PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ



tải về 0.93 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích0.93 Mb.
#1560
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

NỘI DUNG 1: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Chứng minh rằng nước ta có dân số đông, gia tăng dân số còn nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Nêu hậu quả và giải pháp giải quyết sự gia tăng dân số nhanh.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1901 - 2009



(Đơn vị: triệu người)

Năm

Số dân

Năm

Số dân

1901

13,0

1970

41,0

1921

15,5

1979

52,7

1936

18,8

1989

64,8

1956

27,5

1999

76,6

1960

30,2

2008

86,2

Vẽ đường biểu diễn tình hình tăng dân số của nước ta giai đoạn 1901 - 2009 và rút ra nhận xét.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hoặc hình 16.2 SGK và kiến thức đã học để trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Nguyên nhân, gậu quả và phưonưg hướng giải quyết sự phân bố dân cư không hợp lí hiện nay.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Nước ta có dân số đông, gia tăng dân số còn nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Nêu hậu quả và giải pháp giải quyết sự gia tăng dân số nhanh.

a) Nước ta có dân số đông, gia tăng dân số còn nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

- Đông dân:

+ Theo số liệu thống kê năm 2009, số dân nước ta là 86256 nghìn người.

+ So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì số dân nước ta đứng thứ ba (sau Inđônêxia và Philippin), đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

+ Thuận lợi:

* Nguồn lao động dồi dào.

* Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: số dân đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Gia tăng dân số nhanh:

+ Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau.

+ Nhịp điệu tăng dân số giữa các thời kì không đều:

* Thời kì 1943 - 1951 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 0,5%.

* Thời kì 1954 - 1960 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 3,93%.

* Thời kì 2002 - 2009 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 1,32%.

+ Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

- Cơ cấu dân số trẻ.

+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.



Độ tuổi

Năm 1999

Năm 2009

Từ 0 đến 14 tuổi

33,5

27,0

Từ 15 đến 59 tuổi

58,4

64,0

Từ 60 tuổi trở lên

8,1

9,0

+ Nguồn lao động chiếm 64% dân số, hằng năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.

+ Vì vậy, việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng là sức ép rất lớn đối với đất nước.



b) Hậu quả và giải pháp giải quyết sự gia tăng dân số nhanh

- Hậu quả:

+ Đối với phát triển kinh tế:

* Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

* Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế phải đạt 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, dân số đông thì mức tăng dân số như hiện nay vẫn là cao.

* Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.

* Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Đối với việc phát triển xã hội:

* Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.

* GDP bình quân đầu người thấp.

* Các vấn đề y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

+ Đối với tài nguyên môi trường:

* Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

* Ô nhiễm môi trường.

* Không gian cư trú chật hẹp.

- Giải pháp:

+ Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình.

+ Kết hợp các giải pháp nhằm giảm tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh.

* Giải pháp về giáo dục dân số, truyền thống dân số.

* Giải pháp kinh tế.

* Giải pháp hành chính.

* Giải pháp kĩ thuật (y tế) và các giải pháp khác.

+ Tập trung vào các vùng lãnh thổ, các bộ phân dân cư hiện đang có mức tăng dân số cao: vùng núi, nông thôn, ngư dân.

Câu 2: Vẽ biểu đồ và nhận xét

a) Vẽ biểu đồ:

Yêu cầu:

+ Biểu đồ đường.

+ Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp.

+ Ghi đủ, tên biểu đồ, số liệu, đơn vị của các trục, chú giải.



b) Nhận xét:

+ Dân số nước ta tăng khá nhanh: trong hơn thập kỉ dân số nước ta tăng thêm 71,2 triệu người.

+ Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

* Giai đoạn 1921 - 1960: dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm.

* Giai doạn 1960 - 1989: dân số tăng hơn hai lần trong vòng 29 năm.

+ Nửa đầu thế kỉ (1901 - 1956) dân số nước ta chỉ tăng có 14,5 triệu người, nửa sau của thế kỉ (1956 - 2009) dân số nước ta đã tăng thêm 58,7 triệu người.



Câu 3: Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết sự phân bố dân cư không hợp lí hiện nay.

a) Đặc điểm phân bố dân cư

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ 75% dân số tập trung ở đồng bằng với mật độ rất cao (Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2, năm 2009).

+ Trung du và miền núi thưa dân hơn nhiều (Tây Nguyên mật độ là 89 người/km2, Tây Bắc là 70 người/km2, năm 2009).

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn (tỉ lệ dân số thành thị là 26,9%, nông thôn là 73,1%, năm 2009).

b) Nguyên nhân:

Do sự khác biệt về:

- Điều kiện tự nhiên

- Lịch sử khai thác lãnh thổ

- Các điều kiện kinh tế - xã hội.

c) Hậu quả:

Gây khó khăn trong việc sử dụng lao động và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hiện có của mỗi vùng.



d) Các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề phân bố dân cư chưa hợp lí hiện nay ở nước ta.

- Phân bố lại dân cư trên địa bàn cả nước trên cơ sở phát động các phong trào từ thanh niên, các chính sách của Nhà nước.

- Ngăn chặn di dân tự do.

- Các giải pháp về kinh tế nhằm nâng cao mức sống của dân cư, từ đó sẽ dẫn tới giảm mức sinh.



NỘI DUNG 2: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Trình bày những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.

Câu 2: Chứng minh rằng cơ cấu lao động của nước ta đang có sự chuyển biến.

Câu 3: Tại sao nói việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay? Để giải quyết vấn đề này cần có những biện pháp gì?

Câu 4: Cho bảng số liệu sau đây:

TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2009



(Đơn vị: %)

Các vùng

Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị

Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn

Cả nước

5,3

19,3

Đồng bằng sông Hồng

5,6

21,2

Đông Bắc

5,1

19,7

Tây Bắc

4,9

21,6

Bắc Trung Bộ

5,0

23,5

Duyên hải Nam Trung Bộ

5,5

22,2

Tây Nguyên

4,2

19,4

Đông Nam Bộ

5,6

17,1

Đồng bằng sông Cửu Long

4,9

20,0

a) Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta năm 2009.

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân.



HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Trình bày những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.

a) Mặt mạnh

+ Nguồn lao động dồi dào (năm 2009, số lao động hoạt động kinh tế là 43,53 triệu người). Mỗi năm nước ta có thêm khoảng hơn một triệu lao động.

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm 25% tổng số lao động.



b) Hạn chế:

+ So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

+ Năm 2009 lao động chưa qua đào tạo còn chiếm 75%, chỉ có 5,3% tổng số lao động có trình độ cao đẳng và đại học.

Câu 2: Cơ cấu lao động nước ta đang có sự chuyển biến:

a) Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.

- Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và đang có xu hướng giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 57,3% năm 2009.

- Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ lệ thấp và đang có xu hướng tăng.

+ Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2009.

+ Lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 21,8% năm 2000 lên 24,5% năm 2009.

- Cơ cấu lao động có chuyển biến theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng chuyển biến còn chậm.



b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

- Đại bộ phận lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Cơ cấu lao động có sự chuyển biến nhưng còn chậm.

c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

- Tỉ trọng lao động nông thôn giảm từ 79,9% năm 1996 xuống 75% năm 2009.

- Tỉ trọng lao động thành thị tăng từ 20,1% năm 1996 lên 25% năm 2009.

- Sự thay đổi này là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta. Năng suất lao động ngày càng tăng song vẫn thấp hơn so với thế giới. phần lớn lao động có thu nhập thấp, làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. Mặt khác quỹ thời gian lao động nông nghiệp, nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh vẫn chưa được sử dụng triệt để.



Câu 3: Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay. Những biện pháp giải quyết việc làm.

a) Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.

- Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới.

- Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.

+ Năm 2009, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.

- Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.

b) Những biện pháp giải quyết:

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 4: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích.

a) Vẽ biểu đồ:

Yêu cầu:

- Biểu đồ thanh ngang.

- Vẽ đủ các vùng, chính xác, đẹp. Ghi tên biểu đồ, số liệu, đơn vị; có chú giải.

b) Nhận xét và giải thích:

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng.

+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình là vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, vì ở đây có các đô thị đông dân, sức ép của lao động từ các vùng khác tới.

+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; ít nhất là vùng Tây Nguyên (4,2%). Bởi vì tỉ lệ dân sống ở đô thị chưa cao, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa nhanh, vẫn còn liên quan tới hoạt động của nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đồng đều giữa các vùng là do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế nên thời gian nông nhàn khu vực nông thôn khá cao.

+ Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao là Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; cao nhất là Bắc Trung Bộ (23,5%), vì đây là vùng còn nhiều gia đình thuần nông, cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển biến.

+ Vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ, vì vùng này đô thị hóa ở nông thôn phát triển hơn.

NỘI DUNG 3: ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Phân tích đặc điểm đô thị hóa của nước ta.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG TỔNG SỐ DÂN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2009



Năm

1990

1995

2000

2009

Số dân thành thị (triệu người)

12,9

14,9

18,8

24,2

Tỉ lệ dân thành thị (%)

19,5

20,8

24,2

28,0

Hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990 - 2009.

Câu 3: Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta

a) Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.

Thời gian

Đặc điểm

Thời phong kiến

- Đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc.

- Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long.

- Từ thế kỉ XVIII xuất hiện các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến,...


Thời Pháp thuộc

- Các đô thị quy mô nhỏ, chức năng hành chính và quân sự.

- Những năm 30 của thế kỉ XX một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn,...



8/1945-1954

Không thay đổi nhiều

Miền Nam thời Mĩ - Ngụy

Đô thị hóa phát triển nhằm phục vụ Chính quyền Sài Gòn.

Hòa bình ở miền Bắc

- Đô thị gắn với công nghiệp hóa.

- Từ năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.



Từ 1975 đến nay

- Có sự chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị vẫn còn ở mức độ thấp.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng

- Năm 1990 số dân thành thị khoảng 12,9 triệu người chiếm 19,5% dân số cả nước.

- Năm 2009 dân số thành thị khoảng 22,3 triệu người (chiếm 26,9% số dân cả nước).

c) Phân bố đô thị giữa các vùng không đồng đều

- Về số lượng đô thị:

+ Năm 2006 cả nước có 689 đô thị.

+ Số lượng các đô thị tập trung nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Ít nhất là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Về tỉ lệ dân số thành thị trong các vùng:

+ Đông Nam Bộ có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao nhất, chiếm khoảng trên 30% trong tổng số dân sống ở thành thị trong cả nước.

+ Tây Nguyên có tỉ lệ dân số sống ở thành thị ít nhất, chiếm khoảng trên 6% trong tổng số dân sống ở thành thị trong cả nước.



Câu 2: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990 - 2009.

- Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1990 - 2009 đều tăng, số dân thành thị tăng gấp 1,8 lần, tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân tăng 1,43 lân.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng chậm phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm.

Câu 3: Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Năm 2009, khu vực đô thị đóng góp 70,4%GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là:

+ Các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.

+ Nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội.





CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

NỘI DUNG 1: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Chứng minh rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP



(Đơn vị: %)

Ngành

1990

2009

Trồng trọt

79,3

71,5

Chăn nuôi

17,9

27

Dịch vụ nông nghiệp

2,8

1,5

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp các năm 1990 và 2009.

b) Nhận xét và nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi.



HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

a) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

- Chuyển dịch cơ cấu trong các ngành kinh tế

+ Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng:

* Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) từ 22,7% năm 1990 lên 41% năm 2009.

* Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ 38,7% năm 1990 còn 21% năm 2009.

* Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với trước thời kì Đổi mới là chuyển biến tích cực.

+ Xu hướng trên là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.

- Chuyển dịch trong nội bộ của từng ngành:

+ Khu vực I:

* Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

* Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 còn 73,5% năm 2009, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 17,9% năm 1990 lên 24,7% năm 2009.

* Trong trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.

+ Khu vực II:

* Công nghiệp có xu hướng thay đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm.

* Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai khoáng.

* Cơ cấu sản phẩm công nghiệp trong từng ngành cũng có sự thay đổi: tăng tỉ trọng của các sản phẩm có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh về giá cả, giảm tỉ trọng các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.



b) Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế:

- Khu vực kinh tế Nhà nước, tuy tỉ trọng có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Khu vực kinh tế tư nhân tỉ trọng có xu hướng giảm.

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh. Điều đó cho thấy vai trò của khu vực này trong giai đoạn mới của đất nước.

- Sự chuyển biến trên là hoàn toàn tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

c) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

- Trong phạm vi cả nước hình thành các vùng động lực, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế đã dẫn tới những chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước:

+ Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 55,6% cả nước (năm 2009).

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 40,7% cả nước.

- Trong phạm vi cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.




tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương