PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY



tải về 1.43 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.43 Mb.
#19719
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Đánh tơi bột giấy:

Là sử dụng các biện pháp cơ giới để đưa bột ở dạng khô hay cục trộn với nước ở dạng huyền phù vừa vặn có thể dùng bơm để vận chuyển.

Thiết bị sử dụng thường là máy đánh tơi thuỷ lực, hoặc máy nghiền Hà Lan. Loại hay dùng là máy đánh tơi thuỷ lực liên tục hay giãn đoạn, có thể đánh tơi ở nồng độ đến 18% và T0C > 50%.

Bộ phận chủ yếu của máy đánh tơi thuỷ lực là 1 rôto hình cánh quạt tạo ra sự vận động dòng xoáy tuần hoàn của dung dịch làm cho các bó xơ bị lực cơ giới ma sát mà bung ra. Sau khi đã bị đánh tới huyền phù bột giấy lọt qua mắt sàng để tháo ra nồng độ bột cao thì lực ma sát giữa bột và bột càng tăng nhưng tiêu hao năng lượng lại giảm đáng kể. Để đánh tơi bột ở nồng độ cao thì cánh quạt được thiết kế nh­ một mòi khoan.

ĐÓ tạo ra được nhiều vòng xoáy nhất là khi vận hành bột ở nồng độ cao thì kích thước của bể so với cánh quạt phải thích hợp.



  1. Nghiền bét:

Một tác động cơ bản của nghiền bột là làm thay đổi tính chất hút nước và thoát nước của bột. độ nghiền càng cao thì độ hút nước càng mạnh và thoát nước càng yếu.

  1. Cơ chế nghiền bột:

Cả cực cơ học và lực nước đồng thời tác động lên xơ sợi. đó là tác động cuộn, uốn, xoắn, kéo, nén xảy ra ở các lưỡi dao và dao bay, giữa sống dao với rãnh dao. Ngoài ra cong lực trà sát giữa các xơ sợi với nhau còng nh­ giữa các xơ sợi với lưỡi dao.

Đối với từng xơ sợi thì tác động nh­ sau:



- Tác động đầu tiên:

  • Nước ngấm vào qua vách tế bào ( làm cho trương nở )

  • Một số liên kết giữa các thớ sợi bị đứt, thay thế bằng các liên kết giữa nước – thớ sợi ( gọi là thuỷ hoá )

  • Xơ bột càng mềm mại hơn

  • Sự chổi hoá là xơ sợi bị tước ra thành nhiều xơ nhỏ, nhất là ở hai đầu.

  • Xơ sợi bị cắt ngắn

- Tác động tiếp theo

  • Vách tế bào bị nứt gẫy

  • Xơ sợi nở ra

  • Một sè Hemixenlulo trên bề mặt xơ sợi bị nước hoà tan từng phần tạo thành dạng keo.

  • Xơ duỗi thẳng ra ( khi nồng độ bột thấp ) hay uốn cong lại ( khi nồng độ bột cao ).

Tóm lại : tác động đầu tiên là phá vỡ 1 lớp vỏ tế bào, vỏ này tuy thấm được nước nhưng không trương nở được ( do chứa nhiều lignin hơn ). Khi vỏ này bị vỡ 1 phần thì lòi ra, một lớp vách thứ 2 hút nước mạnh, phá vỡ các liên kết nội bộ xơ, làm cho xơ mềm hơn, đàn hồi hơn hiện tượng này gọi là chổi hoá nội bộ tơi ra trên bề mặt xơ, làm cho bề mặt xơ tăng lên nhiều lần, vách tế bào bị phá vỡ càng nhiều, dải phóng ra các băng xơ, về chiều ngang xơ sợi bị cắt ngắn nhiều lần, điều này không hay vì nó làm cho độ bền cơ lý của tờ giấy giảm đi và bột giấy trở nên khó thoát nước.

Khi nghiền thì Xenlulo bị cắt ngắn, phân tơ, chổi hoá do đó lớp sơ sinh bị bong ra và nước xâm nhập tạo nên lớp vỏ solvate tức là H < 0 sự xắp xếp của hệ giảm (S giảm).



  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến qúa trình nghiền bột.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khâu nghìên đều có liên quan đến từng loại xơ sợi, loại thiết bị cũng nh­ quá trình nghiền.

Độ nghiền ( độ bằng 0SR) đặc trưng cho khả năng thoát nước của xơ sợi. Kết quả quan trọng nhất của quá trình nghiền là tạo ra các nhóm OH tù do trên bề mặt xơ sợi, dần đến vịêc hình thành các cầu nối Xenlulo với nhau tạo điều kiện hình thành cấu trúc bền tờ giấy cho nên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền tờ giấy.



* Ảnh hưởng của áp lực nghìên ( Png).

Đây là yếu tố quan trọng, có tính quyết định nhất trong quá trình nghiền bột giấy. Trong quá trình nghiền đối với mỗi loại thiết bị, mỗi loại nguyên liệu và sản phẩm thì có Png riêng. Png ảnh hưởng đến quá trình cắt, phân tơ, trương.



Áp lực nghiền được tính bằng lực đè của dao bay và ứng lực của dao đế , nhìn chung Png lớn thì quá trình cắt sảy ra là chủ yếu còn trương giảm, ngược lại Png nhỏ thì cắt nhỏ và trương căng. tốc độ thay đổi áp lực nghiền có ý nghĩa rất quan trọng, nếu thay đổi Png chậm ( tức thời gian dài ) thì cũng để đạt được 1 độ 0SR như nhau thì bột sẽ trương nở tốt hơn. Đối với các loại giấy mỏng, có độ bền cao cần nghìên ở phương pháp thấp và thay đổi Png mét cách từ từ nói chung nghiền ở Png thấp cho giấy có độ bền cơ lý tốt hơn ngoài ra độ dày của dao cũng quyết định Png riêng, nếu độ dày lớn thì xơ sợi bị cắt Ýt và ngựơc lại . Để sản xuất giấy có độ kỵ nước thì chiều dày dao  13

Nguyên liệu nghiền dao bằng đồng hoặc bằng đá .



* Thời gian nghiền ( T )

Nhìn chung khi thời gian nghiền tăng thì 0SR tăng , độ dài thớ giảm . Thời gian nghiền đối với mỗi loại giấy khác nhau thì khác nhau .

ví dụ : Giấy tụ điện : T = 49 (h)

Giấy cuốn thuốc lá : T = 24- 30(h )



*Ảnh hưởng của nồng độ bột ( C% )

Nhìn chung nồng độ bột tăng thì năng suất nghiền tăng do dó giảm tiêu hao năng lượng nhưng lại giảm quá trình cất vì:



*Ảnh hưởng của nhiệt độ nghiền ( T0 )

Trong quá trình nghiền nhiệt độ tăng lên do ma sát giũa bột với thiết bị ,giữa bột với bột . khi nhiệt độ tăng sẽ làm giảm quá trình trương của xơ sợi dẫn đến giảm độ bền cơ lý của giấy cho nên trong quá trình sản xuất phải tìm cách giảm nhiệt trong quá trình nghiền bằng cách lắp vào cơ cấu rửa để lấy nước nóng ra và đưa nước vào, thực tế thường nghiền ở T0<400C.



* Ảnh hưởng của pH.

Thực nghiệm sản xuất rót ra:



  • pH = 3,5 – 6,5 thì khả năng trương nở của bột kém, độ bền cơ lý và nhất là độ chịu bục của giấy giảm nhanh.

  • pH = 6,5 – 8,5 thì khả năng trương trung bình, không ảnh hưởng đến quá trình nghiền và tính chất của giấy ( ở pH = 8 )

  • pH = 9 – 10 quá trình trương nở xảy ra tốt hơn nhưng độ bền cơ lý của giấy cũng không cao.

Do đó để nghiền duy trì ở pH = 8 – 8,5 thì trong quá trình nghiền phải cho thêm một Ýt kiềm đẻ duy trì pH .


  1. Ảnh hưởng của độ nghiền (0SR) đến tính chất của giấy được thể hiện ở đồ thị:



Trong đó:

        1. độ bền kéo

        2. độ chịu bục

        3. độ bền chịu xé

        4. độ dài trung bình của xơ sợi

        5. lực liên kết giữa các xơ sợi

        6. khả năng them thấu

        7. khả năng thấu khí

        8. độ biến dạng

        9. độ chặt

Các định nghĩa:

  • Độ bền bục (kg/cm2): là giá trị trung gian của độ bền chịu xé và độ bền chịu kéo. Điểm cực đại ở 0SR = 40 – 45 0SR.

  • Lực liên kết giữa các xơ sợi chủ yếu là lực liên kết cầu nối hyđro, khi 0SR tăng thì lực liên kết tăng.

  • Độ chặt của giấy (g/cm2): 0SR tăng thì độ chặt tăng do khả năng đan dệt sít sao hơn.

  • Độ dài xơ sợi (mm): 0SR tăng thì độ dài giảm

  • Độ thấu khí : ở giai đoạn thấp, 0SR đến 75 thì độ bền kéo tăng thì quá trình trương và phân tơ tăng, nếu 0SR > 75 thì độ bền kéo sẽ giảm đi chiều dài xơ sợi giảm.

  1. Các phương pháp nghiền bột.

Dựa vào quá trình trương ta chia ra các phương pháp nghiền sau:

                1. Phương pháp nghiền bột nhuyÔn thí ngắn:

Đây là phương pháp mà thời gian nghiền bột dài. đầu tiên là tăng áp lực từ từ để đánh tơi bột. Sau khi đánh tơi bột cao để cắt ngắn đễn yêu cầu ở áp lực thấp để tăng độ trương nở đến khi đạt yêu cầu.

Đặc điểm của phương pháp là bột sau nghiền có độ nhớt cao, khó thoát nước, giấy hình thành có độ đồng đều cao, hút dịch nhỏ, độ bền cao, thường dùng để sản xuất giấy tụ điện, giấy cuốn thuốc lá và các loại giấy mỏng.



                1. Phương pháp nghiền bột nhuyễn thớ vừa:

Ở đây để chứa để chế độ cắt ngắn vừa phải, thời gian nghiền dài vừa ( thời gian nghiền Ýt hơn phương pháp nghiền nhuyễn thớ ngắn).

đặc điểm là bột sau nghiền mềm dẻo, khó thoát nước, thường dùng để sản xuất giấy viết và giấy in



                1. Phương pháp nghiền bột nhuyễn thớ dài:

Trong phương pháp này quá trình cắt ngắn Ýt, còn quá trình phân tử chổi hoá và trương là chủ yếu. Thời gian nghiền dài , bột có độ nhớt cao , khó thoát nước .

Phương pháp này thường được áp dụng để sản xuất giấy cao cấp.



d. Phương pháp nghiền rời thớ ngắn

Đầu tiên tiến hành nghiền ở png thấp để phân tơ chổi hoá , sau đó tăng nhanh png để cắt xơ sợi đến kích thước yêu cầu , sau đó giảm áp lực và nghiền ở png thấp cho đến khi đạt độ nghiền theo yêu cầu .

Đặc điểm của bột san nghiền : bột có tính đàn hồi cao , tốc độ thoát nước trên lưới nhanh , liên kết giữa các xơ sợi kém chặt chẽ , giấy sản xuất có khả năng hút dịch lớn :

Dùng phương pháp này để sản xuất giấy vệ sinh , giấy in ở tốc độ cao.


e. Phương pháp nghiền bột rời thớ vừa :

Đầu tiên nghiền ở png thấp để phân tơ chổi hoá , sau đó tăng nhanh png để cắt xơ sợi đến kích thức yêu cầu , sau đó hạ áp lực để đánh tơi nhẹ ,hạn chế quá thình chổi hoá .

Phương pháp dùng để sản xuất loại giấy có định lượng không lớn , có độ thấm và hút dịch tương đối . dùng sản xuát giấy thấm, giấy dả da .


      1. Phương pháp nghiền bột thớ rời thớ dài

Đối với phương pháp này tác dụng đánh tơi là chủ yếu , lấy ngắn Ýt .Thời gian nghiền ngắn , bột dễ thoát nước , độ đồng đều và trong suất kém , bề mặt của tờ giấy không nhăn , nhưng độ bền cơ lý của tờ giấy cao .

Dùng để sản xuất giấy bao gãi .



  1. Các thiết bị nghiền thông dụng

                1. Máy nghiền bể ( kiểu Hà Lan )

Trong đó : 1 – lô dao bay 3 – mô núi

2 – dao đế 4 – cửa bét ra

5 – máng hứng ( để đưa sang máy nghiền khác)

Về mặt chất lượng thì chất lượng bột không đồng đều còn về mặt kỹ thuật thì năng suất thấp, thiết bị cồng kềnh . tuy nhiên quá trình thay đổi áp lực nhgiền rất dễ ( tức là điều chế khoảng cách giữa hai dao ) do đó vẫn còn tồn tại.

Ngày nay nguòi ta hay sử dụng các máy nghiền gián đoạn lắp đặt thành hệ thống nghiÒn liên tục dùng cho các nhà máy lớn .

Nhiệt độ lý tưởng 20-250C , bình thường là 30-350C (đã qua làm lạnh )



b. Thiết bị nghiền liên tục (nghiền ……)

* CÊu tạo :




Độ côn  = 17-230




1- đường bột vào

5- dao bay

2- đường bét ra

6- vỏ máy

3- động cơ

7- dô tô quay

4- dao đế






Ưu điểm: Máy nhỏ ngọn năng suất cao

Nhược điểm: thay đổi áp lực nghiền khó , chỉ dịch chuyển được một Ýt bằng cách dịch chuyển trục nghiền . loại này chia làm ba loại tốc độ:

  • Loại máy tốc độ chem. V  9m/s dùng để cắt sợi

  • Loại máy trung tốc V = 9 – 16 m/s dùng để nghiền.

  • Loại có tốc độ cao V > 16m/s dùng để trưng là chủ yếu ( nghiền nhuyễn )

Để có năng suất cao thường dùng dây chuyền liên tục.

* TÝnh toán máy nghiền :

+ Số máy trong dây chuyền M:





Trong đó :

H – Năng lượng điên tiêu hao để nghiền 1 tấn bột lên 10SR đối với mỗi loại

bột khác nhau thì khác nhau. đối với bột sunfit : H = 13 – 15 KW/n.T

đối với bột sunfat: H = 18 – 20 KW/n.T

0SR = 0SR20SR1

G – Sản lượng của máy ( tấn/ 24h )

K – Hệ sè phụ tải ( K = 0,7 – 0,75 )

T – Thời gian máy nghiền làm việc ( T = 24h )

N – Công suất điện tiêu hao của mô tơ

Khi tính ra M ta thường chọn ( M + 1) thiết bị để lắp cho dây chuyền.



* Ngoài ra còn có loại máy nghiền : 2 col, 3 col, máy nghiền + sàng.

  1. Máy nghiền đĩa:

    • Loại 2 đĩa ( 1 đĩa cố định chuyển động )

    • Loại 2 đĩa ( cả 2 quay ngược chiều nhau )

    • Loại 3 đĩa ( 2 cố dịnh, 1 quay )



Các loại máy khác cũng có nguyên lý tương tự.

III. CÁC CHẤT PHỤ GIA PHI XENLULO :

Trong quá trình xeo giấy người ta cần bổ xung thêm một loạt các hoá chất vào bột giấy nhằm tạo ra tính chất sẵn có của nó. Các chất này phần đồng đều được bổxung vào bột giấy trước, trong hoặc sau giai đoạn nghiền. Chúng được chia thành 2 loại là: Hoá chất và chất vô cơ.

Các chất phụ gia chủ yêu và công dụng của nó:


Chất phụ gia

Công dụng

* Axit và bazơ

để khống chế độ pH

* phèn

để khống chế độ pH, để gắn kết chất phụ gia lên xơ sợi, để tăng độ bảo quản

* Các keo, nhựa

để kiểm soát độ thấm Èm của dung dịch vào giấy

*Keo làm tăng độ bền giấy khô(ví dụ: tinh bột, nhựa cao su)

Làm tăng độ chịu bục và độ bền kéo, tăng sức chống dòn và chống sóc

* Nhựa làm tăng độ bền ướt

Nhằm làm tăng độ bền của giấy nh­ giấy vệ sinh, giấy bao gãi

* Chất độn ( cao lanh, TiO2)

Nâng cao tính chất quang học và ngoại quan

* Chất màu

Tạo ra màu sắc mong muốn

* Chất khử bọt

Làm tăng độ thoát nước và độ đều tờ giấy
Các chất phụ gia hay dùng nhất là phèn, keo nhựa, chất độn vô cơ và thuốc nhuộm. Các hoá chất dùng để kiểm soát quá trình xeo giấy như ttrợ thoát nước, chất khử bọt, chất tự bảo lưu… nói chung sử dụng phụ gia nào là từng trường hợp mặt hàng mà khách hàng yêu cầu.


  1. Độ bảo lưu chất phụ gia tại máy xeo.

Có 2 thông số được dùng để đo lường độ bảo lưu của giấy và chất phụ gia khi xeo giấy.

Công thức này có thể áp dụng cho tất cả các chất trong bột giấy hoặc tính cho từng chất. Chất lượng tờ giấy cũng như tình trạng vận hành của máy xeo thường phụ thuộc khá nhiều vào độ bảo lưu từng lượt thấp thì lượng chất thải thu hồi lại từ trong nước trắng tuần hoàn cũng lớn, điều đó khiến cho độ phân bố vật chất trong tờ giấy không giống nhau tạo ra 2 mặt khác nhau rõ rệt của tờ giấy. Sự tích tụ các xơ sợi mịn cũng như chất phụ gia tịa hòn phun sẽ làm cho độ thoát nước của tờ giấy lại khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bảo lưu chất phụ gia như nhựa thông, tinh bét, keo nhựa trong quá trình hình thành tờ giấy nhứ:



  • Bộ phận thuộc phần bột giấy như: độ pH, nồng độ bột, nhiệt độ, tính chất xơ sợi, độ khép kín của dây chuyền.

  • Thuộc phần lưới xeo: định lượng gấy sự hình thành tờ giấy. Loại lưới xeo, tốc độ lưới xeo, độ chấn động lưới.

  • Các chất phụ gia: chủng loại, số lượng chất độn, hình dáng và mật độ hạt chất độn, chủng loại các chất phụ gia khác, thứ tự gia liệu cân bằng vật chất.

Người ta thường phải dùng thêm các chất bảo lưu. Do cơ chế tác động giữa các chất này là tạo ra sự kết hợp và sự bắc cầu giữa các hạt, nên khi sử dụng phải kết sức chó ý, có khi nó làm cho việc thoát nước trên lưới trở nên khó khăn hơn, thậm chí còn ảnh hưởng đến độ bền tờ giấy. Điều quan trọng là cần có các thiết bị khuấy trộn tốt ở thùng dầu và ở hòm phun nhằm làm giảm sự kết tụ bột quá mức có thể làm giảm độ bền tờ giấy hình thành từ đây.

  1. Phô gia keo.

Mục đích của sự tạo ra keo là làm cho tờ giấy có thể chống lại sự xâm nhập của dịch thể. Có thể gia keo vào phần ướt của máy xeo hoặc dùng phương pháp tráng một lớp keo lên trên bề mặt giấy đã khô ( gia keo bề mặt ), cũng có khi kết hợp cả 2 phương pháp. Việc gia keo nội bộ còn mang lại cho tờ giấy thêm những tính chất mới, nhưng không làm giảm độ xốp của tờ giấy. Vì vậy muốn có các tờ giấy có thể chống lại sự xâm nhập của các loại hơi thì phải có gia keo bề mặt. Yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ xâm nhập của chất lỏng vào tờ giấy. Tác dụng của chất keo nội bộ là cho tờ giấy có tính kỵ nước, khiến cho giảm khả năng xâm nhập vào tờ giấy.

Chất gia keo phần ướt hay dùng là nhựa thông đưa đến nhà máy thường ở dạng cục

( hay ở dạng bột nhào đặc ), sau đó phải được nấu và được hoà loãng để nhũ hoá thành sữa rồi cho vào bột giấy.

Nhựa thông là 1 loại chất lưỡng tính có nghĩa là nó vừa có tính hút nước vừa có tính kỵ nước, Muốn tạo điều kiện cho tờ giấy chống được nước thì phải tạo điều kiện cho kỵ nước thổi ra ngoài.

Nhựa thông sử dụng dưới dạng colophon: C19H29COOH. Trong công nghiệp giấy tồn tại 85% dưới dạng axitabolic. Để phân bố đều keo trong dung dịch bột phải đưa về dạng keo tan.

C19H29COOH + NaOH C19H29COONa + H2O

Hoặc 2C19H29COOH + Na2CO3 2 C19H29COONa + CO­­­2 + H2O.

Do phản ứng là thuận nghịch nên sau phản ứng còn tồn tại thành phần không xà phòng hoá C19H29COOH, nhưng nếu không được bảo vệ thì keo C19H29COOH sẽ ngưng tụ và lắng xuống, chia ra 3 loại keo:



  • keo trung hoà: hàm lượng nhựa còn lắng khoảng 40 – 60%

  • keo trắng : hàm lượng nhựa còn lại khoảng < 24%

  • keo nhựa cao : hàm lượng nhựa còn lại khoảng 70 – 90%

Để bảo vệ keo trắng người ta dùng vòi phun áp lực để phân tán tạo ra các Mixell, trong dung dịch lúc đó gồm có:

RCOONa RCOO + Na+

Sau đó các Mixell hấp thụ chọn lọc các ion có tính chất và thành phần giống nó dẫn đến có kích thước lớn hơn, Mixell (RCOOH)n hấp thụ RCOO- tạo thành lớp vỏ solvát, một số Na+ lọt qua lớp vỏ đó nhưng không trung hoà điện dẫn đến lớp vỏ thứ 2 trở thành bền vững và mang điện tích âm, tự chuyển động trong dung dịch ( chuyển động Brown ). Trong dung dịch có Na+ nên hệ keo luôn luôn có sự chuyển động.

Lượng keo cho vào để chống thấm.



  • Dùng keo nhẹ : tỷ lệ 0,5 -1% so với bột khô tuyệt đối.

  • Loại không dùng keo : giấy báo, giấy vệ sinh.

  • Loại dùng keo trung bình: 1 – 1,5% bột KTĐ.

  • Loại dùng keo đậm : 1,5 – 2,55 bột TKĐ.




  1. Phô gia phèn – các hiện tượng xảy ra khi cho keo vào bột giấy.

Trong dung dịch các xơ sợi Xenlulo mang điện tích Êm, ngoài ra các hạt chất độn và hạt keo còng mang điện tích âm, để cân bằng thế điện động ta có thể điều chỉnh bằng cách cho hấp thụ các ion dương ở trong dung dịch các loại Cation đa hoá trị như Al3+, sắt (Fe3+) ở trong dung dịch rất có lợi để cung cấp điện tích dương nhằm trung hoà thế hiệu điện âm này.

Phèn sử dụng trong ngành giấy có thành phần chủ yếu là Al2(SO­4)3 là chất được dùng phổ biến ở phần ướt của máy xeo vì nó trung hoà dễ dàng điện tích Êm mang trên xơ sợi.

Mặt khác khi cho keo vào bột giấy, quá trình hoá lý xảy ra phức tạp, thuỷ phân lượng RCOONa còn xảy ra mạnh.

RCOONa + H2O RCOOH + NaOH.

Do sự có mặt của Xenlulo thì RCOONa thuỷ phân tới 60% làm cho pH môi trường tăng cao. Quá trình này làm xuất hiện các hạt keo nhựa RCOOH ( cầu tử thứ 3 của hệ keo ) không mang điện, có mức độ phân tán cao, không cần phải bảo vệ, lúc này thành phàn của hệ trở nên phức tạp hơn.

RCOONa : tan , không tích tụ trên bề mặt Xenlulo.

RCOO- : tích điện âm, đẩy nhau, không kết tủa

RCOOH : phân tán không kết tủa.

ĐÓ các hạt keo không kết tụ và phân tán đông tự trên sợi Xenlulo thì phải dùng chất phụ trợ đó là phèn, mà thông thường là dùng phèn nhôm có công thức sau:

Al2(SO­4)3 + 6 H­2­O 2(RCOO)­3Al + 3 NaSO4

Rexinat nhôm

Khi pH = 4,5 – 5 thì chủ yếu là (RCOO)2Al(OH) 

Khi pH + 6,5 thì chủ yếu là : (RCOO) 2Al(OH) 

­(RCOO) Al(OH) 2

Các muối này kết tủa, biến thành nhựa tan thành muối kết tủa kéo gốc nhựa lên xơ sợi Xenlulo. Tạo lớp ngăn cách chống thấm của giấy.

đối với các hạt nhựa RCOOH do Al(OH)3 là chất lưỡng tính

Al(OH)3 Al(OH)+2 Al(OH)2+ Al3+

Ion Al3+ sẽ làm thay đổi điện thế của hạt keo và Xenlulo. Bằng thực nghiệm người ta nhận thấy khi lượng phèn tương ứng với tiêu hao 18 – 58 g/1kg bét Xenlulo thì điện tích của hạt keo chuyển thành điện tích của hạt keo chuyển thành điện tích dương còn của Xenlulo là điện thế âm. Khi đó hạt keo có thể kết tủa trên xơ sợi, khoảng này tương ứng với môi trường pH = 4,5 – 5,5.



  1. Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
    luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
    luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
    luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
    luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

    tải về 1.43 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương