PHẦn I: CĂn cứ ĐÁnh giá, XẾp loại giờ DẠy a. CÔNg văn số 10227/thpt ngàY 11/9/2001 CỦa bộ gd&Đt về việC ĐÁnh giá giờ DẠY



tải về 138.95 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích138.95 Kb.
#3835

Sổ dự giờ Năm học: 2013 - 2014

PHẦN I: CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY
A. CÔNG VĂN SỐ 10227/THPT NGÀY 11/9/2001 CỦA BỘ GD&ĐT VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------


Số:10227/THPT 
V/v đánh giá giờ dạy

Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2001

 HƯỚNG DẨN

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ DẠY BẬC TRUNG HỌC
- Thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10, Bộ GD và ĐT đã ban hành văn bản số 3668/VP ngày 11/5/2001 về kế hoạch triển khai NQ 40/2000/QH10 của QuốcHội về đổi mới giáo dục phổ thông .

- Việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK & tổ chức thí điểm dạy & học ở trung học cơ sở đã và đang được tiến hành .Cùng với việc đổi mới nội dung & phương pháp dạy học,việc đánh giá chất lượng giờ dạy phải phù hợp với chủ trương này. Trên cơ sở tập hợp các kinh nghiệm và góp ý của các địa phương v/v đánh giá giờ dạy của GV trong những năm qua, đồng thời căn cứ vào mục tiêu giáo dục phổ thông và thực trạng của các trường trung học hiện nay, Bộ GD - ĐT chủ trương thực hiện thí điểm đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học.

- Để đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất tương đối giữa các địa phươưng trong việc đánh giá giờ dạy trong tổ chuyên môn, của các cấp quản lý giáo dục đ/v GV, Bộ GĐ-ĐT hướng dẫn một số vấn đề như sau :

I. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY .

Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo qui định của kế hoạnh dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều được thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học. Đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

1. Đánh giá một giờ dạy, phải xem xét, phân tích giờ dạy đó đã giải quyết được mức độ nào theo mục đích đặt ra trên cơ sở sử dụng phương pháp, phương tiện và cách tổ chức phù hợp với nội dung của giờ dạy đó .Nghĩa là phải đánh giá giờ dạy của GV một cách toàn diện theo yếu tố của quá trình dạy.

2. Xem xét, phân tích giờ dạy có phù hợp với đặc điểm của bộ môn, của kiểu bài lên lớp thuộc bộ môn đó.

3.  Đánh giá giờ dạy phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng HS, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của giờ lên lớp mà người GV đó thực hiện.

4. Phân tích, xem xét kết quả giờ dạy thể hiện ở mức độ nhận thức của HS trong giờ đó thông qua vấn đáp, trao đổi với HS hoặc kiểm tra trắc nghiệm từ 3 đến 5 phút.



II. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY BẬC TRUNG HỌC:

1/ Tiêu chuẩn:

Các mặt

Các yêu cầu

Điểm







(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

NỘI DUNG

1

Chính xác, khoa học;(khoa học bộ môn & quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị).

 

 

 

2

Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm.

 

 

 

3

Liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục .

 

 

 

PHƯƠNG PHÁP

4

Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp .

 

 

 

5

Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy & học.

 

 

 

PHƯƠNG TIỆN

6

Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp.

 

 

 

7

Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lý.

 

 

 

TỔ CHỨC

8

Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lí ở các phần, các khâu.

 

 

 

9

Tổ chức và điều khiển HS học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng HS; HS hứng thú học tập.

 

 

 

KẾT QUẢ

10

Đa số HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức .

 

 

 

Điểm tổng cộng:

______/20

2/ Cách xếp loại:

*. Loại Giỏi:

a) Điểm tổng cộng đạt từ 17 – 20;

b) Các yêu cầu 1,4,6,9 phải đạt 2 điểm.

*. Loại khá:

a) Điểm tổng cộng đạt từ 13 – 16,5;

b) Các yêu cầu 1,4,9 phải đạt 2 điểm.

*. Loại TB:

a )Điểm tổng cộng đạt từ 10 – 12,5;

b) Các yêu cầu 1,4 phải đạt 2 điểm.

* Loại yếu: Điểm tổng cộng đạt từ 9 trở xuống .

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG ĐÁNH GIÁ & XẾP LOẠI GIỜ DẠY:

1. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại có tính tổng quát :

Các yêu cầu được trình bày một cách tổng quát, ngắn gọn,các địa phương tuỳ theo tình hình cụ thể và yêu cầu chỉ đạo của mình trong từng giai đoạn mà cụ thể hoá cho từng kiểu bài lên lớp hoặc nhấn mạmh những vấn đề nhất định trong từng yêu cẩu của các mặt đánh giá .



2. Đánh giá xếp loại giờ dạy đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn:

Sự đánh giá,xếp loại dựa trên các yếu tố của quá trình dạy học .Do đó phải dánh giá cả 5 mặt:nội dung, phương pháp, phương tiện,,tổ chứcvà kết quả của giờ dạy.Trong số 10 yêu cầu các yêu cầu 1,4,6,9 được coi là trọng tâm,các yêu cầu này phải được cân nhắc kĩ lưỡng và thận trọng hơn kkhi đánh giá,đồng thời được sử dụng để đảm bảo chất lượng khi xếp giờ dạy đ/v 2 loại Giỏi &Khá .



3. Kết hợp đánh giá định tính với định lượng :

Sau khi dự giờ hoăc kiểm tra giờ dạy, người đánh giá trước hếy phải dựa vào sư quan sát trên lớp và kết hợp với các biện pháp khác như:phỏng vấn GV & HS,xem xét giáo án các tư liệu dạy học và kiểm tra trắc nghiệm ngắn đ/v HS để đánh giá từng yêu cầu theo 3 mức (tốt,khá,trung bình hoặcyếu kém)và ứng với mỗi mức cho một mã số điểm (2-1-0)có thể cho điểm lẻ đến 0,5điểm .Khi xem xét toàn bài và xếp loại giờ dạy, người đánh giá phải kết hợp giữanhững nhận định định tính của mình với điểm số của các yêu cầu và điểm tổng cộng để xếp loại chính xác đ/v giờ dạy .



4. Đánh giá từng yêu cầu theo 3 mức độ:

a) Tốt, khá (điểm 2;1,5):Các yêu cầu được thực hiện đầy đủ, linh hoạt, thành thạo.Có thể có một vài sơ suất hay thiếu sót nhỏ nhưng không nghiêm trọng .

b) Trung bình (điểm 1): Thục hiện yêu cầu còn sai sót trong các bước lên lớp của bài dạy, đặc biệt ở các yêu cầu 1,4,6 & 9.

c) Yếu kém (0,5;0 điểm ):Thực hiện yêu cầu ở các mặt các bước lên lớp của bài dạy còn nhiều thiếu sót hoặc có thiếu sót trầm trọng .Trong một yêu cầu nếu GV bỏ qua các cơ hội có điều kiện cho phép thực hiện mà không làm thì cũng được đánh giá là yếu .

Đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo triển khai việc đánh giá dạy đến các trường để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, Sở tập hợp ý kiến của các trường phản ánh về vụ THPT-Bộ GD - ĐT.



  

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Vọng



 

B. CÔNG VĂN SỐ 617 /CV-PGD&ĐT NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA PHÒNG GD&ĐT VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN DẠY BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHO HỌC SINH, CÁCH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN BẬC THCS:

I. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY:

Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo qui định của kế hoạnh dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều được thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học. Đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

- Đánh giá một giờ dạy, phải xem xét, phân tích giờ dạy đó đã giải quyết được mức độ nào theo mục đích đặt ra trên cơ sở sử dụng phương pháp, phương tiện và cách tổ chức phù hợp với nội dung của giờ dạy đó .Nghĩa là phải đánh giá giờ dạy của giáo viên một cách toàn diện theo yếu tố của quá trình dạy.

- Xem xét, phân tích giờ dạy có phù hợp với đặc điểm của bộ môn, của kiểu bài lên lớp thuộc bộ môn đó.

- Đánh giá giờ dạy phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng HS, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của giờ lên lớp mà người GV đó thực hiện.

- Phân tích, xem xét kết quả giờ dạy thể hiện ở mức độ nhận thức của HS trong giờ đó thông qua vấn đáp, trao đổi với HS hoặc kiểm tra trắc nghiệm từ 3 đến 5 phút.



II. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY BẬC TRUNG HỌC

1. Tiêu chuẩn:

TIÊU CHUẨN

NỘI DUNG

CÁC CHỈ BÁO

CÂU HỎI GỢI Ý ĐÁNH GIÁ

NỘI DUNG

1. Chính xác, khoa học (khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng, lập trường tư tưởng chính trị).

- Nắm vững mục tiêu, chương trình và nội dung giảng dạy; nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Nội dung của kế hoạch giảng dạy. Vị trí của bài giảng trong chương trình

- Sự thông báo mục tiêu và mức độ rõ ràng của mục tiêu



- Xác định được vị trí của bài trong chương trình không?

- Xác định đúng mục tiêu không?

- Có thông báo mục tiêu và mức độ rõ ràng của các mục tiêu trong bài học (thông báo thông qua lời nói hoặc ghi bảng).


- Nắm vững kiến thức, kỹ năng phục vụ bài giảng.

- Diễn biến của tiết học; giáo án

- Tính đúng đắn trong các thông tin hoặc kiến thức do thầy nêu ra; sự cập nhật kiến thức của thầy



- Các thông tin hoặc kiến thức do thầy nêu ra có đúng không?

2. Đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm

- Đảm bảo tính hệ thống


- Sự gắn kết giữa các phần, các kiến thức

- Tính gắn kết của kiến thức của bài trước với bài giảng và tính gắn kết của các kiến thức trong bài.



- Bài giảng của thầy có sự gắn kết với bài trước không, các kiến thức trong bài có gắn kết với nhau không?

- Có tổng quát hóa được các kiến thức thành một hệ thống không? Hệ thống kiến thức thầy nêu ra có tính vượt trội không?



- Đủ nội dung

- Phân phối chương trình, chuẩn kiến thức trọng tâm; quan sát giờ dạy

- Có dạy đủ nội dung theo phân phối chương trình hay không?

- Có đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu hay không?

- Làm rõ trọng tâm

- Thời lượng dành cho phần trọng tâm

- Kỹ năng, phương pháp giải quyết vấn đề trọng tâm









3. Liên hệ với thực tế (nếu có); có tính giáo dục

- Liên hệ với thực tế:

- Có tính giáo dục:



- Có vận dụng, ứng dụng vào thực tế (nếu có).

- Ý thức, thái độ






PHƯƠNG PHÁP

4. Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp

- Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp

+ Nêu tình huống có vấn đề

+ Hướng dẫn học sinh tìm kiếm tri thức

+ Phương pháp giảng dạy cá biệt hóa

+ Khai thác lỗi của học sinh


- Quan sát giờ dạy: các tình huống do giáo viên nêu ra đa dạng

+ Nêu ra cho học sinh một số tình huống có vấn đề (gợi cho các em nhu cầu giải quyết vấn đề đặt ra) nhằm lĩnh hội một kiến thức mới

+ Tổ chức tiết học bằng cách cuốn hút học sinh tham gia giải quyết các vấn đề nhằm lĩnh hội kiến thức. Tổ chức hoạt động nhóm để học sinh được thực sự tìm kiếm tri thức

+ Chọn câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

+ Phát hiện lỗi, chỉ rõ nguyên nhân mắc lỗi và hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi


- Biết hình thành rõ ràng các mục tiêu và từ đó đặt vấn đề, đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu rõ ràng hay không?

- GV có nêu vấn đề làm cho học sinh định hướng rõ ràng theo dõi bài học; cách hướng dẫn, hệ thống các câu hỏi dẫn dắt học sinh cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo để nắm kiến thức và rèn luyện kỹ năng hay không?

- Gv có chú ý rèn luyện phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học (có ý thức phê phán, luôn luôn có ý thức lật lại vấn đề; rèn luyện khả năng trình bày vấn đề, tự làm thí nghiệm; củng cố hệ thống khái niệm, rèn luyện kỹ năng sử dụng thuật ngữ, rèn luyện kỹ năng đặc thù của môn học …) hay không?

- GV có kích thích học sinh động não, chủ động làm việc, không tiếp thu thụ động hay không? (chú ý cả 3 nhóm trình độ giỏi, khá, TB, yếu).

- GV có khai thác lỗi của học sinh, tận dụng cơ hội để phân tích uốn nắm làm cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức hay không?

- GV có làm chủ khi xử lý các tình huống sư phạm hay không?

- GV có đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh hay không?

- GV có hướng dẫn chu đáo cho học sinh học ở nhà không?



5. Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học

- Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học

- Xen kẽ giữa các phương pháp thuyết trình và các phương pháp giảng dạy khác (phương pháp giảng dạy phân hóa, cá biệt hóa, thảo luận, sửa lỗi, …).

- GV có vận dụng các phương pháp dạy học vào giảng dạy để phù hợp đối tượng vùng miền không?

- Có thúc đẩy được đa học sinh tham gia học tập không?

- Có quan tâm đến các loại đối tượng không?


PHƯƠNG TIỆN

6. Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiều bài lên lớp

- Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiều bài lên lớp.

- Hiệu quả sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học



- Giáo cụ trực quan được sử dụng phù hợp với mục đích yêu cầu của bài giảng, có hướng dẫn cách sử dụng giáo cụ trực quan.

- Giáo cụ trực quan, thiết bị dạy học có phù hợp, hiệu quả với kiểu bài lên lớp không?

- Hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu, thiết bị dạy học có hiệu quả không?



7. Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực; giáo án hợp lý

- Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ

- Bố cục bảng ghi, chữ viết và hình vẽ rõ ràng, dễ theo dõi

- Phần trọng tâm của bài giảng khi kết thúc bài học sinh có theo dõi tổng thể được không?

- Lời nói rõ ràng, chuẩn mực

- Chất lượng diễn đạt của giáo viên, việc hiểu bài của học sinh, yêu cầu học sinh diễn đạt lại

- Lời nó có rõ ràng không, câu hỏi có rõ nghĩa không, hỏi sát mục tiêu không, có phạm quy không?

- Giáo án hợp lý

- Thể hiện đầy đủ các mục theo quy định; làm rõ trọng tâm….




TỔ CHỨC

8. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu

- Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp

- Linh hoạt giữa các hoạt động, các tình huống sư phạm




- Phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu

- Thời lượng các bước lên lớp, tổ chức các hoạt động

- Thời gian dành cho mỗi đơn vị kiến thức



- Phân phối thời gian dành cho các phần, các mục trong bài giảng có phù hợp không?

9. Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng; học sinh hứng thú

- Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng; học sinh hứng thú

- Công tác tổ chức các hoạt động dạy học

- GV có tổ chức, quản lý các hoạt động để học sinh được làm việc phù hợp với năng lực hoặc để có trao đổi thảo luận hay không?

- GV có làm chủ các mối quan hệ với học sinh và lớp học hay không?

- GV có tạo được không khí tin cậy, biết lắng nghe, đóng vai trò chủ đạo trong giảng dạy, làm cho học sinh tích cực học tập hay không?





- Học sinh hứng thú

- Học sinh sôi nổi tham gia xây dựng bài

- Có tạo tình huống kích thích học sinh học tập không?

KẾT QUẢ

10. Đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm biết vận dụng kiến thức

Học sinh vận dụng các kiến thức và kỹ năng

- Học sinh tham gia xây dựng bài; sự chính xác của các câu trả lời

- Kết quả kiểm tra khảo sát



- Đa số học sinh tham gia xây dựng bài, làm bài có đạt kết quả không?

- Trả lời của học sinh có chính xác không?




2. Cách xếp loại:

a. Loại Giỏi:

- Điểm tổng cộng đạt từ 17 – 20;

- Các yêu cầu 1,4,6,9 phải đạt 2 điểm và các yêu cầu khác đạt tối thiểu 1 điểm.

b. Loại khá:

- Điểm tổng cộng đạt từ 13 – 16,5;

- Các yêu cầu 1,4,9 phải đạt 2 điểm và các yêu cầu khác đạt tối thiểu 1 điểm.

c. Loại TB:

- Điểm tổng cộng đạt từ 10 – 12,5;

- Các yêu cầu 1,4 phải đạt 2 điểm và các yêu cầu khác không có điểm 0.

d. Loại yếu: Các trường hợp còn lại.

3. Những điều cần chú ý trong đánh giá và xếp loại giờ dạy

a. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại có tính tổng quát :

Các yêu cầu được trình bày một cách tổng quát, ngắn gọn, các địa phương tuỳ theo tình hình cụ thể và yêu cầu chỉ đạo của mình trong từng giai đoạn mà cụ thể hoá cho từng kiểu bài lên lớp hoặc nhấn mạmh những vấn đề nhất định trong từng yêu cẩu của các mặt đánh giá .



b. Đánh giá xếp loại giờ dạy đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn:

Sự đánh giá,xếp loại dựa trên các yếu tố của quá trình dạy học .Do đó phải dánh giá cả 5 mặt: nội dung, phương pháp, phương tiện,tổ chứcvà kết quả của giờ dạy.Trong số 10 yêu cầu các yêu cầu 1,4,6,9 được coi là trọng tâm,các yêu cầu này phải được cân nhắc kĩ lưỡng và thận trọng hơn kkhi đánh giá,đồng thời được sử dụng để đảm bảo chất lượng khi xếp giờ dạy đối với 2 loại Giỏi &Khá .



c. Kết hợp đánh giá định tính với định lượng :

Sau khi dự giờ hoăc kiểm tra giờ dạy, người đánh giá trước hếy phải dựa vào sư quan sát trên lớp và kết hợp với các biện pháp khác như: phỏng vấn giáo viên và học sinh, xem xét giáo án các tư liệu dạy học và kiểm tra trắc nghiệm ngắn đối với họ sinh để đánh giá từng yêu cầu theo 3 mức (tốt, khá, trung bình hoặc yếu, kém)và ứng với mỗi mức cho một mã số điểm (2-1-0)có thể cho điểm lẻ đến 0,5điểm. Khi xem xét toàn bài và xếp loại giờ dạy, người đánh giá phải kết hợp giữa những nhận định định tính của mình với điểm số của các yêu cầu và điểm tổng cộng để xếp loại chính xác đối với giờ dạy .



d. Đánh giá từng yêu cầu theo 3 mức độ:

-  Tốt, khá (điểm 2;1,5):Các yêu cầu được thực hiện đầy đủ, linh hoạt, thành thạo. Có thể có một vài sơ suất hay thiếu sót nhỏ nhưng không nghiêm trọng .

-  Trung bình (điểm 1): Thục hiện yêu cầu còn sai sót trong các bước lên lớp của bài dạy, đặc biệt ở các yêu cầu 1,4,6, 9.

- Yếu kém (0,5; 0 điểm ): Thực hiện yêu cầu ở các mặt các bước lên lớp của bài dạy còn nhiều thiếu sót hoặc có thiếu sót trầm trọng .Trong một yêu cầu nếu GV bỏ qua các cơ hội có điều kiện cho phép thực hiện mà không làm thì cũng được đánh giá là yếu .

* Lưu ý tổ chức đánh giá giờ dạy:

Phiếu đánh giá giờ dạy của giáo viên phải thể hiện rõ những nội dung sau:



1. Đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí theo công văn 10227

2. Mỗi tiêu chuẩn, tiêu chỉ thể hiện rõ ưu điểm, hạn chế của từng tiêu chí (ghi chi tiết, cụ thể những việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được)

PHẦN II: DỰ GIỜ

Ngày dự:………/………/201……

Môn:……………………

Tiết thứ:………………………

Lớp:……………………

Tên bài
Giáo viên dạy:

Người dự giờ:

I. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………/…………HS



2, Kiểm tra bài cũ:

3, Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

Nhận xét



























































































































































4, Củng cố:

5, Dặn dò

II. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY:

  • NHẬN XÉT

Tiêu chuẩn

Ưu điểm

Nhược điểm

1, Nội dung































2, Phương pháp































3, Phương tiện































4, Tố chức































5, Kết quả



















  • ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY:

TIÊU CHÍ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TỔNG ĐIỂM

XẾP LOẠI

ĐIỂM








































GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY

( Ký, ghi rõ họ tên)

GIÁO VIÊN DỰ GIỜ

( Ký, ghi rõ họ tên)



Trang
H ọ và tên: ................................................Trường PTDTBT THCS Hoang Thèn

Каталог: UserFiles
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 138.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương