PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ


Câu 4. Vai trò, hiện trạng phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp



tải về 0.93 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích0.93 Mb.
#1560
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Câu 4. Vai trò, hiện trạng phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

a) Vai trò về mặt kinh tế và sinh thái

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do đó ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt ở hầu hết các vùng lãnh thổ.

- Cung cấp gỗ, lâm sản, các dược liệu.

- Điều hòa dòng chảy, giữ nước ngầm, làm giảm lượng nước bốc hơi và làm tăng độ ẩm cho đất.

- Điều hòa khí hậu.

- Ngăn cản các quá trình xói mòn đất, nhất là các sườn dốc.

- Bảo vệ các nguồn gen quý giá.

- Môi trường sống cho các động vật.



b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đang bị suy thoái.

- Hiện trạng tài nguyên rừng.

+ Tổng diện tích rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ đạt 43,8%, đến năm 1983 diện tích rừng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ còn 22%. Năm 2005 nhờ đẩy mạnh công tác trồng rừng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng tăng lên 12,7 triệu ha, độ che phủ đạt 38%.

+ Mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

+ Nguyên nhân:

* Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.

* Chặt phá rừng lấy củi đốt.

* Du canh, du cư, mở rộng diện tích đất canh tác.

* Cháy rừng.

* Chiến tranh, nhất là thời kì chống Mĩ cứu nước.

* Công nghệ khai thác lạc hậu dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất cao và gây lãng phí tài nguyên rừng.

* Việc trồng rừng không bù đắp được diện tích rừng bị phá.

* Những nguyên nhân khác.

- Phân loại tài nguyên rừng:

+ Rừng phòng hộ có gần 7 triệu ha có ý nghĩa quan trọng đối với môi sinh, điều hòa nguồn nước, chống lũ, chống xói mòn.

+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn văn hóa - lịch sử và môi trường.

+ Rừng sản xuất có 5,4 triệu ha, phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

c) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

- Trồng rừng:

Cả nước có 2,8 triệu ha rừng trồng tập trung. Chủ yếu là rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông lấy nhựa,… Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá.

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:

Mỗi năm nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu tấn m3 gỗ. Các sản phẩm quan trọng là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, gỗ lạng và gỗ dán. Công nghiệp bột giấy phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ).

IV. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Câu hỏi và bài tập

Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày sự thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta



HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Sự thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta



a) Thay đổi về hướng sản xuất

- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở các vùng giàu tiềm năng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn nhằm:

+ Khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội.

+ Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.

+ Giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động.

+ Tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

b) Thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

- Ngoài các sản phẩm truyền thống và chuyên môn hóa, các vùng đã có hướng đa dạng hóa sản phẩm:

+ Tây Nguyên trồng cà phê là chủ yếu, hiện đang tăng diện tích trồng cao su, chè búp và đậu tương.

+ Đông Nam Bộ trồng cao su là chủ yếu, hiện đang phát triển mạnh cây điều và cà phê.

+ Nuôi trồng thủy sản phát triển ở 5/7 vùng trong cả nước.

+ Tây Bắc đang mở rộng trồng cà phê chè.



c) Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại

- Đây là bước tiến quan trọng đưa sản xuất nông - lâm - thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Số lượng trang trại không ngừng ăng lên trong những năm gần đây với cơ cấu sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng.

NỘI DUNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối da dạng và đang có sự chuyển biến

Câu 2. Dựa vào hình 26.2 SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG LÃNH THỔ (%)



Các vùng

Năm 2002

Năm 2009

Cả nước

100

100

Đồng bằng sông Hồng

20,3

21,9

Đông Bắc

5,4

5,3

Tây Bắc

0,3

0,3

Bắc Trung Bộ

3,6

3,8

Duyên hải Nam Trung Bộ

4,9

5,3

Tây Nguyên

1,0

0,8

Đông Nam Bộ

50,2

48,5

Đồng bằng sông Cửu Long

9,3

9,1

Không phân theo vùng

5,0

5,0

a) Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các vùng ở nước ta trong hai năm 2002 và 2009. Nhận xét.

b) Tại sao Đông Nam Bộ lại là vùng có tỉ trọng công nghiệp nhất nước ta?



HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối da dạng và đang có sự chuyển biến.

a) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:

- Theo cách phân loại hiện nay, nước ta có 29 ngành công nghiệp, được chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành).

+ Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành).

+ Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

- Trong cơ cấu ngành hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp vật liệu xây dựng,…



b) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng 2 nhóm ngành còn lại, nhằm thích nghi với tình hình mới để có cơ hội hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Câu 2. Dựa vào hình 26.2 SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó.

a) Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

- Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta, từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau đã tỏa ra các hướng theo các tuyến giao thông huyết mạch:

* Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).

* Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học).

* Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).

* Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hóa chất, phân bón, giấy).

* Hòa Bình - Sơn La (thủy điện).

* Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt may, điện, vật liệu xây dựng).

+ Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng tàu, Thủ Dầu Một.

+ Khu vực Duyên hải miền Trung, nổi lên một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Những khu vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp là Tây Nguyên, Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.



b) Nguyên nhân của sự phân hóa:

- Những khu vực tập trung công nghiệp là những nơi có nhiều thuận lợi:

+ Vị trí địa lí.

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Nguồn lao động có tay nghề.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Kết cấu hạ tầng tốt.

- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt giao thông vận tải còn kém phát triển.



Câu 3. Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các vùng ở nước ta trong hai năm 2002 và 2009. Nhận xét và giải thích.

a) Vẽ biểu đồ

Yêu cầu:

- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn.

- Bán kính hình tròn năm 2002 nhỏ hơn năm 2009.

- Có chú giải và tên biểu đồ.

- Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.

b) Nhận xét

- Cơ cấu công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2002 - 2009 có sự phân hóa rõ rệt và thay đổi.

+ Đông Nam Bộ luôn có tỉ trọng công nghiệp cao nhất, sau đó là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. các vùng còn lại tỉ trọng công nghiệp thấp, thấp nhất là Tây Bắc.

+ Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đồng bằng sông Hồng tăng từ 20,3% lên 21,9%, Duyên hải Nam trung Bộ tăng từ 4,9% lên 5,3%, Bắc Trung Bộ tăng từ 3,6% lên 3,8%.

+ Các vùng còn lại có tỉ trọng giảm: Đông Nam Bộ giảm từ 50,2% còn 48,5%; Đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 9,3% còn 9,1%; Tây Nguyên giảm từ 1,0% còn 0,8%; Đông Bắc giảm từ 5,4% còn 5,3%.

c) Giải thích:

- Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng cao nhất nước ta hiện nay vì:

+ Có vị trí thuận lợi:

* Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của cả nước.

* Giáp Tây Nguyên, vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản khác, vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước và giàu tiềm năng thủy điện.

* Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng có tiềm năng thủy sản lớn.

* Giáp biển thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế biển.

+ Nguồn nhân lực có kĩ thuật đông đảo nhất nước ta, tập trung nhiều nhà doanh nghiệp giỏi của cả nước. Do sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên người lao động ở đây rất năng động và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất nước ta. Có sân bay Tân Sơn Nhất và cảng biển Sài Gòn là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

+ Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào sẵn có trong vùng (dầu khí, nguyên liệu cây công nghiệp).

+ Cơ chế chính sách công nghiệp hóa năng động.

+ Nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong các vùng của cả nước.

+ Tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, có TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

+ Tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng.



II. PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành khai thác nguyên, nhiên liệu.

Câu 2. Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1

a) Công nghiệp khai thác than

- Than đá (Antraxit) trữ lượng hơn 3 tỉ tấn tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.

- Than nâu phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tình hình khai thác: trong những năm gần đây sản lượng khai thác liên tục tăng, năm 2009 đạt 34,5 triệu tấn.

b) Công nghiệp khai thác dầu khí:

- Phân bố tập trung ở bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ lượng hàng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bề trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng là bể Của Long và bể Nam Côn Sơn.

- Tình hình khai thác:

+ Năm 1986 bắt đầu khai thác.

+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, đến năm 2005 khai thác được 18,5 triệu tấn, năm 2009 đạt 19,5 triệu tấn.

+ Ngành công nghiệp lọc - hóa dầu vừa mới ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quốc (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm.

+ Khí tự nhiên cũng đang được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mĩ và dự án điện ở Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất phân đạm (Phú Mĩ, Cà Mau).

Câu 2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm vì:

a) Có thế mạnh lâu dài

- Có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…

- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.

- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cớ sở vật chất - kĩ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế biến, các nhà máy…

b) Đem lại hiệu quả kinh tế cao

- Về mặt kinh tế.

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.

- Về mặt xã hội.

+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Tạo điều kiện công nghiệp hóa nông thôn.



c) Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác

+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công ngiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hóa chất, cơ khí, thúc đẩy hoạt động thương mại.

III. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi và ôn tập

Câu 1. Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Trình bày những đặc điểm chủ yếu của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.

Câu 2. Tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được coi là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

Câu 1. Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đặc điểm chủ yếu của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.

a) Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi truờng.



b) Đặc điểm chủ yếu của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.

- Điểm công nghiệp

+ Đặc điểm:

* Chỉ bao gồm 1 - 2 xí nghiệp đơn lẻ.

* Các xí nghiệp được phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc các trung tâm tiêu thụ.

* Giữa các điểm công nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.

+ Phân bố: các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên.

- Khu công nghiệp

+ Đặc điểm:

* Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay.

* Do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác dịnh, chuyên sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.

* Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp còn có khu chế xuất và khu công nghệ cao.

+ Phân bố: các khu vực tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, sau đó đến Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế.

- Trung tâm công nghiệp



+ Đặc điểm:

* Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. Đó là khu công nghiệp tập trung gắn liền với đô thị lớn.

* Mỗi trung tâm công nghiệp thường có các ngành chuyên môn hóa với vai trò hạt nhân để tạo nên trung tâm. Xoay quanh trung tâm này là các ngành bổ trợ và phục vụ.

+ Phân loại.

* Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp có:

• Trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm có TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

• Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…

• Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang…

* Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp

• Rất lớn (TP. Hồ Chí Minh).

• Lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu,…)

• Trung bình (Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,…)

- Vùng công nghiệp

+ Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (nhưng ranh giới chỉ mang tính quy ước).

+ Có một số ngành chuyên môn hóa thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng.

+ Sự chỉ đạo của các địa phương thông qua các Bộ chủ quản và các địa phương.

+ Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2011), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp.

* Vùng 1: các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.

* Vùng 2: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

* Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

* Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.

* Vùng 5: các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.

* Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được coi là hai trung tâm công nghiệp lớn vì:

- Gần với hai đô thị lớn ở nước ta.

- Tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó, nổi lên các ngành công nghiệp chuyên môn hóa. Cho ví dụ:

- Có tỉ trọng công nghiệp cao.

- Có ý nghĩa rất lớn đối với vùng và cả nước.

NỘI DUNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt nước ta.

Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau:

SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI VÀ SỐ MÁY ĐIỆN THOẠI BÌNH QUÂN

Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1991 - 2009

Năm

Số thuê bao điện thoại (nghìn máy)

Số máy điện thoại bình quân (máy/100 dân)

1991

126,4

0,2

1995

746,5

1,0

2000

3286,3

4,3

2003

7339,1

9,0

2009

15845,0

19

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số thuê bao điện thoại và số máy điện thoại bình quân ở nước ta, giai đoạn 1991 - 2009.

b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết.



HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt nước ta.

a) Đường bộ (đường ô tô)

- Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng.

- Hai trục đường xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng). Quốc lộ 1 chạy xuyên suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của nước ta. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước.

- Hệ thống đường bộ nước ta cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.



b) Đường sắt:

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km, tuyến đường sắt quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1726 km và chạy theo hướng Bắc - Nam.

- Các tuyến đường khác là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng, Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.

Câu 2. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số thuê bao điện thoại và số máy điện thoại bình quân ở nước ta, giai đoạn 1991 - 2009 và rút ra những nhận xét.

a) Vẽ biểu đồ:

Yêu cầu:


- Biểu đồ kết hợp đường và cột. Số thuê bao thể hiện bằng cột, số máy điện thoại bình quân thể hiện bằng đường.

- Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp. Ghi đủ tên biểu đồ, số liệu, đơn vị của các trục, chú giải.



b) Nhận xét:

Từ năm 1991 đến năm 2009 số thuê bao điện thoại và số máy bình quân đều tăng nhanh:

+ Số thuê bao điện thoại tăng từ 126,4 nghìn máy lên 15.845 nghìn máy, gấp 13 lần. Giai đoạn tăng nhanh nhất là từ năm 1991 đến năm 2000 (tăng gấp 26 lần).

+ Số máy điện thoại bình quân trên 100 dân tăng rất nhanh, từ 0,2 máy lên 19 máy/100 dân, gấp 95 lần.



II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MAI, DU LỊCH

Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Trình bày sự chuyển biến về các hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian gần đây.

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị %)

Nhóm hàng

1995

1999

2000

2001

2009

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

29,3

31,3

37,2

34,9

36,2

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

28,5

36,8

33,8

35,7

41,2

Hàng nông, lâm, thủy sản

46,2

31,9

29,0

29,4

22,6

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng.

b) Rút ra những nhận xét cần thiết.




tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương