Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN


III. NHÓM 35 - PHẢI TRẢ VỀ THU NGÂN SÁCH



tải về 1.34 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.34 Mb.
#2211
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

III. NHÓM 35 - PHẢI TRẢ VỀ THU NGÂN SÁCH

1. Tài khoản 3510 - Phải trả về thu chưa qua ngân sách

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu của các cơ quan thu như Tài chính, Hải quan...nhưng chưa xác định nghĩa vụ phải nộp NSNN.

Ngoài ra tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí trước khi trích nộp NSNN và trích phần được hưởng theo tỷ lệ quy định của các đơn vị thu; các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản tạm thu khác chờ nộp NSNN.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Đơn vị chỉ được trích nộp NSNN hoặc trích chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mình với số tiền trong phạm vi số dư tài khoản hiện còn.

- Việc trích phần được hưởng theo tỷ lệ quy định của các đơn vị thu phải căn cứ vào chứng từ của các đơn vị thu.

- Không mở và sử dụng tài khoản này để phản ánh các khoản đã đủ điều kiện nộp vào thu NSNN theo chế độ hiện hành.

- Kế toán các khoản phải trả về thu chưa qua ngân sách được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã đơn vị cơ quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.



1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

+ Các khoản phí, lệ phí, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất... trích nộp vào thu NSNN.

+ Các khoản phí, lệ phí trích chuyển vào tài khoản của đơn vị theo chế độ quy định.

+ Các khoản phải trả về thu chưa qua ngân sách điều chỉnh giảm (nếu có).



Bên Có:

+ Các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất;

+ Các khoản phí, lệ phí chờ nộp ngân sách;

Số dư Có:

Các khoản phí, lệ phí, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản tạm thu khác (nếu có) đã nộp nhưng chưa xử lý.



Tài khoản 3510 - Phải trả về thu chưa qua ngân sách, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 3511 - Phí, lệ phí chờ nộp ngân sách

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu nộp phí, lệ phí vào KBNN trước khi trích nộp ngân sách và trích phần được hưởng theo quy định.

  1. Tài khoản 3512 - Các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm thu thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất.

2. Tài khoản 3520 - Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền

2.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Chính phủ, ...) về các khoản thu, chi NSNN của đơn vị, tổ chức phải thu hồi, nộp trả NSNN.

Số liệu trên tài khoản này là căn cứ để KBNN đối chiếu và lập báo cáo số liệu thu, chi NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này cuối ngày không có số dư.

- Kế toán tài khoản này được hạch toán chi tiết theo cơ quan có thẩm quyền và các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết

+ Mã KBNN.



2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản chi NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp hoàn trả khoản thu NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán hoặc chuyển số tạm ứng, chi NSNN năm trước sang tạm ứng, chi NSNN năm nay, ...).

- Phản ánh các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kết chuyển sang tài khoản thu NSNN.

Bên Có:

- Phản ánh các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền.

- Phản ánh các khoản tạm ứng, chi NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kết chuyển sang tài khoản chi NSNN.

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng, chi NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền chưa kết chuyển sang tài khoản chi NSNN.



Số dư Có:

Phản ánh các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền chưa kết chuyển sang tài khoản thu NSNN.



Tài khoản 3520 - Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 3521 - Phải trả theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước

  2. Tài khoản 3522 - Phải trả theo kiến nghị của Thanh tra Tài chính

  3. Tài khoản 3523 - Phải trả theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ

(4) Tài khoản 3529 - Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền khác

Lưu ý: Nhóm tài khoản 3520 được kết hợp với mã CTMT, DA là mã chi tiết các khoản phải thu theo kiến nghị của cấp có thẩm quyền, cụ thể các mã như sau:

STT



Tên mã kinh phí phải trả



93001

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ia



93002

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib



93003

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II



93004

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III



93005

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV



93006

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V



93007

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII



93008

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII



93009

Kiểm toán khu vực I



93010

Kiểm toán khu vực II



93011

Kiểm toán khu vực III



93012

Kiểm toán khu vực IV



93013

Kiểm toán khu vực V



93014

Kiểm toán khu vực VI



93015

Kiểm toán khu vực VII



93016

Kiểm toán khu vực VIII



93017

Kiểm toán khu vực IX



93018

Kiểm toán khu vực X



93019

Kiểm toán khu vực XI



93020

Kiểm toán khu vực XII



93021

Kiểm toán khu vực XIII



93022

Các đơn vị tham mưu thuộc Kiểm toán Nhà nước (Khác)



93999

Cơ quan có thẩm quyền khác

3. Tài khoản 3550 - Phải trả về thu của năm sau

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản ứng trước thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới năm sau (chưa được ghi vào thu NSNN năm nay).



3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã tổ chức ngân sách)

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã KBNN.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới năm nay.



3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau được chuyển sang thu bổ sung cân đối NSNN năm nay.

- Các khoản điều chỉnh giảm về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.

Bên Có:

Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.



Số dư Có:

Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau chưa được chuyển sang thu chuyển giao các cấp ngân sách năm nay.



Tài khoản 3550 – Phải trả về thu của năm sau có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3551 - Phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.

(2) Tài khoản 3559 - Phải trả về thu khác của năm sau.

4. Tài khoản 3580 - Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu NSNN của cơ quan Thuế, Hải quan và cơ quan khác nhưng chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.



4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Không hạch toán vào tài khoản này các khoản thu NSNN đã đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

- Kế toán các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã KBNN.

- Các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN do cơ quan thu quản lý được hạch toán tại Chương trình TCS, sau đó giao diện sang Chương trình TABMIS - GL.



4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số đã thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN đã được chuyển vào thu NSNN.



Bên Có:

Phản ánh số đã thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.



Số dư Có:

Phản ánh số đã thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN chưa được chuyển vào thu NSNN.



Tài khoản 3580 - Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN có 3 tài khoản cấp 2 sau:

(1) Tài khoản 3581 - Chờ xử lý các khoản thu của cơ quan Thuế: Tài khoản này phản ánh các khoản thu do cơ quan Thuế quản lý nhưng chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

(2) Tài khoản 3582 - Chờ xử lý các khoản thu của cơ quan Hải quan: Tài khoản này phản ánh các khoản thu do cơ quan Hải quan quản lý nhưng chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.

(3) Tài khoản 3589 - Chờ xử lý các khoản thu của cơ quan khác: Tài khoản này phản ánh các khoản thu do cơ quan khác quản lý nhưng chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN.



5. Tài khoản 3590 - Các khoản tạm thu khác

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản tạm thu khác chưa xác định được nghĩa vụ nộp ngân sách (không thuộc các khoản thu đã phản ánh trên tài khoản 3510 và tài khoản 3550).



5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản đã đủ điều kiện nộp vào thu NSNN theo chế độ hiện hành.

- Kế toán các khoản tạm thu khác được kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã nội dung kinh tế (nếu có)

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.

5.1. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm thu khác chuyển sang thu NSNN hoặc xử lý theo quy định hiện hành.

- Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm về các khoản thu khác.

Bên Có:

Phản ánh các khoản tạm thu khác.



Số dư Có:

Phản ánh các khoản tạm thu khác chưa được chuyển sang thu NSNN hoặc chưa xử lý.



Tài khoản 3590 - Các khoản tạm thu khác có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3591 - Các khoản tạm thu khác.



IV. NHÓM 36 - PHẢI TRẢ NỢ VAY

1. Tài khoản 3610 - Phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số còn phải trả về các khoản nợ vay cá nhân, các tổ chức tài chính, tín dụng,…trong nước và nước ngoài của NSNN thời hạn dưới một năm.



1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này phản ánh số nợ vay của NSNN. Khi thanh toán trả nợ gốc ghi giảm tài khoản phải trả nợ vay, thanh toán trả lãi vay hạch toán vào tài khoản chi ngân sách (TK 8941).

- Kế toán theo dõi chi tiết đợt phát hành trái phiếu, công trái tại phân đoạn Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết theo Phụ lục III.8 kèm theo Thông tư 08/TT-BTC ngày 10/01/2013 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS). Áp dụng với khoản vay, trả nợ (gốc, lãi) trái phiếu, công trái bán lẻ qua hệ thống KBNN; Trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh hoán đổi (phản ánh qua TK 1399); Đối với trái phiếu địa phương (từ mã 90501 đến 90999), do KBNN tỉnh quy định cho từng đợt phát hành trái phiếu địa phương và các khoản vay khác của ngân sách địa phương sau khi thống nhất với cơ quan tài chính.

- Kế toán phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái - nếu có)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (nếu có).



1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số đã trả nợ gốc tiền vay.

- Phản ánh số trả nợ trước hạn gốc tiền vay.

- Phản ánh số nợ gốc tiền vay chuyển sang nợ quá hạn.



Bên Có:

- Phản ánh số tiền vay từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.



Số dư Có:

- Phản ánh số tiền gốc vay chưa thanh toán.



Tài khoản 3610 - Phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3611 - Vay ngắn hạn trong nước



Tài khoản 3611 - Vay ngắn hạn trong nước có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 3613 - Vay tạm ứng tồn ngân kho bạc: Tài khoản phản ánh khoản vay ngắn hạn dưới hình thức tạm ứng tồn ngân của KBNN cho NSNN.

+ Tài khoản 3619 - Vay ngắn hạn trong nước khác: Tài khoản phản ánh các khoản vay ngắn hạn trong nước khác của NSNN.

(2) Tài khoản 3621 - Vay ngắn hạn nước ngoài: Tài khoản này phản ánh các khoản vay ngắn hạn nước ngoài của NSNN.



2. Tài khoản 3630 - Phải trả nợ vay dài hạn của NSNN

2.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của NSNN có thời hạn từ một năm trở lên.



2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ số nợ vay gốc theo các chứng từ vay liên quan đến khoản đã nhận nợ. Khi thanh toán trả Nợ gốc ghi giảm tài khoản phải trả nợ vay, thanh toán trả lãi vay hạch toán vào tài khoản chi ngân sách (TK 8941).

- Kế toán theo dõi chi tiết đợt phát hành trái phiếu, công trái tại phân đoạn Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết theo Phụ lục số III.8 kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS). Áp dụng với khoản vay, trả nợ (gốc, lãi) trái phiếu, công trái bán lẻ qua hệ thống KBNN; Trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh hoán đổi (phản ánh qua TK 1399); Đối với trái phiếu địa phương (từ mã 90501 đến 90999), do KBNN tỉnh quy định cho từng đợt phát hành trái phiếu địa phương và các khoản vay khác của ngân sách địa phương sau khi thống nhất với cơ quan tài chính.

- Kế toán phải trả nợ vay dài hạn của NSNN được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái - nếu có)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (nếu có).



2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số đã trả nợ gốc tiền vay.

- Phản ánh số trả nợ trước hạn gốc tiền vay.

- Phản ánh số nợ gốc tiền vay chuyển sang nợ quá hạn.



Bên Có:

Phản ánh số tiền vay dài hạn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.



Số dư Có:

Phản ánh số tiền vay dài hạn chưa thanh toán.



Tài khoản 3630 - Phải trả nợ vay dài hạn của NSNN có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3631 - Vay dài hạn trong nước: Phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số tiền vay dài hạn trong nước của Ngân sách nhà nước chưa thanh toán, về phát hành trái phiếu bán lẻ, trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh, vay trong nước khác.



Tài khoản 3631 - vay dài hạn trong nước có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn trong nước chưa đến thời hạn thanh toán gốc (trừ vay tạm ứng tồn ngân KBNN).

+ Tài khoản 3634 - Vay dài hạn tạm ứng tồn ngân kho bạc: Tài khoản này phản ánh các khoản vay dưới hình thức tạm ứng tồn ngân kho bạc cho NSNN để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi NSNN chưa tập trung kịp nguồn thu (đối với NSTW), để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản theo Khoản 3 Điều 8 - Luật Ngân sách Nhà nước (đối với NSĐP).

+ Tài khoản 3636 - Vay dài hạn trong nước quá hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn trong nước đã đến thời hạn thanh toán nhưng chủ sở hữu chưa đến làm thủ tục thanh toán và không được phát hành chuyển sổ sang kỳ hạn mới.

(2) Tài khoản 3641 - Vay dài hạn nước ngoài: Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số tiền vay dài hạn nước ngoài của Ngân sách nhà nước chưa thanh toán, về vay các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế; các Chính phủ và tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài; phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế;...các tổ chức nước ngoài khác.

Tài khoản 3641 - Vay dài hạn nước ngoài có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 3643 - Vay dài hạn nước ngoài trong hạn. Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn nước ngoài chưa đến thời hạn thanh toán gốc.

+ Tài khoản 3646 - Vay dài hạn nước ngoài quá hạn. Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn nước ngoài đã đến thời hạn thanh toán nhưng chưa được thanh toán.

3. Tài khoản 3650 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ

3.1 Mục đích

Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản tiền vay nước ngoài đã nhận nợ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng chưa được chuyển về tài khoản của KBNN hoặc cấp phát trực tiếp cho các đơn vị, dự án (ghi nhận trách nhiệm nợ của Chính phủ với các khoản vay nước ngoài).

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán tài khoản này khi có căn cứ về các khoản vay nợ, nhưng chưa có chứng từ về việc tiền đã chuyển về tài khoản của KBNN hoặc đã được cấp phát cho các đơn vị, dự án.

- Tài khoản này được sử dụng để hạch toán các khoản vay nước ngoài về hỗ trợ ngân sách; vay về cấp phát cho dự án; vay về cho vay lại đã được nhà tài trợ thông báo giải ngân (chuyển tiền) về tài khoản cho đối tượng được hưởng.

- Đối với vay nước ngoài cho dự án: Hạch toán vào tài khoản này đối với các khoản vay nước ngoài thực hiện qua tài khoản tạm ứng/Tài khoản đặc biệt.

Kế toán Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (nếu có).

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số tiền vay đã được chuyển về tài khoản của KBNN, của dự án (ghi thu ghi chi lần cuối đối với TK tạm ứng/TK đặc biệt), của đối tượng cho vay lại.

- Các khoản ghi giảm phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ khác (nếu có)

Bên Có:

- Phản ánh số nợ vay khi nhận được thông báo giải ngân của nhà tài trợ về khoản tiền cho vay hỗ trợ ngân sách, cấp phát dự án, cho vay lại cho đối tượng được hưởng.

- Các khoản ghi tăng phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ khác (nếu có)

Số dư Có:

Phản ánh khoản nợ vay đã giải ngân nhưng chưa chuyển về tài khoản của đối tượng được hưởng.



Tài khoản 3650 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3652 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài cho dự án đã được nhận nợ.



V. NHÓM 37 - PHẢI TRẢ TIỀN GỬI CỦA CÁC ĐƠN VỊ

1. Tài khoản 3710 - Tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản tiền gửi được NSNN cấp kinh phí, các nguồn tiền không có nguồn gốc hình thành từ ngân sách của đơn vị HCSN nhưng chưa thanh toán trực tiếp được đến các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc khoản tiền gửi có nguồn gốc từ phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại đơn vị hoặc có nguồn gốc khác. Ngoài ra, tài khoản này còn phản ánh việc hình thành và sử dụng các nguồn thu nhập khác của đơn vị hành chính sự nghiệp.



1.2. Nguyên tắc hạch toán

- KBNN không thực hiện kiểm soát chi đối với tài khoản tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp, mà chỉ thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi (trừ trường hợp có quy định khác).

- Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đơn vị.

Kế toán tiền gửi đơn vị hành chính sự nghiệp kết hợp với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách (nếu có)

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.



1.3 Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp rút ra để sử dụng.



Bên Có:

Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp gửi vào KBNN.



Số dư Có:

Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp còn gửi ở KBNN.



Tài khoản 3710 - Tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 3711 - Tiền gửi dự toán

Tài khoản này phản ánh các khoản tiền gửi của các đơn vị được NSNN cấp kinh phí (bằng Lệnh chi tiền hoặc do đơn vị cấp trên cấp kinh phí) nhưng chưa thanh toán trực tiếp được đến các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Tài khoản này được hạch toán theo mã cấp ngân sách của cấp ngân sách cấp kinh phí.

  1. Tài khoản 3712 - Tiền gửi thu phí, lệ phí và thu sự nghiệp khác

Tài khoản này được mở cho các đơn vị hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập hoặc mở cho các đơn vị sử dụng NSNN có nguồn thu sự nghiệp khác để quản lý và theo dõi việc thu và sử dụng các khoản tiền gửi có nguồn gốc từ phí, lệ phí thuộc NSNN, thu sự nghiệp khác được để lại đơn vị. Tài khoản này được hạch toán theo mã cấp ngân sách của cấp ngân sách cấp kinh phí. Căn cứ dự toán thu, chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ chứng từ có liên quan đến các khoản chi (quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu, trường hợp các khoản thanh toán theo hợp đồng phải gửi hợp đồng, thanh toán theo dự toán phải gửi dự toán chi phí được duyệt…), chấp hành đúng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ quy định.

  1. Tài khoản 3713 - Tiền gửi khác

Tài khoản này phản ánh khoản tiền gửi có nguồn gốc khác (không do NSNN cấp) của đơn vị hành chính, sự nghiệp. Tài khoản này không theo dõi mã cấp ngân sách.

2. Tài khoản 3720 - Tiền gửi của xã

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có các khoản tiền gửi của xã như tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, tiền gửi quỹ công chuyên dùng của xã và các khoản tiền gửi khác.



2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Đối với tài khoản tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý: Kế toán KBNN thực hiện hạch toán chi trả thanh toán trên cơ sở chứng từ do bộ phận KSC KBNN đã kiểm soát và xác nhận.

- Đối với các tài khoản tiền gửi còn lại, kế toán KBNN kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và thanh toán cho đơn vị theo quy định.

- Kế toán tiền gửi của các xã phải kết hợp với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của xã

+ Mã KBNN.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền gửi xã đã rút ra để sử dụng.



Bên Có:

Phản ánh số tiền xã gửi vào KBNN.



Số dư Có:

Phản ánh số tiền xã còn gửi tại KBNN.



Tài khoản 3720 - Tiền gửi các xã có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3721 - Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý: Tài khoản này phản ánh sự tăng giảm về vốn đầu tư do xã quản lý gửi tại tài khoản tiền gửi tại KB.

(2) Tài khoản 3722 - Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng: Tài khoản này dùng để phản ánh tiền gửi của xã do người dân trong xã đóng góp, do NSNN cấp hoặc từ các nguồn khác phục vụ cho những mục đích nhất định như an ninh, vệ sinh môi trường…của xã.

(3) Tài khoản 3723 - Tiền gửi khác: Tài khoản này phản ánh các khoản tiền khác của xã gửi tại KBNN.



3. Tài khoản 3730 - Tiền gửi của dự án

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có các khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án được NSNN cấp kinh phí, hoặc được các tổ chức, đơn vị khác tài trợ, viện trợ.



3.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán KBNN thực hiện hạch toán chi trả thanh toán từ tài khoản này trên cơ sở chứng từ do bộ phận KSC KBNN đã kiểm soát và xác nhận.

Đối với tài khoản tiền gửi chi phí BQL dự án: Chủ đầu tư, BQL dự án quản lý nhiều dự án được mở 1 tài khoản chi phí quản lý dự án chung tại KBNN để tiếp nhận và thanh toán chi phí quản lý dự án của tất cả các dự án được giao quản lý.

Kế toán tiền gửi của các dự án phải kết hợp với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã dự án, BQL dự án hoặc chủ đầu tư

+ Mã KBNN.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các dự án đã rút ra để sử dụng



Bên Có:

Phản ánh số tiền của các dự án gửi tại KBNN



Số dư Có:

Phản ánh số tiền của các dự án còn lại gửi tại KBNN.



Tài khoản 3730 - Tiền gửi của dự án có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3731 - Tiền gửi chi phí Ban quản lý dự án: Tài khoản này kiểm soát, thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước (Hiện tại, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước) và các văn bản hướng dẫn của KBNN.



4. Tài khoản 3740 - Tiền gửi có mục đích

4.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có của các khoản tiền gửi có mục đích sử dụng nhất định phục vụ nhu cầu ngân sách và tiền gửi chuyên thu của các tổ chức, đơn vị như chuyên thu của BHXH, chuyên thu của công ty Bảo Minh...

Trường hợp tài khoản tiền gửi có mục đích cho công tác đầu tư XDCB, việc kiểm soát và hạch toán theo quy định hiện hành đối với đầu tư XDCB. Đối với tài khoản tiền gửi của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng, KBNN không kiểm soát, chỉ căn cứ vào tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ và thanh toán theo đề nghị của đơn vị.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Trường hợp đơn vị mở Tài khoản tiền gửi có mục đích chưa được cấp mã đơn vị sử dụng ngân sách thì KBNN nơi giao dịch sẽ cấp mã đầu 9 (N1=9) để mở tài khoản chi tiết cho đơn vị.

- Kế toán tiền gửi có mục đích phải kết hợp với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ


+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết

+ Mã KBNN.

4.3. Nội dung kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức rút ra để sử dụng từ tiền gửi có mục đích.



Bên Có:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức gửi vào tiền gửi có mục đích.



Số dư Có:

Phản ánh số tiền gửi có mục đích còn lại tại KBNN.



Tài khoản 3740 - Tiền gửi có mục đích có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3741 - Tiền gửi có mục đích.



Lưu ý:

- Tài khoản 3741 - Tiền gửi có mục đích được hạch toán theo dõi chi tiết từng nguồn phải thu, phải trả tại phân đoạn mã CTMT, DA với ký hiệu các mã chi tiết quy định tại Phụ lục III.10 của Thông tư số 08/2003/TT-BTC ngày 10/01/2013) về việc Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

- Đối với mã chi tiết phải thu phải trả theo dõi nguồn vốn đầu tư của BHXH, thống nhất sử dụng mã 92023 - Nguồn vốn đầu tư từ BHXH Việt Nam (không sử dụng mã 92022 - Nguồn vốn đầu tư của BHXH Việt Nam).

5. Tài khoản 3750 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân

5.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có của các khoản tiền gửi của các cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội - nghề nghiệp và các đơn vị khác được phép mở tài khoản tại KBNN.



5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân mở ra cho các tổ chức cá nhân không phải là đối tượng thụ hưởng ngân sách, tuy nhiên trường hợp đơn vị mở tài khoản đã được cấp Mã đơn vị có quan hệ với ngân sáchthì kế toán KBNN sẽ sử dụng mã đó trong hạch toán, trường hợp đơn vị mở tài khoản chưa được cấp mã ĐVQHNS thì kế toán trưởng KBNN cấp mã đầu 9 (giá trị N1= 9) để mở tài khoản chi tiết cho các tổ chức, cá nhân.

- Kế toán tiền gửi của các tổ chức cá nhân phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.



5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các tổ chức, cá nhân rút ra để sử dụng



Bên Có:

Phản ánh số tiền các tổ chức, cá nhân gửi vào KBNN



Số dư Có:

Phản ánh số tiền các tổ chức, cá nhân còn gửi tại KBNN.



Tài khoản 3750 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3751 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.



6. Tài khoản 3760 - Tiền gửi của các quỹ

6.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có của các quỹ gửi tại KBNN theo quy định của pháp luật như quỹ hoàn thuế GTGT, quỹ hỗ trợ xuất khẩu...



6.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản tiền gửi của các quỹ mở tại KBNN không phải mở cho đối tượng là đơn vị thụ hưởng ngân sách cụ thể, nhưng kế toán KBNN vẫn phải kết hợp đoạn Mã đơn vị có quan hệ với ngân sáchđể theo dõi đơn vị mở tài khoản tại KBNN. Trường hợp đơn vị quản lý quỹ đã được cấp mã ĐVQHNS thì sử dụng mã đó trong hạch toán, trường hợp đơn vị quản lý quỹ chưa được cấp mã ĐVQHNS thì KBNN sẽ cấp mã đầu 9 ( giá trị N1= 9) để mở tài khoản chi tiết cho đơn vị . Tài khoản này khi hạch toán phải chi tiết đoạn mã hạch toán theo các quỹ (theo danh mục quy định), căn cứ quy định mã hạch toán cho từng loại quỹ để hạch toán chi tiết. Trường hợp các quỹ thuộc NSĐP chưa có mã quỹ riêng trong bảng mã, không có yêu cầu quản lý và tổng hợp số liệu toàn quốc thì sử dụng mã quỹ khác.

- Kế toán tiền gửi các quỹ phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết

+ Mã KBNN.

6.3. Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền rút ra sử dụng từ các quỹ gửi tại KBNN.



Bên Có:

Phản ánh số tiền gửi vào các quỹ gửi tại KBNN.



Số dư Có:

Phản ánh số tiền còn lại của các quỹ gửi tại KBNN.



Tài khoản 3760 - Tiền gửi của các quỹ có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3761 - Tiền gửi của các quỹ.



Lưu ý:

- Tài khoản này theo dõi chi tiết từng loại quỹ trên phân đoạn mã CTMT, DA, các mã chi tiết được quy định tại Phụ lục III.9 - Danh mục mã quỹ tài chính Thông tư số 08/2003/TT-BTC ngày 10/01/2013) và bổ sung các mã quỹ sau:

STT



Tên quỹ



91059

Quỹ vì trường sa thân yêu



91060

Quỹ mái ấm tình thương



91061

Quỹ việc làm dành cho người tàn tật



91062

Quỹ vòng tay nhân ái



91999

Các quỹ tài chính khác

- Đối với mã chi tiết quỹ tài chính theo dõi Quỹ đầu tư phát triển địa phương, thống nhất sử dụng mã 91044 - Quỹ đầu tư phát triển địa phương (không sử dụng mã 91051 - Quỹ ĐT PT địa phương).

7. Tài khoản 3770 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị

7.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị như tiền gửi của các đơn vị thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng, Ban Cơ yếu chính phủ, Văn phòng TW Đảng, Học viện chính trị quốc gia, Chương trình an ninh miền đông hải đảo, tiền gửi đặc biệt của Bộ Tài chính,…



7.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán tiền gửi đặc biệt của các đơn vị không kết hợp với mã ĐVQHNS đã được cấp đến từng đơn vị thụ hưởng ngân sách cụ thể mà kế toán sử dụng mã đầu 9 (giá trị N1=9) trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách để mở tài khoản chi tiết cho các đơn vị đó.

- Kế toán tiền gửi đặc biệt của các đơn vị phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.



7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số tiền các đơn vị rút ra từ tài khoản tiền gửi đặc biệt để sử dụng.



Bên Có:

- Phản ánh số tiền các đơn vị gửi vào tài khoản tiền gửi đặc biệt tại KBNN.



Số dư Có:

  • Phản ánh số tiền các đơn vị còn gửi tại tài khoản tiền gửi tại KBNN.

Tài khoản 3770 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3771 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.



8. Tài khoản 3780 - Tiền gửi kinh phí uỷ quyền của các đơn vị

8.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có về tiền gửi kinh phí uỷ quyền của đơn vị KBNN.



8.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán tiền gửi kinh phí uỷ quyền của của các đơn vị kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.

8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền đơn vị được uỷ quyền sử dụng kinh phí rút ra để sử dụng.



Bên Có:

Phản ánh số tiền kinh phí uỷ quyền gửi vào KBNN.



Số dư Có:

Phản ánh số tiền kinh phí uỷ quyền còn gửi tại KBNN.



Tài khoản 3780 - Tiền gửi kinh phí uỷ quyền của các đơn vị có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3781 - Tiền gửi kinh phí uỷ quyền của các đơn vị.



9. Tài khoản 3790 - Tiền gửi của đơn vị khác

9.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có về tiền gửi của các tổ chức, đơn vị khác (không phải là đơn vị sử dụng NSNN) gửi tại KBNN.



9.2. Nguyên tắc hạch toán

- Các đơn vị khác không có Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách với tư cách là đơn vị thụ hưởng ngân sách, các KBNN sẽ cấp mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đầu 9 (giá trị N1=9) để mở tài khoản và kế toán chi tiết cho các đơn vị này.

- Kế toán tiền gửi của các đơn vị khác kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.



9.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức rút ra để sử dụng.



Bên Có:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức gửi vào KBNN.



Số dư Có:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức còn gửi tại KBNN.



Tài khoản 3790 - Tiền gửi của đơn vị khác có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 3791 - Tiền gửi của đơn vị khác.



VI. NHÓM 38 – THANH TOÁN GIỮA CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1. Tài khoản 3810 – Thanh toán vốn

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán vốn và điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa KBNN cấp trên và KBNN cấp dưới.



1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tại một đơn vị Kho bạc, tài khoản thanh toán vốn chỉ có một số dư hoặc dư Nợ, hoặc dư Có; tài khoản thanh toán vốn toàn địa bàn (tỉnh, toàn quốc) phải để số dư cả hai vế, không được bù trừ.

- Kế toán chi tiết theo từng đơn vị KBNN và mã địa bàn hành chính. Một số trường hợp cụ thể như sau:

+ Địa bàn hành chính tương ứng với KBNN trung ương có giá trị là 1 “toàn quốc”.

+Trường hợp tại một huyện, quận có 2 đơn vị KBNN, mã địa bàn tương ứng với KBNN quận, huyện là mã huyện; mã địa bàn tương ứng với KBNN khác trong quận, huyện là mã phường, xã nơi KBNN có trụ sở.

- Kế toán tiền gửi của các đơn vị khác kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã địa bàn hành chính: Mã địa bàn hành chính tương ứng với KBNN có quan hệ thanh toán

+ Mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán vốn và điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa KBNN cấp trên và KBNN cấp dưới.



Bên Nợ:

+ Phản ánh số vốn điều chuyển đi.

+ Điều chỉnh tăng tỷ giá vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ.

+ Điều chỉnh giảm tỷ giá vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ.

+ Kết chuyển LKB số thanh toán LKB nội, ngoại tỉnh hoặc thanh toán tập trung.

Bên Có:

+ Phản ánh số vốn điều chuyển đến.

+ Điều chỉnh tăng tỷ giá vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ.

+ Điều chỉnh giảm tỷ giá vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ.

+ Kết chuyển số thanh toán LKB nội, ngoại tỉnh hoặc thanh toán tập trung.

Số dư Nợ:

Phản ánh số vốn điều chuyển đi chưa được quyết toán.



Số dư Có:

Phản ánh số vốn nhận được chưa quyết toán.



Tài khoản 3810 – Thanh toán vốn có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3811 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN Trung ương và các KBNN tỉnh.

Tài khoản 3811 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 3813 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN TW và các KBNN tỉnh năm nay.



Tài khoản 3813 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 3814 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay bằng ngoại tệ.

• Tài khoản 3815 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay bằng đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 3816 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN Trung ương và các KBNN tỉnh năm trước.



Tài khoản 3816 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 3817 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng ngoại tệ.

• Tài khoản 3818 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng đồng Việt Nam.

(2) Tài khoản 3821 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và các KBNN quận huyện.

Tài khoản 3821- Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 3823 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm nay: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và các KBNN quận huyện năm nay.

Tài khoản 3823 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm nay có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 3824 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay bằng ngoại tệ.

• Tài khoản 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm nay bằng đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 3826 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm trước: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và các KBNN quận huyện năm trước.



Tài khoản 3826 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm trước có 2 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 3827 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước bằng ngoại tệ.

• Tài khoản 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm trước bằng đồng Việt Nam.

2. Tài khoản 3830 – Thanh toán tập trung

2.1. Mục đích

- Tài khoản này mở tại Trung tâm thanh toán KBNN và các đơn vị KBNN, dùng để theo dõi các khoản thanh toán Liên kho bạc trong trường hợp thực hiện thanh toán tập trung.

- Tại Trung tâm thanh toán KBNN, tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn vị KBNN tham gia thanh toán tập trung (theo dõi chi tiết tương ứng theo mã địa bàn trong hệ thống tổ hợp các đoạn mã.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ áp dụng cho thanh toán bù trừ tập trung trong giai đoạn TABMIS đã vận hành hệ thống thanh toán tập trung.

- Trong giai đoạn chuyển đổi không áp dụng tài khoản này.

- Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã địa bàn hành chính: Kết hợp giá trị mã địa bàn hành chính tương ứng với KBNN nơi nhận lệnh thanh toán.

+ Mã KBNN.

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản phải thu đối với đơn vị KBNN khác trong thanh toán tập trung.

- Tất toán tài khoản thanh toán tập trung (số phải trả lớn hơn số phải thu của từng đơn vị KBNN).

Bên Có:

- Phản ánh các khoản phải trả đơn vị KBNN khác trong thanh toán tập trung.

- Tất toán tài khoản thanh toán tập trung (số phải thu lớn hơn số phải trả của từng đơn vị KBNN).

Số dư Nợ:

Phản ánh số phải thu các đơn vị KBNN trong thanh toán tập trung.



Số dư Có:

Phản ánh số phải trả các đơn vị KBNN trong thanh toán tập trung.



Tài khoản 3830 - Thanh toán tập trung có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3831 - Lệnh chuyển Nợ.

(2) Tài khoản 3832 - Lệnh chuyển Có.

3. Tài khoản 3840 – Sai lầm trong thanh toán tập trung

3.1. Mục đích

Tài khoản này mở tại Trung tâm thanh toán KBNN và các đơn vị KBNN, phản ánh các khoản sai lầm trong quan hệ thanh toán tập trung.



3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ áp dụng cho thanh toán bù trừ tập trung trong giai đoạn TABMIS đã vận hành hệ thống thanh toán tập trung.

- Trong giai đoạn chuyển đổi không áp dụng tài khoản này.

- Tài khoản này kết hợp với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã địa bàn hành chính: giá trị mã địa bàn hành chính tương ứng với KBNN nơi nhận lệnh thanh toán.

+ Mã KBNN.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung.

- Tất toán các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.

Bên Có:

- Phản ánh các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.

- Tất toán các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung.

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản còn sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung.



Số dư Có:

Phản ánh các khoản còn sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.



Tài khoản 3840 sai lầm trong thanh toán tập trung có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3841 - Lệnh chuyển Nợ.

(2) Tài khoản 3842 - Lệnh chuyển Có.



tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương