Phần CÁC ĐIỀu quy đỊNH


QUY ĐỊNH LẤY MẪU ĐẤT, ĐÁ, NƯỚC



tải về 1.01 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.01 Mb.
#16676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

10. QUY ĐỊNH LẤY MẪU ĐẤT, ĐÁ, NƯỚC

10.1. Trong quá trình khoan, đơn vị khoan phải căn cứ vào tình hình địa tầng cũng như các yêu cầu đã được qui định trong chương này và trong bản nhiệm vụ hoặc đề cương khoan để quyết định lấy các loại mẫu đất, đá, nước.

10.2. Công tác lấy mẫu đất, đá, nước phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:

1. Sử dụng đúng phương pháp lấy mẫu và dụng cụ lấy mẫu đối với các loại đất, đá, nước;

2. Khi phát hiện có sự thay đổi địa tầng (thay đổi thành phần, tính chất trạng thái, nguồn gốc thành tạo…), đều phải ngừng khoan, xác định độ sâu đổi tầng và lấy mẫu kịp thời;

3. Mẫu phải đại diện cho một lớp đất, đá nhất định và phải đảm bảo về qui cách, khối lượng chất lượng;

4. Ghi chép đầy đủ về tình hình lấy mẫu vào nhật ký khoan và phiếu mẫu. Các trường hợp không lấy được mẫu theo quy định phải thuyết minh rõ ràng trong nhật ký khoan đồng thời phải báo cáo cho đơn vị chủ quản biết để giải quyết;

5. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu đóng gói, bảo quản, vận chuyển và giao nhận mẫu (TCVN 2683-91 “Đất xây dựng – phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu”);



A. MẪU THÍ NGHIỆM

10.3. Lấy mẫu thí nghiệm trong các lỗ khoan theo các nguyên tắc sau:

1. Mỗi lớp đất phải có ít nhất một mẫu thí nghiệm;

2. Đối với các lớp đất dầy hơn 2 mét, thì cứ khoảng 2 mét lấy một mẫu nguyên trạng (đối với đất dính) hoặc mẫu không nguyên trạng (mẫu xáo trộn) đối với đất rời rạc, đất phong hóa;

3. Đối với các địa tầng thuộc loại đất sét, sét pha, cát pha, bùn, than bùn, đá phong hóa dạng đất, phải tận lượng lấy đầy đủ mẫu nguyên trạng;

4. Đối với các loại đất dính có bề dầy dưới 0,5 m không lấy được mẫu nguyên trạng do đã khoan xuyên qua hoặc đối với các trường hợp quy định phải lấy mẫu nguyên trạng như bùn lỏng, cát sét v.v… mà trong một vài trường hợp quá khó khăn không thể lấy được thì phải lấy được mẫu xáo động giữ ẩm để thí nghiệm;

5. Đối với các lớp cuội, sỏi (dăm sạn), cát sỏi, (cát sạn); các lớp cát có độ ẩm từ ẩm ướt đến bão hòa, thì lấy mẫu xáo động không giữ ẩm.



10.4. Căn cứ vào tình hình địa tầng và yêu cầu của nhiệm vụ khoan, bước đầu lựa chọn phương pháp và dụng cụ lấy mẫu thí nghiệm theo Bảng 10-1 dưới đây:

Bảng 10-1

Loại đất đá

Loại mẫu

Dụng cụ lấy mẫu

Phương pháp

Ghi chú

Các loại đất dính ở trạng thái dẻo chảy, chảy, bùn

Nguyên trạng

- Ống mẫu thành mỏng (1)

- Ống mẫu chẻ có pít tông



Nén, ép




Các loại đất dính trạng thái dẻo mềm đến cứng

Nguyên trạng

- Ống mẫu nguyên dạng loại thường hoặc loại có pít tông.

- Mũi khoan hạt hợp kim, mũi khoan hạt hợp kim lòng đôi



- Đóng tạ

- Khoan khô lấy lõi hoặc khoan xoay kết hợp bơm vữa sét.






Cát mịn chặt chẽ

Nguyên trạng

Mũi khoan hạt hợp kim có hom lá díp ở phía dưới, mũi khoan hạt hợp kim lòng đôi

Khoan xoay kết hợp bơm dung dịch sét

Dung dịch sét nên dùng loại có tỷ trọng 1,3 - 1,4 khoan với áp lực dọc trục nhỏ và tốc độ quay cần thấp

Các loại cát ở trạng thái xốp rời đến chặt vừa ẩm ướt đến bão hòa.

Mẫu xóa động (không nguyên trạng)

- Mũi khoan ống lắp bê

- Mũi khoan hợp kim lòng đôi

- Ống mẫu chẻ của mũi xuyên SPT(2)


- Khoan dộng

- Khoan xoay kết hợp bơm dung dịch sét.

- Lấy mẫu kết hợp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn.


- Lấy mẫu theo phương pháp tứ phân

Đất hòn to (Cuội, sỏi, sạn đá tảng)

Mẫu xáo động (Không nguyên trạng)

- Mũi khoan ống lắp bê.

- Mũi khoan hạt hợp kim, mũi khoan bi hoặc kim cương.



- Khoan dộng

- Khoan xoay lấy lõi.



- Lấy mẫu theo phương pháp tứ phân

10.5. Ống lấy mẫu hoặc mũi khoan hợp kim, mũi khoan hợp kim lòng đôi để lấy mẫu nguyên trạng phải có đường kính trong lớn hơn 48 mm.

Hộp đựng mẫu phải đồng bộ, có đường kính và độ dài phù hợp với từng loại ống lấy mẫu, đồng thời thân và nắp hộp phải vừa khít nhau, tháo lắp dễ dàng. Nếu dùng hộp tôn thì khe hở không được rộng quá 0,5 mm và không được chồng mép lên nhau.



10.6. Lấy mẫu đất nguyên trạng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Vét sạch đất ở đáy lỗ khoan trước khi lấy mẫu (tới độ sâu đã khoan). Không được dùng biện pháp khoan dộng mà phải dùng các mũi khoan thìa, mũi khoan lòng máng, mũi khoan ruột gà để khoan vét hoặc dùng mũi khoan ống lắp bê để ép xuống;

2. Nếu khoan có ống vách phải để chân ống vách nằm trên chỗ lấy mẫu 10-20 cm.

10.7. Đối với đất rời chỉ lấy được mẫu xáo động không nguyên dạng, khi dùng phương pháp khoan dộng để lấy mẫu thí nghiệm thì một hiệp khoan không được sâu quá 1 mét và không được áp dụng phương pháp này khi khoan với dung dịch sét. Khoan bằng dung dịch sét thì phải dùng mũi khoan hợp kim lòng đôi để lấy mẫu hoặc lấy mẫu trong ống mẫu chẻ của mũi xuyên SPT (nếu có xuyên SPT). (Khi xuyên SPT xem Phụ lục 15).

10.8. Trước khi lấy mẫu phải kiểm tra và làm các việc sau:

1. Lắp đầy đủ và đúng chỗ các bộ phận của ống lấy mẫu. Mép vát đầu ống phải là nguyên vẹn (những chỗ bị móp bị vẹt phải được sửa lại hoặc thay thế) lỗ thoát nước phải thông, các cơ cấu khác phải hoạt động bình thường;

2. Đặt hộp mẫu nằm vừa khít trong khoang lòng ống, ở phía trong hộp mẫu và ở khoang lòng ống mẫu phải bôi một lớp mở mỏng;

3. Kiểm tra số liệu đo đạc và tính toán độ sâu lỗ khoan, nếu có nghi vấn (đo sai hoặc vách lỗ sụt lở vv…) phải đo lại độ sâu thực tế đáy lỗ khoan.



10.9. Khi lấy các mẫu đất nguyên trạng phải theo các quy định dưới đây:

1. Đối với đất bùn, các loại đất dính trạng thái từ dẻo chảy đến chảy, phải dùng phương pháp nén, ép, không được đóng tạ;

2. Đối với đất có trạng thái từ dẻo mềm trở lên thì dùng tạ 50 kG, nâng lên 50 cm để đóng mẫu. Các số liệu đóng mẫu phải được ghi vào nhật ký khoan (theo hướng dẫn ở Phụ lục 8);

3. Khi nén hoặc đóng mẫu phải đánh dấu lên cần khoan dấu bắt đầu và dấu kết thúc đóng mẫu. Khoảng cách giữa hai dấu này phải nhỏ hơn chiều dài ống mẫu (tính từ đầu mũi đến vai ống lấy mẫu).



10.10. Sau khi kéo ống mẫu lên phải gạt bỏ bùn đất thừa, dùng giẻ hoặc rơm lau sạch (lau khô, tuyệt đối không được dùng nước để rửa) rồi mới mở để lấy mẫu.

Khi lấy mẫu ra kiểm tra ngay xem mẫu có bị dồn ép không? Cần quan sát kỹ hai đầu mẫu, trường hợp đất ở hai đầu mẫu không đồng nhất, cần tìm hiểu nguyên nhân. Nếu là đổi tầng, cần xác định độ sâu đổi tầng và ghi chép cẩn thận vào nhật ký, đồng thời phải lấy thêm mẫu tiếp theo.



10.11. Khi mở ống lấy mẫu ra, dùng dao mỏng hoặc dây thép có đường kính nhỏ hơn 0,5 mm để cắt đất thừa ở hai đầu ống đựng mẫu.

Ghi chú: Nếu thấy mẫu lấy lên bị thiếu dưới 2 cm thì được phép cắt phần đất thừa ở bên dưới bỏ vào cho đầy nhưng phải ngăn cách bằng một lớp giấy tráng paraphin và ở phiếu mẫu bên ngoài hộp phải ghi rõ chiều cao của đoạn đất được bỏ thêm vào.

10.12. Phải bọc mẫu ngay sau khi lấy đất ở ống lấy mẫu ra bằng vải màn tẩm paraphin hoặc băng dính.

10.13. Ở mỗi hộp mẫu đất thí nghiệm phải có một phiếu mẫu viết bằng mực tốt (không bị nhòe), nhúng pa ra phin và dán theo đúng hướng trên, dưới ở bên ngoài hộp mẫu hoặc dán nhãn mẫu băng dính. Quy cách phiếu mẫu theo Phụ lục 12.

10.14. Khi lấy các mẫu đất xáo động giữ ẩm để thí nghiệm phải thực hiện các yêu cầu kỹ thuật sau:

1. Đối với đất rời:

- Mẫu lấy từ ống mẫu tách đôi của dụng cụ xuyên SPT được coi như là mẫu xáo động.

- Nếu lấy từ mũi khoan ống ra phải được hứng trực tiếp vào khay. Trong khi hứng mẫu phải chú ý quan sát mẫu, kết hợp với các phát hiện ghi chép được về sự thay đổi trong quá trình khoan (mầu sắc, thành phần hạt, dạng hạt, vật xen lẫn v.v…) mà xác định khả năng chia lớp, sự tồn tại của các lớp xen kẽ mỏng, lớp kết hạ, ổ sét, ổ cát… trong hiệp khoan cũng như độ sâu phân bố của chúng.

- Nếu lượng đất nhiều hơn lượng mẫu quy định thì dùng phương pháp chia bốn góc (tứ phân) để lấy mẫu (đổ mầu thành đống, chia làm 4 phần bằng nhau rồi lấy mẫu ở hai phần đối diện). Nếu lượng mẫu vẫn nhiều thì lại làm tiếp như trên cho đến khi đủ khối lượng của một mẫu cần lấy.

- Phải dùng xẻng hoặc môi để xúc mẫu vào thùng, không được dùng tay bốc.

- Sau mỗi lần lấy mẫu, ống lấy mẫu, khay và xẻng phải được làm sạch, không được để đất, cát bẩn bám vào dụng cụ.



2. Đối với đất dính:

- Có thể lấy mẫu từ mũi khoan ruột gà, ống lắp bê v.v…

- Nhồi đất đầy hộp mẫu cho không còn khe hở nhưng không được lèn chặt.

10.15. Cách đóng gói, bọc sáp, dán nhãn của các mẫu thí nghiệm xáo động giữ ẩm cũng giống như cách làm đối với các mẫu nguyên trạng.

10.16. Khối lượng mẫu xáo động giữ ẩm được quy định tùy thuộc vào các hạng mục yêu cầu thí nghiệm.

1. Đối với đất rời: 0,5 – 2,0 kg

2. Đối với cát sỏi: 3,0 – 5,0 kg

3. Đối với cuội: 10,0 – 15,0 kg.



Ghi chú:

Độ sâu lấy mẫu của các loại đất trên được tính theo khoảng độ sâu từ đầu đến cuối hiệp khoan. Trường hợp có sự chia lớp trong hiệp thì độ sâu lấy mẫu phải được tính với độ sâu của mặt chia lớp này.



10.17. Cách thức lấy mẫu xáo động không giữ ẩm tương tự cách thức lấy mẫu xáo động giữ ẩm nhưng không cần bọc giữ ẩm.

B. MẪU ĐÁ

10.18. Khi khoan nếu có yêu cầu lấy mẫu đá để thí nghiệm thì mỗi tầng đá ít nhất phải lấy 2 mẫu thí nghiệm.

Mẫu đá thí nghiệm phải có kích thước tối thiểu là:

- Đường kính d = 75 mm

- Chiều cao ≥ 2 d

Trong trường hợp đá vỡ khối, vỡ dăm không lấy được lõi theo kích thước quy định thì phải lấy ít nhất hai hộp mẫu lưu có đậy nắp cẩn thận và kèm theo phiếu mẫu.

10.19. Lấy lõi đá từ ống lõi và mũi khoan ra phải thực hiện các quy định sau:

1. Dùng khay tôn hoặc khay gỗ hứng trực tiếp dưới ống lõi. Đầu ống lõi phải được kê lên gỗ cao trên mặt khay khoảng 10 cm;

2. Lấy tuần tự các lõi ra, đánh dấu ngay đầu trên của lõi. Sau đó xếp thứ tự rồi dùng sơn có mầu khác với mầu của lõi đá ghi lên lõi (ngay sau khi lõi đá khô) các mục sau:

- Số hiệu lỗ khoan.

- Số hiệu lõi đá (Ghi theo thứ tự của các lõi đá đã lấy được kể từ trên xuống).

- Độ sâu mặt trên và mặt dưới của lõi (lấy đến centimet).



10.20. Khi khoan vào lớp đá mà lõi bị tan rữa hết trong dung dịch bơm rửa thì phải kịp thời thay đổi phương pháp hoặc chế độ khoan để đảm bảo lấy được lõi.

Đối với đoạn lỗ khoan đã khoan qua mà không lấy được lõi thì phải lấy mùn đá trong ống bột và đóng gói như mẫu lưu (lấy vào hộp mẫu hay túi nilon) đồng thời ở phiếu mẫu phải đề thêm từ “mùn khoan” vào phần mô tả mẫu đá.



10.21. Toàn bộ lõi đá, dăm đá, mùn khoan phải được xếp vào hòm mẫu lưu.

10.22. Công việc chọn mẫu thí nghiệm do chủ nhiệm nghiệp vụ hay chủ nhiệm đồ án quyết định dựa vào yêu cầu của từng loại công trình và tính chất của các tầng đá.

C. MẪU NƯỚC

10.23. Trong công tác khoan thăm dò địa chất công trình thường phải lấy các loại mẫu nước như Bảng 10-3.

Bảng 10-3

Số thứ tự

Loại mẫu nước thí nghiệm

Mục đích nghiên cứu

1

Nước – môi trường

Đánh giá khả năng ăn mòn của nước môi trường và tính chất hóa, lý của lớp nước.

2

Nước dùng cho sinh hoạt

Đánh giá khả năng dùng nước cho sinh hoạt.

3

Nước dùng cho nồi hơi

Đánh giá chất lượng nước dùng cho nồi hơi.

4

Nước dùng cho bê tông

Đánh giá chất lượng nước dùng để trộn bê tông.

10.24. Về yêu cầu lấy các loại mẫu nước cũng như việc tăng giảm khối lượng mẫu được quy định rõ trong bản nhiệm vụ hoặc đề cương khoan.

10.25. Khối lượng ít nhất của một mẫu nước cần được lấy theo quy định của Bảng 10-4.

Bảng 10-4

Loại mẫu

Thể tích nước ()

- Nước môi trường

3

- Nước dùng cho sinh hoạt

2

- Nước để trộn bê tông

2

- Nước dùng cho nồi hơi

3

Ghi chú: Nếu mẫu nước có nhiều cặn lắng (Vượt quá 1/5 thể tích của từng chai mẫu thì cần lấy thêm nước mẫu. Lượng nước được lấy thêm bằng khoảng hai lần thể tích bị cặn chiếm chỗ.

D. LẤY MẪU NƯỚC TRONG LỖ KHOAN

10.26. Trước khi lấy mẫu nước cần chú ý các điều sau:

1. Không được làm ô nhiễm nguồn nước trong quá trình khoan như nổ mìn, thả hóa chất thí nghiệm vào lỗ khoan…

2. Tìm mọi biện pháp xử lý không cho các nguồn nước khác xâm nhập vào lớp cần lấy mẫu;

3. Trường hợp khoan xuyên qua nhiều lớp chứa nước, muốn lấy nước riêng cho từng lớp phải tìm biện pháp ngăn nước ở các lớp khác;

Thực hiện các biện pháp ngăn nước theo các quy định của Chương 8 (hoặc theo đề cương riêng);

4. Phải thau rửa lỗ khoan bằng cách dùng máy bơm hút cạn hoặc dùng mũi khoan ống lắp bê múc cạn. Nếu không bơm hoặc múc cạn được thì lượng nước lấy ra tối thiểu phải bằng 3 lần thể tích nước có trong lỗ khoan lúc chưa múc;

5. Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chai lọ và hóa chất cần thiết phục vụ cho việc lấy mẫu cũng như cho công tác bảo quản và vận chuyển mẫu;

6. Chỉ được lấy mẫu sau khi nước đã lên đủ (bằng lượng nước có trong lỗ khoan trước khi múc), tương đối trong và không được vượt qua 12 giờ;

7. Nếu sau 12 giờ nước vẫn còn cặn lắng thì cũng phải lấy mẫu nhưng lượng nước phải được lấy tăng thêm theo quy định của Điều 10.26.

10.27. Dụng cụ được sử dụng để đựng và chuyển các loại mẫu thí nghiệm cần theo các quy định sau:

1. Dùng chai thủy tinh trắng có dung tích 0,5 lít hoặc 1 lít;

2. Dùng nút chai là thủy tinh nhám, nút nhựa, nút cao su hoặc nút bấc;

3. Trước khi sử dụng các chai, lọ và nút phải xử lý như sau:

Đối với chai, nút để lấy mẫu nước thí nghiệm các thành phần hóa học:

- Rửa bằng dung dịch xà phòng ấm, nếu chai lọ có cặn cứng bám vào thành phải dùng a xit HCL (5-10%) khử bỏ cặn trước khi rửa.

- Súc rửa bằng nước trong nhiều lần;

- Tráng lại hai lần bằng nước cất;

- Dốc cho khô nước rồi đậy nút kín;

Đối với chai, nút để lấy mẫu nước thí nghiệm vi trùng:

- Thực hiện theo bước 1 và 2 của trường hợp trên;

- Dùng nước cất luộc cả chai lẫn nút (đun sôi 5 phút). Trường hợp không có nước cất, có thể thay thế bằng nước mưa đun sôi để nguội nhưng phải bảo đảm nước sạch và trong.



Ghi chú: Đối với các mẫu nước thí nghiệm cho các mục đích khác với quy định ở Điều 10.27 thì cần nghiên cứu xử lý chai lọ một cách thích đáng.

10.28. Khi lấy mẫu nước trong lỗ khoan cần làm đầy đủ các việc sau:

1. Dùng nhiệt kế biến đổi chậm hoặc nhiệt kế thường đặt sẵn trong chai hoặc lắp sẵn vào dụng cụ lấy mẫu. Độ chính xác của nhiệt kế tới 0,5oC.

2. Rửa sạch, lắp ráp và kiểm tra sự hoạt động của dụng cụ lấy mẫu.

3. Thả dụng cụ lấy mẫu vào lỗ khoan để lấy nước tráng dụng cụ, chai lọ. Tận dụng lấy nước tráng ở phía trên mặt một cách nhẹ nhàng để tránh xáo động tầng nước.

4. Đo nhiệt độ không khí ở thời điểm lấy mẫu.

10.29. Có thể dùng một trong hai dụng cụ chuyên dùng sau đây để lấy mẫu nước, đồng thời lấy mẫu nước theo quy định sau:

1. Dùng dụng cụ ximônốp:

- Thả đế dưới của dụng cụ vào lỗ khoan tới độ sâu quy định;

- Thả tiếp phần xi lanh chứa nước;

- Lắc dây cáp vài lần cho các bộ phận vào khớp với nhau;

- Kéo ống xi mô nốp lên;

- Lắp một đầu ống cao su vào bộ phận tháo nước của đế dưới, còn đầu kia thả xuống tận đáy chai đựng mẫu (chai để thấp hơn ống đựng mẫu ximônốp);

- Mở van cho nước từ ống ximônốp chẩy vào chai đựng mẫu;

Đối với những chai để thí nghiệm các thành phần dễ bị mất mát hoặc biến đổi thì phải lấy trước, đồng thời phải để nước chảy tràn ra ngoài một lượng bằng một nửa dung tích chai.



Ghi chú: Không được dùng cách rót nước từ ống lấy mẫu vào chai hoặc chuyển từ chai này sang chai khác.

2. Dùng hệ thống chai liên hoàn:

- Thả dụng cụ đến độ sâu quy định. Kéo dây mở van thoát khi cho nước vào chai;

- Sau khi nước đã vào đầy chai (không còn trông hoặc nghe thấy tiếng bọt sủi) thì chùng dây mở van để đóng ống thoát khí và kéo dụng cụ lên;

- Đọc nhiệt độ nước, lấy chai ra khỏi dụng cụ và dùng nút đậy kín;

- Đánh số thứ tự các chai kể từ dưới lên;

Ghi chú:

a) Không được chuyền nước từ chai này sang chai khác;

b) Khi khoan vào lớp chứa nước là đất đá rời rạc, vách lỗ khoan không ổn định phải dùng ống vách thì độ sâu chân ống vách được coi là độ sâu lấy mẫu nước;

Trong trường hợp này phải tận lượng thả dụng cụ lấy mẫu nước xuống tận chận ống vách;

c) Khi khoan vào lớp chứa nước là đất đá ổn định, không phải dùng ống vách thì độ sâu của mẫu nước là độ sâu thả dụng cụ lấy mẫu;

E. LẤY MẪU NƯỚC MẶT

10.30. Khi lấy mẫu nước mặt, cần theo những quy định sau đây:

11. Nếu lấy mẫu nước ở hồ ao, sông ngòi thì phải lấy ở chỗ cách mép nước ít nhất 2m và phải lấy đúng vị trí đã quy định.

2. Khi lấy mẫu nước ở nguồn nước có lưu lượng rất nhỏ và dốc thoải thì phải đào một hố sâu ở giữa nguồn nước định lấy, sau đó đợi nước tương đối trong rồi mới lấy. Hố đào phải thật sâu để có thể đặt ngập toàn bộ dụng cụ lấy nước vào trong nước.

3. Khi lấy mẫu nước ở các vòi chảy, trước hết phải mở vòi cho nước chảy khoảng 10 phút. Sau đó nối dài vòi chảy bằng ống cao su cho nước chảy trực tiếp vào chai cho đến khi nước chảy tràn ra khỏi chai một lượng lớn hơn 1/2 dung tích của chai thì mới thôi (nếu vòi chảy lớn thì luồn ống cao su vào trong vòi).



10.31. Đóng gói mẫu thí nghiệm nước môi trường theo trình tự và quy định dưới đây:

1. Một chai 1 lít để thí nghiệm lượng CO2, tự do và trị số pH (hoặc 2 chai 1/2 lít, lấy chai 1 và 2 trong hệ thống chai liên hoàn). Nước ở trong chai phải thật đầy, (không còn không khí ở trong chai sau khi đã đậy nút) và ở trên phiếu mẫu của các chai này phải ghi rõ (mẫu phân tích pH và CO2). Phải đóng gói các chai này ngay sau khi lấy mẫu lên.

2. Một chai mẫu để thí nghiệm CO2 ăn mòn: cho 400ml nước vào chai 1/2 lít và 3-5g bột cácbônát can xi (bột đá vôi). Khi lấy mẫu bằng dụng cụ chai liên hoàn thì lấy chai thứ 3 làm mẫu này và ở trên phiếu mẫu phải ghi thêm “Phân tích CO2 ăn mòn”.

3. Các chai mẫu nước-môi trường còn lại, sau khi đã lấy đầy nước, cần đổ bớt đi một ít sao cho mặt nước cách đáy nút 1cm và dán phiếu mẫu có ghi rõ “Phân tích thành phần hóa học”.



10.32. Cách đóng gói mẫu nước thí nghiệm dùng cho sinh hoạt như sau:

1. Một chai 1 lít (hoặc hai chai 1/2 lít) để phân tích thành phần hóa học và trên phiếu mẫu của chai này cần ghi rõ “Mẫu phân tích thành phần hóa học”.

2. Một chai 1 lít (hoặc hai chai 1/2 lít) để thử nghiệm vi trùng. Trên phiếu mẫu của chai cũng cần ghi rõ “Mẫu xét nghiệm vi trùng”. Đối với mẫu nước này chỉ cần đậy nút mà không cần bọc paraphin.

10.33. Đối với mẫu nước thí nghiệm để trộn bê tông thì cần hai lít mẫu nước và trên phiếu mẫu phải ghi rõ “Mẫu nước thí nghiệm để trộn bê tông”.

10.34. Đối với mẫu nước thí nghiệm dùng cho nồi hơi, đóng gói theo thứ tự và quy định sau:

1. Một chai 1 lít hoặc hai chai 1/2 lít chứa đầy nước. Ở trên phiếu mẫu cần ghi rõ “Nước thí nghiệm cho nồi hơi – Phân tích thành phần dễ biến đổi”.

2. Hai chai 1 lít (hoặc bốn chai 1/2 lít). Sau khi đã lấy đầy nước, cần đổ đi một ít để cho mặt nước cách nút chai độ 1cm. Trên phiếu mẫu ghi rõ “Nước thí nghiệm cho nồi hơi – Phân tích thành phần hóa học”.

10.35. Đối với tất cả các mẫu nước (trừ chai thí nghiệm vi trùng) sau khi đã lấy lên phải lấy vải màn nhúng paraphin, bọc kín nút và miệng chai rồi dán phiếu mẫu ở ngoài chai. Ghi vào phiếu mẫu bằng mực không nhòe đầy đủ các mục của mẫu nước, rồi tráng paraphin. Quy cách phiếu mẫu nước theo Phụ lục 9.

G. MẪU LƯU

10.36. Mẫu lưu được coi là vật chứng gốc để làm căn cứ khi nghiệm thu công trình khoan thăm dò, khi chỉnh lý tài liệu và khi cần thiết phải kiểm tra sau này.

10.37. Lấy mẫu lưu theo các yêu cầu sau:

1. Đối với mỗi lớp đất ít nhất phải lấy một mẫu lưu và mẫu này phải đại diện cho đoạn lấy mẫu.

2. Đối với lớp đất dính cứ 0,75m lấy một mẫu lưu và ghi đúng độ sâu đã lấy.

3. Đối với đất rời, cứ mỗi hiệp khoan lấy một mẫu lưu và ghi theo khoảng độ sâu của hiệp khoan. Trường hợp có sự chia lớp trong hiệp thì phải lấy mẫu lưu thêm cho từng lớp trong hiệp.

4. Khi lấy mẫu thí nghiệm thì đồng thời kết hợp lấy mẫu lưu.

5. Đối với đất dính thì kết hợp lấy đất thừa ở đầu dưới mẫu thí nghiệm làm mẫu lưu.

6. Nếu thay đổi tầng hay có sự thay đổi về màu sắc, trạng thái của đất, thành phần hạt, vật lẫn vv… mặc dù chưa đến 0,75m cũng phải lấy mẫu lưu.

10.38. Mỗi mẫu lưu cần lấy khối lượng đất tương đương với mẫu có kích thước 5x5x4cm (cố gắng giữ nguyên kết cấu, không nhồi nặn) rồi dùng giấy gói và tráng paraphin bên ngoài hoặc cho vào túi nilon buộc chặt.

10.39. Ở mẫu lưu phải có hai phiếu mẫu in sẵn viết bằng mực không nhòe (hoặc giấy trắng viết bằng mực không nhòe) nhúng paraphin hoặc bỏ vào túi ni lon, đặt một phiếu trực tiếp vào mẫu đất và dán một phiếu ở bên ngoài.

Phiếu mẫu lưu theo Phụ lục 9.




tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương