PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY



tải về 1.43 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.43 Mb.
#19719
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




    1. Chi phí điện, hơi, nước

  • Theo tính toán điện năng tiêu thụ, tiêu hao về điện là 46477233 KWh/năm

  • Tính theo nhiệt sấy, tiêu hao về hơi là 2,17 tấn/tấn giấy. Ta có bảng sau:

Stt

Tên nguyên vật liệu

Tiêu hao Tấn NVL/năm

Đơn giá đ/tấn, đ/KW

Thành tiền Tr VNĐ

1

Hơi

130.200

379.750

49.443,45

2

Điện

46.477.233

700

32.534

3

Nước

35.000.000

800

2800

4

Tổng







84777,45




  1. Tính giá vốn bán hàng.

  • Giá vốn bán hàng

+ Chi phí nguyên vật liệu : 362070,44 Triệu

+ Chi phí điện, nước, hơi : 84777,45 Triệu

+ Chi phí tiền lương : 5197,92 Triệu

Giá thành toàn bộ = tổng chi phí = 486667,81 Triệu



VI- TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ

  • Năng suất nhà máy 60.000 tấn/năm

  • Giá bán 10.000.000 VNĐ/tấn SP

  • Doanh thu = Giá bán hàng x Sản lượng

= 10.000.000 x 60.000 = 600.000 ( Tr VNĐ )

  • Doanh thu thuần = DT – thuế VAT

Thuế VAT = 5% . DT = 5%.600.000 = 30.000 Triệu

Do đó doanh thu thuần là: 570.000 Triệu



  • Lợi nhuận gộp = DT thuần – tổng chi phí

570.000 – 486.667,81 = 833.32,19 Triệu

  • Lợi nhuận dòng = lợi nhuận gộp – thuế thu nhập

Thuế thu nhập = lợi nhuận chứa thuế x thuế suất

+ Lợi nhuận chưa thuế = lợi nhuận gộp

+ Thuế suất = 28%

Suy ra thuế thu nhập = 28% . 833.32,19 = 233.33 Triệu

Lợi nhuận dòng = 833.32,19 – 23333 = 59999,19 Triệu


  • Thời gian hòan vốn giản đơn (T- năm)

Tổng chi phí đầu tư ban đầu = giá trị TSCĐ + giá trị TSLĐ. TSCĐ

= 391788 (triệu VNĐ )

Giá trị tài sản lưu động: theo tình hình thực tế sản xuất tại công ty trên dây chuyền hiện có, kết hợp với số liệu tài chính thống kê trong 10 năm, kinh nghiệm cho thấy giá trị TSLĐ = 15% doanh thu.

Giá trị TSLĐ = 0,15 x 600000 = 90000 ( triệu VNĐ )

Tổng chi phí đầu tư ban đầu : 391877 + 90000 = 481788 (triệu VNĐ )

VII- KẾT LUẬN

-Về mặt kinh tế, dự án cho ta lợi nhuận sau thuế 66665,75 triệu VNĐ trong 1 năm và thời gian thu hồi vốn là : 4,7 năm.

-Về mặt xã hội, nhà máy tạo công ăn việc làm cho một lượng công nhân viên với thu nhập ổn định ở mức tương đối cao.

-Về môi trường, nhà máy được xây dựng sẽ kéo theo một vùng nguyên liệu rộng lớn, do vậy nó có tính chất tích cực tới môi trường.



Kết luận: phương án thiết kế hiệu quả, có tính khả thi.
PHẦN IX

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Sản phẩm của nhà máy sau khi sản xuất ra phải đảm bảo về chất lượng, các chỉ tiêu về kỹ thuật.Đối với nhà máy sản xuất bao gói , chỉ tiêu của sản phẩm cần phải xác định bao gồm:

+ Độ Èm


+ Độ tro

+ Độ chặt, độ dầy

+ Độ bền cơ lý: độ bền đứt, độ chịu bục, độ chịu gấp

Để sản xuất được liên tục, ổ định về thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, thì khâu đầu tiên trong quy trình sản xuất là phảI xác định được các thông số kỹ thuật của nguyên liệu đầu vào. với nhà máy sản xuất giấy thì khâu này là xác định chất lượng của bột giấy ( độ bền của bột tấm, chiều dài của sơ xợi, độ nghiền….). Để từ đây có căn cứ điều chỉnh quy trình nghiền cho thích hợp nhằm đáp ứng được chất lượng của sản phẩm. Một nguyên liệu khác là xác định chất lượng keo khi tiến hành gia keo.



I. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỘT GIẤY

I.1. Xác định độ Èm của bột giấy

* Phương pháp xác định :

Cân 5g bột khô gió ( bột mới nhập về) cho vào cốc sấy và sấy ở nhiệt độ từ 100 1050C với thời gian là 4 giê trong tủ sấy. Sấy đến khi trọng lượng không đổi ( trong mỗi lần cân, mẫu lấy ra khỏi tủ sấy phải được làm nguội trong bình hút Èm) . Độ Èm của bột giấy được tính bằng công thức sau:





Trong đó:

A: độ Èm %

g1: khối lượng của bột giấy ban đầu

g2: khối lượng của bột giấy sau sấy.



I.2. Xác định độ nghiền của bột giấy

* Chuẩn bị mẫu:

Để nghiên cứu bột giấy: Cân 16 kg bột KTĐ. Thẩm thấu nước cất hết 267 g tương đương với nồng độ 6%. Để trương nở trong 2 giờ ở nhịêt độ 15-200C. Bét sau khi trương nở được đánh tơi, nhuyễn trong máy nghìên tiêu chuẩn. Tiếp đó cân 2g bột KTĐ ( sau nghiền), pha loãng thành 100ml và đổ cào thiết bị đo độ nghiền để xác định độ nghiền. Cấu tạo của thiết bị như sau:



* Tiến hành:

Lấy cốc bột đã pha đổ vào phễu chứa số 3, khi phễu làm kín số 2 đã đóng. Lấy cốc thuỷ tinh hứng vào cửa phun 8. Cốc pha bét sau khi đổ hết bột được đặt vào cửa thoát 6. Sau đó mở khoá 1, quả đối trọng 10 sẽ kéo phễu số 2 lên. Nước sẽ thoát ra ngoài qua lưới số 4 xuống buồng chia sè 5 và thoát ra ngoài cửa số 6 và số 8. Lượng nước thoát vào bình số 7 được ding để xác định độ nghiền. Trên cốc có cột chia vạch:

Lấy 1000 – lượng nước thu được trong cốc số 7 (mm) chí cho 10 ta có độ nghiền.

Bột càng thô nước thoát vào cột số 7 càng nhiều. Ta nói bột có độ nghiền thấp.

Bột càng nhuyễn nước thoát vào cột số 7 càng Ýt. Ta nói bột có độ nghiền cao.

1.3.xác định độ tro của bột giấy, của giấy.

Độ tro của bột giấy, giấy là hàm lượng các chất vô cơ còn lại sau quá trình nung.Trong bột giấy ngoài lưọng tro nguyên thuỷ của nguyên liệu còn từ dịch nấu và hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất bột giấy cũng tham gia vào thành phần tro của bột giấy ( đối với giấy còn cộng thêm phần chất độn, hoá chất trong gia keo..)

*Cách xác định độ tro:

Cần một lượng gấy với độ chính xác 0.0001 (2-3 mẫu).Một mẫu được đưa vào tủ sấy và khống chế nhiệt độ 1050C để xác định độ Èm. Một mẫu đưa vào lò nung, nung ở nhiệt độ 800-8500C (mẫu trước khi nung được xé nhỏ cho vào cốc bạch kim hoặc cốc sứ đã biết khối lượng riêng tuyệt đối).

Sau khi nung lượng tro thu được b gam KTĐ. Độ tro của giấy được xác định bằng công thức:

T= 100%

T: Độ tro %

a: Khối lượng KTĐ (g)



II. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA GIẤY THÀNH PHẨM

II.1. Xác định định lượng giấy

Định lượng giấy là thương số khối lượng của mảnh giấy chia cho chính diện tích nó, đơn vị g/m2.



II.2. Xác định lực kéo đứt hoặc chiều dài đứt

Lực kéo đứt tức là lực kéo lên theo chiều dọc băng giấy đến khi giấy đứt. Chiều dài đứt là chiều dài của băng giấy có khối lượng bằng lực kéo đứt



*Cách xác định:

Cắt băng giấy có chiều rộng 25mm, chiều dài 180 - 200mm. Các băng giấy được đưa vào phòng tiêu chuẩn. Dùng máy đo kéo đứt bằng cách: một đầu băng được kẹp chặt vào giá cố định, còn đầu kia được kẹp vào cơ cấu tạo lực. Khi kéo căng tờ giấy sẽ bị giãn dài. Băng giấy kéo ra khi lực kéo đạt tới giá trị tới hạn thì băng giấy đứt. Kết quả có chính xác là lực kéo đứt băng giấy. Độ kéo dài đứt của băng giấy được tính bằng (m)

Theo định nghĩa thì nó là kết quả của ba đại lượng: lực kéo đức chiều rộng băng giấy và định lượng băng giấy đó.

+ Lực kéo đứt được tính bằng p kg(đo trên máy)

+ Định lượng giấy q (g/m2)

+ Chiều rộng băng giấy 15 mm

+ Chiều dài đứt L (m)

Được tính theo công thức:

L = m

Chiều dài đứt luôn bằng lực kéo đứt chia cho chiều rộng băng giấy và định lượng giấy.


II.3. Xác định độ chịu bục

Đối với các loại giấy dùng để sản xuất túi sách, bao đựng hàng, các loại hộp carton đều phải có độ chịu bụng cao.

Độ chịu bục là áp lực tới hạn tác dụng lên 1cm2 , đơn vị đo độ chịu bục kg/m2giấy và đánh thủng tờ giấy đó. Độ chịu bục được đo trên máy có tiết diện 10 hoặc 100 cm2, đơn vị đo độ chịu bục kg/m2.

II.4. Xác định độ chịu gấp

Độ chịu gấp là một trong chỉ tiêu độ bền của giấy. Đơn vị của độ chịu gấp là số lần gấp đi gấp lại đến khi mảnh giấy bị đứt làm đôi thành hai mảnh.



*Tiêu chuẩn chất lượng của giấy viết số 1 [TCVN]

+Định lượng là 70 g/m2

+ Chỉ số xé ( không nhỏ hơn)

- Chiều dọc 5,7 mN.m2/g

- Chiều ngang 6,1 mN.m2/g

+ Độ dài đứt( không nhỏ hơn)

- Chiều dọc 3800 m.

- Chiều ngang 2200 m.

+ Độ hút nước Cob60 27 g/m2

+ Độ trắng (không nhỏ hơn) 78 %

+ Độ đục (không nhỏ hơn) 83 %

+ Độ nhẵn

- Beck ( không nhỏ hơn ) 45 s

- Besten ( không lớn hơn) 280 ml/phút

+ Độ ( không nhỏ hơn) 8 %

+ Độ Èm 81 %

Giấy thành phẩm không đạt một trong những yêu cầu trên thì coi là giấy phế phẩm và bị loại.

Đối với một nhà máy giấy hiện đại thì khâu kiều tra được thực hiện gay tại phong KCS của phân xưởng xeo. Riêng kiểm tra định lượng giấy được tự động hoá và được lắp sau khi sấy



PHẦN X

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG NHÀ MÁY

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất của xã hội. Khi con người được giải phóng và hoàn toàn giải phóng trở thành người chủ nghĩa xã hội thì lao động là nghĩa vụ và là trách nhiệm thiêng liêng của con người. Bảo hộ lao động được nhà nước đặc biệt quan tâm đến. Năm 1947 nhà nước ra sắc lệnh lao động trong đó có đoạn viết : …Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân, những nơi làm việc phải thoáng mát và có đủ ánh sáng…”

Trong nghị quyết hội nghị lần thứ IV của đảng cộng sản Việt Nam họp tháng 12-1976 về công tác bảo hộ lao động, coi trọng việc tạo điều kiện lao động, tích cực phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Trang bị đầy đủ công cụ lao động. An toàn lao động, : sản xuất phải an toàn” là khẩu hiệu từ lâu ở trong xí nghiệp sẽ giảm được nhiều chi phí cho công tác khắc phục hậu quả.

Nguyền nhân sảy ra tai nạn, cháy nổ có rất nhiều nguyên nhân, tổng kết các vụ sảy ra tai nạn lao động chủ yếu là do:



  • Do kĩ thuật, sự hư hỏng xuống cấp của cả trang thiết bị, máy móc phụ tùng quá cũ nát…

  • Do tổ chức bố trí dây chuyền không hợp lý, giao việc không đúng người, sai quy trình kĩ thuật, vi phạm chế độ làm việc. Không tổ chức bồi dưỡng kĩ thuật về phòng chèng cháy nổ và an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong từng phân xưởng.

  • Do ý thức chấp hành bảo hộ lao động của công nhân.

  • Do vệ sinh công nghiệp: Môi trường làm việc bị ô nhiễm, khí hậu không thích nghi, thông gió và ánh sáng không đảm bảo làm cho người công nhân dễ bị mệt.

Để đảm bảo an toàn lao động đựơc tốt trước hết chúng ta phải nắm rõ đặc điểm của từng phân xưởng mà lập ra những quy tắc an toàn cho phù hợp.

Đối với nhà máy sản xuất giấy viết có đặc điểm sau:



  • Phân xưởng xeo

    • Quy trình sản xuất khép kín nước thải ra môi trường tương đối sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

    • Phân xưởng có nhiều tiếng ồn do hoạt động của các máy nghiền, các động cơ đem lại.

    • Nhiệt độ môi trường nóng do thoát nhiệt thừa của nhà sấy giấy đem lại. Mặt khác phần đầu máy xeo thoát nhiều nước nên môi trường xung quanh Èm ướt. Hệ thống đường ống dây điện phức tạp…phân xưởng này rất dễ xảy ra cháy chập điện.

  • Phân xưởng nồi hơi

  • Là nơi cung cấp hơi nước cho toàn nhà máy phục vụ các mục đích như: Sấy giấy, nấu keo, hoà phụ gia, sinh hoạt…

  • Hơi nước dùng là hơi bão hoà có áp suất 2,5 kg/cm2 do vậy đối với phân xưởng này rất dễ cháy hệ thống cung cấp nguyên liệu và dễ nổ đối với nồi hơi nếu không đảm bảo an toàn.

    • Kho xăng trạm biến áp.

      • Đây là những trung tâm cung cấp năng lượng cho toàn bộ nhà máy. Đặc điểm là rất dêc cháy nổ.

  • Kho bột giấy và kho thành phẩm

    • Kho chứa bột giấy khô, kho thành phẩm đặc điểm là dễ cháy.

Trên đây là những công trình chính, dễ xảy ra cháy nổ và tai nạn lao động. Để đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ công nhân, an toàn sản phẩm của nhà máy cần thực hiện nghiêm túc pháp lệnh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong toàn nhà máy.

Muốn thực hiện được trước hết:



  • Nhà máy phải bồi dưỡng kiến thức, ý thức về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ tới từng công nhân trong từng phân xưởng. Thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện tới từng phân xưởng, từng công nhân.

  • Khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân kịp thời phát hiện bệnh nghề nghịêp của từng người mà có phương pháp chữa trị kịp thời.

  • Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động: giầy bảo hộ, khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay. Thiết bị phòng chống nổ: bình cứu hoả, xe cứu hộ.

  • Có chế độ bồi dưỡng cho công nhân.

  • Có hệ thống ánh sáng thông gió phải đảm bảo và công trình vệ sinh phải phù hợp.

Đối với mỗi phân xưởng ngoài, quy định chung còn phải tuân thủ những nguyên tắc riêng:

    • Phân xưởng xeo:

Cán bộ công nhân trước khi làm việc phải mặc đầy đủ trang thiết bị lao động ( Quần áo, giầy, găng tay, ăn mặc phải gọn gàng đặc biệt đối với phụ nữ tóc phải búi cao…), người nào công việc đó, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ ( đặc biệt đối với hệ thống truyền động cơ khí, hệ thống sấy không dùng tay bắt giấy), quy định vận hành máy, luôn theo dõi hoạt động của máy… Thường xuyên kiểm tra các thiết bị phòng chống cháy ( các bình cứu hoả ), bảo dưỡng mày móc theo định kỳ giảm tối thiểu tiếng ồn, hao mòn máy móc.

    • Phân xưởng nồi hơi

Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình vận hành nồi hơi, kiểm tra thường xuyên hệ thống van an toàn, đường ống dẫn hơi ( không để áp suất hơi vượt quá giới hạn cho phép tránh nổ), nếu có sự cố thì lập tức ngừng hoạt động và xả hết hơi theo van an toàn. Định kỳ phải vệ sinh nồi hơi đường ống đặc biệt là lớp bảo ôn.

    • Phân xưởng hóa chất

Là nơi chứa nhiều hoá chất, cần chú ý công tác bảo hộ lao động trong khi vận chuyển, pha chế chất đặc biệt đối với kiềm. Kiềm rất dễ ăn da. Công nhân khi làm việc bắt buộc phải: đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ đúng quy cách, giầy bảo hộ, đeo khẩu trang.

    • Kho xăng dầu, trạm biến áp

Người không nhiệm vụ không được vào, thực hiện triệt để việc cấm lửa ( không được hút thuốc mang các vật liệu cháy nổ vào). Thường xuyên kiểm tra các bể, thùng chứa xăng, dầu để có biện pháp kịp thời xử lý. Kiểm tra hệ thống thông gió và chiếu sáng.

Để chủ động phòng chống cháy nổ, không lúng túng khi gặp sự cố. Hàng năm nhà máy phải kiểm tra, bổ sung các dụng cụ, thiết bị phòng chống cháy nổ. Mọi thiết bị, xe máy phải sẵn sàng trong mọi điểu kiện tốt nhất. Tích cực tham gia luyện tập, thực hành với các máy công tắc cắt điện, di chuyển người ra khỏi nơi cháy và phát hiệu lệnh chữa cháy…Cần chú ý tới các vật liệu nhẹ hơn nước không thể dùng nước để chữa mà phải dùng các loại bình hoá chất, cát để chữa.

Trên đây là một só vấn đề sơ lược về vấn đề an toàn lao động và công tác phòng chống cháy nổ trong nhà máy. Ngoài các biện pháp kỹ thuật ra, để thực hiện tốt thì ý thức của mỗi người đóng vai trò quyết định. Mỗi người chúng ta phải tuyệt đối chấp hành các pháp lệnh, quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trước hết là bảo vệ sức khoẻ cho chính mình, gia đình mình sau đó là bảo vệ tài sản cuả nhà máy…


PHẦN XI

KẾT LUẬN

Hiện nay còng nh­ trong tương lai, sản phẩm giấy nói chung và giấy bao gói có độ kỵ nước cao nói riêng đóng vai trò rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với đời sống con người. Do đó việc cải tiến công nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ và phát huy yếu tố con người để tạo ra những sản phẩm giấy có chất lượng ngày càng tốt hơn cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại văn minh.

Thực trạng ngành giấy Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, lạc hậu so với ngành giấy trong khu vực và trên Thế Giới. Nhưng bên cạnh đó chúng ta có nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động đông đảo, cần cù có kiến thức chuyên môn cao. Nhưng hơn thế nữa là sự lãnh đạo sáng suất của Đảng vạch ra đuờng lối đúng đắn, chắc chắn cho từng giai đoạn cụ thể để đưa ngành giấy của chúng ra đứng vững khi 2007 mở cửa hội nhập với Thế Giới, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Trong khuôn khổ đồ án này tôi đã trình bày quá trình sản xuất giấy viết một cách tỉ mỉ về những vấn đề công nghệ và mạnh dạn đưa thêm vào một số thiết bị mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tìm hiểu thêm và học hỏi thêm rất mong sự ủng hộ của các thầy giáo về dây truyền sản xuất, tôi tham khảo thực tế tại Nhà máy giấy Bãi Bằng.

Việc thiết kế đồ án này đã giúp cho bản thân tôi có điều kiện bổ xung, củng cố thêm kiến thức mà các thầy cô trang bị. Đồng thời nghiên cứu tìm hiểu đồ án tạo cho tôi một phương pháp làm việc kho học hợp lý hơn.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bản thân còn hạn chế nên bản đồ án này hoàn thành không thể tránh khỏi những sai sót nhất định.

Rất mong các thầy, các cô, các bạn độc giả đóng góp ý kiến để bản đề án của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Cô Bùi ánh Hoà, Cô Lê Tiểu Thành và các thầy cô giáo trong bộ môn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản đồ án này.


Ngày 17 tháng 10 năm 2005

Sinh viên: Nguyễn Trung Tấn

PHẦN XII

TÀI LIỆU THAM KHẢO



  1. С.И. ЦВАНОВ -ТЕХНАОГЦЯ. ЪУМАГЦ

  2. СРПРДВОГНИК ЪУМАХНИКА ТОМ II - МОСКВА - 1965

  3. СРПРДВОГНИК ЪУМАХНИКА ТОМ III - МОСКВА - 1965

  4. ThiÕt bị sản xuÊt bét và giÊy- NguyÔn Trường – NguyÔn văn ấn- 1997

  5. Sổ tay quá trình thiÕt bị công nghệ hoá chÊt tập I – NXB KHKT-1997

  6. Sổ tay quá trình thiÕt bị công nghệ hoá chÊt tập II –NXB KHKT-1999

  7. Bơm Hải Dương

  8. Thiết bị Giấy Việt Trì

  9. Hanbook of pulp anh paper techcology, 4th ed…, New York

  10. M.J.Koccurer-pulp and paper manufacture-volume 8

  11. Tạp trí Công nghệ giấy 1996 2004

XII. Cơ sở Hóa học gỗ và xenluloza ( Tập I, Tập II ) – TS. Hồ sỹ tráng


N guyễn Trung Tấn Công nghệ Xenlulôza và giấy



Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương