Phác Đồ Điều Trị



tải về 2.49 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.49 Mb.
#37153
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Phần VI. HUYẾT HỌC







I. ĐẠI CƯƠNG:

XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU

Là một tình trạng bệnh lý, trong đó có sự giảm số lượng tiểu cầu lưu hành do bị phá

hủy bởi một tự kháng thể IgG gắn vào tiểu cầu.

Được gọi là giảm tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu giảm đến < 140.000/mm3. Triệu chứng xuất huyết xuất hiện khi số lượng tiểu cầu giảm đến một ngưỡng nhất định, ngưỡng này phụ thuộc từng bệnh nhân.


  1. CHẨN ĐOÁN:

    1. Lâm sàng:

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người trẻ.

Nữ > Nam


Khám:

+ Xuất huyết dưới da > 90% trường hợp với các hình thức: chấm xuất huyết, nốt

xuất huyết hoặc mảng xuất huyết dưới da.

+ Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi ,chân răng, rong kinh.

+ Xuất huyết nội tạng: đáng sợ nhất là xuất huyết não, màng não.

+ Thiếu máu: thường gặp tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào mức độ và thời gian

xuất huyết.


    1. Cận lâm sàng:

1/ CTM:

      • Số lượng tiểu cầu giảm < 100.000/mm3, có thể nặng hơn < 50.000/mm3.

      • HC, HCT, Hgb giảm.

      • BC bình thường.

2/ Tăng đồ:

      • Thường gặp tình trạng giảm tế bào.

      • Dòng hồng cầu và bạch cầu phát triển bình thường hoặc tăng nhẹ.

3/ Xét nghiệm đông cần máu:

      • Thời gian máu chảy kéo dài.

      • Co cục máu: kém

      • TQ, TCK, Fibrinogen: bình thường.

4/ Tìm kháng thể kháng tiểu cầu:

Có giá trị nhất trong chẩn đoán, khó phát hiện.



    1. NGUYÊN NHÂN GIẢM TIỂU CẦU:

  1. Giảm tiểu cầu do sản xuất:

    • Do bẩm sinh, rất hiếm.

    • Suy tủy, bạch cầu cấp, xơ tủy, thâm nhiễm tủy.

    • Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.

    • Do thuốc: Do thuốc chống ung thư, Thiazed…

  2. Giảm tiểu cầu do tăng phá hủy ở ngoại vi:

    • Bẩm sinh.

    • Rối loạn cấu trúc tiểu cầu.

    • Mắc phải: do miễn dịch, sau truyền máu, đông máu nội mạch lan tỏa, cường lách.

  1. ĐIỀU TRỊ:

  • Nếu bệnh nhân không có triệu chứng chảy máu số lượng tiểu cầu > 50.000/mm3

không cần điều trị.

  • Ở trẻ em: Không triệu chứng chảy máu số lượng TC > 50.000/mm3 không điều

trị. TC < 30.000/mm3 nên điều trị.

  • Ở trẻ em đa số khỏi bệnh tự nhiên.

  • Ở người lớn: TC < 20.000/mm3 + triệu chứng chảy máu nên điều trị hiếm khi khỏi

bệnh tự nhiên.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:

1/ Ức chế tổng hợp kháng thể: bằng Corticoid

  • Prednison 5mg: 1-2mg/kg/ngày, dùng từ 2-4 tuần.

  • Đa số đáp ứng thường trong vòng 3 tuần.

  • 80% bệnh nhân đáp ứng và TC trở về bình thường.

  • Nếu không đáp ứng với Corticoid thì đổi phương pháp khác.

2/ Cắt lách:


    • Có thể tiến hành cắt khi ngay cả số lượng TC < 10.000/mm3.

    • Khoảng 80% bệnh nhân đều giảm tốt.

3/ Globulin miễn dịch:

    • Tiêm tĩnh mạch 400mg/kg/ngày trong 3-5 ngày.

    • Đáp ứng 90%.

    • TC trở lại bình thường trong vòng 1-5 ngày.

    • Giá thành đắt.

4/ Truyền máu tươi hoặc khối tiểu cầu:

---------------------------

Tài liệu tham khảo:


  1. Huyết học truyền máu Y Hà Nội 2009.

  2. GS Trần Văn Bé bệnh viện truyền máu – Huyết học TPHCM.

  3. Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại 2008.






  1. ĐẠI CƯƠNG:

SUY TỦY

Suy tủy là sự giảm hoặc biến mất các tế bào tiền thân tạo máu của tủy xương thường do tổn thương tế bào gốc, đặc trưng là sự giảm 1,2 hoặc 3 dòng tế bào máu bao giờ cũng có dòng hồng cầu.

  1. CHẨN ĐOÁN: Chẩn đoán xác định: dựa vào

    1. Lâm sàng:

Thiếu máu: da xanh xao, niêm mạc nhạt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mệt… Xuất huyết da niêm.

Sốt, nhiễm trùng.

Gan lách hạch không to.

Không sụt cân.

Không đau nhức xương.


    1. Cận lâm sàng:

      1. Công thức máu:

+ Giảm 1,2 hoặc 3 dòng tế bào máu và luôn luôn có dòng hồng cầu.

+ Công thức bạch cầu đảo ngược: tỷ lệ Neutro giảm, Lympho tăng. Không có tế

bào ác tính.


      1. Tủy đồ:

+ Tủy nghèo tế bào,

+ Dòng hồng cầu nhân giảm nặng chủ yếu giai đoạn trưởng thành (hồng cầu ưa


axit).

+ Dòng bạch cầu hạt (tủy) giảm sinh, lymphocyte chiếm ưu thế có thể thâm

nhiễm ít tế bào mono tương bào. Tỷ lệ M/E (Myeocyte/ Erythrocyte) giảm (bình thường 2-4).

+ Dòng mẫu tiểu cầu giảm hoặc biến mất.

+ Không có tế bào lạ.





      1. Sinh thiết tủy:

+ Giảm các ổ tạo máu.

+ Mô mỡ tăng sinh, có thể thấy ít tế bào mono, tương bào.

Dấu ấn miễn dịch: CD3, CD4, CD8 tăng hoặc giảm nhưng tỷ lệ CD4/CD8<1 (bình thường 1,25).


    1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

  1. Suy tủy trung bình:

+ Tế bào tủy <30%

+ Không có giảm 3 dòng tế bào trầm trọng.

+ Giảm ít nhất 2 hay 3 dòng tế bào máu dưới mức bình thường.


  1. Suy tủy nặng:

+ Sinh thiết tủy xương cho thấy < 25% tế bào bình thường hoặc

+ <50% tế bào bình thường trong đó <30% tế bào tạo máu và ít nhất 2 trong các

tiêu chuẩn sau:


    • Hồng cầu lưới <40G/L

    • Bạch cầu đa nhân trung tính <0,5G/L

    • Tiểu cầu <0,2G/L

  1. Suy tủy rất nặng:

+ Suy tủy nặng.

+ Bạch cầu đa nhân trung tính <0,2G/L.



    1. Chẩn đoán nguyên nhân:

  1. Suy tủy bẩm sinh:

HC Fanconi.

HC Diamond- Blackfan. HC Zinsser Engman Cole.



  1. Suy tủy mắc phải:

Các yếu tố phá hủy tế bào trực tiếp: tia xạ, thuốc độc tế bào.

Thuốc: kháng viêm Non-steroid ( đặc biệt Phenylbutazone), Chloramphenicol, Sulfonamides, Nifedipine, thuốc chống co giật, hoạt chất công nghệ và các thuốc sát trùng ( Benzene và các dẫn xuất benzene).

Nhiễm virus: Parvovirus B19, virus viêm gan và virus HIV.


  1. Suy tủy vô căn: chiếm 65-70%, tế bào máu gốc bị ức chế hoặc bị phá hủy do cơ chế miễn dịch, nhiều bệnh nhân đáp ứng với điều trị ức chê miễn dịch.

    1. Chẩn đoán phân biệt:

Bạch cầu cấp.

Rối loạn sinh tủy.

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm. Hội chứng thực bào máu.


  1. ĐIỀU TRỊ:

    1. Điều trị nguyên nhân (nếu có thể được)

  1. Điều trị hỗ trợ: Truyền máu và chế phẩm máu:

+ Truyền HC khối khi Hb<6-8g/l.

+ Truyền TC khi số lượng TC< 10G/L hoặc số lượng TC>20G/L mà có dấu hiệu xuất huyết trên lâm sàng.



  1. Điều trị nhiễm trùng:

+ Theo kháng sinh đồ nếu có.

+ Kháng sinh phổ rộng (theo kinh nghiệm): Lactamase+ Aminoglycoside sau 7- 10 ngày nếu không hết sốt thì kết hợp thêm kháng nấm (Amphotericin B)

Vitamin có tác dụng kích thích tạo máu: A folic, vitamin B6, vitamin B12, vitamin C…


    1. Điều trị đặc hiệu:

Bệnh nhân < 40 tuổi, có người cho tủy phù hợp HLA:ghép tế bào máu gốc (dị

ghép), tỷ lệ sống sót 2 năm là 60-70%, 5-15% tử vong trong quá trình ghép.

Bệnh nhân >40 tuổi và không người cho tủy phù hợp: điều trị bằng ức chế miễn dịch Phác đồ 4 bước:


tĩnh mạch)

+ Bước 1: Prednison hoặc Methylprednisolone 1mg/kg/ngày (uống hay tiêm

+ Bước 2: Bước 1 và Cyclosporin-A (CsA): 10-12mg/kg/ngày uống sau ATG,



kéo dài 06 tháng (hiệu quả đáp ứng 75-85% bệnh nhân).

+ Bước 3:ATG (Antithymocyte globulin): 40mg/kg/ngày pha trong 500ml NaCl 0,9% truyền TM 4-6 giờ x 4 ngày (hiệu quả>50% bệnh nhân hồi phục) Và Bước 2.

+ Bước 4: Cắt lách sau 3-6 tháng điều trị ATG bệnh nhân không đáp ứng thì cắt lách và gan tách bạch cầu lympho (lymphocytapheresis)

Thời gian sống sau 5năm đối với bệnh nhân suy tủy mức độ vừa và nặng được

diểu trị bằng ức chế miễn dịch từ 60-90% trường hợp.

Các yếu tố tăng trưởng: G-CSF (Neupogene) GM CSF (Leukomax) liều 5-10ug/kg/ngày tiêm dưới da ít nhất 6 tháng.

Androgen và corticoid: thường xử dụng trong các trường hợp suy tủy nhẹ hoặc vừa và không có khả năng dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc ghép tủy

Testosteron enanthat: 600mg/TB/tuần. Methylprednisone: 1-2mg/kg/ngày(uống) Cyclophosphamide liều cao: 200mg/kg/ngày.

-------------------------------

Tài liệu tham khảo:



  1. Huyết học truyền máu Y Hà Nội 2009.

  2. GS Trần Văn Bé bệnh viện truyền máu – Huyết học TPHCM.

  3. Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại 2008.






I. ĐẠI CƯƠNG

THIẾU MÁU THIẾU SẮT

Thiếu máu thiếu sắt là một trong những nguyên nhân thiếu máu mạn thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng thiếu máu mạn trên lâm sàng, chỉ số hồng cầu giảm ( Hb, Hct ), thể tích hồng cầu (MCV) nhỏ và sắt huyết thanh, Ferritin ở mức độ thấp.

  1. CHẨN ĐOÁN

    1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

      1. Triệu chứng cơ năng:

Thiếu máu nhẹ: mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung.

Thiếu máu nặng: khó thở khi lao động gắng sức hay hoa mắt, chóng mặt.

Triệu chứng thực thể: da niêm nhợt, móng tay dẹt hoặc khum hình muỗng, lưỡi

mất gai, khó nuốt.



      1. Triệu chứng cận lâm sàng:

Hb < 12g/dl (nam), Hb < 11g/dl (nữ), Hb < 10g/dl (phụ nữ có thai).

MCV < 76 fl MCH < 26 pg MCHC < 300g/l

Ferritin huyết thanh giảm < 12ng/ml

Sắt huyết thanh < 9mmol/L.



    1. NGUYÊN NHÂN

Thiếu cung cấp

Tăng nhu cầu chất sắt: mang thai, bà mẹ sanh đôi, sanh ba, sanh nhiều lần,…

Rối loạn hấp thu: cắt 2/3 dạ dày, bệnh lý đường tiêu hóa,… Mất máu: Xuất huyết tiêu hóa mãn; Rong kinh, rong huyết,… Giun, sán nhất là giun móc,…


  1. ĐIỀU TRỊ

  • Điều trị nguyên nhân rất quan trọng

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.



  • Nguyên nhân gây chảy máu mãn: rong kinh, rong huyết, loét dạ dày, loét tá tràng, nhiễm giun.

  • Nguyên nhân gây rối loạn hấp thu.

  • Thuốc :

    • Đường uống: Nên dùng bằng đường uống, dưới dạng:

    • Sulfate sắt: 300mg (chứa 65mg sắt cơ bản).

    • Gluconat sắt (Tot hema): chứa 50mg sắt bản.

    • Fumarate sắt (ferrovit): chứa 162mg sắt.

+ Liều tấn công: liều người lớn tính theo sắt nguyên tố: 100-200mg/ngày, chia 3 lần/ngày uống cách nhau ít nhất 4 giờ (uống trước ăn 1 giờ), kết hợp vitamin C uống 1- 1,5gr/ngày.

+ Theo dõi hồng cầu lưới tăng trong vòng tuần đầu (4-8 ngày).

+ Điều trị 6-8 tuần để khôi phục tình trạng thiếu máu.

+ Điều trị duy trì: từ 3-6 tháng, liều bằng ½ liều tấn công để khôi phục sắt dự trữ.

+ Đường tiêm tĩnh mạch:



      • Trong trường hợp không dung nạp hoặc không thể hấp thu bằng đường

uống: Venofer (TP: mỗi ml chứa: sắt sucrose (Ferri oxidum saccharatum) 20mg )

      • Liều dùng:

Truyền IV nhỏ giọt ( 1ml Venofer pha loãng tối đa trong 20ml NaCl

0,9%, truyền 10ml Venofer = 200mg sắt ít nhất trong 30 phút).

Tiêm IV chậm, tiêm qua máy thẩm phân máu với tốc độ 1ml/phút, tối đa 10ml Venofer/ lần tiêm.

Thông thường: người lớn, người già: 100-200mg sắt x 2-3 lần/tuần, tùy


nồng độ Hb.

Liều đơn tối đa: người lớn, người già: 200mg sắt IV chậm ít nhất 10


phút hoặc truyền IV 7mg sắt/kg (tối đa 25ml Venofer, 500mg sắt) pha loãng với 500ml

NaCl 0,9%, truyền ít nhất trong 3 giờ 30 phút, tuần 1 lần.





  • Dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng các thực phẩm hỗ trợ hấp thu sắt: thịt, cá … và hạn chế sử dụng các thực phẩm hay đồ uống làm ức chế hấp thu sắt như: sữa, trà, cà phê.

  • Truyền máu: Thiều máu thiếu sắt thường không cần thiết phải truyền máu, chỉ định truyền máu khi thiếu máu quá nặng hoặc cần nâng nhanh lượng Hb (phẫu thuật, nhiễm khuẩn nặng...).

  • Suy tim do thiếu máu nặng.

Tài liệu tham khảo:

----------------------------------


  1. Huyết học truyền máu Y Hà Nội 2009.

  2. GS Trần Văn Bé bệnh viện truyền máu – Huyết học TPHCM.

  3. Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại 2008.


XỬ TRÍ CÁC PHẢN ỨNG DO TRUYỀN MÁU

VÀ CHẾ PHẨM MÁU

  1. CÁC PHẢN ỨNG DO TRUYỀN HỒNG CẦU:

    1. Các phản ứng miễn dịch:

- Phản ứng dị ứng: Do có các dị ứng nguyên ở trong huyết tương. Bệnh nhân nổi mề đai trong hoặc sau truyền máu.

Xử trí:


+ Tạm ngưng truyền

+ Antihishamin: Chlopheniramin 4mg/1 vie6b (uống) hoặc Pipolphène 50mg ½

ống tiêm bắp (TB) mỗi 4-6 giờ.


  • Tán huyết cấp: Xảy ra do truyền nhầm nhóm máu hệ ABO, chiếm tỷ lệ

1/200.000 - 1/1.000.000.

+ Lâm sàng: Biểu hiện ớn lạnh, khó thở, đau lưng, đau ngực xảy ra ngay sau bắt đầu truyền. Khám: Bệnh nhân sốt, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, thiếu niệu hoặc vô niệu.

+ Xử trí:


      • Ngưng ngay truyền máu.

      • Kiểm tra các chế phẩm máu thông tin bệnh nhân.

      • Báo cho ngân hàng máu.

      • Xét nghiệm: Nhóm máu, kháng thể bất thường, Hb niệu, đông máu toàn bộ, fibrinogen, D-Dimer, bilirubin, LDH, haptoglobin.

      • Truyền dịch để duy trì nước tiểu > 1ml/Kg/giờ, có thể dùng lợi tiểu:

Furosemide và/hoặc Mannitol.

  • Tán huyết muộn

Thường xảy ra từ 2 - 14 ngày sau truyền máu do bệnh nhân có kháng thể kháng với kháng nguyên của hồng cầu người cho ở các nhóm máu phụ. Bệnh nhân thường có dấu hiệu giảm Hb mà không giải thích được, có bằng chứng tán huyết và Coombs trực tiếp dương tính.

Điều trị: Nâng dỡ hầu hết bệnh nhân hồi phục.



  • Sốt không tán huyết:

Tỷ lệ 1%, thường gặp ở bệnh nhân đã truyền máu nhiều lần hoặc phụ nữ mang

thai nhiều lần. Sốt xảy ra trong hoặc sau truyền máu.

Cơ chế do có kháng thể kháng bạch cầu hoặc do tác động của các cytokin có

trong thành phần máu được truyền.

Điều trị: Paracetamol 0,5g uống 1 viên, mỗi 4 giờ.

Phòng ngừa: truyền hồng cầu lắng HCL (Có kèm bộ lọc bạch cầu).


    1. Tổn thương phổi do truyền máu (TRALI: TRANSFUSION RELATED ACUTE

LUNG INJURY)

Lâm sàng là một hội chứng suy hô hấp cấp: Khó thở, tụt HA, sốt, X quang có hình ảnh thâm nhiễm hai phổi trong 1 - 8 giờ sau truyền máu mà không có bằng chứng suy tim hay quá tải. Điều trị chủ yếu là hỗ trợ tại khoa SSĐB (ICU).



    1. Sắt:

  • Một đơn vị HCL 200ml chứa 200 - 250mg sắt (1ml máu có 1mg sắt). Do đó truyền máu lâu dài có thể gây ứ sắt trong các đại thực bào của hệ võng nội mô gây ứ sắt ở gan, tim các tuyến nội tiết dẫn đến suy đa quan.

  • Điều trị thải sắt:

+ Desferal 0,5g 5 ống + 10ml nước cất tiêm dưới da liên tục trong 8

giờ/ngày x 5 ngày (Dùng máy thải sắt), sau đó chuyển qua đường uống.

+Deferiprone (Kelfer, Depron) liều 75mg/Kg/ngày cho đến khi Ferritin trở

về bình thường.

+ Deferasirox (Exjade) 20mg/kg/ngày uống.


    1. Bệnh mảnh ghép chống chủ (GVHD: Transfusion associated greft versus host

disease)

  • Cơ chế:Các lymphocyte của người cho hoạt động chống lại các tổ chức của người nhận.

  • Biểu hiện lâm sàng: Nổi mẫn đỏ da, sốt, giảm 3 dòng tế bào máu và hội chứng

dạ dày - ruột xuất hiện sau truyền 4 - 10 ngày.

  • Tiên lượng: Hầu hết tử vong.



  • Phòng ngừa: Chiếu xạ các chế phẩm máu để bất hoạt các lymphocyte của người

cho.


    1. Tai biến do truyền máu khối lượng lớn:

      • Quá tải tuần hoàn (Đặc biệt ở bệnh nhân suy tim, suy thận).

      • Hạ thân nhiệt

      • Rối loạn đông máu

      • Nhiễm độc citrate + kiềm chuyển hóa:

  • Khi mới thu nhận pH của đơn vị máu là 7,10 (t = 370C). Lưu trữ ở nhiệt độ 1 - 690C thì pH túi máu giảm 0,1/tuần do hoặc sản xuất acid lactic acid pyruvic nhưng tình trạng toan máu sẽ không xảy ra ngay cả khi bệnh nhân mất máu nhiều thậm chí toan huyết. trong khi đó 1mmol citrate chuyên hóa tạo ra 3mEq bicarbonate (1 đơn vị máu có tổng cộng 23mEq Abicarbonate) do đó khi truyền máu khối lượng lớn có thể dẫn đến kiềm chuyển.

  • Hạ calci máu:

+ Cơ chế citrate + Ca++  giảm calci/máu  yếu liệt và hoặc rối loạn nhịp tim

+ Để tránh hạ calci máu, tốc độ truyền citrate tối đa là 0,02mmol/Kg/1 phút.

+ Nồng độ citrate/1 đơn vị máu toàn phần là 15mmol (0,015mmol/ml) do đó:


Tốc độ truyền




(mmol citrate/mL máu được truyền/phút)

Citrate tối đa

=




(mmol/Kg/phút)




Cân nặng (Kg)

mmol máu được truyền = (0,02 : 0,015) x cân nặng (Kg)

= 1,33 x cân nặng (Kg)

Như vậy một người 50Kg, chức năng gan bình thường thì tốc độ truyền máu tối đa để tránh nhiễm độc citrate là 66,5ml/phút, tương đương 8,9 đơn vị máu toàn phần/giờ (450ml/đv) và 33,3 đơn vị hồng cầu/giờ (# 120ml/đv).

Như thế hạ calci máu sẽ không xảy ra.

Tuy nhiên nguy cơ hạ calci máu ở bệnh nhân gan hoặc rối loạn chức năng gan do thiếu máu có thể xảy ra. Những bệnh nhân này nên theo dõi nồng độ calci máu và bổ sung calcium nếu hạ calci máu.



  • Calcium gluconate 10%: 10 - 20ml TM sau truyền mỗi 500ml máu.

  • Calcium chloride 10%: 2 - 5ml TM sau truyền mỗi 500ml máu.

+ Tăng kali máu (do HC giải phóng K+ trong quá trình dự trữ).

+ Ban xuất huyết sau truyền máu thường xảy ra từ 7 - 10 ngày sau truyền máu.

Cơ chế: Tiểu cầu của bệnh nhân không có kháng nguyên HPA-la. Do đó khi

truyền máu có kháng nguyên HPA-la.



    1. Các tai biến khác:

  • Nhiễm siêu vi: Tất cả mọi đơn vị máu đều được sàng lọc: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp ở giai đoạn cửa sổ tất cả các phương pháp hiện nay đều không phát hiện được. Nên vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có thể lây lan các virus này qua đường truyền máu. Ngoài ra, một số virus khác như: CMV, Parvovirus B19, Creutzfeldt Jakob có thể lây lan qua đường truyền máu.

  • Nhiễm trùng: Biểu hiện sốt, ớn lạnh, tụt huyết áp trong hoặc ngay sau truyền máu. Thường gặp là Yersinia enterocolitica và một số vi trùng Gr (-) khác cũng có thể gặp. Nguy cơ nhiễm trùng có liên quan tới thời gian lưu trữ máu.

----------------------------------

Tài liệu tham khảo:



  1. Huyết học truyền máu Y Hà Nội 2009.

  2. GS Trần Văn Bé bệnh viện truyền máu – Huyết học TPHCM.

  3. Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại 2008.


tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương