Phác Đồ Điều Trị



tải về 2.49 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.49 Mb.
#37153
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Phần VII. THẬN




  1. ĐẠI CƯƠNG:


HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Hội chứng thận hư (HCTH) là tập hợp các triệu chứng lâm sàng do tổn thương cầu thận do cơ chế miễn dịch làm thay đổi tính thấm của màng đáy cầu thận đối với chất đạm, gây tiểu đạm > 3,5g/24 giờ. Albumin máu giảm, tăng lipid máu và phù toàn thân.

Nguyên nhân:



  • Nguyên phát: 65 - 75%, chưa rõ nguyên nhân.

  • Thứ phát: nhiễm trùng, bệnh hệ thống, ung thư,

  • Thuốc: thuỷ ngân, bạch phiến, chất cản quang, captopril, AINS, di truyền

Giải phẫu bệnh:

    • Bệnh cầu thận có sang thương tối thiểu

    • chai cầu thận khu trú từng phần

    • Bệnh cầu thận màng

    • Bệnh cầu thận tăng sinh tế bào trung

    • Bệnh cầu thận tăng sinh màng

    • Viêm cầu thận liềm, bệnh thận IgA.

  1. CHẨN ĐOÁN:

    1. Lâm sàng

Phù: toàn thân, có thể gây tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng. Tiểu ít, tiểu máu vi thể.

Huyết áp có thể tăng cao



    1. Cận lâm sàng

Tổng phân tích nước tiểu

Tiểu đạm lượng nhiều (+/-) 10 - 30g/l. Đạm niệu 24 giờ: > 3,5g Điện di đạm trong nước tiểu:

Tiểu đạm chọn lọc, tỉ lệ albumin > 90%

Tiểu đạm không chọn lọc.

Cặn lắng: hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt, trụ trong.


Xét nghiệm máu Đạm máu:

+ Đạm toàn phần giảm < 60g/l (Điện di: albumin < 30g/l, globulin bình thường hay giảm)

+ Lipid máu: lipid toàn phần tăng. Cholesterol tăng, triglyceride tăng.

Xét nghiệm chức năng thận (BUN, creatinin)

+ Có thể tăng sớm trong trường hợp nặng

+ Có thể do suy thận chức năng



    1. Chẩn đoán xác định:

      1. Tiêu chuẩn chính

Tiểu đạm > 3,5g/24 giờ Albumin máu < 30g/l Tăng lipid máu.

      1. Phân biệt

HCTH thuần túy

HCTH không thuần túy kèm tiểu máu, tăng huyết áp, suy thận.



    1. Diễn tiến Biến chứng

      1. Diễn tiến

Lui bệnh tự nhiên

Tái phát: Đạm niệu > 1g/24 giờ hay số lượng đạm niệu tăng gấp 2. Tái phát thường xuyên 2 lần trong 6 tháng.

Lệ thuộc thuốc: tái phát trong khi đang giảm liều đã có tái phát hay khi ngưng thuốc 2-3 tuần.

Lành bệnh hẳn: ít xảy ra.

Lui bệnh tự nhiên không điều trị trong sang thương tối thiểu nhẹ, nhưng:

Dễ nhiễm trùng

Chết do suy dinh dưỡng đạm

Điều trị không đáp ứng - kháng corticoide: đạm niệu không giảm mặc dù có điều


trị.

Đáp ứng không hoàn toàn: đạm niệu < 3,5g/24 giờ nhưng vẫn > 150mg/24giờ.

b. Biến chứng Nhiễm trùng Trụy tim mạch Tạo huyết khối Suy thận cấp

Rối loạn chuyển hoá:

Teo cơ gây ra do suy dinh dưỡng đạm, chậm lớn ở trẻ em.

Loãng xương, gẫy xương bệnh lý.

Thiếu máu nhược sắc.

Suy giáp


Rối loạn biến dưỡng lipid.

  1. ĐIỀU TRỊ

  • Điều trị bệnh căn nguyên

  • Điều trị triệu chứng và biến chứng của HCTH

    • Phù

+ Tiết chế muối 2-3g/ngày.

+ Thuốc lợi tiểu: nên bắt đầu bằng hypothiazide. Có thể phối hợp 2 loại lợi tiểu

có tác dụng khác nhau.

+ Hypothiazide 25mg (uống), Furosemide 40mg (uống), 20mg (chích),

Spironolactone 50mg (u)

+ Truyền albumin khi albumin huyết thanh < 2g% hay phù nặng không đáp ứng


điều trị.

    • Tiểu đạm, máu vi thể: Thuốc tốt nhất là ức chế men chuyển.

  • Điều trị tăng lipid máu:

  • Điều trị phòng ngừa: tránh nằm bất động, kháng đông.

  • Điều trị huyết khối: đến khi HCTH ổn định. Thuốc dùngAspirin, clopidogrel.

  • Điều trị giảm thể tích tuần hoàn và suy thận cấp.

  • Vấn đề suy dinh dưỡng.

    • Đạm: ăn hạn chế

    • Nếu không suy thận: 1g/kg/ngày + đạm mất mất do nước tiểu.

    • Nếu có suy thận: 0,6 - 0,8g/kg/ngày + đạm mất/NT

    • Bổ sung thêm vitamin D: rocaltrol, morecal

-------------------------------

Tài liệu tham khảo:



  1. Phác Đồ Điệu Trị Bệnh Viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Bệnh Nội Khoa Bệnh Viện Bạch Mai.






  1. ĐẠI CƯƠNG

BỆNH THẬN MẠN

Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận suy giảm mạn tính kéo dài hàng tháng cho đến hàng năm và không hồi phục. Ngày nay người ta sử dụng danh từ bệnh thận mạn (CKD) để có đánh giá tốt hơn để giúp điều trị sớm các loại bệnh nhân.

    1. Định nghĩa bệnh thận mạn (theo HDOQI 2002):

      • Tổn thương thận kéo dài trên 3 tháng, xác định bởi các bất thường cấu trúc và chức năng thận, có hay không có giảm GFR, biểu hiện bởi các bất thường về bệnh học hay các dấu hiệu của tổn thương thận, bao gồm các bất thường trong xét nghiệm máu (BUN, creatinine), nước tiểu (albumin, hồng cầu, trụ) hay các kết quả chẩn đoán hình ảnh (bất thường cấu trúc nhu mô thận).

      • GFR < 60 ml/phút/1,73m2 da kéo dài trên 3 tháng, kèm có hoặc không có tổn

thương thận.

    1. Các giai đoạn bệnh thận mạn

Sự chia giai đoạn bệnh thận mạn nhằm thống nhất cách gọi các giai đoạn của một bệnh thận, giúp các nhà lâm sàng và các nhà nghiên cứu bệnh học có thể trao đổi thông tin dễ dàng hơn dựa trên một quy chuẩn thống nhất có tính toàn cầu.

Bảng 1. Các giai đoạn của bệnh thận mạn (Phân chia dựa theo độ lọc cần thận ước đoán

từ công thức MDRD hoặc từ độ thanh lọc creatinine ước đoán từ Cockcroft-Gault)

Giai

đoạn


Mô tả

GFR (mL/phút/ 1,73m2)

1

Tổn thương thận với GFR bình thường hay tăng

≥ 90

2

Tổn thương thận với GFR giảm nhẹ

60 – 89

3

GFR giảm đáng kể

30 – 59

4

GFR giảm nặng

15 – 29

5

Suy thận

< 15 hay lọc máu

* Giai đoạn 1: đa số các trường hợp được phát hiện nhờ vào hoặc có sự hiện diện của albumin niệu hay có bất thường cấu trúc thận (thí dụ như độ phản âm chủ mô thận tăng trên siêu âm).

3. NGUYÊN NHÂN


Ba nguyên nhân chính của suy thận mạn là bệnh tiểu đường, bệnh cầu thận và tăng

huyết áp, chiếm hơn 70% các nguyên nhân gây suy thận.


Các nguyên nhân khác gây suy thận bao gồm: Bệnh nang thận, bất thường đường tiết niệu bẩm sinh, các bệnh miễn dịch hệ thống, sỏi hệ niệu, u liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần…

  1. CHẨN ĐOÁN

    1. Công tác chẩn đoán

      1. Hỏi bệnh sử: hỏi bệnh liên quan đến việc phát hiện và đánh giá mức độ các ngyuên nhân của suy thận mạn. Mức creatinine bản trước khi đến khám. Tiền căn đã chẩn đoán bệnh thận mạn, đái tháo đường, tăng huyết áp.

      2. Khám lâm sàng: đo mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao, nhiệt độ; tình trạng dư nước hoặc thiếu nước; tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu; các triệu chứng của các bệnh lý có thể đi kèm suy thận mạn: suy tim, tai biến mạch máu não,…

      3. Xét nghiệm

  • Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu, cặn Addis, Đạm niệu,

creatinine niệu 24 giờ.

  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: BUN, creatinine.

  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, X-quang hệ niệu không cản quang

KUB, X-quang hệ niệu có cản quang UIV.

    1. Chẩn đoán xác định

      1. Tầm soát bệnh thận mạn

- Xác định nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh thận mạn:

+ Các yếu tố nguy cơ liên quan đến lâm sàng: Tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý miễn dịch, nhiễm trùng hệ thống, nhiễm trùng tiểu, sỏi hệ niệu, bệnh lý các tính, phục hồi sau suy thận cấp, giảm khối lượng thận, tiếp xúc với một số loại thuốc có nguy cơ, nhẹ cân khi sinh.

+ Các yếu tố nguy cơ liên quan đến môi trường, xã hội: Người lớn tuổi, thu nhập

thấp, văn hóa thấp, một số chủng tộc đặc biệt có nguy cơ.



  • Xét nghiệm chức năng thận: BUN, creatinine.

  • Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, định lượng albumin/creatinine.

  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm thận.

      1. Chẩn đoán giai đoạn bệnh thận mạn: dựa theo bảng phân chia giai đoạn (phần I.2).

      2. Chẩn đoán nguyên nhân bệnh thận mạn:

        • Bệnh thận do đái tháo đường: đường huyết, HbA1c.

        • Bệnh thận không do đái tháo đường:

+ Bệnh cầu thận: phân tích nước tiểu, đạm niệu 24 giờ, cặn Addis, sinh thiết thận.

+ Bệnh mạch máu thận: siêu âm thận, mạch máu, CTScan, MRA mạch máu thận.

+ Bệnh ống thận mô kẽ: ion đồ máu, ion đồ nước tiều

+ Bệnh nang thận, sỏi thận: siêu âm thận, KUB, UIV, Ctscan.



      1. Chẩn đoán tốc độ tiến triển bệnh thận mạn: dựa vào các đánh giá theo thời gian, xác định các yếu tố thúc đẩy bệnh thận mạn tiến triển.

Các yếu tố thúc đẩy mạnh thận mạn tiến triển:

        • Hoạt hóa hệ renin-angiotensin-aldosteron làm tăng áp lực cầu thận và hóa.

        • Thiếu oxy đến thận: tăng sản xuất các gốc tự do tăng tỷ lệ chết theo quy

trình của tế bào biểu mô ống thận.

        • Rối loạn chuyển hóa các chất calcium, phospho làm tăng vôi hóa mạch máu.

        • Tăng stress oxy hóa do các nguyên nhân kể trên, tăng nồng độ các sản phẩm

chuyển hóa của glycation, thiếu oxid nitric làm tăng thiếu oxy đến thận.

        • Tăng huyết áp hệ thống làm tăng áp lực vi cầu thận.

        • Tình trạng viêm do các bệnh miễn dịch làm tăng quá trình xơ hóa, tạo các

gốc tự do và thiếu oxy mô.

      1. Chẩn đoán biến chứng bệnh thận mạn: thiếu máu, loạn dưỡng xương, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa năng lượng ở cơ, rối loạn thần kinh, tâm thần, bệnh lý tim mạch, bệnh ác tính.

    1. Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với suy thận cấp. Suy thận cấp tình trạng chức năng thận có thể hồi phục sau một thời gian bị giảm.

  1. ĐIỀU TRỊ

  1. Điều trị nguyên nhân: Kiểm soát tốt nguyên nhân thận mạn giúp giảm các tác

nhân làm giảm chức năng thận.

  1. Ngăn chặn tiến triển đến suy thận:

    1. Mục tiêu điều trị: Ở những bệnh nhân có creatinine máu trên 1,5mg% hoặc đạm niệu trên 500mg/ngày: cần kiểm soát huyết áp ở mức dưới 130/80mmHg và đạm niệu dưới 0,3g/24 giờ.

2.2. Điều trị

- Kiểm soát huyết áp:

+ Các loại thuốc thường dùng: thuốc ức chế men chuyển (ACEI), thuốc ức chế thệ thể angiotensin (ARB), thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế calcium, thuốc ức chế thụ thể adrenergic, thuốc kích thích thủ thể adrenergic, thuốc tác động hệ adrenergic trung ương, thuốc dãn mạch.

+ Ưu tiên nhóm ức chế men chuyển/nhóm ức chế thụ thể angiotensin, đặc biệt ở

nhóm có tiểu đạm. Chú ý kiểm tra ion đồ đề phòng kali máu cao.

+ Thuốc lợi tiểu không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm tỷ lệ tử vong do các biến chứng tim mạch ở các bệnh nhân tăng huyết áp vô căn. Tác dụng bảo vệ thận không được xác định, tuy nhiên, trong một số nghiên cứu phối hợp với thuốc ức chế men chuyển cho thấy có khả năng bảo vệ thận. Nếu GFR dưới 30 – 40ml/phút: có thể cần phải tăng liều lợi tiểu.

+ Thuốc ức chế calcium không phải là thuốc ưu tiên sử dụng để kiểm soát huyết áp. Chỉ nên sử dụng thuốc ức chế calcium khi đã sử dụng ACEI/ARB+lợi tiểu. Nhóm thuốc ức chế calcium chưa chứng minh được khả năng bảo vệ thận vượt trội hơn tác dụng của hạ áp.

+ Nhóm thuốc ức chế beta: hiệu quả bảo vệ thận ngoài tác dụng hạ áp chưa được chứng minh, hiệu quả bảo vệ thận không bằng nhóm ức chế men chuyển ở bệnh nhân không tiểu đường, nhưng ảnh hưởng tốt trên một số vấn đề tim mạch đi kèm.

- Kiểm soát lipid máu:

+ Lipid máu nên được kiểm tra thường xuyên trong các đợt tái khám



+ Nếu triglycerid trên 500mg%: thay đổi lối sống và xem xét sử dụng nhóm fibrate. Thuốc fibrate thường dùng fenofibrate. Nếu duy thận giai đoạn cuối, ưu tiên: Gemfibrozil.



tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương