PHẦn I: MỘt số khái niệm cơ BẢn về SỞ HỮu trí tuệ Câu hỏi Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?


Câu hỏi 126. Trong trường hợp nào thì cho phép rút gọn thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền?



tải về 0.63 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.63 Mb.
#22441
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Câu hỏi 126. Trong trường hợp nào thì cho phép rút gọn thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền?

Trả lời: Trong trường hợp sau đây, cho phép áp dụng thủ tục rút gọn để xử lý hành vi xâm phạm quyền (thủ tục rút gọn, không cần phải có thủ tục thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền): Có đầy đủ chứng cứ của hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp).

Đối với trường hợp thảo mãn các điều kiện trên, cơ quan có thẩm quyền xử lý quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản và quyết định xử phạt (Điều 24 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 127. Trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm quyền cụ thể, hành vi sản xuất buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền có phối hợp với nhau không?

Trả lời: Trong quá trình nhận đơn, thẩm tra, xác minh và quyết định xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền, các cơ quan có thẩm quyền phối hợp với nhau khi có tình huống:

Một hành vi thuộc thẩm quyền nhiều cơ quan, hoặc cùng một hành vi xẩy ra trên nhiều địa bàn. Trong trường hợp này cơ quan thụ lý thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở các địa phương khác, cung cấp hồ sơ để các cơ quan có thẩm quyền này xử lý hành vi xâm phạm quyền ở địa phương mình trên cơ sở sử dụng kết quả xác định hành vi của cơ quan thụ lý nhận đơn trước.

Mục đích của hoạt động phối hợp này nhằm giảm phiền hà cho chủ thể quyền. Chủ thể quyền chỉ cần gửi đơn yêu cầu xử lý kèm tài liệu, chứng cứ đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo, phối hợp để xử lý hành vi tương tự ở các địa phương khác. Chủ thể quyền không phải gửi đơn cho nhiều cơ quan. Đồng thời việc xử lý sẽ triệt để, ở nơi sản xuất và nơi buôn bán.

Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền không thống nhất về xác định hành vi xâm phạm, áp dụng khung tiền phạt thì báo cáo cấp trên (Điều 23 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 128. Trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu xử lý xâm phạm quyền thì tài liệu gửi kèm theo là tài liệu gì?

Trả lời: Trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp gửi đơn yêu cầu xử lý, thì ngoài đơn, các tài liệu chứng minh, phải gửi kèm theo bản sao thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền và chứng cứ chứng minh bên xâm phạm quyền không chấm dứt hành vi xâm phạm đó trong thời gian hợp lý do bên chủ thể quyền đưa ra. Trừ trường hợp yêu cầu xử lý hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện (Điều 23.1.c Nghị định 105/2006/NĐ-CP).



Câu hỏi 129. Sau khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyên xử lý hành vi xâm phạm và cơ quan này đã lập biên bản vi phạm hành chính, thì chủ thể quyền rút đơn yêu cầu xử lý, trường hợp này xử lý như thế nào?

Trả lời: Vì nhiều lý do khác nhau, sau khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm và cơ quan này đã lập biên bản vi phạm hành chính thì chủ thể quyền thoả thuận với bên xâm phạm quyền, rút đơn yêu cầu xử lý.

Trường hợp này xử lý như sau: Cơ quan có thẩm quyền xử lý không tiếp tục xử lý bên xâm phạm quyền sau khi nhận đựơc thông báo thoả thuận của các bên.

Tuy nhiên trong trường hợp có thông báo rút đơn yêu cầu xử lý, nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn xử phạt trong trường hợp hành vi là sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (Điều 21.5 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).



Câu hỏi 130. Tính chất, mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được đánh giá dựa trên các căn cứ nào?

Trả lời: Tính chất xâm phạm được xem xét, xác định dựa trên các căn cứ sau đây:

Hoàn cảnh, động cơ xâm phạm: xâm phạm do vô ý, xâm phạm cố ý, xâm phạm do bị khống chế hoặc bị lệ thuộc, xâm phạm lần đầu, tái phạm.

Cách thức thực hiện hành vi xâm phạm: xâm phạm riêng lẻ, xâm phạm có tổ chức, tự thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm.

Mức độ xâm phạm được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:

Phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm. ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm (Điều 199.1 Luật SHTT, Điều 15 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).



Câu hỏi 131. áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với sở hữu công nghiệp trong trường hợp nào?

Trả lời: Xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp áp dụng trong các trường hợp thuộc hai nhóm hành vi:

Nhóm hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Nhóm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, nhưng chủ thể quyền không khởi kiện vụ án dân sự xâm phạm quyền tại Toà dân sự để yêu cầu Toà Dân sự xem xét tình trạng xâm phạm quyền kèm theo biện pháp buộc bồi thương thiệt hại. Trong trường hợp này, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử lý bằng biện pháp hành chính, không kèm theo biện pháp buộc bồi thường thiệt hại (Điều 2.1 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).



Câu hỏi 132. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt trong vi phạm về sở hữu công nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

1. Mọi vi phạm hành chính khi được phát hiện phải đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả phải được khắc phục.

2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp khi hành vi vi phạm có quy định tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp.

3. Chỉ có các chức danh sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp: Những chức danh được Pháp lệnh XLVPHC quy định thuộc cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, cơ quan Hải quan, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp huyện được quy định tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

4. Một hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi thì bị xử phạt về từng hành vi.

5. Việc áp dụng xử phạt và mức phạt chính, hình thức phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác phải căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định mức phạt, biện pháp khác thích hợp.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Điều 3.Pháp lệnh XLVPHC).



Câu hỏi 133. Đề nghị phân biệt vi phạm nhiều lần và tái phạm?

Trả lời:


1. Vi phạm nhiều lần là trường hợp khi hành vi vi phạm xẩy ra đã bị lập biên bản vi phạm hành chính. Nhưng trong thời gian trước đó tổ chức, cá nhân này đã đã có hành vi vi phạm nhưng hành vi này chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt. Hành vi vi phạm trước đó có thể không đồng nhất với hành vi vi phạm đang bị xử lý, nhưng phải trong cùng một lĩnh vực.

2. Tái phạm là trường hợp cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nay lại thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm này có thể không đồng nhất với hành vi vi phạm đã bị xử phạt, nhưng phải trong cùng một lĩnh vực.

3. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính bị phát hiện, người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định đình chỉ (bằng văn bản hoặc bằng lời nói ) nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm trong thời gian cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị ra quyết định xử phạt, thì coi đó là tình tiết tăng nặng để quyết định mức tiền phạt khi ra quyết định xử phạt.

4. Lĩnh vực ở đây được hiểu là lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định trong từng nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, các hành vi vi phạm phải cùng quy định trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp mới coi là vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

5. Có 8 tình tiết tăng nặng và 8 tình tiết giảm nhẹ được xem xét, cân nhắc khi áp dụng múc tiền phạt về sở hữu công nghiệp (Điều 6. Nghị định 134/2003/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 134. Đề nghị cho biêt thế nào là phòng vệ chính đáng và sự kiện bất ngờ?

Trả lời:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợ ích của nhà nước, của cơ quan, tổ chức và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngưòi khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Sự kiện bất ngờ là trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó (Điều 4 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).



Câu hỏi 135. Trường hợp vi phạm về sở hữu công nghiệp xẩy ra đã lâu nay mới bị phát hiện thì có bị xử phạt không?

Trả lời: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được phát hiện và xử phạt kịp thời. Việc xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp phải được tiến hành nhanh chóng, công minh và triệt để. Yêu cầu nhanh chóng để đảm bảo thời hiệu xử phạt vi phạm.

Thời hiệu là khoảng thời hạn do pháp luật quy định mà nếu quá thời hạn đó thì không được xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là hai năm, tính từ thời điểm hành vi vi phạm xẩy ra cho đến thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Theo các nội dung trên, nếu hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mới bị phát hiện, nhưng sự việc xẩy ra tính đến ngày ra quyết định xử phạt chưa hết thời hiệu 2 năm, thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 10 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 5 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khác như: buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng.

Thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính được tính theo ngày làm việc (trừ ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động). Nếu thời hạn, thời hiệu tính theo tháng, theo năm thì được tính theo tháng, theo năm dương lịch (bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Dân sự).

Câu hỏi 136. Đề nghị cho biết các hình thức xử phạt và các biện pháp áp dụng kèm theo khi xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp có các hình thức sau đây:

Hình thức phạt chính: Hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Hành vi xâm phạm quyền bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần giá trị hàng hoá xâm phạm quyền phát hiện được và tuỳ theo hành vi, quy mô, mức độ, hậu quả, tính chất vi phạm, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ của từng hành vi.

Hình thức phạt bổ sung:

Ngoài hình thức phạt chính còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung bao gồm:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, thẻ giám định viên;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

Đình có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được áp dụng trong trường hợp thoả mãn các quy định cho phép áp dụng hình thức này là: sản phẩm hàng hoá, phương tiện vi phạm không thể loại bỏ được yếu tố vi phạm. Trong một số trường hợp hàng hoá có yếu tố vi phạm sẽ bị tịch thu sau khi đã yêu cầu và ấn định thời gian thích hợp để tổ chức, cá nhân vi phạm có biện pháp thích hợp để loại bỏ yếu tố xâm phạm quyền nhưng họ cố tình không thực hiện, hoặc không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu loại bỏ yếu tố xâm phạm.

Tang vật là hàng hoá không xác định nguồn gốc bị tịch thu khi chủ sở hữu công nghiệp liên quan đã cung cấp đầy đủ chứng cứ khăỷng định hàng xâm phạm không phải do mình hoặc được sự đồng ý của mình khi đưa ra thị trường; chủ sở hữu công nghiệp có cam kết bồi thường thiệt hại xẩy ra cho chủ hàng khi yêu cầu áp dụng biện pháp tịch thu nếu sau này xác định hàng hoá này không phải là hàng hoá xâm phạm, hoặc không đủ chứng cứ để kết luận là hàng hoá vi phạm; đã có yêu cầu chấm dứt vi phạm nhưng vẫn cố tình vi phạm, hoặc tái phạm, hoặc đã bị xử phạt từ cảnh cáo trở lên đối với hành vi vi phạm cùng loại diễn ra trước đó. Trong trường hợp Công ty Louit Vuitton Mauetier đề nghị tịch thu 197 túi xách xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, họ đã cam kết những nội dung nêu trên.

Như vậy, thông thường hàng hoá vi phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý nếu có điều kiện và khả năng loại bỏ yếu tố xâm phạm thì không áp dụng hình thức tịch thu đối với hàng hoá dó.

Biện pháp khác:

Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm bằng cách gỡ bỏ phần, bộ phận sản phẩm là yếu tố vi phạm, dập, xoá các dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm trên sản phẩm, phương tiện kinh doanh, phương tiện dich vụ sao cho không tái diễn tình trạng vi phạm. Buộc cải chính thông tin sai lệch bằng cách đăng lời xin lỗi, cải chính trên phương tiện thông tin. Buộc tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hoá vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Ngoài ra có thể bị buộc phải bổ sung chỉ dẫn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Buộc phải thu hồi tang vật, phương tiện đã tẩu tán (Điều 3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).



Câu hỏi 137. Khung tiền phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm, xâm phạm về sở hữu công nghiệp được quy định và áp dụng như thế nào?

Trả lời: Khung tiền phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp được quy định theo hai loại:

1. Khung tiền phạt cố định: Phạt tiền từ … triệu đến … triệu đồng đối với hành vi… Khung tiền phạt này được áp dụng để xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

2. Khung tiền phạt theo số lần giá trị hàng hoá xâm phạm phát hiện được: Phạt tiền từ... lần đến... lần giá trị hàng hoá xâm phạm phát hiện được đối với hành vi… Khung tiền phạt này được áp dụng để xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Nguyên tắc áp dụng khung tiền phạt bằng số lần giá trị hàng hoá xâm phạm cho từng hành vi xâm phạm quyền theo nguyên tắc: Căn cứ giá trị hàng hóa xâm phạm phát hiện được cụ thể trong khoảng bao nhiêu, mà áp dụng khung tiền phạt tương ứng.

Mức tiền phạt cụ thể là bao nhiêu được tính theo nguyên tắc cộng mức tối thiểu và mức tối đa rồi chia trung bình. Sau đó căn cứ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định mức tiền phạt (Điều 3.3 Nghị định 106/NĐ-CP).

Ví dụ: Hành vi xâm phạm quyền vi phạm Điều 13 Nghị định 106/2006/NĐ-CP. Giá trị hàng hoá xâm phạm quyền phát hiện được là 21 triệu đồng.

Giá trị 21 triệu dồng trong khoảng từ 15 triệu đến 30 triệu đồng, thuộc khoản 2. Điều 13. Mức phạt quy định là từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hoá xâm phạm quyền phát hiện được.

Mức tiền phạt cụ thể là:

Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: (2 lần + 3 lần): 2 = 2,5 lần. Tiền phạt là 21 triệu đồng X 2,5 lần = 52,5 triệu đồng.

Có tình tiết tăng nặng: Tiền phạt là 21 triệu đồng X (2,5-3) lần. Từ 52,5 triệu đồng tăng lên đến cao nhất là 63 triệu đồng.

Có tình tiết giảm nhẹ: Tiền phạt là 21 triệu đồng X (2- 2,5) lần. Từ 52,5 triệu đồng giảm xuống đến thấp nhất là 42 triệu đồng.



Câu hỏi 138. Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp? Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ có quyền này không?

Trả lời:

1. Nhằm mục đích xác minh, phân tích, giám định để kết luận về hành vi vi phạm, theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh XLVPHC, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

2. Trong trường hợp đang tiến hành thanh tra, khi xét thấy nếu không tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ gây khó khăn cho việc xác minh, giám định, kết luận thì Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ cũng có quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nhưng trong thời gian 24 giờ phải báo cáo Chánh Thanh tra Bộ (nếu là thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ), hoặc Chánh Thanh tra Sở (nếu là Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ). Đối với các cơ quan thực thi khác cũng áp dụng nguyên tắc này. Trường hợp không được sự đồng ý thì phải trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đang tạm giữ (Điều 215 Luật SHTT, Điều 25 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

3. Khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định tạm giữ vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm và phải lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp tang vật, phương tiện cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm (hoặc trước mặt đại diện gia đình, tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến, nếu người vi phạm vắng mặt). Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Câu hỏi 139. Khi tiến hành thanh tra về sở hữu công nghiệp, phát hiện phương tiện vận tải đang chở hàng hoá, vật phẩm vi phạm về sở hữu công nghiệp thì Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ có quyền khám xét không?

Trả lời: Khi có đủ căn cứ cho rằng phương tiện vận tải đang cất giấu vật phẩm, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, thì được tiến hành khám hành chính phương tiện vận tải này theo quy định tại Điều 48 Pháp lệnh XLVPHC.

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ và Thanh tra viên thuộc các cơ quan trên đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật liên quan đến việc xâm phạm về sở hữu công nghiệp.

Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật vi phạm về sở hữu công nghiệp phải có mặt chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện. Trường hợp những người này không có mặt thì phải có hai người chứng kiến.

Kết quả khám phương tiện, đồ vật vi phạm phải lập thành biên bản theo quy định và giao cho chủ phương tiện, hoặc người điều khiển, người chủ đồ vật một bản.

Việc khám phương tiện do vi phạm về sở hữu công nghiệp chỉ tiến hành khi phương tiện đang dừng tại bến, bãi. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ không có quyền dừng phương tiện giao thông. Việc dừng phương tiện vận tải đang lưu thông có chứa hàng hoá hoá nghi ngờ vi phạm về sở hữu công nghiệp để khám hành chính phải liên hệ với Cảnh sát Giao thông để được giúp đỡ trong việc dừng phương tiện (Điều 215 Luật SHTT, Điều 25 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).



Câu hỏi 140. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ có quyền khám xét nơi cất giấu tang vật xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp không?

Trả lời: Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ không có quyền khám xét hành chính nơi cất giấu tang vật xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp.

Trong trường hợp cần thiết Thanh tra Khoa học và Công nghệ phải liên hệ với các cơ quan có thẩm quyến khác như Cảnh sát, Quản lý thị trường để các cơ quan này tiến hành việc khám xét hành chính nơi cất giấu tang vật xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp (Điều 45 Pháp lệnh XlVPHC).

Câu hỏi 141. Trường hợp cùng một nội dung hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nhưng quy định tại các văn bản khác nhau có khung tiền phạt khác nhau thì áp dụng theo văn bản nào?

Trả lời: Do phạm vi, nội dung sở hữu công nghiệp có tính tổng hợp, liên ngành rộng nên có tình trạng cùng một hành vi vi phạm nhưng được quy định ở nhiều văn bản xử phạt vi phạm hành chính khác nhau và không cùng mức phạt.

Trong trường hợp xung đột về văn bản cần xem xét và áp dụng theo nguyên tắc quy định tại Điều 80 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề, cùng hình thức văn bản do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý, hình thức, khung tiền phạt hoặc quy định nhẹ hơn đối với hành vi xẩy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

Theo các nguyên tắc trên, khi các nghị định xử phạt vi phạm hành chính quy định cùng một hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp nhưng có mức phạt khác nhau thì áp dụng mức phạt quy định tại nghị định ban hành sau.

Trường hợp đã lập biên bản vi phạm đối với hành vi vi phạm, chưa ban hành quyết định xử phạt, nay có nghị định mới không quy định phải xử lý hành vi đó thì không xử phạt, hoặc quy định mức xử phạt nhẹ hơn thì áp dụng mức xử phạt nhẹ hơn theo văn bản mới. (Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

Câu hỏi 142. Trường hợp nào được tiêu huỷ hàng hoá có yếu tố vi phạm về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Biện pháp buộc tiêu huỷ hàng hoá áp dụng trong trường hợp hàng hoá không có giá trị sử dụng, không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng gây hại cho sức khoẻ, không thể loại bỏ yếu tố vi phạm. Trường hợp khác có thể tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm như tiêu huỷ giấy tờ giao dịch, catalogue, sách hướng dẫn, tờ rơi, biểu tượng, mẫu vật quảng cáo, mẫu nhãn hiệu, mẫu nhãn hàng, đề can, bao bì sản phẩm và dụng cụ, tang vật vi phạm (Công ty H.P bị buộc tiêu huỷ 13 bộ khung in lưới dùng để in nhãn hiệu “HONDA” lên phụ tùng xe máy. Công ty Bia T bị tiêu huỷ 7 kg nhãn hiệu có chứa yếu tố vi phạm. Công ty sứ T.T. bị buộc tiêu huỷ 52 bộ khuôn tạo ra kiểu dáng công nghiệp vi phạm). (Điều 30 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)



Câu hỏi 143. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm soát sở hữu công nghiệp gặp hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không rõ nguồn gốc có được kê biên, niêm phong, tạm giữ hàng hoá đó không?

Trả lời: Khi tiến hành thanh tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp phát hiện hàng hoá nghi ngờ có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không rõ nguồn gốc thì chỉ ra quyết định tạm giữ, kê biên trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp liên quan có yêu cầu tạm giữ, kê biên và cung cấp đầy đủ chứng cứ, lập luận hợp lý về hàng bị nghi ngờ không phải do chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc người được phép đưa ra thị trường. Đồng thời có văn bản cam kết bồi thường thiệt hại nếu sau đó hàng hoá này không phải là hàng hoá xâm phạm quyền.

Trường hợp tạm giữ hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền không rõ nguồn gốc mà không có yêu cầu của người yêu cầu xử lý cùng các điều kiện nêu trên, nếu có thiệt hại do sau đó kết luận không phải hàng xâm phạm, hoặc không đủ chứng cứ kết luận là hàng xâm phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm.

Thời gian tạm giữ, kê biên theo quy định của Pháp lệnh XLVpHC. Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh, Trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp.

Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có quyền niêm phong, kê biên tang vật, phương tiện vi phạm và giao cho chủ tang vật, phương tiện vi phạm bảo quản chờ quyết định xử lý (việc niêm phong, kê biên phải có biên bản và ghi trong biên bản vi phạm hành chính). (Điều 27 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 144. Trong những trường hợp nào thì được áp dụng biện pháp niêm phong, tịch thu hàng hoá là tang vật vi phạm?

Trả lời: Việc niêm phong, tịch thu tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp áp dụng trong các trường hợp:

Việc niêm phong là cần thiết để có được chứng cứ, đảm bảo chứng cứ không bị phá huỷ, thủ tiêu hoặc thay đổi.

Nếu không niêm phong hàng hoá, giấy tờ, tài liệu thì có thể dẫn đến vi phạm tiếp.

Hàng hoá trên thị trường, hành hoá nhập khẩu có yếu tố vi phạm không xác định được nguồn gốc, chủ hàng, người sản xuất, người đưa ra thị trường, nhưng có đủ căn cứ xác định hàng hoá đó không phải do chủ sở hữu công nghiệp sản xuất hoặc đưa ra thị trường.

Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp chỉ được áp dụng khi đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau: Có quy định cho phép áp dụng hình thức tịch thu quy định tại điều, khoản, điểm đối với hành vi quy định trong Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp. Và các sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ không thể loại bỏ yếu tố xâm phạm. Tổ chức, cá nhân vi phạm không đủ khả năng điều kiện để loại bỏ yếu tố xâm phạm, hoãc không thực hiện các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền trong việc loại bỏ yếu tố xâm phạm.

Ví dụ, các tang vật vi phạm nhãn hiệu Luis Vuton đều chứa đựng nhãn hiệu của Công ty này. Nhãn hiệu được trang trí trên tất cả các vị trí của các hàng hoá. Trong trường hợp này, phải áp dụng hình thức tịch thu vì không thể loại bỏ tất cả các nhãn hiệu này.

Việc bán đấu giá hàng hoá bị tịch thu để sung công quỹ Nhà nước phải đảm bảo hàng hoá mang dấu hiệu vi phạm đó không quay trở lại thị trường. Người mua hàng đấu giá trong trường hợp này phải cam kết loại bỏ yếu tố vi phạm trước khi đưa các hàng hoá mua được vào thị trường. (Điều 29 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương