PHẦn I: CƠ SỞ DỮ liệu của nhà trưỜng I. Thông tin chung


Số lượng tiêu chí đạt: 6/6



tải về 435.06 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích435.06 Kb.
#22365
1   2   3   4   5   6

Số lượng tiêu chí đạt: 6/6

Số lượng tiêu chí không đạt: 0/6

4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mở đầu: Trường có BĐDCMHS nhiệt tình năng nổ hoạt động theo Điều lệ do Bộ GD&ĐT ban hành. BĐDCMHS phối hợp cùng nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với hoạt động của nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhà trường làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày một khang trang.

4.1. Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

a) Có Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường và hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Nhà trường có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;

c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ.

4.1.1. Mô tả hiện trạng:

a) Ngay đầu năm học, nhà trường tiến hành họp cha mẹ học sinh và bầu ra BĐDCMHS các lớp gồm: 01 trưởng ban, 01 phó ban. Sau đó, nhà trường tổ chức Đại hội đại biểu cha mẹ học sinh và bầu ra BĐDCMHS cấp trường. Nhiều năm liền, BĐDCMHS luôn quan tâm và là cầu nối giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục hỗ trợ kinh phí giúp nhà trường trang bị cơ sở vật chất nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục. BĐDCMHS hoạt động đúng quy định của Điều lệ BĐDCMHS do Bộ GD&ĐT ban hành [H1.1.01.09].

b) Nhà trường có biện pháp, hình thức để tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ lúc ở nhà: phát thanh tuyên truyền vào giờ đón và trả trẻ về tình hình diễn biến dịch bệnh đang xảy ra, thường xuyên tuyên truyền kiến thức khoa học chăm sóc nuôi dạy trẻ khi ở nhà thông qua bảng tin trường lớp [H4.4.01.01]; mời bác sĩ báo cáo chuyên đề, tư vấn hướng dẫn cha mẹ trẻ về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ [H1.1.06.10].

c) Giáo viên các lớp và phụ huynh thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình sức khỏe, tình hình ăn, ngủ của trẻ trong ngày qua giờ đón, trả trẻ, sổ bé ngoan, sổ liên lạc để có sự thống nhất trong chăm sóc giáo dục trẻ [H4.4.01.02].



4.1.2. Điểm mạnh:

Nhà trường có đầy đủ BĐDCMHS cấp lớp, cấp trường. BĐDCMHS thực hiện đúng theo điều lệ hoạt động của BĐDCMHS do Bộ GD&ĐT ban hành, luôn là cầu nối thông tin giữa cha mẹ học sinh và nhà trường. CB - GV - NV trong trường làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.



4.1.3. Điểm yếu:

Không có.



4.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục duy trì tổ chức các buổi chuyên đề để tuyên truyền đến phụ huynh những kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ. Đẩy mạnh công tác phối hợp tạo cầu nối vững chắc giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh.



4.1.5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

4.2. Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

b) Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;

c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.

4.2.1. Mô tả hiện trạng:

a) Hằng năm, nhà trường chủ động tham mưu với chính quyền địa phương xác nhận hộ nghèo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để nhà trường miễn giảm học phí, tạo điều kiện giúp các cháu tiếp tục đến trường [H4.4.02.01]. Tham mưu với cấp ủy Đảng, UBND phường, phòng GD&ĐT xây dựng, giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia [H4.4.02.02], xây dựng công trình hệ thống cống thoát nước đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ khi ở trường [H3.3.01.05].

b) Nhà trường được đoàn thể, nhân dân trên địa bàn phường Tân Chánh Hiệp hỗ trợ các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường: hỗ trợ xây dựng khu vui chơi cát, đóng góp vật liệu xây dựng cải tạo nhà vệ sinh của trẻ, hỗ trợ quạt máy cho các lớp, hỗ trợ cây kiểng tạo mảng xanh cho trường… góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ [H1.1.03.02].

c) Nhà trường thường xuyên phối hợp với công an phường ngăn chặn buôn bán hàng rong giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp lành mạnh, an toàn cho trẻ trong và ngoài trường học [H1.1.07.01], [H4.4.02.03]; phối hợp đội phòng cháy chữa cháy tập huấn hướng dẫn cho đội ngũ CB - GV - NV sơ tán trẻ khi có hỏa hoạn [H1.1.07.03]; phối hợp với y tế phường khám sức khỏe định kỳ cho trẻ [H1.1.06.01]; phối hợp với các ban ngành đoàn thể, cá nhân ở địa phương trong công tác phòng chống thiên tai, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ [H4.4.02.04].



4.2.2. Điểm mạnh:

Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.



4.2.3. Điểm yếu:

Không có.



4.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục tham mưu để phối hợp với cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền đến các doanh nghiệp trên địa bàn phường huy động thêm nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.



4.2.5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

Kết luận tiêu chuẩn 4:

Điểm mạnh: Nhà trường có mối liên hệ mật thiết với phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương, huy động được các nguồn lực giúp nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Số lượng tiêu chí đạt: 2/2

Số lượng tiêu chí không đạt: 0/2

5. Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ

Mở đầu: Công tác chăm sóc, giáo dục luôn là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong trường mầm non. Chính vì vậy, trường Mầm non Sơn Ca 5 luôn tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ theo CTGDMN và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. CBQL có kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình phát triển của trẻ theo các lĩnh vực một cách thường xuyên, đảm bảo tính khách quan để CB - GV - NV trong trường có kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

5.1. Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.

a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi;

b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi;

c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.

5.1.1. Mô tả hiện trạng:

a) 548/595 trẻ chiếm tỉ lệ 92,1% có chiều cao cân nặng bình thường theo độ tuổi. Số trẻ SDD chiều cao 8/595 chiếm tỉ lệ 1,3%; số trẻ SDD cân nặng 10/595 chiếm tỉ lệ 1,7%; số trẻ DC - BP 29/595 chiếm tỉ lệ 4,9% [H3.3.05.05], [H1.1.06.02].

b) 100% trẻ thực hiện tốt hoạt động hô hấp; 87,3% trẻ thực hiện tốt các động tác phát triển vận động cơ bản; 83% trẻ thực hiện tốt các vận động phát triển khéo léo của các nhóm cơ theo CTGDMN và phù hợp với đặc điểm tình hình trẻ ở lớp. Bên cạnh đó, còn 12,7% trẻ chưa thực hiện tốt các động tác phát triển vận động cơ bản như: ném trúng đích thẳng đứng, bật xa, giữ thăng bằng trên một chân.... và 17% trẻ chưa thực hiện tốt các vận động phát triển khéo léo của các nhóm cơ: đan tết, buộc dây, tô kín các chi tiết nhỏ không lem ra ngoài [H5.5.01.01], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

c) 503/537 trẻ mẫu giáo đạt tỉ lệ 93,7% trẻ có kỹ năng thực hiện vệ sinh cá nhân: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, biết tự rửa mặt, chải răng hàng ngày [H1.1.06.04], [H1.1.06.06]; 488/537 mẫu giáo với tỉ lệ 85,2% trẻ có khả năng làm một số công việc tự phục vụ bản thân phù hợp với độ tuổi: biết tự cởi, mặc quần áo, biết xếp dọn bàn ghế trước, sau khi ăn, tự lấy cơm, thức ăn và tự xúc cơm ăn một mình không đợi cô giúp đỡ, biết cất dọn nệm gối sau khi ngủ, biết phụ giúp cô một số công việc vệ sinh đồ đùng đồ chơi trong, ngoài lớp học. Tuy nhiên, 14,8% trẻ mẫu giáo chưa có kỹ năng tự lấy cơm, thức ăn, còn chờ cô xúc cơm cho ăn [H5.5.01.02], [H1.1.06.04]; 584/595 đạt tỉ lệ 98,2% trẻ có một số thói quen tốt trong sinh hoạt, ăn uống để đảm bảo sức khỏe phù hợp với độ tuổi: biết ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, biết nhai từ tốn không đùa giỡn nói chuyện trong khi ăn, biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp, biết đi ngủ đúng giờ [H5.5.01.03], [H1.1.06.04].



5.1.2. Điểm mạnh:

Tổng số trẻ trong nhà trường có chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi đạt ở tỉ lệ cao. Trẻ thực hiện tốt những kỹ năng vận động cơ bản, vận động tinh khéo léo phù hợp với độ tuổi đáp ứng theo CTGDMN. Trẻ có thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, thói quen tự phục vụ và biết cách giữ gìn sức khỏe bản thân.



5.1.3. Điểm yếu:

Nhà trường còn 12,7% trẻ chưa thực hiện tốt các động tác phát triển vận động cơ bản, 17% trẻ chưa thực hiện tốt các vận động phát triển khéo léo của các nhóm cơ, 14,8% trẻ mẫu giáo chưa có kỹ năng tự lấy cơm và thức ăn, còn chờ cô xúc cơm cho ăn.



5.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường triển khai giáo viên tổ chức các hoạt động học tập vui chơi để tập cho trẻ kỹ năng cầm vá, muỗng xúc cơm, múc thức ăn không để đổ ra bàn. Trò chuyện, động viên khuyến khích trẻ tự xúc cơm ăn. Phối hợp với phụ huynh tập cho trẻ những kỹ năng tự xúc cơm ăn khi ở nhà để tạo cho trẻ thói quen tự phục vụ bản thân. Đối với trẻ chưa thực hiện tốt các kỹ năng vận động cơ bản, vận động tinh khéo, giáo viên có kế hoạch theo dõi, tổ chức tập thêm cho trẻ ở các giờ hoạt động khác trong ngày để trẻ thực hiện tốt các kỹ năng vận động phù hợp với độ tuổi theo CTGDMN.



5.1.5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

5.2. Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.

a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;

b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi;

c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.

5.2.1. Mô tả hiện trạng:

 a) 542/595 đạt tỉ lệ 91,1% trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh với các biểu hiện: vui thích, nhiệt tình tham gia các hoạt động không cần sự thúc giục của người lớn; thường chủ động tìm tòi, quan sát tìm hiểu sự vật một cách tỉ mỉ; thường xuyên đặt ra các câu hỏi mong muốn được người lớn giải thích cho đến khi thỏa mãn được vấn đề [H5.5.02.01], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02]. 8,9 % trẻ do tâm lý sợ sai, sợ bị mắc lỗi, chưa mạnh dạn trong quá trình tìm tòi khám phá để phát huy năng lực bản thân.

b) 514/595 đạt tỉ lệ 86,4% trẻ có sự nhạy cảm và đạt kỹ năng về quan sát, ghi nhớ, so sánh thông qua các hoạt động nhận thức: tìm hiểu về màu sắc, kích thước, chữ số, số đếm, phép đo, nhận biết về một số hình hình học, định hướng trong không gian, nhận biết ban đầu về thời gian, ước lượng bằng mắt....Số trẻ còn lại (trẻ mẫu giáo) thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các phép đo, ước lượng bằng mắt [H1.1.06.04], [H1.1.09.02]. 448/537 đạt tỉ lệ 83,5% trẻ thể hiện sự tò mò, suy luận, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi. 16,5% trẻ mẫu giáo chưa có thói quen suy luận nên chưa giải quyết tốt một số vấn đề phù hợp với độ tuổi [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

c) 523/595 đạt tỉ lệ 87,9% trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi theo CTGDMN thông qua các hoạt động: học tập, vui chơi, các hoạt động khác trong ngày, hoạt động lễ hội, hoạt động giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa. Số trẻ còn lại do ít được tiếp xúc với môi trường tự nhiên nên gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động tìm hiểu hiện tượng xung quanh [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].



5.2.2. Điểm mạnh:

Trẻ chủ động, tích cực, tìm tòi, khám phá thông qua các hoạt động động học tập, vui chơi, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, phán đoán và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi. Trẻ có lượng kiến thức cơ bản về mặt nhận thức phù hợp với kế hoạch giáo dục của lớp được thực hiện theo CTGDMN.



5.2.3. Điểm yếu:

Nhà trường còn 8,9% trẻ do tâm lý sợ sai, sợ bị mắc lỗi chưa mạnh dạn trong quá trình tìm tòi khám phá để phát huy năng lực bản thân. 13,6% trẻ mẫu giáo còn hạn chế về việc thực hiện các phép đo, kỹ năng ước lượng bằng mắt. 16,5% trẻ mẫu giáo chưa có thói quen suy luận để giải quyết một số vấn đề phù hợp với độ tuổi. 12,1% trẻ chưa hiểu biết nhiều về môi trường tự nhiên.



5.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường luôn tạo bầu không khí thân thiện, động viên khích lệ giúp trẻ mạnh dạn khi hoạt động. Giáo viên có kế hoạch theo dõi, tổ chức các hoạt động trong ngày giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng ước lượng bằng mắt, thực hành các phép đo. Thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm trong việc đặt câu hỏi kích thích trẻ tò mò, khám phá sự vật hiện tượng. Hướng dẫn giáo viên biết cách trì hoãn đáp án để giúp trẻ tập trung suy luận, tập giải quyết vấn đề. Nhà trường có kế hoạch tổ chức cho trẻ tham quan học tập ngoại khóa để trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường tự nhiên, thông qua đó giúp trẻ có thêm kiến thức về các hiện tượng xung quanh.



5.2.5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

5.3. Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.

a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi;

b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi;

c) Biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.

5.3.1. Mô tả hiện trạng:

a) 587/595 trẻ đạt tỉ lệ 98,7% trẻ nghe, hiểu và thực hiện được yêu cầu bằng lời của mọi người xung quanh. Biết lắng nghe người khác nói và trả lời đúng nội dung câu hỏi. Bên cạnh đó, còn 7/595 với tỉ lệ 1,25% trẻ vốn từ ít không hiểu nội dung câu hỏi của người khác trong khi giao tiếp [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

 b) 552/595 đạt tỉ lệ 92,8% trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi: trẻ lớp nhà trẻ, mầm nói được một số câu đơn giản, ngắn gọn; trẻ lớp chồi nói được những câu dài, rõ lời, rõ ràng có trình tự dễ hiểu, biết sử dụng từ để mô tả sự vật hiện tượng một cách đơn giản, kể lại được câu chuyện theo trình tự, có sự mở đầu và kết thúc; trẻ lớp lá có khả năng nói được một câu dài với nhiều chi tiết, kể lại câu chuyện dài, biết bày tỏ ý tưởng dễ dàng với những người lớn thân quen và bạn bè, biết tham gia thỏa thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè và người khác. Tuy nhiên, còn 62/595 chiếm tỉ lệ 10,4% trẻ trong trường còn gặp khó khăn trong diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói: nói chưa trọn câu, nói lắp, nói ngọng nhiều từ khó [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

c) 587/595 trẻ đạt tỉ lệ 98,7% trẻ biết sử dụng lời nói trong giao tiếp với mọi người, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh khi được nhắc nhở [H1.1.06.04], [H1.1.09.02]. 559/595 trẻ đạt tỉ lệ 94% trẻ có kỹ năng ban đầu về đọc: thích chọn và xem các loại sách khác nhau, cầm sách đúng chiều, biết nhìn vào tranh và gọi tên nhân vật trong tranh, biết đọc vẹt theo tranh minh họa, thích đọc sách truyện cho người khác nghe, biết chăm chú lắng nghe người khác đọc, kể được nhiều câu chuyện, đọc thuộc nhiều bài thơ với giọng đọc mang sắc thái, ngữ điệu phù hợp [H5.5.03.01], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02]. 519/537 trẻ mẫu giáo đạt tỉ lệ 96,6% trẻ có kỹ năng ban đầu về viết: trẻ biết bắt chước hành vi viết và sao chép câu từ đơn giản, biết viết tên bản thân theo cách riêng của mình, nhận ra một số kí hiệu, những biểu tượng trong cuộc sống và biết sử dụng chúng vào các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày [H5.5.03.02], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02]. Nhà trường còn 6% trẻ chưa có kỹ năng ban đầu về đọc và 3,4% trẻ mẫu giáo chưa có kỹ năng ban đầu về viết.



5.3.2. Điểm mạnh:

Trẻ nghe, hiểu và thực hiện được những yêu cầu, trả lời đúng nội dung câu hỏi của những người xung quanh. Đa số trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của bản thân, biết bày tỏ ý tưởng một cách trình tự, rõ ràng, dễ hiểu với những người xung quanh và có một số kỹ năng ban đầu về đọc, viết phù hợp với độ tuổi, phù hợp với CTGDMN.



5.3.3. Điểm yếu:

Nhà trường còn 1,25% trẻ do ít được giao tiếp với mọi người nên vốn từ còn hạn chế, 10,4% số trẻ trong trường còn gặp khó khăn trong diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói, 6% trẻ chưa có kỹ năng ban đầu về đọc và 3,4% trẻ mẫu giáo chưa có kỹ năng ban đầu về viết.



5.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường thường xuyên thông tin khoa học đến giáo viên, phụ huynh những biện pháp giúp trẻ phát triển tốt khả năng ngôn ngữ. Trao đổi với giáo viên, phụ huynh cần kiên nhẫn nghe trẻ nói để điều chỉnh cách phát âm những từ khó, những từ địa phương cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, yêu cầu giáo viên và phụ huynh thường xuyên trò chuyện với trẻ về những hành động của mình đang thực hiện để cung cấp vốn từ cho trẻ, dành thời gian trả lời những câu hỏi của trẻ, hỏi trẻ thật nhiều câu hỏi và dạy trẻ cách trả lời. Phối hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen với sách truyện thông qua đó khuyến khích trẻ biết các kỹ năng về đọc, khuyến khích trẻ viết tự do theo ý thích để có thêm kỹ năng về viết khi trẻ ở nhà.



5.3.5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

5.4. Tiêu chí 4: Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình.

a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ phù hợp với độ tuổi;

b) Có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi;

c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.

5.4.1. Mô tả hiện trạng:

a) 100% trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ với biểu hiện: vui vẻ, lắc lư, vỗ tay, nhịp chân khi nghe giai điệu bài hát, hát theo với những bài hát quen thuộc, vỗ tay cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ gây ấn tượng cho trẻ. Trẻ chủ động tích cực khi tham gia hoạt động nghệ thuật không chỉ vào giờ học, giờ chơi mà ở mọi lúc mọi nơi và nhất là các buổi luyện tập chuẩn bị cho hoạt động lễ hội của trường [H1.1.08.02], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

b) 485/595 trẻ chiếm tỉ lệ 81,5% thực hiện tốt các kỹ năng tạo hình: di màu, tô màu, vẽ, nặn, cắt, xé, dán … đồng thời biết kết hợp một số kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm có kết cấu chặt chẽ mạch lạc, màu sắc đường nét rõ ràng, bố cục hợp lý hài hòa và cân đối. Toàn trường có 83/595 với tỉ lệ 14% trẻ chưa thật sự kiên trì để hoàn thành sản phẩm của mình [H5.5.04.01], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

503/595 trẻ chiếm tỉ lệ 84,5% thực hiện tốt các kỹ năng âm nhạc: hát đúng và diễn cảm theo giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng đúng nhịp điệu bài hát, vỗ tay và gõ đệm bằng dụng cụ gõ, múa nhịp nhàng và diễn cảm theo giai điệu bài hát, nhận ra và phân biệt sắc thái của âm thanh. Bên cạnh đó, 15,4% trẻ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các vận động vỗ theo tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, thực hiện động tác múa chưa nhịp nhàng [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

c) 100% trẻ có khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc tình cảm thông qua giai điệu bài hát, có khả năng cảm nhận cái đẹp, tính thẩm mỹ thông qua các tác phẩm nghệ thuật trong cuộc sống, sản phẩm tạo hình của bạn bè và của bản thân [H5.5.04.02], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

5.4.2. Điểm mạnh:

Trẻ thực hiện tốt kỹ năng cơ bản về âm nhạc, tạo hình phù hợp với độ tuổi đúng theo CTGDMN. Trẻ luôn chủ động, tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình, văn nghệ đồng thời biết cảm nhận, thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình ở mọi lúc mọi nơi, phù hợp với độ tuổi.



5.4.3. Điểm yếu:

Nhà trường còn 14% trẻ chưa thật sự kiên trì để hoàn thành sản phẩm của mình. 15,4% trẻ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các vận động vỗ theo tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp và thực hiện động tác múa chưa nhịp nhàng.



5.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những thủ thuật sư phạm nhằm tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tạo hứng thú tích cực, giúp trẻ nỗ lực kiên trì để hoàn thành sản phẩm của mình. Thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động: ngày hội, ngày lễ, hoạt động sân khấu, hội thi … để trẻ có nhiều cơ hội luyện tập thêm động tác vỗ theo tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, thực hiện động tác múa nhịp nhàng, khéo léo, đồng thời giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện những kỹ năng, cảm xúc trước mọi người.



5.4.5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

5.5. Tiêu chí 5: Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn.

a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi;

b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi;

c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.

5.5.1. Mô tả hiện trạng:

a) 542/595 đạt tỉ lệ 91,1% trẻ biết nói lên những cảm xúc, những điều mình thích, không thích, đồng ý, không đồng ý khi tham gia vào các hoạt động, biết thể hiện sự tự tin, tự lực trong khi chơi, biết tự đề xuất trò chơi không cần sự trợ giúp hỗ trợ của giáo viên và biết thể hiện bản thân trước tập thể trước đám đông. Tuy nhiên, còn 53/595 với tỉ lệ 8,9% trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân trước đám đông [H5.5.05.01], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

b) 562/595 đạt tỉ lệ 94,5% trẻ có biểu hiện thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập: trẻ biết rủ bạn cùng tham gia vào các hoạt động của nhóm; biết phối hợp với bạn, lắng nghe, chia sẻ chấp nhận ý tưởng của bạn, phối hợp hành động phù hợp với tình huống; biết chấp nhận bạn mới, thân thiện hòa nhã nhường nhịn bạn bè, biết thể hiện sự vui mừng, tự hào với sự thành công của nhóm. Tuy nhiên, ở các lớp còn 5,5% trẻ thể hiện vai trò thủ lĩnh khi tham gia hoạt động nhóm [H5.5.05.02], [H1.1.06.04], [H1.1.09.02].

c) 535/595 đạt tỉ lệ 91,1% trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp mặt và mạnh dạn giao tiếp với những người lạ khi đến lớp; biết xin phép người lớn khi có nhu cầu, biết xin lỗi khi có hành vi, biểu hiện làm ảnh hưởng đến người khác, biết dạ thưa khi nói chuyện với người lớn, cảm ơn khi người khác giúp đỡ. Bên cạnh đó, vẫn còn 1,25% trẻ vốn từ ít, 8,9% trẻ nhút nhát, rụt rè ít phát biểu khi giao tiếp với mọi người [H1.1.06.04].



Каталог: Userfiles
Userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
Userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
Userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
Userfiles -> BỘ XÂy dựNG
Userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
Userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
Userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 435.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương