Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN


Tài khoản 1310 – Tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý



tải về 1.34 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.34 Mb.
#2211
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1. Tài khoản 1310 – Tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý

1.1. Mục đích

Tài khoản dùng để phản ánh các khoản vốn bằng tiền thiếu, giá trị tài sản thiếu và các khoản tổn thất chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý.



1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Mọi trường hợp phát hiện các khoản vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể.

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này trường hợp vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý.

- Kế toán tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử l‎ý phải kết hợp mã tài khoản kế toán với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.



1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý;

- Phản ánh tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chờ xử lý.

Bên Có:

Kết chuyển các khoản vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác đã xác định được nguyên nhân vào các tài khoản liên quan theo quyết định xử lý.



Số dư Nợ:

Số vốn bằng tiền thiếu, giá trị tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.



Tài khoản 1310 - Tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1311 - Các khoản vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý: Phản ánh các khoản vốn bằng tiền thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý và tình hình xử lý khoản tiền thiếu đó;

(2) Tài khoản 1319 - Tài sản thiếu và tổn thất khác chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu các các khoản tổn thất chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý và tình hình xử lý tài sản thiếu các các khoản tổn thất khác đó.

2. Tài khoản 1320 - Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh



2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu về số ngoại tệ đã thanh toán hộ cho các dự án do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính bảo lãnh nhưng đến hạn trả nợ vẫn chưa thanh toán được nợ cho phía nước ngoài.



2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết và theo dõi thanh toán theo từng lần bảo lãnh (theo số hợp đồng ứng vốn);

- Kế toán các khoản phải thu từ các khoản thanh toán bảo lãnh bằng ngoại tệ phải được hạch toán chi tiết theo nguyên tệ, đồng thời phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thống nhất do Bộ Tài chính quy định;

- Kế toán chi tiết các khoản phải thu từ thanh toán bảo lãnh phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã số của đơn vị được bảo lãnh.

+ Mã KBNN.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số ngoại tệ đã thanh toán cho phía nước ngoài hộ cho các dự án.



Bên Có:

- Phản ánh số ngoại tệ thu hồi được từ các dự án khi đến hạn.

- Phản ánh số chi ngân sách đối với khoản ngoại tệ đã thanh toán hộ cho dự án trong trường hợp dự án không thể trả được nợ, phải làm thủ tục xóa nợ (Nếu có).

Số dư Nợ:

Phản ánh số ngoại tệ đã thanh toán hộ các dự án chưa thu hồi được.



Tài khoản 1320 – Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 1321 - Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh: Dùng để phản ánh các khoản phải thu về số ngoại tệ đã thanh toán hộ cho các dự án do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính bảo lãnh nhưng đến hạn trả nợ vẫn chưa thanh toán được nợ cho phía nước ngoài.

3. Tài khoản 1330 – Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ KBNN như: Lãi cho vay các chương trình mục tiêu, phí thanh toán bằng ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, phải thu từ hoạt động mua bán ngoại tệ và các khoản phải thu khác,...



3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN phải được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu theo từng khoản phải thu, từng nội dung phải thu và từng lần thanh toán.

- Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN.



3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản nợ phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc phát sinh trong kỳ.



Bên Có:

Phản ánh số tiền đã thu được từ các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc.



Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản nợ phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc chưa thu được tiền.



Tài khoản 1330 – Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN có 5 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1331 - Phải thu lãi cho vay: Dùng để theo dõi và phản ánh khoản lãi cho vay phải thu từ hoạt động cho vay của KBNN;

(2) Tài khoản 1332 - Phải thu phí thanh toán bằng ngoại tệ: Dùng để theo dõi và phản ánh khoản phí phải thu từ việc thanh toán bằng ngoại tệ;

(3) Tài khoản 1333 - Phải thu về thanh toán mua ngoại tệ: Dùng để theo dõi và phản ánh các khoản tiền đã được chi trả để mua ngoại tệ nhưng chưa nhận được ngoại tệ;

(4) Tài khoản 1334 - Phải thu về thanh toán bán ngoại tệ: Dùng để theo dõi và phản ánh các khoản tiền bằng ngoại tệ đã được xuất bán nhưng chưa nhận được tiền Việt Nam;

(5) Tài khoản 1339 - Các khoản phải thu khác từ hoạt động nghiệp vụ KBNN: Dùng để phản ánh và theo dõi các khoản phải thu khác ngoài các khoản đã nêu trên trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc và tình hình thu hồi các khoản phải thu đó của đơn vị.

4. Tài khoản 1340 - Phải thu về tiền vay đã được nhận nợ

4.1. Mục đích

Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản tiền vay nước ngoài đã nhận nợ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng chưa được chuyển về tài khoản của KBNN hoặc cấp phát trực tiếp cho các dự án (ghi nhận trách nhiệm nợ của Chính phủ với các khoản vay nước ngoài).



4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán tài khoản này khi có căn cứ về các khoản vay nợ, nhưng chưa có chứng từ về việc tiền đã chuyển về tài khoản của KBNN hoặc đã được cấp phát cho các đơn vị, dự án.

- Tài khoản này được sử dụng để hạch toán các khoản vay nước ngoài về hỗ trợ ngân sách; vay về cấp phát cho dự án; vay về cho vay lại đã được nhà tài trợ thông báo giải ngân (chuyển tiền) về tài khoản cho đối tượng được hưởng.

- Không hạch toán vào tài khoản này các khoản vay nước ngoài không qua tài khoản đặc biệt.

Kế toán phải thu về tiền vay đã được nhận nợ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã KBNN



4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số nợ vay khi nhận được thông báo giải ngân của nhà tài trợ về khoản tiền cho vay hỗ trợ ngân sách, cấp phát dự án, cho vay lại cho đối tượng được hưởng.



Bên Có:

Phản ánh số tiền vay đã được chuyển về tài khoản của KBNN, của dự án, của đối tượng cho vay lại.



Số dư Nợ:

Phản ánh khoản nợ vay đã giải ngân nhưng chưa chuyển về tài khoản của đối tượng được hưởng.



Tài khoản 1340 – Phải thu về tiền vay đã được nhận nợ có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1341 – Phải thu về tiền vay hỗ trợ NS đã được nhận nợ.

(2) Tài khoản 1342 – Phải thu về tiền vay cho dự án đã được nhận nợ.

(3) Tài khoản 1343 – Phải thu về tiền vay cho vay lại đã được nhận nợ.

(4) Tài khoản 1349 – Phải thu về tiền vay khác đã được nhận nợ.

5. Tài khoản 1350 – Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Tài khoản 1350 – Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

5.1. Tài khoản 1351 - Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh, theo dõi các khoản phải thu của các đơn vị, cá nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tình hình thanh toán, thu hồi các khoản phải thu.



Nguyên tắc hạch toán

- Các khoản phải thu được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, số đã thu, số còn phải thu của tổ chức, cá nhân theo quy định của nhà nước hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Kế toán chi tiết tài khoản các khoản phải thu phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã đơn vị có các khoản thanh toán phải thu hồi;

+ Mã KBNN.



Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu theo quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.



Bên Có:

Phản ánh số tiền đã thu theo quy định hoặc quyết định.



Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu theo quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền còn phải thu.



5.2. Tài khoản 1352 - Phải thu từ Quỹ dự trữ tài chính

Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tình hình thanh toán, thu hồi các khoản phải thu.



Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán tài khoản này phải căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Tài chính, đối với trường hợp tạm ứng Quỹ dự trữ của trung ương; Chủ tịch UBND tỉnh, đối với trường hợp tạm ứng Quỹ dự trữ của địa phương), được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu (tổ chức, đơn vị) và kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN

- Các khoản tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ (nếu có) được hạch toán theo từng loại ngoại tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ tài chính công bố hàng tháng.

- Tài khoản này cuối năm không còn số dư.

Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính trong năm.



Bên Có:

Phản ánh số tiền tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính đã thu hồi trong năm.



Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính chưa thu hồi trong năm.



Tài khoản 1352 - Phải thu từ Quỹ dự trữ tài chính có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

Tài khoản 1353 - Phải thu Quỹ dự trữ tài chính bằng đồng Việt Nam.

Tài khoản 1354 - Phải thu Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ.

6. Tài khoản 1360 - Phải thu về tạm ứng tồn ngân kho bạc



6.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng tồn ngân của KBNN với NSNN (cấp trung ương và cấp tỉnh) theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Tổng giám đốc KBNN.



6.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này các khoản tạm ứng tồn ngân của KBNN cho các cấp ngân sách khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc của Tổng giám đốc KBNN.

- Kế toán chi tiết về tạm ứng tồn ngân Kho bạc cho NSNN phải được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã cấp ngân sách: Cấp ngân sách được tạm ứng tồn ngân.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Giá trị mã tổ chức ngân sách được tạm ứng tồn ngân.

+ Mã KBNN.

6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số đã tạm ứng tồn ngân Kho bạc cho ngân sách các cấp.



Bên Có:

Số thu hồi tạm ứng tồn ngân Kho bạc cho ngân sách các cấp.



Số dư Nợ:

Phản ánh số tạm ứng tồn ngân Kho bạc cho ngân sách các cấp chưa được thu hồi.



Tài khoản 1360 - Phải thu về tạm ứng tồn ngân kho bạc có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1361 - Phải thu về tạm ứng vốn tồn ngân Kho bạc cho ngân sách Nhà nước: Tài khoản này được sử dụng để hạch toán, theo dõi số tạm ứng vốn KBNN cho các cấp ngân sách.

(2) Tài khoản 1369 - Phải thu về tạm ứng tồn ngân khác: Tài khoản này được sử dụng trong trường hợp KBNN tạm ứng vốn KBNN cho các cơ quan, đơn vị.

7. Tài khoản 1370 – Thanh toán quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng



7.1. Mục đích

Tại KBNN tỉnh, thành phố: Tài khoản này được mở tại KBNN tỉnh, thành phố để phản ánh các khoản để thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng và kết chuyển về KBNN trung ương để quyết toán với Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tại KBNN (Sở Giao dịch): Tài khoản này được mở tại KBNN để phản ánh quan hệ thanh toán giữa KBNN trung ương với KBNN các tỉnh, thành phố về số vốn thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc ngân sách trung ương do các KBNN tỉnh, thành phố chuyển về.

7.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tại KBNN (Sở Giao dịch): Kế toán chi tiết mở sổ theo dõi theo từng KBNN tỉnh, thành phố.

- Tại KBNN tỉnh, thành phố: Định kỳ theo quy định, tài khoản này được kết chuyển toàn bộ số dư về KBNN trung ương.

- Kế toán quỹ hoàn thuế GTGT phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đầu 9 của đơn vị KBNN)

+ Mã KBNN.

Tài khoản này theo dõi mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đầu 9 của đơn vị KBNN với mục đích không phải hoàn thiện tên đơn vị trả tiền là đơn vị KBNN khi thực hiện giao diện sang hệ thống thanh toán với ngân hàng (Bù trừ điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán điện tử song phương tập trung).



7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

7.3.1. Tại KBNN tỉnh, thành phố

Bên Nợ:

Phản ánh số hoàn thuế GTGT đã thanh toán cho các đối tượng.



Bên Có:

Phản ánh số thanh toán hoàn thuế GTGT đã được đối chiếu và chuyển về KBNN.



Số dư Nợ:

Phản anh số tiền đã thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng chưa thanh toán với KBNN.



7.3.2. Tại KBNN trung ương

Bên Nợ:

Phản ánh số thanh toán về thuế GTGT do KBNN các tỉnh, thành phố chuyển về.



Bên Có:

Phản ánh số thanh toán hoàn thuế GTGT với Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng.



Số dư Nợ:

Số thanh toán hoàn thuế GTGT chưa được xử lý.



Tài khoản 1370 – thanh toán quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 1371 - Thanh toán quỹ hoàn thuế GTGT:

+ Tại KBNN tỉnh, thành phố: Phản ánh các khoản thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng và kết chuyển về Trung ương để quyết toán với Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng.

+ Tại KBNN Trung ương: Phản ánh quan hệ thanh toán giữa KBNN với KBNN các tỉnh, thành phố về số vốn thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc ngân sách Trung ương do các KBNN tỉnh, thành phố chuyển về.

8. Tài khoản 1380 - Thanh toán gốc vay

8.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ thanh toán về số vay nợ mới, trả nợ gốc vay và số còn phải trả gốc vay của NSNN.



8.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này khi các khoản vay, trả nợ vay đã được phản ánh vào tài khoản Phải trả nợ vay.

- Kế toán thanh toán gốc vay kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã cấp ngân sách

+ Mã tài khoản kế toán

+ Mã KBNN

8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số gốc nợ vay.



Bên Có:

Phản ánh số chi trả nợ gốc tiền vay.



Số dư Nợ:

Phản ánh số gốc nợ vay còn phải thanh toán.

Tài khoản 1380 - Thanh toán gốc vay có 1 tài khoản cấp 2 là: TK 1381 - Thanh toán gốc vay.

9. Tài khoản 1390 - Phải thu trung gian

9.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian được sử dụng để hạch toán kế toán cho một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phù hợp với quy trình xử lý nghiệp vụ của hệ thống TABMIS khi thực hiện hạch toán kế toán trong các trường hợp: nghiệp vụ phát sinh thực hiện qua 2 phân hệ, qua 2 niên độ, nghiệp vụ điều chỉnh số liệu.



9.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản 1390 là tài khoản trung gian phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến một số tài khoản khác. Khi phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế qua tài khoản này không làm thay đổi bản chất kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các tài khoản kế toán liên quan đến nghiệp vụ và các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính định kỳ.

- Tài khoản này được sử dụng để hạch toán cho những nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh mà theo quy trình hệ thống không thể hạch toán trực tiếp vào các tài khoản khác. Theo quy trình hệ thống phải hạch toán qua Tài khoản trung gian 1390, sau đó mới được kết chuyển vào các tài khoản khác có liên quan.

- Hạch toán các nghiệp vụ qua tài khoản trung gian, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (nếu có)

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (Áp dụng khi hạch toán trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh hoán đổi thực hiện qua TK 1399 có kết hợp với mã đợt phát hành trái hoán đổi).

+ Mã KBNN.



9.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Hạch toán đối ứng với tài khoản thu NSNN trong trường hợp điều chỉnh các khoản thu NSNN.

- Hạch toán đối ứng với tài khoản thu NSNN trong trường hợp đã kiểm tra số dư tiền gửi, số dư dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách để nộp thuế.

- Phản ánh số hoàn thuế hộ KBNN khác.

- Phản ánh một số nghiệp vụ khác phải thực hiện qua tài khoản trung gian.

Bên Có:

- Hạch toán đối ứng với tài khoản thu NSNN trong trường hợp điều chỉnh các khoản thu NSNN.

- Hạch toán đối ứng với tài khoản tiền gửi hoặc TK chi của đơn vị sử dụng ngân sách trong trường hợp trích TK tiền gửi hoặc rút dự toán để nộp thuế.

- Hạch toán đối ứng với tài khoản LKB đi Lệnh chuyển Nợ trong trường hợp báo Nợ về hoàn thuế hộ KBNN khác.

- Phản ánh một số nghiệp vụ khác phải thực hiện qua tài khoản trung gian.

Số dư:

Tại kỳ 13 năm trước

Tài khoản này có thể có dư Nợ, có thể có dư Có tùy thuộc vào nghiệp vụ phát sinh



Tại kỳ hiện tại

Về nguyên tắc, tại kỳ hiện tại, tài khoản này phải hết số dư, tuy nhiên, có thể có số dư bên Nợ (không được phép có số dư bên Có), và chỉ được phép có số dư Nợ trong trường hợp số hoàn thuế hộ KBNN khác chưa được báo Nợ.



Tài khoản 1390 - Phải thu trung gian có các tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1392 - Phải thu trung gian AR



- Dùng để hạch toán đối với các khoản thu thuế, phí, lệ phí từ tài khoản tiền gửi hoặc rút dự toán đối với đối tượng nộp thuế là đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện trên 2 hệ thống TABMIS-GL và hệ thống TCS-TT, với mục đích kiểm tra số dư của tài khoản tiền gửi và số dư dự toán của tài khoản dự toán để thực hiện hạch toán thu NSNN trên chương trình TCS (kể cả các nghiệp vụ chi NS năm trước để nộp thu NSNN);Sử dụng trong trường hợp hoàn thuế thanh toán cho đối tượng thụ hưởng cần sử dụng TK trung gian. (2) Tài khoản 1393 – Phải thu trung gian về hoàn thuế hộ KBNN khác

(3) Tài khoản 1398 – Phải thu trung gian để điều chỉnh số liệu: Dùng để hạch toán các khoản điều chỉnh về thu ngân sách.

      (4) Tài khoản 1399 – Phải thu trung gian khác: Dùng để hạch toán các nghiệp vụ khác (nếu có).

IV. NHÓM 14 - TẠM ỨNG CHI NGÂN SÁCH THEO HÌNH THỨC GHI THU, GHI CHI



1. Tài khoản 1410 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng chi ngân sách Nhà nước từ vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ, vốn khác theo hình thức ghi thu, ghi chi và số được kết chuyển sang tài khoản chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.



1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Căn cứ hạch toán vào tài khoản này là chứng từ kế toán (Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn vay, viện trợ đã ghi thu, ghi chi, …) của cơ quan tài chính.

- KBNN sử dụng tài khoản chi tiết phù hợp với nội dung ghi trên chứng từ để hạch toán tạm ứng chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi.

- Tài khoản này không kiểm soát dự toán và được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (nếu có)



1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.



Bên Có:

+ Phản ánh các khoản giảm tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

+ Phản ánh các khoản chuyển từ tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi sang tài khoản chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi chưa được thanh toán.



Tài khoản 1410 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu ghi chi có 5 tài khoản cấp 2 như sau:

- Tài khoản 1414 - Tạm ứng chi thường xuyên từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi.

- Tài khoản 1415 - Tạm ứng chi thường xuyên từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi.

- Tài khoản 1416 - Tạm ứng chi đầu tư từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi.

- Tài khoản 1417 - Tạm ứng chi đầu tư từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi.

- Tài khoản 1419 - Tạm ứng chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi.



2. Tài khoản 1460 - Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian

Nhóm tài khoản này được bổ sung và dùng trong nội bộ hệ thống KBNN (Thông tư số 08/2013/TT-BTC thiếu nhóm tài khoản này).



1.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian, dùng để hạch toán thủ công để chuyển các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước sang năm sau vào thời điểm xử lý cuối năm ngân sách.



1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Các khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi không kiểm soát dự toán khi chuyển sang năm sau hạch toán qua tài khoản tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.



- Chỉ được phép hạch toán trên tài khoản này số tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau khi thực hiện xử lý cuối năm ngân sách theo quy định.

- Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (nếu có).



1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản


tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương