Phần CÁC ĐIỀu quy đỊNH



tải về 1.01 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.01 Mb.
#16676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Ghi chú:

1. Loại mũi khoan bi được gọi theo kích thước đường kính ngoài của ống mẫu;

2. Khi khoan bằng bi thép nên dùng loại mũi khoan có bề dày lớn hơn 1 mm so với trị số đã kê trong bảng trên;

3. Khi khoan bi nhất thiết phải lắp ống mùn khoan, nên dùng ống mẫu thành dày;

4. Độ bền của kim loại làm mũi khoan nên thấp hơn độ bền của kim loại làm bi khoan theo tỷ số 1/1,5 hoặc cũng có thể áp dụng qui định sau đây:

- Khi khoan bằng bi gang phải dùng loại mũi khoan thép có hàm lượng Cácbon từ 0,4 đến 0,5%, nhưng cũng có thể ít hơn, từ 0,15 đến 0,25%.

- Khi khoan bằng bi thép cắt phải dùng loại mũi khoan chế tạo bằng thép 40X, 46X, 30XTC hoặc thép măng gan.

5. Miệng thoát nước của mũi khoan phải làm theo qui cách và hướng dẫn sau đây:

- Khi khoan ở tầng đá nứt nẻ nhiều, không lấy được lõi đá hoàn chỉnh nên làm miệng thoát nước thấp và hẹp.

- Khi khoan ở tầng đá cứng nên tăng chiều cao miệng thoát nước.

- Khi khoan bằng bi gang nên lấy chiều cao miệng thoát nước (h) từ 100 đến 150 mm và chiều rộng phía dưới của miệng thoát nước (b) từ 1/4 đến 1/5 chu vi trung bình của mặt vành mũi khoan.

- Khi dùng bi thép cắt, nên lấy chiều cao miệng thoát nước (h) từ 120 đến 180 mm và chiều rộng phía dưới của miệng thoát nước (b) từ 1/3 đến 1/4 chu vi trung bình của mặt vành mũi khoan.

- Độ xiên của miệng thoát nước từ 65o đến 70o so với mặt phẳng ngang. Đầu trên của miệng thoát nước lệch về phía chiều quay của mũi khoan.

- Dạng của miệng nước có thể được chọn một trong hai hình thức sau đây:



- Sau mỗi hiệp khoan, phải chú ý tu sửa vành mũi khoan và miệng thoát nước: Mặt mũi khoan phải bằng phẳng để có diện tích phù hợp với yêu cầu của hiệp khoan tới. Khi chiều cao miệng thoát nước chỉ còn lại dưới 80 mm hoặc ước lượng không thể dùng tiếp cho hiệp sau thì phải cắt lại miệng thoát nước;



6.48. Việc lựa chọn cỡ bi khoan to hay nhỏ phải căn cứ vào độ cứng, độ nứt nẻ của tầng đá và áp lực nước ngầm.

Khoan vào tầng đá có độ cứng trung bình, tầng đá bị nứt nẻ hay tầng đá có nước áp lực mạnh nên dùng loại bi lớn (cỡ 3 – 4 mm) khoan vào tầng đá có độ cứng cao, kết cấu hạt nhỏ, tương đối hoàn chỉnh và cần nâng cao tỷ lệ lấy lõi nên dùng loại bi nhỏ, cỡ 2 – 2,5 mm.

Khi khoan ở tầng đá có độ cứng trung bình có thể sử dụng hỗn hợp bi gang và bi thép với tỷ lệ 3/4 bi gang và 1/4 bi thép, nhưng phải là bi cùng cỡ để khoan. Việc sử dụng hỗn hợp bi khác cỡ phải qua thực nghiệm và được thủ trưởng đơn vị chủ quản chấp thuận.

6.49. Khi nạp bi vào lỗ khoan có thể vận dụng các phương thức sau đây: Nạp bi theo hiệp, nạp bi định kỳ mẻ lớn và nạp bi định kỳ mẻ nhỏ.

Chỉ nên dùng cách nạp bi theo hiệp trong trường hợp khoan vào tầng đá có độ cứng trung bình, cấp VII-X và trong tầng đá không bị nứt nẻ.

Nạp bi định kỳ mẻ lớn thường được áp dụng trong trường hợp khoan vào tầng đá có độ cứng cao, cấp X – XII, tầng đá nứt nẻ nhiều hoặc tầng đá có kẹp lớp mềm yếu.

Nạp bi định kỳ mẻ nhỏ được sử dụng khi chuyển từ khoan hợp kim sang khoan bi, khi cần lấy mẫu đều đặn và khi cần thí nghiệm trong lỗ khoan.



6.50. Lượng nước bơm rửa trong khi khoan bi, khi nạp bi theo hiệp và nạp bi định kỳ mẻ lớn, tính theo lít/phút được lấy theo Bảng 6-12.

Bảng 6-12

Loại bi

Giai đoạn khoan trong hiệp

Đường kính mũi khoan (mm)

150

130

110

91

75

Bi gang

Đầu hiệp

48-32

42-28

36-24

30-20

24-16

Cuối hiệp

24-12

21-11

18-10

15-8

12-6

Bi thép

Không phân biệt giai đoạn khoan

60-50

50-40

40-30

30-20

25-15

Ghi chú:

- Thông thường trong khoan bi chỉ dùng nước để bơm rửa. Tuy nhiên khi cần chống sụt lở vách lỗ khoan hoặc khi khoan vào các địa tầng nứt nẻ bị mất nước nhiều có thể xem xét việc khoan bằng dung dịch sét. Khoan bi bằng dung dịch sét tiến hành theo các Điều 6.6.9 – 6.6.10.

- Lấy trị số lượng nước bơm rửa lớn ở đầu hiệp và giảm dần đến trị số nhỏ ở cuối hiệp.

- Khi tốc độ khoan nhanh cần tăng lượng nước bơm rửa một cách thích đáng

- Khi nạp bi định kỳ mẻ nhỏ lấy lượng nước bơm rửa từ 2 đến 3 lít/phút cho một centimét đường kính ngoài mũi khoan.

6.51. Lực nén dọc trục cần khoan (Pt), lấy theo tích số của diện tích mặt làm việc của mũi khoan (Fm) và sức nén đơn vị cần thiết (Rd):

Pt = Rd Fm (kG)

Sức nén đơn vị cần thiết Rd phụ thuộc vào loại bi được sử dụng và cấp đất đá lấy theo Bảng 6-13.

Bảng 6-13

Loại bi

Cấp đá theo độ khoan

Sức nén đơn vị cần thiết (kG/cm2)

Bi gang

VIII-IX

20-25

Bi thép đúc

VIII-VII

30-35

Bi thép cắt

VIII-IX

30-35




X-XI

35-40




XII

40-50

Khi khoan trong tầng đá nứt nẻ nhiều cần giảm lực nén dọc trục và tốc độ xoay một cách thích đáng.

6.52. Lực nén dọc trục khoan (Pt) tính sẵn cho các loại mũi khoan bi tiêu chuẩn ứng với các mức nén đơn vị cần thiết và miệng thoát nước khác nhau được kê ở Bảng 6-14.

Ghi chú:

1. Khi dùng mũi khoan có miệng thoát nước hình tam giác, diện tích mặt làm việc sẽ tăng dần lên do bi mòn trong quá trình khoan. Vì vậy phải tăng lực nén dọc trục một cách tương ứng về cuối hiệp.

2. Khi trọng lượng của cột dụng cụ khoan với cần khoan thông thường chưa đủ áp lực nén dọc trục khoan thì nên dùng cần khoan nặng hay ống mẫu thành dày để tăng áp lực. Phần lực nén lên đáy lỗ do cần nặng hay ống mẫu thành dày đảm nhiệm không nhỏ hơn 25% lực nén dọc trục cần thiết. Cần khoan nặng phải được áp sát ống mẫu.

6.53. Tốc độ xoay của mũi khoan, tính theo vòng/phút xác định cho từng loại mũi khoan được kê ở Bảng 6-15.

Bảng 6-15

Loại bi

Đường kính ngoài của mũi khoan (mm)

150

130

110

91

75

Bi gang

80-130

130-190

190-240

240-300

300-350

Bi thép

80-100

100-120

125-140

145-170

180-200

Ghi chú:

- Nếu dụng cụ khoan không còn tốt, không nên dùng tốc độ quá 250 vòng/phút;

- Tốc độ quay lớn được dùng cho tầng đá cứng, tầng đá hoàn chỉnh, quá trình khoan thuận lợi.

- Tốc độ quay nhỏ được dùng cho tầng đá nứt nẻ không hoàn chỉnh.



6.54. Trong quá trình khoan bi phải chú ý thực hiện các yêu cầu kỹ thuật sau:

1. Thỉnh thoảng phải nâng mũi khoan lên khỏi đáy lỗ khoảng 2-3 cm, cho bi xuống đáy lỗ;

2. Phải luôn luôn theo dõi tình hình nước rửa về các mặt chất lượng và mầu sắc, tình hình và hiệu quả khoan vào tầng đá để điều chỉnh kịp thời chế độ khoan, hoàn chỉnh lượng bi và cách thức nạp bi;

3. Tiến hành tu sửa lại lưỡi khoan hoặc thay đổi lưỡi khoan theo yêu cầu của Điều 6-47;



4. Khi hạ cột dụng cụ khoan xuống đáy lỗ khoan phải tiến hành thận trọng theo hướng dẫn sau đây. Khi mũi khoan xuống cách đáy lỗ một mét, cần dừng hạ cột dụng cụ khoan, tiến hành bơm rửa với lưu lượng đơn vị 3 – 5 lít/phút cho mỗi centimét đường kính ngoài của mũi khoan trong khoảng 20 phút, sau đó cho quay cột cần khoan với tốc độ số 1 (chậm nhất) và hạ thận trọng cột dụng cụ khoan xuống. Sau khi cột dụng cụ khoan đã chạm đáy cho tăng dần tốc độ quay và áp lực dọc trục khoan tới trị số thích hợp với địa tầng đáy lỗ.

Bảng 6-14

Sức nén đơn vị cần thiết kG/cm2

Đường kính mũi khoan (mm)

150

130

110

91

75

Độ rộng của miệng nước so với chu vi trung bình của mũi khoan

1/5

1/4

1/3

1/5

1/4

1/3

1/5

1/4

1/3

1/5

1/4

1/3

1/5

1/4

1/3

20

700

660

580

600

560

500

500

480

420

380

340

320

300

280

240

25

875

825

725

750

700

625

625

600

525

484

425

400

375

350

300

30

1050

990

870

900

840

750

750

720

630

570

570

480

450

420

360

35

1225

1155

1015

1050

980

875

875

840

735

665

595

560

525

490

420

40

1400

1320

1160

1200

1120

1000

1000

960

840

760

680

640

600

560

480

50

1750

1650

1450

1500

1400

1250

1250

1200

1050

950

850

800

750

700

600

70

2450

2310

2030

2100

1960

1750

1750

1680

1470

1330

1190

1120

1050

900

840


tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương