Phần I giới thiệu chung về trưỜng đẠi học công nghệ thông tin & truyềN thông đẠi học thái nguyên giới thiệu về Trường



tải về 5.22 Mb.
trang8/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích5.22 Mb.
#21498
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26

Điều 5. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).

2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.

3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học và được thể hiện qua số tín chỉ tích luỹ (STCTL).

4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.


II. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 6. Thời gian, học kỳ và kế hoạch đào tạo

Chương trình đào tạo được tổ chức theo khoá học, năm học và học kỳ.

1. Thời gian học - Khoá học

Thời gian học - khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tuỳ thuộc chương trình, thời gian học - khoá học được quy định như sau:

- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo;

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

2. Học kỳ

Học kỳ là một khoảng thời gian nhất định gồm một số tuần dành cho các hoạt động giảng dạy học tập các môn học và một số tuần dành cho việc đánh giá kiến thức (kiểm tra, thi, bảo vệ, ...).

Năm học gồm hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính gồm ít nhất 15 tuần dành cho các hoạt động giảng dạy học tập và 4-5 tuần dành riêng cho việc đánh giá tập trung (kiểm tra, thi, bảo vệ). Không tổ chức kiểm tra và thi tập trung ngoài lịch này.

Ngoài hai học kỳ chính, hàng năm nhà trường tổ chức học kỳ 3 (học kỳ hè hay học kỳ phụ gồm 5 tuần thực học và 1 tuần thi) để sinh viên có các học phần bị đánh giá không đạt (điểm F) học lại, sinh viên có nhu cầu học cải thiện điểm ở các học kỳ chính và sinh viên học giỏi có điều kiện học vượt nhằm kết thúc sớm chương trình đào tạo. Sinh viên đăng ký tham gia học kỳ hè trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc.

3. Kế hoạch đào tạo

Phòng đào tạo của đơn vị đào tạo lập kế hoạch đào tạo cụ thể của học kỳ, hàng năm và cả khoá học đối với từng chương trình đào tạo đã được phê duyệt.

Thời gian biểu tiến hành các hoạt động giảng dạy học tập và lịch tổ chức đánh giá trong mỗi học kỳ kể cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ Tết được quy định trong biểu đồ kế hoạch học tập, Giám đốc Đại học giao cho Thủ trưởng đơn vị đào tạo ban hành hàng năm.

Thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo bao gồm: Thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại Khoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khoá học dưới 3 năm; 4 học kỳ đối với các khoá học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ đối với các khoá học từ 5 đến 6 năm.

Tùy theo điều kiện cụ thể của nhà trường, sau khi được sự đồng ý của Giám đốc Đại học, Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó.

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

Các học kỳ được phép tạm dừng học và các học kỳ học ở trường đại học khác trước khi chuyển về đơn vị đào tạo (nếu có) đều được tính chung vào thời gian học – khóa học được quy định ở trên.

Điều 7. Đăng ký nhập học

1. Đăng ký nhập học

Hàng năm Đại học tuyển sinh vào đại học, cao đẳng hệ chính quy một lần qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Thí sinh trúng tuyển phải làm các thủ tục nhập học theo hướng dẫn và thời hạn ghi trong giấy báo nhập học của Đại học tại đơn vị đào tạo. Sau khi đã hoàn tất thủ tục nhập học, thí sinh trở thành sinh viên chính thức hệ chính quy tập trung thuộc một khóa-ngành đào tạo của trường. Sinh viên không được phép thay đổi ngành đã trúng tuyển và phải tuyệt đối tuân thủ các quy chế học tập áp dụng đúng cho khóa-ngành đã nhập học.

Một số trường hợp đặc biệt được xem xét thu nhận vào hệ chính quy tập trung trên cơ sở các qui định cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:

- Sinh viên đang học ở nước ngoài có nguyện vọng và được giới thiệu về nước học tiếp;

- Sinh viên hệ chính quy các trường đại học khác ở trong nước có nguyện vọng chuyển trường nếu có đủ các điều kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (được cụ thể hóa tại Điều 18 của Quy định này).

Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, phòng chức năng trình Thủ trưởng đơn vị đào tạo cấp cho sinh viên: Thẻ sinh viên, sổ tay sinh viên và các tài liệu liên quan khác theo quy định của từng đơn vị tổ chức đào tạo.

Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

Sinh viên nhập học được trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên.

2. Thông tin đào tạo dành cho sinh viên

a. Sau khi nhập học, sinh viên được cung cấp ngay các thông tin sau:

- Các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục&Đào tạo, các quy định của Đại học Thái Nguyên, và của các đơn vị đào tạo liên quan đến việc học tập và sinh hoạt rèn luyện của sinh viên;

- Chương trình, kế hoạch đào tạo của khóa-ngành bao gồm cả nội dung tóm tắt các môn học có trong CTĐT;

- Các khoản học phí, lệ phí phải nộp.

- Danh mục các tài liệu, học liệu được cấp phát;

- Các trách nhiệm và quyền lợi cơ bản của sinh viên.



- Niên giám là tài liệu chính thức giới thiệu cho sinh viên về nhà trường, giới thiệu về các CTĐT và các học phần đang được giảng dạy cho hệ đại học chính quy của trường.

b. Chuẩn bị một học kỳ mới, sinh viên cũng được cung cấp thêm các thông tin sau:

- Các quy trình cơ bản trong tổ chức học kỳ, lịch học của học kỳ;

- Kế hoạch tổ chức dạy học của học kỳ, danh sách các học phần và thời khóa biểu dự kiến các học phần được mở trong học kỳ;

- Mức học phí, danh mục tài liệu, học liệu dự kiến được cấp phát;

- Các thay đổi (nếu có) trong xử lý học vụ, trong CTĐT các khóa-ngành;

- Các thông tin hướng dẫn cần thiết khác để sắp xếp kế hoạch học tập.

c. Thông tin từng năm học

Đầu mỗi năm học, đơn vị đào tạo phải thông báo công khai lịch trình học tập dự kiến cho từng chương trình đào tạo trong mỗi học kỳ, dự kiến quy mô và số lớp học phần sẽ mở, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến, đề cương chi tiết, nội dung đánh giá (ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần) và điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra giữa học phần và thi kết thúc học phần, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.

d. Khi bắt đầu học một học phần, sinh viên được giới thiệu đề cương chi tiết, được hướng dẫn về mục đích yêu cầu của học phần, cách học, phương pháp kiểm tra đánh giá, danh sách các giáo trình, tài liệu tham khảo, học liệu liên quan phục vụ cho việc giảng dạy và học tập học phần.

e. Các thông tin khác cần chú ý theo dõi thông báo:

- Với một số học phần thí nghiệm, thực tập, đồ án,... lịch giảng dạy chi tiết được công bố vào đầu học kỳ tại đơn vị tổ chức giảng dạy (bộ môn, phòng thí nghiệm hoặc tại văn phòng khoa quản lý học phần).

- Lịch kiểm tra giữa kỳ được công bố ít nhất 02 tuần trước khi kiểm tra tại các bảng thông báo của phòng chức năng và tại văn phòng khoa quản lý học phần. Cán bộ phụ trách học phần có trách nhiệm thông báo ngày giờ kiểm tra trên lớp.

- Lịch thi kết thúc học phần (thi tập trung cuối kỳ) được công bố ít nhất 04 tuần trước khi thi tại các bảng thông báo của phòng chức năng và tại văn phòng khoa quản lý học phần.

Việc cung cấp thông tin về kết quả học tập quy định tại Khoản 4, Điều 23

f. Trách nhiệm của sinh viên

- Tìm hiểu, nghiên cứu để nắm vững CTĐT của khóa-ngành đào tạo, kế hoạch học tập mỗi học kỳ và những quy định, chế độ liên quan của trường. Khi cần thiết, sinh viên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, khoa, các phòng ban chức năng hay giảng viên học phần để được hướng dẫn và giúp đỡ;

- Thường xuyên theo dõi các thông báo, đọc kỹ các tài liệu hướng dẫn được phát mỗi học kỳ để thực hiện các công việc học vụ theo đúng trình tự và đúng thời hạn;

- Thực hiện việc đăng ký học và nhận thời khóa biểu chính thức mỗi học kỳ theo đúng quy định, quy trình;

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc tất cả các yêu cầu của học phần đã đăng ký học, tham dự các kỳ kiểm tra thường kỳ, thi kết thúc học phần, các học phần thực hành, thí nghiệm.

- Tham gia các hoạt động học tập, tham gia thí nghiệm, kiểm tra và thi đúng nhóm lớp đã được xếp trong kế hoạch. Nghiêm cấm các trường hợp thi và kiểm tra không đúng nhóm, tham gia thi tại phòng thi mà không có tên trong danh sách dự thi.

- Tham gia các hoạt động đoàn thể, không ngừng rèn luyện đạo đức lối sống và thể chất phù hợp với mục tiêu đào tạo.

- Bảo mật các thông tin cá nhân, tài khoản cá nhân được nhà trường cung cấp.



Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình/ngành đào tạo

1. Căn cứ vào danh sách trúng tuyển theo ngành trong kỳ thi tuyển sinh, những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển được đơn vị đào tạo sắp xếp vào học các chương trình/ ngành đào tạo đã đăng ký.

2. Đồng thời với việc thông tin trên trang web của nhà trường, trong tuần sinh hoạt công dân của sinh viên mới nhập học (năm thứ nhất) đơn vị đào tạo tổ chức giới thiệu tất cả các thông tin về chương trình đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo, yêu cầu và đánh giá kết quả học tập theo hệ thống tín chỉ; tập huấn cho sinh viên phương pháp học tập trong đào tạo theo tín chỉ.

Điều 9. Tổ chức lớp học

Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học, tùy theo từng loại học phần được giảng dạy trong trường. Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác có tổ chức lớp, nếu chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.

1. Lớp học phần và điều kiện mở lớp

Lớp học phần là lớp của các sinh viên cùng đăng ký một học phần, có cùng thời khoá biểu của học phần trong cùng một học kỳ. Mỗi lớp học phần được gán một mã số riêng. Số lượng sinh viên của một lớp học phần được giới hạn bởi sức chứa của phòng học/phòng thí nghiệm hoặc được sắp xếp theo các yêu cầu riêng đặc thù của học phần. Mỗi lớp học phần có một lớp trưởng, lớp phó do khoa phụ trách chuyên môn học phần chỉ định và chịu sự quản lý của khoa. Giám đốc Đại học giao cho Thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét và quyết định việc mở các lớp học phần.

Số lượng tối thiểu để xem xét mở lớp học phần trong học kỳ đối với các học phần lý thuyết là :

- Ít nhất 40 sinh viên đăng ký cho đa số các học phần.

- Ít nhất 80 sinh viên cho các học phần cơ bản, cơ sở của các nhóm ngành lớn (trừ các học phần có đặc thù riêng như Ngoại ngữ, Vẽ kỹ thuật, …)

- Trong trường hợp đặc biệt và đối với các học phần chuyên ngành, nếu có đề nghị của khoa quản lý ngành thì Thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét và quyết định việc mở các lớp học phần có sĩ số dưới 40 sinh viên.

Các học phần đồ án tốt nghiệp hay khoá luận tốt nghiệp được mở không hạn chế vào mỗi học kỳ chính. Các học phần thí nghiệm, thực tập được mở theo khả năng sắp xếp đảm nhận của đơn vị chuyên môn, của phòng thí nghiệm.

2. Lớp sinh viên (lớp hành chính) và Giáo viên chủ nhiệm

Lớp sinh viên được tổ chức theo Quy chế Công tác sinh viên. Mỗi lớp sinh viên có một tên riêng gắn với khoa, khóa đào tạo và do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách. GVCN đồng thời đảm nhiệm vai trò cố vấn học tập cho sinh viên trong lớp về các vấn đề học vụ, giúp đỡ sinh viên lập kế hoạch học tập trong từng học kỳ và kế hoạch cho toàn bộ khóa đào tạo.

Tổ chức hoạt động của lớp sinh viên, vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập được quy định trong Quy chế công tác học sinh sinh viên của Đại học.

3. Sổ giảng dạy học phần

Sổ giảng dạy học phần là tài liệu chính thức nhà trường phát cho các giảng viên giảng dạy học phần vào lúc bắt đầu lớp học phần. Sổ tay này gồm thông tin liên quan đến sinh viên tham gia lớp học phần đó để giảng viên điểm danh và ghi lịch trình giảng dạy.

Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập

1. Để chuẩn bị cho một học kỳ, mỗi sinh viên phải tiến hành đăng ký học theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với giáo viên chủ nhiệm hoặc đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn của khoa.

2. Quy trình đăng ký học bao gồm các bước sau:

- Sinh viên được cung cấp toàn bộ các thông tin về kế hoạch tổ chức giảng dạy học kỳ của nhà trường, các thông tin về CTĐT và kết quả học tập cá nhân;

- Phòng đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ bằng phiếu đăng ký theo mẫu của nhà trường hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng hoặc bằng cả hai hình thức. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên trong mỗi học kỳ phải được phòng đào tạo thống kê, xử lý dữ liệu và lưu giữ.

- Phòng đào tạo tiến hành sắp xếp lịch học trên cơ sở các phiếu đăng ký học của sinh viên, đăng ký giảng dạy của giảng viên và các nguồn lực của trường;

- Sinh viên có thể bổ sung hoặc thay đổi học phần, lớp học phần, nhằm hoàn chỉnh thời khóa biểu cá nhân trong thời hạn cho phép.

- Sinh viên nhận bản chính kết quả đăng ký học phần của học kỳ.

3. Có 3 hình thức đăng ký học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.

- Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng;

- Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tuần;

- Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần đầu của học kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ hè cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi không có lớp.

4. Các nguyên tắc và quy định chung cần phải tuân thủ khi đăng ký học:

- Để đảm bảo có đủ thời gian hoàn tất khối lượng học tập, một sinh viên không được học quá 25 tín chỉ và không được dưới 14 tín chỉ trong một học kỳ chính (trừ học kỳ cuối khóa học) hoặc không quá 6 tín chỉ trong học kỳ hè (không kể các chứng chỉ qui đổi hay các tín chỉ thuộc các học phần được tổ chức đặc biệt được trình bày ở Mục e, Khoản 3, Điều 3 của Quy định này. Riêng ở học kỳ chính được xếp cho làm đồ án hay khoá luận tốt nghiệp, sinh viên chỉ được đăng ký học thêm tối đa là 07 tín chỉ các học phần khác. Các trường hợp đặc biệt phải báo cáo và được sự đồng ý của Giám đốc Đại học thì Thủ trưởng đơn vị đào tạo mới ra quyết định.

- Đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký tối đa 20 tín chỉ và không dưới 10 tín chỉ trong một học kỳ (trừ học kỳ cuối khóa học) - Sinh viên được phép đăng ký và theo học bất cứ một học phần nào có mở lớp trong học kỳ nếu thỏa mãn các điều kiện ràng buộc riêng của học phần (học phần tiên quyết, học trước, song hành,…) và nếu lớp học phần tương ứng còn khả năng tiếp nhận sinh viên.

- Sinh viên bắt buộc phải tuân thủ các quy trình và tiến hành đăng ký học phần để có thời khóa biểu cá nhân trong mỗi học kỳ chính. Chỉ có các sinh viên được xếp và nhận thời khóa biểu học kỳ chính đúng hạn mới có đầy đủ quyền lợi của một sinh viên hệ đại học chính quy trong học kỳ tương ứng.

Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký

1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính và không được muộn quá 4 tuần; hoặc là sau 1 tuần nhưng không vượt quá 2 tuần đầu của học kỳ hè. Ngoài thời hạn trên, học phần vẫn được giữ trong phiếu đăng ký và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.

2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký

- Viết đơn gửi phòng chức năng;

- Được giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn học tập chấp thuận;

Chỉ sau khi có giấy báo của phòng chức năng cho giáo viên phụ trách lớp học phần, sinh viên mới được phép bỏ lớp đối với các học phần xin rút bớt.

Điều 12. Đăng ký học lại

1. Đối với học phần bắt buộc hoặc học phần tự chọn ”bắt buộc” theo ngành/chuyên ngành, nếu sinh viên có điểm tổng kết học phần không đạt (điểm F) thì bắt buộc phải đăng ký học lại học phần ở một trong những học kỳ tiếp sau cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

2. Đối với học phần tự chọn, nếu không đạt, sinh viên có quyền chọn đăng ký học lại chính học phần đó hoặc lựa chọn họ các học phần tự chọn khác cùng nhóm để đảm bảo tích lũy đủ số tín chỉ. Sinh viên không nhất thiết phải học lại học phần tự chọn chưa đạt nếu đã tích lũy đủ số tín chỉ của nhóm tương ứng.

3. Đối với học phần bất kỳ đã có kết quả đạt, sinh viên được phép đăng ký học lại để cải thiện điểm. Điểm của tất cả các lần học được ghi trong bảng điểm các học kỳ và trong bảng điểm tốt nghiệp. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được chọn để tính vào điểm trung bình chung tích lũy.

Thủ tục đăng ký học lại hoặc đăng ký học cải thiện điểm hoàn toàn giống như thủ tục đăng ký học phần lần đầu.

Điều 13. Nghỉ ốm

Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi Trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện.

Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực

1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau:

a. Sinh viên năm thứ nhất: Nếu khối lượng kiến thức tích luỹ dưới 30 tín chỉ;

b. Sinh viên năm thứ hai: Nếu khối lượng kiến thức tích luỹ từ 30 tín chỉ đến

dưới 60 tín chỉ;

c. Sinh viên năm thứ ba: Nếu khối lượng kiến thức tích luỹ từ 60 tín chỉ đến

dưới 90 tín chỉ;

d. Sinh viên năm thứ tư: Nếu khối lượng kiến thức tích luỹ từ 90 tín chỉ đến

dưới 120 tín chỉ;

e. Sinh viên năm thứ năm: Nếu khối lượng kiến thức tích luỹ từ 120 tín chỉ đến

dưới 150 tín chỉ;

f. Sinh viên năm thứ sáu: Nếu khối lượng kiến thức tích luỹ từ 150 tín chỉ trở lên.

2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau:

a. Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.

b. Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.

3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.

Điều 15. Nghỉ học tạm thời

1. Nghỉ học tạm thời theo yêu cầu

Sinh viên được quyền viết đơn gửi Thủ trưởng đơn vị đào tạo xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học một trong các trường hợp sau:

- Được động viên vào các lực lượng vũ trang.

- Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị trong thời gian dài nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên.

- Vì nhu cầu cá nhân. Trong trường hợp này, sinh viên phải học ở trường ít nhất một học kỳ, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy định này và phải đạt điểm trung bình chung tích luỹ không dưới 2,00. Thời gian tạm dừng học tập vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức được quy định của quy chế này.

- Hội đồng xét nghỉ học tạm thời của đơn vị đào tạo gồm Thủ trưởng đơn vị đào tạo, Trưởng phòng chức năng, Trưởng khoa chuyên môn sẽ xem xét đơn và ra quyết định cho sinh viên được phép tạm dừng học tập.

Sinh viên được nghỉ học tạm thời, trước khi muốn trở lại tiếp tục học tập tại trường phải viết đơn gửi Thủ trưởng đơn vị đào tạo ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

2. Buộc nghỉ học tạm thời

Nhà trường cho nghỉ học tạm thời các sinh viên khi rơi vào một trong các trường hợp sau :

- Không hoàn tất các thủ tục đăng ký học phần theo thời gian qui định – không có kết quả đăng ký học phần chính thức, thời khóa biểu học kỳ;

- Tất cả các môn học sinh viên đăng ký học hoặc bắt buộc phải theo học đều không mở trong học kỳ – không có thời khóa biểu học kỳ;

- Vi phạm kỷ luật ở mức buộc tạm dừng học tập.

Các trường hợp tạm dừng này do Thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định, sinh viên không cần làm đơn xin.

3. Thủ tục nghỉ học tạm thời

Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định cho phép nghỉ học tạm thời theo đề xuất của Phòng chức năng. Quyết định ghi rõ lý do và thời gian sinh viên được phép nghỉ học tạm thời cùng các nghĩa vụ liên quan mà sinh viên phải thực hiện. Có hai trường hợp nghỉ học tạm thời:

a. Nghỉ học tạm thời do thi hành nghĩa vụ quân sự, quyết định không ghi rõ thời gian được phép nghỉ học tạm thời. Thời gian hiệu lực tối đa của việc nghỉ học tạm thời này tuân theo quy định chung ghi trong “Qui chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy” hiện hành do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Thời gian (các học kỳ) nghỉ học tạm thời để thi hành nghĩa vụ quân sự không tính vào thời gian học của sinh viên.

b. Nếu nghỉ học tạm thời vì các lý do khác, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Sinh viên chỉ được giải quyết cho nghỉ học tạm thời một học kỳ, quyết định sẽ ghi rõ nghỉ học tạm thời cho học kỳ nào và thời hạn mà sinh viên phải trình diện để làm thủ tục nhập học lại;

- Đến thời hạn phải nhập học lại ghi trong quyết định, nếu sinh viên chưa thể nhập học thì phải làm thủ tục để xin nghỉ học tạm thời thêm một học kỳ nữa (thời gian nghỉ học tạm thời liên tục không được quá hai học kỳ chính);

- Thời gian (các học kỳ) nghỉ học tạm thời tính vào tổng thời gian được học của sinh viên tại trường.

Sinh viên nghỉ học tạm thời phải nhận quyết định nghỉ học tạm thời và trở về sinh hoạt tại địa phương, không được tham gia bất cứ hoạt động học tập nào tại trường, các thời khóa biểu (nếu có) của sinh viên đều bị hủy bỏ.

4. Thu nhận lại

Sinh viên diện nghỉ học tạm thời phải hoàn tất các thủ tục xin thu nhận lại theo đúng thời hạn ghi trong quyết định. Hồ sơ xin thu nhận nộp tại phòng chức năng để trình Thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định thu nhận lại. Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ trưởng đơn vị đào tạo chỉ định một Hội đồng để xem xét hồ sơ và làm thủ tục thu nhận.

Điều 16. Cảnh báo học tập, thôi học và buộc thôi học

Hằng năm, nhà trường sẽ tiến hành xử lý học tập sau học kỳ 1 và sau học kỳ hè.

Kết quả học tập của sinh viên ở học kỳ hè được tính chung vào kết quả học tập học kỳ 2 của năm học tương ứng để xem xét xử lý học tập. Có các hình thức xử lý học tập sau:

1. Cảnh báo học tập

Cảnh báo học tập là hình thức cảnh báo cho sinh viên về kết quả học tập yếu kém của bản thân. Tại thời điểm tiến hành xử lý học tập của một học kỳ, sinh viên nào vi phạm một trong các quy định sau sẽ bị cảnh báo học tập:

- Không tích lũy đạt số tín chỉ tối thiểu do trường qui định cho khóa-ngành đào tạo;

- Có điểm trung bình chung học kỳ (ĐTBCHK) dưới 0,8 trong học kỳ đầu hoặc đạt dưới 1,00 với học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với hai học kỳ liên tiếp (theo thang điểm 4);

- Có điểm trung bình chung tích luỹ (ĐTBCTL) đạt dưới 1,2 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Các sinh viên bị cảnh báo học tập phải tăng cường liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập để được tư vấn về kế hoạch học tập của cá nhân. Sinh viên sẽ được xóa tên trong danh sách cảnh báo học tập nếu kết quả học tập học kỳ tiếp theo không còn vi phạm các điều kiện nêu ở trên.

2. Thôi học

Đơn vị đào tạo ra quyết định cho phép thôi học, xoá tên khỏi danh sách nếu sinh viên có đơn xin thôi học với lý do rõ ràng, hợp lệ. Trường hợp này bao gồm cả các đơn xin đi du học, có lý do chính đáng được phép chuyển theo học tại một cơ sở đào tạo khác hoặc khi sinh viên thi lại tuyển sinh (đại học chính quy) và trúng tuyển.

3. Xóa tên –buộc thôi học

Đơn vị đào tạo ra quyết định buộc thôi học và xoá tên khỏi danh sách sinh viên nếu sinh viên:

- Đã hết thời gian đào tạo, kể cả thời gian kéo dài (theo quyết định của thủ trưởng đơn vị đào tạo) mà chưa hội đủ điều kiện để tốt nghiệp và nhận bằng;

- Không hoàn thành nghĩa vụ học phí các học kỳ theo đúng qui định của trường (trừ những trường hợp đặc biệt được xác nhận hoàn cảnh khó khăn và được lùi thời hạn nộp học phí);

- Tự ý bỏ học không có lý do – có ĐTBCHK bằng 0 ở một học kỳ chính;

- Bị cảnh báo học tập hai học kỳ liên tiếp.

- Tạm dừng học tập liên tục quá hai học kỳ chính;

- Vi phạm kỷ luật đến mức phải buộc thôi học.

Những trường hợp đặc biệt, Thủ trưởng đơn vị đào tạo đề nghị Giám đốc Đại học xem xét và quyết định.

4. Xử lý học tập buộc thôi học

- Sinh viên bị cảnh báo học tập, nếu ở học kỳ tiếp theo kết quả học tập không được cải thiện sẽ bị đưa vào “danh sách sinh viên diện bị buộc thôi học”. Mỗi kỳ xử lý học tập, Hội đồng Khoa học - Đào tạo nhà trường sẽ họp thông qua mức tối thiểu về học lực (ĐTBCTL và STCTL) mà sinh viên phải đạt để được xem xét tạm thu nhận lại, đồng thời ấn định thời hạn và thủ tục để sinh viên nộp đơn xin cứu xét tại phòng chức năng.

- Sau khi Hội đồng Khoa học - Đào tạo nhà trường đã họp xét và thông qua danh sách đề nghị xử lý học tập, Thủ trưởng đơn vị đào tạo sẽ ra quyết định xử lý theo 2 hình thức: Xử lý ở mức buộc thôi học một học kỳ được tạm thu nhận lại và buộc thôi học.


  1. Xử lý ở mức buộc thôi học được tạm thu nhận lại một học kỳ

Nếu sinh viên thỏa mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau :

- Kết quả học tập không thấp hơn mức học lực tối thiểu để xem xét do Hội đồng Khoa học - Đào tạo nhà trường quy định cho khóa-ngành đào tạo của sinh viên;

- Đã hoàn tất đầy đủ và đúng thời hạn tất cả các thủ tục xin cứu xét tại phòng chức năng;

- Được Hội đồng Khoa học - Đào tạo nhà trường chấp nhận và có văn bản đề nghị Thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định cho tạm thu nhận lại.

b. Buộc thôi học

Sinh viên có quyết định thôi học hoặc buộc thôi học, chậm nhất sau 1 tháng được đơn vị đào tạo thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú, hoặc chuyển sang chương trình giáo dục đại học không chính quy tương ứng hoặc chuyển sang hệ đào tạo thấp hơn (cùng ngành đào tạo).

Sinh viên bị buộc thôi học (không đủ các điều kiện để tạm thu nhận lại – theo Mục a, Khoản 4 của Điều này sẽ bị xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường



tải về 5.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương