca nhiễm HIV đầu tiên và đến tháng 12 năm 2007 đã có 940 người mắc bệnh. Điều đáng ghi nhận là trong khi các tỉnh, thành khác, số người nhiễm HIV mới năm sau thường cao hơn năm trước thì ở Đà Nẵng ngược lại. Riêng 10 tháng đầu năm 2008, có 86 trường hợp nhiễm HIV mới, giảm 9 trường hợp so với cùng kỳ năm 2007. Kết quả trên là nhờ sự phối hợp giữa các ngành, địa phương, cơ quan chuyên trách phòng chống HIV/AIDS trong việc triển khai các chương trình can thiệp sớm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống HIV.

Phân loại: 363.409 597 51 / V121C

Từ khoá: Xã hội, HIV, Phòng chống, Mại dâm, Tệ nạn xã hội, Ma tuý

III. BẢNG TRA TÊN SÁCH – TÊN TÁC GIẢ

BẢNG TRA TÊN TÀI LIỆU

TÊN TÀI LIỆU

STT

50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS

1

A

A sourcebook of HIV/AIDS prevention programs

2

Addressing HIV/AIDS in East Asia and the Pacific

3

AIDS epidemic update : Special report on HIV prevention

4

B

Battling HIV / AIDS : A decision maker's guide to the procurement of medicines and related supplies

5

Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS

18

C

Các tổ chức chính trị - xã hội quận Sơn Trà (Đà Nẵng) trong cuộc đấu tranh ngăn chận, đẩy lùi tệ nạn nghiện hút và mại dâm hiện nay

59

Cẩm nang phòng chống aids và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình

7

Câu chuyện đời tôi : Lời tri ân

8

Coi chừng nhiễm HIV. : Ca dao, vè, thơ: Phục vụ công tác tuyên truyền phòng chống AIDS

9

Cellular aspects of HIV infection

10

Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

13

D

Dự án phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên: Góp phần giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm HIV

52

Đ

Đà Nẵng đối mặt với nguy cơ tăng lây nhiễm HIV

49

Đà Nẵng: Hơn 1.500 người nhiễm HIV

50

Đà Nẵng, lây nhiễm HIV tiếp tục được khống chế ở mức thấp

51

Đại dịch HIV / AIDS và cách phòng chống

14

Đơn vị điển hình trong phong trào phòng chống ma tuý

58

G

Gender analysis of the national HIV response in VietNam

45

Good practice in Asia : Targeted HIV prevention for injecting drug users and sex workers : Vietnam's first large-scale national harm reduction initiative

15

H

HIV/AIDS len lỏi vào nông thôn

48

HIV/AIDS mối ràng buộc toàn cầu

16

HIV/AIDS và quyền con người

17

Họ đã hoà nhập từ CLB Vươn lên

62

Hướng dẫn nhà quản lý và công đoàn về chương trình, chính sách phòng ngừa HIV/AIDS tại nơi làm việc

19

Kế hoạch hành động về quản lý và điều phối viện trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn 2020

20

Khung hành động Châu Á - Thái Bình Dương về liên kết dịch vụ HIV/NTLTQĐTD với các dịch vụ sức khoẻ sinh sản, vị thành niên, bà mẹ - trẻ sơ sinh và trẻ em.

21

L

Lá xanh sắp rụng ...

57

Lây truyền HIV chủ yếu vẫn qua đường tình dục không an toàn

60

Living in a world with HIV and AIDS

23

M

Mở rộng hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV

53

Mỗi năm ghi nhận hơn 100 ca nhiễm HIV mới

63

Measuring intimate partner transmission of HIV in Viet Nam

22

N

Năm 2005 Đà Nẵng sẽ không có người nghiện ma tuý

46

Nỗi lo HIV từ thành phố sông Hàn

61

Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ các cơ quan trung ương với đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam

25

Nhu cầu chưa được đáp ứng trong dịch vụ sức khoẻ sinh sản và HIV/AIDS: Bằng chứng từ phân tích số liệu MICS 2011

26

Những quy định pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS

27

O

Objectives of behaviour change communication in the rhiya Vietnam programme

28

S

Sáu giải pháp để thực hiện mục tiêu " Không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng "

56

Sổ tay truyền thông phòng chống HIV/AIDS : Sách dùng cho tuyên truyền viên và cán bộ văn hoá thông tin cơ sở

29

P

Phòng chống HIV cho thanh niên tại Liên Chiểu

55

Phòng lây nhiễm AIDS trong cộng đồng: Cảnh báo từ nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao

64

Phụ nữ và SIDA

24

T

Tác động từ dự án Phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên

55

Tạp chí Aids và cộng đồng

30,31,32,33,34,35,36,37

Tập tranh cổ động phòng chống HIV/AIDS

38

Thanh Khê nói không với ma tuý, mại dâm

47

Thành lập và đăng ký tư cách pháp nhân

39

The AIDS booklet

11,12

The macroeconomics of HIV/AIDS

41

Thế giới của chúng mình

40

Treating the psychological consequences of HIV

42

Truck drivers and casual sex

43

U

Unmet need for reproductive health and HIV/AIDS services: Evidence based on the analysis of 2011 MICS data

44

Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007-2012

6

V

Vẫn còn nhiều thách thức

65


MỤC LỤC

STT

NỘI DUNG

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU

1

PHẦN I: TOÀN VĂN VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM

1.1

Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

2

1.2

Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

20

1.3

Chỉ thị 16/CT-TTg về Chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS

38

1.4

 Chỉ thị 54-CT/TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới.

17

PHẦN II: BỆNH LÝ HIV - TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS

I.

THỰC TRẠNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS

46

1

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

46

2

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

47

II.

NHẬN BIẾT HIV/AIDS – BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

49

1

HIV/AIDS là gì?

49

2

Dấu hiệu và triệu chứng

49

3

Các con đường lây nhiễm

52

4

Cách phòng tránh

53

5

Phơi nhiễm HIV – Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm.

54

III

NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ VIRUT HIV/AIDS

56

1

Nguồn gốc của loại virus HIV

56

2

Ca mắc HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới

56

3

Ca mắc HIV/AIDS đầu tiên ở Việt Nam

56

4

Cách thức nguỵ trang của HIV

56

5

Phương pháp điều trị

56

6

HIV/AIDS và tình dục đồng giới.

57

IV

HIV/AIDS CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI - INFOGRAPHICS

59

1

Hiểu về dịch HIV

59

2

Giải pháp khắc phục

60

PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM DỊCH HIV/AIDS VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Đà Nẵng đến 30/6/2015


62

2

Bảng phân bố nhiễm HIV theo quận huyện


64

3

Bảng phân bố nhiễm HIV theo đối tượng


65

4

Bảng phân bố nhiễm theo nghiên cứu lây nhiễm tại TP Đà Nẵng


65

5

Bảng phân bố nhiễm HIV theo giới tại TP Đà Nẵng


66

6

Bảng phân bố nhiễm HIV theo tuổi tại TP Đà Nẵng


67

7

Đánh giá công tác phòng chống HIV tại TP Đà Nẵng


68

II

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS TẠI ĐÀ NẴNG


69

1

Mục tiêu và định hướng chương trình phòng chống HIV/AIDS


69

2

Toàn văn kế hoạch phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của TP Đà Nẵng


70

PHẦN IV:THƯ MỤC SÁCH – THƯ MỤC BÀI TRÍCH

I

THƯ MỤC SÁCH

80

II

THƯ MỤC BÀI TRÍCH

90





Каталог: uploads -> chuyende
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương