Phần CÁC ĐIỀu quy đỊNH



tải về 1.01 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.01 Mb.
#16676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11


6.55. Khi đang khoan bi cỡ nhỏ mà muốn chuyển sang khoan bằng bi cỡ lớn hơn cần áp dụng một trong hai biện pháp sau đây:

1. Tìm các mở rộng một đoạn lỗ bằng cách nạp thêm bi cỡ nhỏ, nhiều hơn một ít so với lượng bi nạp thông thường. Chiều dài đoạn lỗ mở rộng ít nhất phải bằng chiều dài ống mẫu.

2. Có thể nạp ngay bi cỡ lớn hơn nhưng với lượng bi nạp ít hơn quy định và phải thực hiện đồng thời với việc giảm lượng nước bơm rửa.

6.56. Khi chuyển từ khoan hợp kim sang khoan bi phải dùng bi cỡ nhỏ khoan qua một đoạn có chiều dài ít nhất bằng một ống mẫu với mẻ bi đầu tiên không quá 3 kg và không được bơm nước rửa quá lớn để tránh kẹt vì lỗ khoan chưa được mở rộng.

6.57. Khi chuyển từ khoan bi sang khoan hợp kim nhất thiết phải vét sạch bi và mảnh bi ở đáy lỗ khoan.

6.58. Thực hiện công tác chèn bẻ lõi theo hướng dẫn ở Điều 6.43.

7. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NÂNG HẠ DỤNG CỤ KHOAN

A. NÂNG VÀ HẠ DỤNG CỤ KHOAN

7.1. Các thiết bị, dụng cụ được dùng để nâng hạ dụng cụ khoan phải đủ, đồng bộ và bảo đảm quy cách, đồng thời phải được sắp xếp ngăn nắp, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy.

7.2. Trước khi nâng hạ dụng cụ khoan phải làm những việc sau đây:

- Ngừng hoạt động hoặc ngừng quay cột dụng cụ khoan;

- Đo chiều dài cần khoan còn lại trên miệng lỗ khoan và tính độ sâu mũi khoan;

- Kiểm tra tời, dây cáp và các hệ thống móc nối của nó.



Ghi chú: Trường hợp khoan máy có bơm rửa, sau khi ngừng quay cột dụng cụ khoan phải tiếp tục bơm nước, rửa sạch bột đá trong lỗ khoan, nếu có lấy mẫu thì tiến hành chèn và bẻ mấu rồi mới nâng dụng cụ khoan lên.

7.3. Khi nâng hạ dụng cụ khoan phải dùng quang treo hoặc măng xông móc vào đầu cần khoan cùng với dây cáp và tời.

Không được dùng tay trực tiếp nâng hạ dụng cụ khoan. Cấm thả hoặc rút clê để cột dụng cụ khoan rơi tự do xuống đáy lỗ khoan.



7.4. Khi giữ cột dụng cụ khoan ở miệng lỗ khoan để tháo lắp, không được dùng clê cần khoan mà phải dùng clê đuôi cá.

7.5. Khi nâng hạ cột dụng cụ khoan phải kéo hoặc hạ tời nhẹ nhàng và đều đặn, không được tăng hoặc giảm tốc độ một cách đột ngột. Khi dùng tời phải hãm từ từ, không được phanh đột ngột để tránh hiện tượng giật cáp, gây đứt cáp, gẫy phanh, phá tời.

B. HẠ VÀ NHỔ ỐNG VÁCH

7.6. Trước khi hạ ống vách phải chú ý những điều sau:

1. Đo và kiểm tra độ sâu và đường kính, lỗ khoan;

2. Rửa sạch mùn khoan (nếu là khoan đá);

3. Đối với những lỗ khoan sâu cần kiểm tra độ cong của lỗ khoan và xác định độ sâu chuyển đường kính lỗ khoan;

4. Chuẩn bị đủ số lượng ống vách cần thiết. Kiểm tra quy cách ống vách: độ thẳng, đầu ren và đường kính;

5. Phần ren đầu ống vách phải được cọ sạch bằng bàn chải sắt và được bôi trơn bằng mỡ;

6. Sắp xếp các loại ống rồi ghi thứ tự các ống vách sẽ hạ xuống lỗ khoan. Khi hạ ống vách phải theo thứ tự đã ghi và chú ý hạ các ống vách mới và dài trước, ống vách cũ và ngắn hạ sau.

7.7. Trong quá trình hạ hay nhổ ống vách phải chú ý các yêu cầu sau đây:

1. Các ống vách phải được vặn chặt với nhau, ống nào không vặn được hết ren thì không được hạ xuống lỗ khoan;

2. Phải bảo vệ đầu ren, không được dùng vật rắn gõ vào đầu ren;

3. Khi nhổ tay hạ ống vách phải dùng quang treo, cáp và tời. Cấm dùng dây thừng buộc trực tiếp vào ống vách để hạ hoặc nhổ ống vách;

4. Phải căn cứ vào sức nâng của tời mà định số lượng ống vách cẩu mỗi lần. Không được cẩu quá sức nâng của tời;

5. Phải dùng kẹp gỗ xiết chặt bằng bu lông để giữ ống vách ở trên miệng lỗ khoan.



7.8. Trong trường hợp hạ ống vách khó khăn hoặc không hạ được đến độ sâu đã khoan thì phải dùng biện pháp xoay hoặc kết hợp xoay và chất tải lên ống vách. Nếu xoay ống vách bằng kẹp gỗ phải xoay theo chiều kim đồng hồ và kết hợp vừa xoay vừa lắc để đề phòng nhả ren.

7.9. Khi hạ ống vách trong bất kỳ trường hợp nào đều không được dùng tạ để đóng ống vách xuống lỗ khoan;

7.10. Khi hạ nhiều lớp ống vách, nếu có trường hợp xoay lớp ống trong mà lớp ống ngoài cũng xoay thì có thể áp dụng một trong các biện pháp xử lý sau đây:

1. Giữ chặt lớp ống ngoài và kéo lớp ống trong lên một đoạn (có thể đóng ngược nhẹ). Sau đó tiếp tục hạ lớp ống trong bằng cách xoay lắc;

2. Chất tải và xoay lắc lớp ống ngoài cho di động một khoảng nhỏ;

3. Kéo một hoặc cả hai lớp ống vách lên;



7.11. Khi nhổ ống vách nếu trong lỗ khoan có nhiều tầng ống vách thì phải nhổ tầng ống vách có đường kính nhỏ trước, to sau.

7.12. Tùy theo trọng lượng của cột ống vách, lực ma sát dọc ống vách mà chọn dùng một trong các biện pháp sau đây để nhổ ống vách:

1. Phối hợp giữa lắc kẹp gỗ và dùng tời kéo ống vách lên;

2. Lúc đầu dùng kích đến khi thấy nhẹ thì dùng tời kéo ống vách lên;

3. Khi đã dùng các biện pháp trên mà vẫn không nhổ được thì có thể dùng biện pháp đóng tạ ngược hoặc kết hợp kích và đóng tạ ngược để nhổ ống vách.



Ghi chú: Khi khoan ở những nơi có nước thủy triều lên xuống thì nên lợi dụng lúc nước thủy triều lên mà kích ống vách. Trong trường hợp này phải thường xuyên theo dõi độ chìm của phao khoan. Nếu độ chìm của phao khoan vượt quá mớn nước an toàn thì phải tháo kẹp ngang.

7.13. Việc lựa chọn biện pháp nào để nhổ ống vách cũng phải dựa trên cơ sở tính toán về lực;

Nếu nhổ ống vách bằng tời, phải đảm bảo lực nhổ không vượt quá sức nâng cho phép của tời, cáp và sức chịu của giá khoan.

Khi nhổ ống vách bằng kích cần chú ý:

- Kích phải được kê trên các gối kê bằng phẳng, chắc chắn;

- Khi kích phải kích từ từ và đều để cho hai trục của kích lên bằng nhau.

7.14. Nếu chân cột ống vách đã được trám xi măng để thực hiện công tác cách nước thì trước khi nhổ ống vách phải cắt rời đoạn ống vách đó.

7.15. Sau khi đã rút các ống vách lên khỏi lỗ khoan, phải rửa sạch sẽ, bôi mỡ vào ren để tăng độ bền của ống vách.

8. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIA CỐ VÁCH LỖ KHOAN – CHỐNG MẤT NƯỚC VÀ NGĂN NƯỚC TRONG LỖ KHOAN

A. GIA CỐ VÁCH LỖ KHOAN BẰNG DUNG DỊCH SÉT (BENTONIT)

8.1. Khi khoan thăm dò ĐCCT được dùng dung dịch sét (bentonít) để giữ thành lỗ khoan trừ trường hợp quy định ở Điều 8.2.

Dung dịch sét phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật ghi ở Bảng 6-9 và tuân thủ các quy định ở Điều 6.35.



B. GIA CỐ VÁCH LỖ KHOAN BẰNG ỐNG VÁCH

8.2. Những trường hợp sau đây gia cố vách lỗ khoan phải dùng ống vách:

1. Khoan vào các tầng đất đá bở rời, bị tan rã sử dụng dung dịch sét;

2. Dung dịch sét không đủ khả năng bảo vệ vách lỗ khoan;

3. Phải ngăn cách các lớp chứa nước để nghiên cứu địa chất thủy văn, tính nứt nẻ và tính thấm của các tầng đất đá bằng phương pháp thí nghiệm ngoài trời.

4. Khi khoan vào các hang hốc hoặc khe nứt lớn gây mất lượng dung dịch sét quá lớn ảnh hưởng nhiều đến giá thành khoan.

8.3. Phải căn cứ vào tình hình địa tầng của lỗ khoan, độ sâu lỗ khoan, yêu cầu lấy các loại mẫu đất, đá, nước, đường kính ống lọc (nếu là khoan bơm hút nước) để lựa chọn số tầng ống vách và đường kính cuối cùng của ống vách;

8.4. Có thể tham khảo Bảng 8-1, để chọn chiều sâu đặt trong đất của mỗi loại ống vách (với điều kiện là ống vách còn tốt và có kích 30T).

Bảng 8-1

Loại ống vách

Đất dính cứng hoặc dẻo cứng. Đất rời chặt, sỏi, cuội (ứng với ma sát vách ống là 4T/m2)

Đất dính dẻo chảy hoặc chảy. Đất rời, xốp, bở, bão hòa nước (ứng với ma sát vách ống 2T/m2)

 146

< 16m

< 30m

 127

< 19m

< 38m

 108

< 22m

< 44m

 91

< 26m

< 52m

 75

< 32m

< 64m

8.5. Đối với các đoạn ống vách nằm tự do trong môi trường lỏng hoặc khi để dẫn hướng có chiều dài vượt quá chiều dài tự do cho phép kê ở Bảng 8-2 thì cần có biện pháp chống cong và bảo đảm độ bền chống uốn bằng cách giảm chiều dài tự do, tăng thêm liên kết, đặt trong ống vách lớn hơn;

Nếu khoan ở trong khu vực có nước chảy hoặc có sóng thì phải xét đến ảnh hưởng của lực ngang có thể xảy ra đối với đoạn ống tự do, và có biện pháp xử lý thích đáng.



8.6. Nên dùng ống vách có đầu nối trong hoặc nối trực tiếp không có gờ ngoài, chỉ dùng các ống vách có đầu nối ngoài làm ống dẫn hướng (trong nước và trong không khí) hoặc để hạ trong lớp đất xốp, mềm yếu. Khi sử dụng loại ống vách này phải tính toán đầy đủ đến khả năng nhỏ sau này.

Chiều dài tự do cho phép của ống vách kê ở Bảng 8-2



Bảng 8-2

Đường kính ống vách (mm)







89

12m

16m

23m

108

14m

18m

26m

127

15m

21m

29m

146

18m

23m

32m

Ghi chú:

- Ở các sơ đồ trên chỉ tính với trường hợp ống vách đủ chịu lực nén do tải trọng bản thân (q).

- Các sơ đồ ở bảng ứng với các trường hợp liên kết sau:

Sơ đồ A – Phần chân ống vách được ngàm chặt trong đất, đá cứng sâu trên 2m và đầu trên của ống ở trạng thái tự do không có liên kết giữ.

Sơ đồ B – Phần dưới của ống được đặt trong các loại đất xốp mềm hoặc trong đất đá cứng nhưng không sâu tới 2 m. Đầu trên của ống có liên kết chống dịch vị ngang.

Sơ đồ C – Phần dưới ống được ngầm chặt như sơ đồ A. Đầu trên của ống có liên kết như sơ đồ B.

C. CHỐNG MẤT NƯỚC TRONG LỖ KHOAN

8.7. Khi khoan có bơm rửa bằng nước (hoặc dung dịch sét), nếu phát hiện thấy có hiện tượng mất nước thì chọn một trong những phương pháp dưới đây để chống sự mất nước trong lỗ khoan, nhưng không ảnh hưởng đến mục đích và yêu cầu thăm dò;

1. Khoan với dung dịch sét (nếu đang bơm rửa bằng nước);

2. Nhồi đất sét đẻ trám vết nứt hoặc lỗ hổng;

3. Nhồi hoặc bơm vữa xi măng để trám vết nứt hoặc lỗ hổng;

4. Hạ ống vách.

Ghi chú:

Khi mất nước ở gần đáy lỗ khoan và tầng bị mất nước mỏng thì nên nhồi đất sét hoặc vữa xi măng xuống đáy lỗ khoan.

Nếu mất nước từng phần, nên dùng dung dịch sét để khoan. Khi mất nước toàn phần nên dùng ống vách. Chỉ trong trường hợp đặc biệt có yêu cầu trong đề cương khoan hoặc khoan vào tầng đá nứt nẻ nhiều và ở khu vực khoan có nhiều lỗ khoan mới dùng vữa xi măng để ngăn nước hoặc chống mất nước.

D. NGĂN NƯỚC TRONG LỖ KHOAN

8.8. Đối với những lỗ khoan có nước mặt hoặc nước dưới đất, khi cần thiết quan trắc mực nước, lấy mẫu nước v.v…, thì phải tiến hành công tác ngăn nước để cách li được lớp chứa nước với các lớp đất đá khác hoặc cách li các lớp chứa nước khác nhau (kể cả nước mặt).

8.9. Trước khi ngăn nước phải thực hiện các việc sau đây:

1. Đo chiều sâu lỗ khoan và xác định vị trí cần ngăn nước.

2. Chuẩn bị ống vách.

3. Chuẩn bị vật liệu để ngăn nước: Đất sét hoặc vữa xi măng.



8.10. Chuẩn bị đất sét dùng làm chất cách nước cần theo những yêu cầu sau đây:

1. Đất sét có tính dẻo cao, lượng hữu cơ không được vượt quá 6%. Lượng cát không được vượt quá 4% và không được lẫn dăm, sạn, sỏi hoặc mùn rác, rễ cây.

2. Đất được nhào nặn kỹ, (có độ sệt B ở trong khoảng dẻo cứng), vê thành viên có đường kính bằng nửa đường kính lỗ khoan ở đoạn cách nước, sau đó phơi cho se mặt, không phơi quá nắng làm cho đất khô cứng và nứt nẻ. Nếu đất khô, cần đập nhỏ, loại bỏ rác, tạp chất rồi nhào với lượng nước thích hợp hoặc đất quá ướt nên để hong gió cho đến khi đạt độ sệt đã nêu.

8.11. Khi tiến hành ngâm nước bằng đất sét, phải thực hiện theo các quy định dưới đây:

1. Nếu lớp cách nước là đất sét không lẫn sạn, sỏi, thì khoan sâu vào tầng sét khoảng 0,5 đến 1,0 m rồi ép ống vách cho ngàm vào lớp sét này từ 1 đến 2 m;

2. Nếu lớp cách nước là đất sét có lẫn nhiều sạn, sỏi, cát hoặc là đá làm như sau:

- Khoan vào lớp cách nước từ 1,5 đến 2,0 m, bảo đảm vách lỗ khoan không bị lởm chởm (nên dùng mũi khoan hợp kim để khoan);

- Vét lỗ hoặc xói rửa cho sạch đất hoặc bột đá ở đáy lỗ;

- Hạ ống vách xuống cách đáy 1,5 đến 2,0 m và cố định ống vách. Cần chú ý chọn đường kính ống vách cách nước nhỏ hơn đường kính lỗ khoan ít nhất là một cấp;

3. Thả từng viên đất sét xuống. Cứ thả các viên đất được 0,5 m theo chiều cao thì ngừng lại và tiến hành đầm nén cho tới khi còn khoảng 0,25m. Đầm nén bằng bàn nén có đường kính nhỏ hơn đường kính ống vách một cấp, lắp ở đầu cần khoan;

4. Tiếp tục các bước trên cho đến khi tạo thành một nút đất sét lấp đầy lỗ khoan đoạn dưới chân ống vách;

5. Hạ và ép ống vách vào trong nút đất sét từ 1,2 m đến 1,5 m.

Ghi chú:

Trong cả hai trường hợp trên chỉ được hạ ép ống vách vào, không được xoay.



8.12. Dùng vữa xi măng làm chất cách nước phải đạt các yêu cầu sau:

1. Xi măng mác 300 đến 400.

2. Nếu trong lỗ khoan có nước, phải dùng loại xi măng đông cứng nhanh hoặc xi măng thường có thêm chất phụ gia đông cứng như NaCl hoặc CaCl2 với hàm lượng bằng 2% trọng lượng xi măng;

3. Đối với nước có tính ăn mòn phải dùng loại xi măng chống ăn mòn thích hợp;

4. Trộn vữa xi măng bằng nước nhạt hoặc nước mặn;

5. Khi đổ vữa xi măng qua ống dẫn đặt trong ống vách thì tỷ lệ: nước/xi măng là 0,5:

Khi dùng máy bơm ép vữa thì chọn tỷ lệ: nước/xi măng từ 0,6 đến 0,7 và có thể thêm phụ gia hóa dẻo (bằng 2% trọng lượng xi măng).

6. Thời gian từ lúc trộn vữa xi măng cho tới khi kết thúc công việc cách nước (ép xong ống vách vào khối vữa xi măng) không được vượt quá thời gian bắt đầu đông kết xi măng.

Thời gian xi măng đông kết có thể tham khảo Bảng 8-3.

Bảng 8-3

Loại nước để trộn vữa xi măng

Nhiệt độ trong lỗ khoan 40oC

Nhiệt độ trong lỗ khoan 45oC

Thời gian bắt đầu đông kết

Thời gian kết thúc đông kết

Thời gian bắt đầu đông kết

Thời gian kết thúc đông kết

Nước nhạt

3h < T < 3h30’

Không quá 3h sau khi bắt đầu đông kết

1h45’

Không quá 1h30’ sau khi bắt đầu đông kết

Nước mặn

3h

1h45’

8.13. Thực hiện cách nước bằng vữa xi măng phải theo các quy định sau:

1. Khoan sâu vào tầng đá cách nước 1,2 – 1,5m. Xói rửa sạch bột khoan và kiểm tra đáy lỗ khoan;

2. Hạ ống vách xuống cho ngàm vào tầng cách nước 0,1 – 0,3m;

3. Tính lượng vữa cần trộn và xác định tỷ lệ phối hợp. Phải chuẩn bị một khối lượng vữa lớn hơn khối lượng vữa cần thiết theo tính toán là 50%;

4. Trộn vữa và đổ vữa xi măng xuống đáy lỗ khoan theo nguyên tắc lấp đầy từ dưới lên trên;

Trong quá trình đổ vữa, phải nâng dần dụng cụ đưa vữa lên phía trên. Phải đảm bảo độ nâng dụng cụ lên sao cho đầu ra vữa luôn luôn ngập dưới mặt vữa trong lỗ khoan;

5. Cao độ mặt vữa trong ống vách phải cao hơn cao độ đỉnh tầng cách nước là 0,3 – 0,5m;

6. Kiểm tra mặt vữa trong lỗ khoan;

7. Ngay sau khi thực hiện đưa vữa xuống đáy lỗ khoan xong phải xói rửa sạch vữa xi măng trong dụng cụ và đường ống dẫn đã dùng;

8. Sau 3 ngày đêm mới được tiếp tục khoan sâu thêm.



8.14. Tùy điều kiện cụ thể có thể chọn một trong các cách sau đây để đưa vữa xi măng xuống đáy lỗ khoan.

1. Dùng ống vách nhỏ làm ống dẫn đưa vữa xi măng xuống tận đáy lỗ. Khi trong lỗ khoan có nước cần đặt quả cầu hay lưỡi gà ở đầu dưới ống để giữ vữa trong ống. Chỉ sau khi đã chứa đủ lượng vữa cần thiết ở trong ống mới được cắt quả cầu để vữa đùn ra ngoài lấp lỗ khoan;

2. Dùng ống mẫu có nút gỗ ở hai đầu lòng để chứa vữa. Nút gỗ phải khít, đủ để giữ vữa trong lòng ống. Đưa thận trọng ống mẫu xuống đáy lỗ khoan, sau đó ép nút gỗ và vữa ra khỏi ống mẫu;

3. Dùng bơm đưa vữa xuống đáy lỗ qua cần khoan. Quá trình thao tác như sau:

- Hạ cần khoan xuống cách đáy lỗ 0,1 – 0,2 m rồi cố định lại.

- Nối móc tất cả các đầu nối của hệ thống bơm, sau đó cho bơm nước thử để kiểm tra máy bơm và đường ống.

- Tính lượng vữa và trộn vữa. Khi tính phải tính cả lượng vữa còn lại trong cần khoan, ống cao su dẫn vữa, máy bơm, ống cao su hút vữa và lượng vữa dư trong thùng đủ ngập miệng ống hút (đầu clebin).

- Cách trộn vữa như sau: đổ lượng nước đã tính toán vào máy trộn rồi vừa cho vữa xi măng vừa cho chạy máy trộn trong 10 phút. Nếu có cho thêm chất phụ gia thì phải cho vào nước khuấy đều trước khi đổ xi măng vào.

- Trong khi quấy trộn vữa phải cho chạy máy bơm hút nước trong thùng đựng vữa. Chờ khi sắp hết nước thì mở cửa xả cho vữa vào thùng, và tiếp tục bơm đầy vữa vào lỗ khoan (chú ý là vữa ở máy trộn ra cần cho qua sàng cỡ 1mm).

- Trong quá trình ép vữa phải cho máy trộn vữa hoạt động liên tục và phải bố trí người quấy trộn vữa trong thùng đựng vữa cho đến khi hút hết vữa mới thôi.

Phải nâng dần cần khoan lên đồng thời phải luôn luôn theo dõi đồng hồ áp lực. Nếu thấy áp lực tăng đột ngột, phải rút cần khoan lên một đoạn thích hợp để tránh tắc vữa.

8.15. Sau khi đã thực hiện ngăn nước phải kiểm tra chất lượng cách nước như sau:

1. Khoan sâu qua chân ống vách cách khoảng 0,5m.

2. Hạ thấp hoặc nâng cao cột nước trong lỗ khoan một đoạn bằng 1/4 – 1/2 chiều cao cột nước khi chưa ngăn nước;

3. Sau hai giờ kể từ lúc múc nước hoặc đổ nước vào lỗ khoan, nếu cột nước trong lỗ khoan biến đổi không quá 0,1 m thì công tác ngăn nước được coi là đạt yêu cầu;

4. Nếu ngăn nước bằng vữa xi măng, phải để sau 3 ngày đêm mới được khoan kiểm tra chất lượng cách nước.

9. QUY CÁCH THEO DÕI, ĐO ĐẠC VÀ GHI CHÉP TRONG QUÁ TRÌNH KHOAN

9.1. Trong quá trình khoan phải theo dõi, đo đạc và ghi chép đầy đủ, trung thực vào nhật ký khoan về các mặt:

1. Tình hình khoan (các loại thiết bị và dụng cụ khoan đã sử dụng, tình hình và cách giải quyết các sự cố về khoan, độ sâu của mũi khoan, diễn biến của việc sử dụng dung dịch hoặc độ sâu và đường kính ống vách, diễn biến khi khoan qua các loại địa tầng v.v…):

2. Tình hình địa chất (sự phân bố của các tầng đất đá, chủ yếu là độ sâu của các tầng đất đá, các hiện tượng địa chất công trình, tình hình địa chất thủy văn đã được phát hiện trong khi khoan);

3. Tình hình lấy các loại mẫu đất, đá, nước và các đặc trưng (tên gọi, tính chất, trạng thái, thành phần) của mẫu;

4. Độ sâu thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), số búa từng hiệp và trị số N (Nếu có thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn);

9.2. Công tác theo dõi, ghi chép trong khi khoan được chính xác, kíp trưởng và thư ký khoan phải thường xuyên nắm vững độ sâu của đáy mũi khoan, độ sâu của chân ống vách, độ sâu của mặt lõi và đáy lõi (hay mẫu) lấy được đồng thời thường xuyên theo dõi đầy đủ các yếu tố phản ảnh tình hình địa tầng, tình hình khoan vào từng loại địa tầng như: cảm giác tay khoan, tiếng vọng ở đáy lỗ khoan, mầu sắc và lượng nước rửa, tình trạng tự lún hay tự tụt của cột dụng cụ khoan, chiều cao dộng, tình hình đóng tạ, tốc độ khoan, áp lực lên đáy lỗ khoan v.v…

Các yếu tố trên phải được thể hiện bằng số liệu và liên hệ với độ sâu của lỗ khoan.



9.3. Ghi chép ở hiện trường bao gồm các công việc ghi bảng, ghi nhật ký khoan và ghi sổ kỹ thuật.

Ghi nhật ký bằng bút chì đen, nhãn mầu và sổ kỹ thuật ghi bằng mực không nhòe và ghi bảng đen bằng phấn trắng hay bảng trắng bằng bút dạ.



9.4. Khi ghi chép nhật ký khoan phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

1. Sạch sẽ, rõ ràng đúng các cột, các mục tương ứng.

2. Không tẩy xóa hoặc xé bỏ những phần ghi sai mà chỉ được gạch ngang (những phần bị gạch phải đảm bảo còn đọc được) rồi ghi phần sửa lại ở phía trên.

3. Cách thức ghi chép nhật ký khoan phải tuân theo Phụ lục 8.



9.5. Các tính toán phục vụ cho việc ghi chép nhật ký khoan hoặc những vấn đề đặc biệt, cần được ghi chép lại cho rõ hơn thì phải ghi vào sổ kỹ thuật của tổ. Khi kết thúc công trình, tổ khoan phải nộp sổ này cho chủ nhiệm nghiệp vụ (Chủ công trình) cùng với nhật ký khoan.

9.6. Nhật ký khoan và sổ kỹ thuật khoan do thư ký khoan trực tiếp ghi chép ở hiện trường.

9.7. Khi làm việc, thư ký khoan phải có đầy đủ các dụng cụ và phương tiện như quy định ở Phụ lục 6.

9.8. Trước khi sử dụng các loại dụng cụ khoan (cần khoan, ống vách, mũi khoan v.v…) đều phải đo chiều dài và kiểm tra chất lượng của các dụng cụ đó.

Đầu mỗi ca làm việc và khi giao ca nhất thiết phải đo kiểm tra toàn bộ cần khoan và độ sâu lỗ khoan.



9.9. Khi đo chiều dài của dụng cụ khoan, chiều cao đầu máy, chiều dài ống vách v.v… phải dùng thước có vạch khắc đến centimét, đọc số ước lượng tới milimet.

Khi đo kiểm tra thì sai số giữa hai lần đo không được vượt quá 2 milimet và dùng số trung bình cộng của hai lần đo. Khi tính toán phải tính đến milimet. Khi ghi vào nhật ký khoan số đo được quy tròn tới centimet.



Ghi chú:

- Thước gỗ hoặc thước dây phải được kiểm tra và hiệu chỉnh trước khi dùng;

- Khi khoan bi phải điều chỉnh chiều dài của mũi khoan do bị mòn sau mỗi hiệp khoan.

9.10. Tất cả các đo đạc về chiều sâu đều phải dựa vào một mốc có cao độ phụ chọn trước, tương đương với mặt nền (sàn) khoan.

9.11. Quan trắc và ghi chép mực nước trong lỗ khoan thực hiện theo hướng dẫn ở Phụ lục 13.

(Chỉ tiến hành khi có yêu cầu riêng).




tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương