PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ



tải về 0.93 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích0.93 Mb.
#1560
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên, của Lào, Đông Bắc Thái Lan.

+ Phía đông là vùng Biển Đông giàu tiềm năng kinh tế biển.

+ Phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới với Bắc Trung Bộ.

+ Phía nam là Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước.

Câu 2: Trình bày vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

a) Nghề cá

- Các bãi cá, tôm lớn tập trung ở biển cực Nam Trung Bộ.

- Sản lượng thủy sản năm 2005 là 624 nghìn tấn,2009 đạt 750 nghìn tấn.

- Nuôi tôm hùm đang phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.

- Chế biến hải sản ngày càng phát triển.

- Tương lai ngành thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.



b) Du lịch biển

- Địa hình ven biển với các bãi biển đẹp, nước trong xanh, không khí trong lành như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định),… Đây là khu vực có tiềm năng hàng đầu về du lịch của cả nước. Nha Trang, Đà Nẵng là trung tâm du lịch lớn ở nước ta.

- Hình thức phong phú: du lịch biển đảo, an dưỡng, thể thao,…

c) Dịch vụ hàng hải

- Địa hình khúc khuỷu có điều kiện xây dựng các cảng biển nước sâu.

- Các cảng tổng hợp do Trung ương quản lý như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,…

d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối

- Khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý (Bình Thuận).

- Vùng sản xuất muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

NỘI DUNG 5: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Kể tên các tỉnh và cho biết vị trí địa lí Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?.

Câu 2: Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Câu 3: Dựa vào hình 37.1, Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Câu 4: Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2009



(Đơn vị: %)

Vùng

Cà phê

Chè

Cao su

Các cây khác

Trung du và miền núi Bắc Bộ

3,6

87,9

0,0

8,5

Tây Nguyên

70,2

4,3

17,2

8,3

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2009.

b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này.



HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Kể tên các tỉnh và cho biết vị trí địa lí Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

a) Các tỉnh của Tây Nguyên: Kom-Tum, Gia-Lai, Đăk-Lăk, Đăk-Rông và Lâm Đồng

b) Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Có vị trí quan trọng về quốc phòng và phát triển kinh tế.

+ Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng có tiềm năng lớn về thủy sản và giao thông biển.

+ Giáp Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta.

+ Giáp Hạ Lào và Campuchia thuận lợi cho giao lưu kinh tế.



c) Khó khăn:

- Vị trí không giáp biển làm hạn chế cho việc phát triển kinh tế biển như những vùng khác.



Câu 2: Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

a) Thuận lợi:

- Đất đai:

+ Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn.

+ Đất badan ở đây có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố thành những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu:

+ Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+ Trên các cao nguyên cao 400-500m, khí hậu khá nóng có thể trồng các cây nhiệt đới (cao su, cà phê,…).

+ Trên các cao nguyên có độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ có thể trồng được các cây cận nhiệt (chè,…).



b) Khó khăn:

- Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn cho việc làm thủy lợi.

- Đất badan có tính chất vụn bở nên dễ bị xói mòn vào mùa mưa.

Câu 3: Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

a) Cà phê:

- Là cây quan trọng số một của Tây Nguyên.

- Diện tích 450 nghìn ha (năm 2006) chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.Năm 2009 là 550 nghìn ha.

- Đắc Lắc là tỉnh trồng nhiều cà phê nhất.

- Cà phê chè được trồng nhiều trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, phân bố ở Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng.

- Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu là Đắc Lắc.



b) Chè:

Trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng, một phần Gia Lai.



c) Cao su:

Là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đác Lắc.



Câu 4: Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng vì:

a) Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên

- Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước. Rừng có độ che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Rừng Tây Nguyên chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác.

- Rừng Tây Nguyên có nhiều loài gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến,… và nhiều động vật quý hiếm như voi, bò tót, gấu,…

- Rừng Tây Nguyên còn có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói mòn cho cả vùng đồng bằng.



b) Tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, gây nhiều hậu quả.

- Sản lượng gỗ khai thác giảm từ 600 - 700 nghìn m3 gỗ/năm (thập kỉ 80) xuống còn 200 - 300 nghìn m3 gỗ/năm (hiện nay).

- Lớp phủ thực vật giảm sút nhanh, trữ lượng các loại gỗ quý ít dần, đe dọa môi trường sống của các loài động vật quý hiếm. Mực nước ngầm bị hạ thấp vào mùa khô, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân trrong vùng.

Câu 5: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005. Nhận xét và giải thích.

a) Vẽ biểu đồ:

Yêu cầu:

- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình tròn.

- Vẽ chính xác, đẹp. Ghi đủ tên biểu đồ, số liệu, đơn vị của các trục, chú giải.

b) Nhận xét:

- Cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên đa dạng hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Cây công nghiệp ở Tây Nguyên chủ yếu là cây nhiệt đới (cà phê, cao su) chiếm tới 87,4% trong tổng số cây công nghiệp lâu năm của vùng. Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây cận nhiệt đới (chè) cũng chiếm tới 87,9%.

c) Giải thích:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình bị cắt xẻ, thích hợp với việc trồng chè.

- Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ ba dan có độ phì cao, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su. Các cao nguyên cao có thể trồng chè.

NỘI DUNG 6: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay.

Câu 2: Hãy trình bày một số phương hướng chính trong vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu về công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay vì:

a) Vị trí địa lí:

- Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất của cả nước.

- Giáp Tây Nguyên là vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản.

- Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp.

Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Bộ.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Đất trồng:

+ Vùng đất badan màu mỡ, chiếm 40% diện tích đất của vùng.

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn nhưng thoát nước tốt.

- Khí hậu: cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn. Trở ngại lớn nhất là mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.

- Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai có giá trị nhiều mặt (thủy điện, giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt).

- Sinh vật: tài nguyên rừng tuy không lớn nhưng đó là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi và nguyên liệu giấy, bên cạnh đó còn có ý nghĩa về mặt môi sinh và du lịch (rừng Cát Tiên và rừng ngập mặn Cần Giờ).

- Biển: các ngư trường lớn liền kề có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành thủy sản.

- Khoáng sản: nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa, ngoài ra còn có sét cho công nghiệp xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và lao động:

+ Dân số đông, khoảng 14 triệu người (năm 2010).

+ Tập trung nhiều lao động tay nghề cao, có chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước.

- Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Là địa bàn thu hút sự đầu tư trong nước và nước ngoài.

Câu 2: Trình bày một số phương hướng chính trong vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu về công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.

a) Trong công nghiệp:

- Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng.

+ Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn.

+ Cơ sở năng lượng của các vùng đã được giải quyết từ các nguồn thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, thủy điện Thác Mơ và nhà máy thủy điện Cần Đơn trên sông Bé, nhiệt điện tuộc-bin khí Phú Mĩ …

- Tăng cường cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc).

b) Trong dịch vụ:

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

- Đa dạng các hoạt động dịch vụ, thương mại, ngân hàng, du lịch.

c) Trong nông, lâm nghiệp:

- Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng, vừa cung cấp nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô, vừa tiêu nước cho các vùng thấp ven sông Đồng Nai, La Ngà.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng.

+ Đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.

+ Mở rộng diện tích cây cọ dầu, điều, cà phê, hồ tiêu …

- Quản lí tốt vốn rừng (rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển).



NỘI DUNG 7: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO THIÊN NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào. Tại sao?

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG



(Đơn vị: nghìn tấn)

Phân ngành

1995

2000

2009

Tổng số

822,2

1169,0

1622,1

Đánh bắt

552,2

803,9

848,4

Nuôi trồng

270,0

365,1

773,3

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.

b) Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản.



HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

a) Thế mạnh:

- Là đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta với diện tích hơn 40 nghìn km2.

- Đất phù sa ngọt có 1,2 triệu ha, chiếm 30% diện tích đất của đồng bằng, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt thuận lợi cho việc trồng lúa.

- Khí hậu cận xích đạo, lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn. Tổng số giờ nắng đạt 2200 - 2700 giờ. Nhiệt độ trung bình 25 - 270C. Lượng mưa đạt 1300 - 2000 mm/năm.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.

- Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng tràm.

- Tài nguyên biển phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, đá vôi. Ngoài ra còn có dầu khí ở thềm lụa địa bước đầu được khai thác.



b) Hạn chế:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa khô kéo dài đã tăng cường sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong đất liền. Tính chất nóng ẩm cũng phát sinh nhiều dịch bệnh, côn trùng phá hoại mùa màng.

- Diện tích đất bị nhiễm mặn và nhiễm phèn quá lớn, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

- Khoáng sản hạn chế, không thuận lợi cho phát triển công nghiệp.



Câu 2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các vấn đề cần phải giải quyết để sự dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là:



a) Thủy lợi là giải pháp hàng đầu để giải quyết vấn đề nước:

- Vùng thượng châu thổ thường bị ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi, để thoát lũ, thau chua, rửa mặn. Tiến tới là phải tìm giống lúa thích hợp chịu được phèn, mặn.

- Vùng hạ châu thổ thường xuyên chịu tác động của biển, đất phèn, đất mặn, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô, thiếu nước ngọt. Vì vậy cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp.

b) Duy trì và bảo vệ rừng:

- Vì rừng là nhân tố quan trọng đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác. Rừng ở đây đang bị suy giảm nghiêm trọng do sự tác động của nhiều nguyên nhân như: nhu cầu mở rộng diện tích đất nông nghiệp, phát triển nuôi tôm, cháy rừng … Giải pháp chủ yếu là bảo vệ rừng, kết hợp trồng rừng với nuôi tôm để đạt hiệu quả kinh tế cao.



c) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

d) Đẩy mạnh khai thác ra vùng biển, vì biển ở đây rất giàu tiềm năng.

e) Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại.

Câu 3. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản.

a) Xử lí số liệu

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG



(Đơn vị: %)

Năm

Hoạt động

1995

2000

2009

Tổng số

100

100

100

Đánh bắt

63,5

68,8

52,3

Nuôi trồng

36,5

31,2

47,7


tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương