PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ


Câu 2: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp các năm 1990 và 2009. Nhận xét và nêu nguyên nhân sự chuyển dịch trên



tải về 0.93 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích0.93 Mb.
#1560
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Câu 2: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp các năm 1990 và 2009. Nhận xét và nêu nguyên nhân sự chuyển dịch trên.

a) Vẽ biểu đồ:

- Yêu cầu:

+ Biểu đồ hình tròn, bán kính hình tròn năm 1990 nhỏ hơn bán kính hình tròn năm 2009.

+ Vẽ đủ các ngành, chính xác, đẹp. Ghi đủ: tên biểu đồ, số liệu, chú giải.



b) Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỉ trọng của trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi, tuy còn chậm.

- Tỉ trọng trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 xuống 71,5% năm 2009, tỉ trọng chăn nuôi tương ứng (17,9% lên 27%).

c) Nguyên nhân:

- Do những thành tựu của ngành trồng trọt đã tạo thức ăn để phát triển ngành chăn nuôi.

- Do chất lượng cuộc sống tăng, nhu cầu thực phẩm tăng.

- Do các chính sách mới của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện, giải quyết vấn đề thực phẩm trong nước và xuất khẩu.


NỘI DUNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

I. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Cho biết những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 2: Phân biệt nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta.

Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT



(Đơn vị: %)

Cây trồng

Năm 1990

Năm 2009

Cây lương thực

67,1

57,2

Cây rau đậu

7,0

8,6

Cây công nghiệp

13,5

25,1

Cây ăn quả

10,1

7,4

Cây khác

2,3

1,7

Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta qua các năm 1990 và 2009 và giải thích nguyên nhân thay đổi.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới.

a) Thuận lợi:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc- Nam và theo chiều cao của địa hình, có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

+ Chế độ nhiệt đới ẩm dồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, xen canh, tăng vụ.

+ Sự phân hóa mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế mà có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.

- Mùa đông lạnh còn cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới trên các vùng núi.

- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

+ Trung du và miền núi có thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

+ Đồng bằng có thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.



b) Khó khăn:

- Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra.

- Các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi.



Câu 2: Phân biệt nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta.

a) Đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền:

+ Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cấp tự túc.

+ Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

+ Còn rất phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ nước ta.

+ Phần lớn nông dân nghèo, thiếu vốn, ít có điều kiện tiếp thu công nghệ tiên tiến.

b) Đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa:

+ Mục đích sản xuất không chỉ là tạo ra nhiều nông sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận.

+ Sản xuất theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

+ Ngày càng phát triển, đặc biệt ở những nơi có điều kiện thuận lợi như ở các vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, các vùng gần các trục giao thông, các thành phố lớn.



Câu 3: Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta qua các năm 1990 và 2009.

- Về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu.

Cây trồng

Cơ cấu (thứ tự xếp theo năm 2009)

Thay đổi cơ cấu

Cây lương thực

1

Giảm 9,9%

Cây công nghiệp

2

Tăng 11,6%

Cây rau đậu

3

Tăng 1,6%

Cây ăn quả

4

Giảm 2,7%

Cây khác

5

Giảm 0,6%

Nguyên nhân:

- Thành tựu trong sản xuất lương thực đã đáp ứng đủ nhu cầu ăn cho người.

- Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nhà nước nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

- Chất lượng cuộc sống nhu cầu xuất khẩu.


II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy:

a) Trình bày vai trò của sản xuất lương thực.

b) Điều kiện sản xuất cây lương thực.

c) Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm nước ta.



Câu 2: Cho bảng số liệu sau

SẢN LƯỢNG LÚA Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980 - 2009



(Đơn vi: triệu tấn)

Năm

1980

1985

1989

1995

1997

2000

2003

2009

Sản lượng

11,6

15,9

19,0

25,0

27,5

32,6

34,6

38,7

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1980-2009.

b) Nhận xét và cho biết nguyên nhân dẫn dến những thành tựu trong sản xuất lúa ở nước ta.



Câu 3: Nước ta có những điều kiện nào thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp?

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi của nước ta.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Vai trò của sản xuất lương thực, điều kiện sản xuất cây lương thực, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm nước ta.

a) Vai trò của sản xuất lương thực:

- Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển xã hội.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu.

- Việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

b) Điều kiện sản xuất cây lương thực:

- Thuận lợi: điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Khó khăn: thiên tai (bão lụt, hạn hán,…) sâu bệnh vẫn xảy ra thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.

c) Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm nước ta.

- Cây lương thực:

+ Tình hình sản xuất cây lương thực:

* Diện tích gieo trồng tăng mạnh từ 5,6 triệu ha năm 1980 lên 7,3 triệu ha năm 2009.

* Năng suất lúa tăng mạnh từ 42 tạ/ha năm 1980 đến nay đã đạt 48,9 tạ/ha năm.

* Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn năm 1980 đến nay đạt 36 triệu tấn.

* Bình quân lương thực có hạt trên đầu người đạt 470 kg/người.

* Lượng gạo xuất khẩu đạt 3 - 4 triệu tấn.

+ Phân bố

* Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước.

* Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất.



Câu 2: Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1980-2009. Nhận xét và cho biết nguyên nhân dẫn dến những thành tựu trong sản xuất lúa ở nước ta.

a) Vẽ biểu đồ:

- Yêu cầu:

+ Biểu đồ hình cột.

+ Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp. Ghi đủ: tên biểu đồ, số liệu, chú giải.



b) Nhận xét:

- Sản lượng lúa nước ta tăng khá nhanh trong giai đoạn 1980 - 2009 (tăng 3,3 lần).

- Tốc độ tăng không đều:

+ Giai đoạn 1980 - 1985, 2003 - 2009 tăng chậm.

+ Giai đoạn 1989 - 2000 tăng nhanh.

c) Nguyên nhân:

- Đường lối chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp:

+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

+ Chương trình sản xuất lương thực là một trong ba chương trình trọng điểm.

+ Chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới).

- Đầu tư mới có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái vào sản xuất.

- Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nhu cầu tăng:

+ Thị trường trong nước (đông dân).

+ Thị trường ngoài nước: (nhu cầu lớn).



Câu 3: Điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Tình hình sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả nước ta.

a) Điều kiện thuận lợi:

- Khí hậu nóng ẩm.

- Nhiều loại đất thích hợp có thể phát triển nhiều loại cây công nghiệp và phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung.

- Nguồn lao động dồi dào.

- Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

b) Tình hình sản xuất cây công nghiệp nước ta:

- Diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2009 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (chiếm 65%).

- Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Cây công nghiệp hàng năm của nước ta chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

- Phân bố cây công nghiệp:

+ Cây công nghiệp lâu năm



Cây công nghiệp

Phân bố

Cà phê

Trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên. Ngoài ra còn có ở Đông Nam Bộ và một vài địa phương khác.

Cao su

Trồng chủ yếu trên đất badan, đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây Nguyên, một số tỉnh ở Duyên hải miền Trung.

Hồ tiêu

Tập trung trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Điều

Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.

Dừa

Tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Chè

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Cây công nghiệp hàng năm:

Cây công nghiệp

Phân bố

Đay

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Long An,…)

Cói

Ven biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa. Gần đây phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Dâu tằm

Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Bông

Trồng phổ biến ở Đắc Lắc, Đồng Nai, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Mía

Tập trung 75% diện tích, 80% sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.

Đậu tương

Trung du và miền núi Bắc Bộ (40% diện tích cả nước), Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, Nghệ An.

Lạc

Tây Ninh, Bình Dương, Nghệ An.

Thuốc lá

Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 4: Tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi của nước ta:

a) Chăn nuôi lợn:

- Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu (cung cấp 3/4 sản lượng thịt các loại).

- Năm 2009 đàn lợn cả nước đạt 30 triệu con.

- Phân bố khắp nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.



b) Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:

- Đàn trâu ổn định ở mức 2,9 triệu con và được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Đàn bò tăng mạnh, đến năm 2009 đạt 5,5 triệu con. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,…

c) Chăn nuôi gia cầm:

- Phát triển nhanh với tổng đàn đạt 250 triệu con vào năm 2003, nhưng do dịch bệnh nên năm 2009 tổng đàn gia cầm còn 220 triệu con.

- Phân bố khắp nơi, ở các thành phố lớn chăn nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp.

III. PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển ngành thủy sản ở nước ta theo mẫu sau:

Điều kiện

Thuận lợi

Khó khăn

Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt







Dân cư và nguồn lao động







Cơ sở vật chất kĩ thuật







Đường lối chính sách







Thị trường







Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO VÙNG



(Đơn vị: %)

Các vùng

Năm 2000

Năm 2009

Cả nước

100

100

Trung du và miền núi Bắc Bộ

2,4

2,9

Đồng bằng sông Hồng

8,6

10,8

Bắc Trung Bộ

7,3

7,1

Duyên hải Nam Trung Bộ

13,4

12,0

Tây Nguyên

0,5

0,4

Đông Nam Bộ

14,9

15,0

Đồng bằng sông Cửu Long

51,9

53,2

a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng nước ta năm 2000 và 2009.

b) Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng.



Câu 4. Trình bày vai trò, hiện trạng phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển ngành thủy sản ở nước ta

Điều kiện

Thuận lợi

Khó khăn

Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

- Đường bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Tổng trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn.

- Phong phú về thành phần loài, trong đó có nhiều loài có giá trị cao như cá chim, cá thu, cá nụ, cá đé, tôm hùm…

- Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận, Hoàng Sa - Trường Sa, Cà Mau - Kiên Giang.

- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Có nhiều sông, suối, kênh rạch, ao hồ ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá nước ngọt.



Biển Đông lắm thiên tai: bão, áp thấp, gió mùa Đông Bắc.

Dân cư và nguồn lao động

Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Chưa quen sử dụng các thiết bị hiện đại.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

Còn nhiều hạn chế: phương tiện còn hạn chế, công nghiệp chế biến còn lạc hậu, cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu, môi trường bị suy thoái.

Đường lối chính sách

Những chính sách mới của Nhà nước đã tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản.




Thị trường

- Trong nước với dân số đông và mức sống ngày càng được nâng cao.

- Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.



Thế giới nhiều biến động, đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao.

Câu 2. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

- Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển mới.

+ Sản lượng thủy sản năm 2009 đạt hơn 3,5 triệu tấn.

+ Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42 kh/người/năm.

+ Nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.

- Khai thác thủy sản

+ Sản lượng khai thác thủy sản năm 2009 đạt 1791 nghìn tấn.

+ Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt 200 nghìn tấn.

+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

+ Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.

- Nuôi trồng thủy sản

+ Nhiều loại thủy sản đã được nuôi trồng nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh.

+ Kĩ thuật nuôi tôm chuyển từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.

+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.



Câu 3. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng nước ta năm 2000 và 2009. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng.

a) Vẽ biểu đồ

- Yêu cầu:

+ Biểu đồ hình tròn.

+ Vẽ đủ các vùng, biểu đồ hình tròn năm 2000 có bán kính nhỏ hơn biểu đồ năm 2009. Ghi đủ: tên biểu đồ, số liệu, chú giải.

b) Nhận xét:

- Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta có sự phân hóa.

+ Đồng bằng sông Cứu Long là vùng có tỉ trọng sản lượng thủy sản cao nhất cả nước luôn chiếm trên 50% sản lượng thủy sản cả nước.

Nguyên nhân: đây là vùng có điều kiện thuận lợi (ngư trường đánh bắt rộng, khí hậu ổn định, người dân có kinh nghiệm đánh bắt…)

+ Tiếp sau là các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Đây là các vùng có bờ biển dài lại nằm gần các ngư trường trọng điểm nên có sản lượng khai thác cao.

- Cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta có sự thay đổi giữa các vùng:



Các vùng

Thay đổi tỉ trọng (%)

Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ 0,5

Đồng bằng sông Hồng

- 0,8

Bắc Trung Bộ

- 0,2

Duyên hải Nam Trung Bộ

- 1,4

Tây Nguyên

- 0,1

Đông Nam Bộ

+ 0,1

Đồng bằng sông Cửu Long

+ 1,3


tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương