Phụ lục III biểu mẫu rà soáT, ĐÁnh giá thủ TỤc hành chính



tải về 136.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích136.15 Kb.
#15973
Phụ lục III

BIỂU MẪU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (BIỂU MẪU 02/RS-KSTT)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)




TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ




Biểu mẫu 02/RS-KSTT

BIỂU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH


I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên TTHC

(+ Mã số hồ sơ trên CSDLQG về TTHC)






2. Lĩnh vực




3. Văn bản quy định về TTHC




4. Cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát




II. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Mục tiêu cụ thể của TTHC là gì?

a) Đối với quản lý nhà nước:

Mục tiêu a.1:…………………………………………………………………………………………………….

Mục tiêu a.n:…………………………………………………………………………………………………….

b) Đối với quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức: …………………………………………

Mục tiêu b.1:…………………………………………………………………………………………………….

Mục tiêu b.n:…………………………………………………………………………………………………….



2. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của TTHC có sự thay đổi hoặc không được đáp ứng?



a) Có thay đổi hay không?

- Mục tiêu a.1: Có  Không 

Lý do: ………….…………………………………………………………………………………………

- Mục tiêu a.n: Có  Không 

Lý do: ………….…………………………………………………………………………………………

- Mục tiêu b.1: Có  Không 

Lý do: ………….…………………………………………………………………………………………

- Mục tiêu b.n: Có  Không 

Lý do: ………….…………………………………………………………………………………………

b) Có được đáp ứng hay không?

- Mục tiêu a.1: Có  Không 

Lý do: ………….…………………………………………………………………………………………

- Mục tiêu a.n: Có  Không 

Lý do: ………….…………………………………………………………………………………………

- Mục tiêu b.1: Có  Không 

Lý do: ………….…………………………………………………………………………………………

- Mục tiêu b.n: Có  Không 

Lý do: ………….…………………………………………………………………………………………



3. Biện pháp nào có thể được áp dụng khi mục tiêu của TTHC thay đổi hoặc không được đáp ứng?


a) Duy trì TTHC: 

Lý do: …………………………………………………………………………………………………………

b) Bãi bỏ TTHC: 

Lý do: …………………………………………………………………………………………………………

c) Thay thế TTHC: 

Lý do: …………………………………………………………………………………………………………

d) Sửa đổi, bổ sung TTHC: 

Lý do: …………………………………………………………………………………………………………

e) Áp dụng biện pháp khác (không phải TTHC): 

Lý do: …………………………………………………………………………………………………………



4. Biện pháp được lựa chọn có dẫn đến sự thay đổi đối với các TTHC khác có liên quan?

Có  Không 

Nếu CÓ,


- Đối với TTHC 1: ………………………………………………………………………………………………

(i) Nội dung thay đổi:……...……………………………………………………………………………………

(ii) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………….

- Đối với TTHC n: ………………………………………………………………………………………………

(i) Nội dung thay đổi:……...……………………………………………………………………………………

(ii) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………….



III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT, TÍNH HỢP LÝ, TÍNH HỢP PHÁP CỦA CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC

1. Tên thủ tục hành chính

Có được quy định rõ ràng, thống nhất và phù hợp không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


2. Trình tự thực hiện

a) Có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


b) Có được quy định hợp lý giữa các bước không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


3. Cách thức thực hiện

Có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


4. Hồ sơ

a) Có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp về thành phần không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


b) Có được quy định rõ ràng và phù hợp về số lượng không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


5. Thời hạn giải quyết

Có được quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


6. Cơ quan giải quyết

a) Có được quy định rõ ràng, cụ thể không?


Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


b) Có thể ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là CÓ): ……………………………………………………………..


7. Đối tượng thực hiện

a) Có thể mở rộng/ thu hẹp đối tượng tuân thủ không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là CÓ): ……………………………………………………………..


b) Có thể mở rộng/ thu hẹp phạm vi áp dụng không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là CÓ): ……………………………………………………………..


8. Phí, lệ phí

a) TTHC có quy định về phí, lệ phí và các chi phí khác không?

- Phí: Có  Không 

- Lệ phí: Có  Không 

- Chi phí khác: Có  Không 


b) Quy định về phí và mức phí có hợp lý, hợp pháp không?


- Về phí: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..

- Về mức phí: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..



c) Quy định về lệ phí và mức lệ phí có hợp lý, hợp pháp không?


- Về lệ phí: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..

- Về mức lệ phí: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..



d) Quy định về chi phí khác có hợp lý, hợp pháp không?

- Về chi phí khác: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..

- Về mức chi phí khác: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..



đ) Cách thức nộp phí, lệ phí có hợp lý không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………...………………………………………………………………………………

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


9. Mẫu đơn, tờ khai

Có quy định về mẫu đơn, tờ khai không?


Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..


Mẫu đơn, tờ khai 1: …………………..…………………………………………………………………………………………………..

a) Nội dung thông tin


- Nội dung 1: ……………………………………………………………………………………………………

Cần thiết: Có  Không ; Hợp lý: Có  Không ; Hợp pháp: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..

- Nội dung n: ….…………………………………………………………………………………………………

Cần thiết: Có  Không ; Hợp lý: Có  Không ; Hợp pháp: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………..



b) Yêu cầu xác nhận (nếu có)


Cần thiết: Có  Không ; Hợp lý: Có  Không ; Hợp pháp: Có  Không 

Nếu KHÔNG, nêu rõ:

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý: …………………………………………………………………………..……………….



c) Ngôn ngữ


Cần thiết: Có  Không ; Hợp lý: Có  Không ; Hợp pháp: Có  Không 

Nếu KHÔNG, nêu rõ:

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý: …………………………………………………………………………..……………….



Mẫu đơn, tờ khai n: ……………………………..………………………………………………………………………………………..

10. Yêu cầu, điều kiện

TTHC này có quy định về yêu cầu, điều kiện không?

Có  Không 

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý: …………………………………………….……………………….…………………..


Yêu cầu, điều kiện 1:

…………………………

…………………………


Có hợp lý, hợp pháp không? Có  Không 

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………….…………………


Yêu cầu, điều kiện n:

…………………………

…………………………


Có hợp lý, hợp pháp không? Có  Không 

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………………………….……………


11. Kết quả thực hiện

a) Có được quy định về thời hạn có hiệu lực không?

Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………….……………………………..


b) Quy định thời hạn có giá trị hiệu lực có hợp lý, hợp pháp không?

Hợp lý: Có  Không ; Hợp pháp: Có  Không 

(i) Lý do: ……………………………………………………………………………….…………………….

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………….……………………………..


c) Quy định phạm vi có giá trị hiệu lực có hợp lý, hợp pháp không?

Hợp lý: Có  Không ; Hợp pháp: Có  Không 

(i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

(ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): …………………………….……………………………..


12. Văn bản cần sửa đổi, bổ sung (Đề nghị nêu rõ tên loại; số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; điều, khoản, điểm quy định)

a) Luật 

……………………………………………………………………………………………………

b) Pháp lệnh 

……………………………………………………………………………………………………

c) Nghị định 

……………………………………………………………………………………………………

d) Quyết định của TTCP 

……………………………………………………………………………………………………

đ) Thông tư/ Thông tư liên tịch 

……………………………………………………………………………………………………

e) Quyết định của Bộ trưởng 

……………………………………………………………………………………………………

g) Văn bản khác 

……………………………………………………………………………………………………

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Họ và tên người điền: ………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại cố định: ……………….……; Di động: ……..……….……; Email: ….…………………………………………..………


HƯỚNG DẪN


ĐIỀN BIỂU MẪU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH



I. THÔNG TIN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là Cơ quan rà soát) điền các thông tin chung về thủ tục hành chính (TTHC) được rà soát: Tên TTHC, mã số hồ sơ TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; lĩnh vực (theo các lĩnh vực đã được phân chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia); văn bản quy định về TTHC (nêu tất cả các văn bản quy định về TTHC này); tên cơ quan hoặc đơn vị thực hiện rà soát.



II. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA TTHC

Câu 1. Mục tiêu cụ thể của TTHC là gì?

Thủ tục hành chính được quy định để đáp ứng các mục tiêu quản lý nhà nước cụ thể; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức. Do đó, muốn xác định được sự cần thiết của TTHC trước tiên phải xác định TTHC được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu cụ thể gì? Nếu không thể xác định được mục tiêu cần đạt được khi quy định TTHC thì rõ ràng TTHC sẽ không cần thiết.

Mục tiêu cụ thể của TTHC được xác định là TTHC này được đặt ra để làm gì? nội dung quản lý nhà nước cần đạt được là gì; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được đáp ứng là gì? dự kiến tác động như thế nào đối với đời sống xã hội.

Ví dụ: với thủ tục cấp phép quảng cáo thì mục tiêu là quản lý hoạt động quảng cáo để đảm bảo tính trung thực của thông tin quảng cáo đối với người tiêu dùng và đảm bảo việc quảng cáo đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Đồng thời, Cơ quan rà soát phải xem xét các mục tiêu mà TTHC hướng tới có cần thiết hay không và đưa ra lập luận và bằng chứng chứng minh cho câu trả lời được lựa chọn.

Lưu ý, nếu câu trả lời chỉ chung chung là TTHC được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu là thực hiện quản lý nhà nước hoặc để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước hay đáp ứng quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc điền Biểu mẫu rà soát, đánh giá.

Câu 2. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của TTHC có sự thay đổi hoặc không được đáp ứng?

Một trong những tiêu chí quan trọng để xác định sự cần thiết của TTHC là TTHC khi thực hiện phải đạt được mục tiêu đặt ra. Do đó, với mục tiêu được xác định tại Câu 1, Cơ quan rà soát đánh giá xem TTHC khi được thực hiện có sự thay đổi về mục tiêu hoặc có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không? Nếu có lý do về sự không hiệu quả thì có thể kết luận là TTHC không đáp ứng được mục tiêu đặt ra, do TTHC đó không cần thiết hoặc không hợp lý, không hợp pháp hoặc do mục tiêu của TTHC có sự thay đổi.



Ví dụ: Mục tiêu của cấp phép quảng cáo là quản lý hoạt động quảng cáo để đảm bảo tính trung thực của thông tin quảng cáo đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng thực tế cho thấy có nhiều thông tin quảng cáo vẫn thiếu tính trung thực thì đó cũng có thể coi là bằng chứng rằng TTHC đó không đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát phải đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh đối với sự lựa chọn câu trả lời của mình.



Câu 3. Biện pháp nào có thể được áp dụng khi mục tiêu của TTHC thay đổi hoặc không được đáp ứng?

Câu hỏi này, đòi hỏi Cơ quan rà soát thông qua thực tế thực hiện TTHC, nghiên cứu nhằm kết luận sự cần thiết duy trì TTHC hoặc đưa ra phương án bãi bỏ TTHC nếu mục tiêu đặt ra không cần thiết hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung TTHC hay áp dụng các biện pháp khác nếu mục tiêu của TTHC có sự thay đổi hoặc không được đáp ứng.

Ngoài ra, do sự thay đổi, phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội nên một số TTHC không còn cần thiết nữa nên có thể bị bãi bỏ mà vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý.

Câu 4. Biện pháp được lựa chọn có dẫn đến sự thay đổi đối với các TTHC khác có liên quan?

Câu hỏi này, đòi hỏi Cơ quan rà soát đưa ra được sự thay đổi của các TTHC có liên quan khi áp dụng các biện pháp bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung TTHC hay áp dụng các biện pháp khác để đánh giá những tác động của sự thay đổi TTHC đối với đời sống xã hội, làm căn cứ cho việc đưa ra các phương án xử lý tối ưu.



III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ, HỢP PHÁP CỦA CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC

Câu 1. Tên TTHC

Tên TTHC được coi là rõ ràng, thống nhất nếu tên của một TTHC được quy định chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC đó. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định về một hoặc một vài bộ phận cấu thành của TTHC (ví dụ: hồ sơ, thời hạn giải quyết, yêu cầu, điều kiện…), tên của TTHC vẫn phải được quy định rõ ràng, cụ thể.



Câu 2. Trình tự thực hiện

Trình tự thực hiện TTHC được coi là rõ ràng nếu xác định rõ các bước phải làm như thế nào và phù hợp với người dân, tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện TTHC.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát:

- Xem xét quy định về trình tự thực hiện TTHC này có rõ ràng, cụ thể hay không? nếu không quy định, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý;

- Trường hợp quy định về các bước trong trình tự thực hiện đã rõ ràng, cụ thể, Cơ quan rà soát nêu rõ mục đích của từng bước trong trình tự thực hiện, trên cơ sở đó xác định từng bước đó có cần thiết hay không? Có hợp lý hay không? Có hợp pháp không. Nếu các bước xét thấy không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất cụ thể phương án xử lý; đồng thời, xem xét tổng thể các bước trong trình tự thực hiện có được sắp xếp lô-gic và hợp lý hay không? nếu không, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất cụ thể phương án xử lý.

Câu 3. Cách thức thực hiện

Cách thức thực hiện TTHC được coi là rõ ràng nếu xác định rõ cách thức người dân, tổ chức có thể thực hiện TTHC và cách thức cơ quan hành chính nhà nước trả kết quả TTHC.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát:

- Xem xét quy định về cách thức thực hiện có rõ ràng, cụ thể hay không? Nếu không, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý;

- Nếu quy định về cách thức thực hiện đã rõ ràng, cụ thể, Cơ quan rà soát phải xem xét, nghiên cứu có thể thực hiện TTHC bằng các cách thức khác được hay không (như: gửi hồ sơ qua bưu điện; qua e-mail…)?

Câu 4. Hồ sơ

Trên thực tế có những TTHC được quy định không hợp lý về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ nên đã gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC cũng như tạo sự tuỳ tiện trong giải quyết TTHC của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Cụ thể:

- Sự không rõ ràng, không hợp lý thể hiện ở các nội dung sau:

+ Không rõ ràng về hình thức (bản chính, bản sao,…); không rõ ràng về số lượng từng thành phần hồ sơ, số bộ hồ sơ phải nộp; không rõ ràng về các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan phải nộp;...

+ Không hợp lý về nội dung như: hồ sơ bao gồm cả những giấy tờ không thực sự cần thiết cho mục đích việc thực hiện TTHC; phải cung cấp những thông tin mà cá nhân, tổ chức đã nộp để nhận kết quả của TTHC khác mà kết quả này đã được quy định là thành phần hồ sơ hoặc cơ quan nhà nước có thể dễ dàng có được thông qua sự liên thông, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan; phải đáp ứng các yêu cầu về thành phần hồ sơ mà trên thực tế rõ ràng không thực hiện được;

+ Không rõ ràng về nội dung các thông tin phải cung cấp vì đơn, tờ khai phải nộp không được mẫu hóa;

- Không hợp pháp như: quy định về thành phần, số lượng hồ sơ trái với quy định của văn bản cấp trên.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát đánh giá:

- Về thành phần:

+ Quy định có rõ ràng, cụ thể hay không?

+ Tương ứng với mỗi thành phần hồ sơ, nêu rõ lý do tại sao cần có loại giấy tờ đó trong việc thực hiện thủ tục; tại sao cần số lượng hồ sơ như quy định cũng như lý do về yêu cầu (công chứng, chứng thực, xác nhận, bản sao, bản chính…) cụ thể đối với từng thành phần hồ sơ.

- Về số lượng hồ sơ:

+ Quy định có rõ ràng, cụ thể không?

+ Quy định có hợp lý không?

Nếu một trong các câu trả lời trên là “Không”, Cơ quan rà soát nghiên cứu, đề xuất loại bỏ hoặc phương án xử lý về thành phần, số lượng hồ sơ để giảm gánh nặng cho cá nhân, tổ chức. Đồng thời, Cơ quan rà soát phải nêu rõ lý do cho đề xuất loại bỏ hoặc phương án xử lý.

Câu 5. Thời hạn giải quyết

Việc quy định rõ thời hạn giải quyết TTHC sẽ tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong giải quyết TTHC.

Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát xác định rõ TTHC:

- Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không? Nếu KHÔNG, cần nghiên cứu để nêu rõ thời hạn giải quyết bao lâu là phù hợp.

- Nếu TTHC đã quy định thời hạn giải quyết thì thì thời hạn này có hợp lý hay không? Nếu KHÔNG cần nêu rõ lý do? Thời hạn này có thể rút ngắn được hay không? Nếu có thể rút ngắn thì thời hạn bao lâu là phù hợp?

- Thời hạn đã quy định có trái hoặc mâu thuẫn với văn bản của cơ quan cấp trên hay không?



Câu 6. Cơ quan giải quyết

Trong câu hỏi này, Cơ quan rà soát cần xem xét quy định về cơ quan thực hiện TTHC như hiện hành có còn hợp lý, hợp pháp không. Để trả lời được nội dung này, Cơ quan rà soát cần:

- Xem xét có thể áp dụng các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới thực hiện TTHC này hay không?

- Xem xét việc quy định cơ quan thực hiện TTHC có đúng thẩm quyền theo pháp luật hiện hành không?



Câu 7. Đối tượng thực hiện

Để trả lời câu này, Cơ quan rà soát cần:

- Xem xét tính hợp lý của quy định về đối tượng tuân thủ TTHC và phạm vi điều chỉnh (có tạo ra sự phân biệt giữa các vùng miền hoặc các lĩnh vực không? Có tạo sự phận biệt giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức không? Có tạo ra sự phân biệt giữa cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài với cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam không?). Nếu thấy quy định về đối tượng tuân thủ không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Xem xét tính hợp pháp của quy định về đối tượng tuân thủ TTHC và phạm vi điều chỉnh (có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không? Có trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết không?). Nếu thấy quy định về đối tượng tuân thủ không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.



Câu 8. Phí, lệ phí

Nếu TTHC có quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác, Cơ quan rà soát cần:

- Xem xét quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác có hợp lý không (mang tính bắt buộc có đúng không? mức phí, lệ phí là cao hay thấp? mức phí có phù hợp với đặc điểm từng vùng và thông lệ quốc tế không?). Nếu thấy quy định không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Xem xét quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác có hợp pháp không (có đúng thẩm quyền, có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không?). Nếu thấy quy định không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.



Câu 9. Mẫu đơn, tờ khai

- Nếu mẫu đơn, mẫu tờ khai đã được quy định thì rà soát từng nội dung thông tin trong mẫu đơn, mẫu tờ khai xem có cần thiết, hợp lý hợp, pháp không và đưa ra lý do và phương án sửa đổi, bổ sung đối với những nội dung không còn phù hợp. Để trả lời câu hỏi này, Cơ quan rà soát cần:

+ Xem xét từng nội dung thông tin quy định tại mẫu đơn, tờ khai xem có rõ ràng không; tại sao phải có thông tin đó; thông tin có cần thiết cho việc giải quyết thủ tục hay không; thông tin yêu cầu có thực tế hay không có trùng lặp với các thông tin có trong các thành phần hồ sơ khác phải nộp hoặc trong hồ sơ lưu của cơ quan giải quyết TTHC (hồ sơ của TTHC khác có liên quan);

+ Xem xét yêu cầu xác nhận (nếu có) của mẫu đơn, tờ khai có cần thiết hay không, cơ quan có thẩm quyền xác nhận có phù hợp với quy định của pháp luật không? Nội dung xác nhận có đảm bảo yêu cầu quản lý không;

+ Xem xét thể thức, ngôn ngữ của mẫu đơn, mẫu tờ khai có tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức không.

- Nếu mẫu đơn, mẫu tờ khai chưa được quy định, mẫu hóa thì nêu lý do và phương án xử lý (nếu cần).



Câu 10. Yêu cầu, điều kiện

Nếu TTHC có quy định về yêu cầu, điều kiện, Cơ quan rà soát cần:

- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét lý do tại sao cần có yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục. Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không còn cần thiết thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét yêu cầu hoặc điều kiện có hợp lý không (có đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với cá nhân, tổ chức và công chức thực thi không? yêu cầu hoặc điều kiện này có trùng lặp với các yêu cầu, điều kiện khác mà cá nhân, tổ chức đã thực hiện không?). Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét yêu cầu hoặc điều kiện có hợp pháp không (có được quy định đúng thẩm quyền không? Có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không? Có hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không). Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

Câu 11. Kết quả thực hiện

Nếu TTHC có quy định về kết quả của việc thực hiện TTHC, Cơ quan rà soát cần:

- Xem xét thời hạn có giá trị hiệu lực của kết quả có cần thiết không? Có hợp lý không? (việc không quy định thời hạn có hiệu lực của kết quả có đảm bảo mục tiêu quản lý không? thời hạn có hiệu lực của kết quả của thủ tục đã là tối đa chưa? Có thể kéo dài được nữa không?). Nếu thấy quy định không cần thiết, không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.

- Xem xét thời hạn có hiệu lực của kết quả có hợp pháp không (quy định có đứng thẩm quyền không? Có trái với văn bản quả cơ quan cấp trên không?).



Câu 12. Văn bản cần sửa đổi, bổ sung

Tại câu này, Cơ quan rà soát tổng hợp các phương án xử lý từ Câu 1 đến Câu 11 để nêu rõ văn bản cần sửa đổi, bổ sung: Tên loại; số ký hiệu; ngày, tháng, năm; điều, khoản, điểm quy định.



IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ trì soạn thảo ghi rõ thông tin của người trực tiếp điền Biểu mẫu rà soát, đánh giá TTHC, giúp Cơ quan tổng hợp có thể trao đổi trong quá trình tổng hợp./.




Каталог: uploads -> laws
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
laws -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> 1. Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bhtn
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
laws -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 136.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương