PHỤ LỤC 2 MẪU ĐỀ CƯƠng môn học bằng tiếng việT



tải về 95.1 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích95.1 Kb.
#31215
PHỤ LỤC 2

MẪU ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC BẰNG TIẾNG VIỆT

(Ban hành theo quyết định số 760/QĐ-BGH ngày 02 tháng 7 năm 2012

của Hiệu trưởng Trường đại học Hoa Sen)



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MSMH

Tên môn học

Số tín chỉ

DC210DV01

Phát triển bình đẳng và phục vụ cộng đồng I

3

Innovation for Inclusive Development I


(Sử dụng kể từ học kỳ: 2, năm học: 2013-2014, theo quyết định số…….………ngày ……………)


  1. Quy cách môn học:

Số tiết

Số tiết phòng học

Tổng số tiết

Lý thuyết

Bài tập

Thực hành

Đi thực tế

Tự học

Phòng lý thuyết

Phòng thực hành

Đi thực tế

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

45

24

0

9

12

60

33

0

12

(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)


  1. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:

    Liên hệ

    Mã số môn học

    Tên môn học

    Môn tiên quyết: Không có

    Môn song hành: Không có

    Điều kiện khác: Không có




  1. Tóm tắt nội dung môn học:



Phát triển bình đẳng và phục vụ cộng đồng I là một môn học mang tính trải nghiệm để sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học, cả đại cương lẫn chuyên ngành, vào việc phục vụ và hỗ trợ cho cộng đồng. Môn học này dành cho bất cứ sinh viên nào có quan tâm đến các vấn đề xã hội và muốn góp phần vào sự phát triển bình đẳng cho cộng đồng. Môn học được chia ra làm ba phần: lý thuyết, điển cứu, và tổng kết. Trong phần lý thuyết, sinh viên sẽ được học về phát triển hòa nhập, phát kiến và cải tiến, cũng như các vấn đề về bất bình đẳng trong xã hội. Trong phần điển cứu, sinh viên sẽ đi thực địa dưới sự hướng dẫn của giảng viên, tại một số địa điểm đã được chọn trước, và sau đó viết bài thu hoạch. Trong buổi tổng kết môn học, sinh viên sẽ trao đổi và giao lưu với các đại diện tổ chức bên ngoài, cũng như các phòng ban có liên quan trong nội bộ trường, để đúc kết lại kinh nghiệm thực tế, từ đó có cái nhìn bao quát hơn về Phát triển hòa nhập. Để đăng ký học môn này, sinh viên cần có kiến thức xã hội, quan tâm đến các nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội, và có mong muốn tham gia các hoạt động thiện nguyện, cộng đồng.


  1. Kết quả đạt được sau khi học môn học:

Stt

Kết quả đạt được

1

Hiểu được mối liên kết giữa lý thuyết học thuật và nhu cầu thực tế trong xã hội, để từ đó áp dụng vào việc hỗ trợ cộng đồng

2

Tăng cường hiểu biết về sự đa dạng của các nhóm trong xã hội, biết thông cảm với những đối tượng khác biệt với mình. Có khả năng cùng hợp tác để làm việc và hoạt động với các nhóm khác biệt và đa dạng.

3

Nắm bắt và hiểu rõ các khái niệm về những đối tượng được ưu tiên, các nhóm bị thiệt thòi, để từ đó có tinh thần cải thiện tình hình góp phần thay đổi xã hội cho bình đẳng hơn.

4

Tăng cường kỹ năng tiếp cận, quan sát, phân tích, cách đặt câu hỏi, cách đánh giá nguồn thông tin, kỹ năng thảo luận và trình bày, cũng như kỹ năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.




  1. Phương thức tiến hành môn học:




Loại hình phòng

Số tiết

1

Phòng lý thuyết

33

2

Đi thực tế, thực địa

12




Tổng cộng

45

Yêu cầu :

+ Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: tiếng Việt

+ Cách tổ chức giảng dạy môn học:


STT

Cách tổ chức giảng dạy

Mô tả ngắn gọn

Số tiết

Sĩ số SV tối đa

1

Giảng trên lớp (lecture)

8 buổi

24

35

2

Chia nhóm (group work) thảo luận/bài tập/thực hành

3 buổi

9




3

Đi thực tế, thực địa

4 buổi

12

35




  1. Tài liệu học tập:

Tài liệu bắt buộc: Tập tài liệu do giảng viên Bộ môn Kỹ năng & Kiến thức Tổng quát chọn lọc. Sinh viên có thể liên hệ Thư viện hoặc Văn phòng Chương trình Giáo dục Tổng quát (Phòng F201, cơ sở Quang Trung) để lấy.

Tài liệu Kỹ năng:



  1. Richard Brynteson, 2013, ‘Brain writing’, Innovation at work, American Management Association, USA, pp. 73-78.

  2. Richard Brynteson, 2013, ‘Analytical thinking test’, Innovation at work, American Management Association, USA, pp. 79-88.

  3. Richard Brynteson, 2013, ‘Test of creativity’, Innovation at work, American Management Association, USA, pp. 89-98.

  4. Richard Brynteson, 2013, ‘Leadership and team building’, Innovation at work, American Management Association, USA, pp. 99-104.

  5. Suzan Collins, 2009, ‘Communication Cycle’, ‘Listening Skills’, Effective Communication: A Workbook for Social Care Workers, Jessica Kingsley Publishers, UK, pp. 30-34.

  6. Suzan Collins, 2009, ‘Factors affecting communication’, Effective Communication: A Workbook for Social Care Workers, Jessica Kingsley Publishers, UK, pp. 35-39.

  7. Suzan Collins, 2009, ‘Body language’, Effective Communication: A Workbook for Social Care Workers, Jessica Kingsley Publishers, UK, pp. 68-70.

  8. Suzan Collins, 2009, ‘Sensitive and Complex Issues’, Effective Communication: A Workbook for Social Care Workers, Jessica Kingsley Publishers, UK, pp. 75-77.

  9. Suzan Collins, 2009, ‘Confidentiality’, Effective Communication: A Workbook for Social Care Workers, Jessica Kingsley Publishers, UK, pp. 91-93.



  1. Đánh giá kết quả học tập môn học:

1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập



  • Phần chuẩn bị trước khi đi thực địa sẽ là cơ sở để đối chiếu với bài thu hoạch cuối khóa để đánh giá độ trưởng thành của sinh viên sau khóa học.

  • Sinh viên viết bài thu hoạch để nói lên nhận xét, cảm nghĩ, tự phản ánh về mình. Sinh viên đã ứng dụng được những gì trong phần lý thuyết đã học (của môn này và/hoặc những môn khác) trong quá trình tiếp cận và làm việc tại địa điểm điển cứu.

  • Các kỹ năng cần được rèn luyện trong phần đi thực địa:

• Tiếp cận và lắng nghe với thái độ mở,

• Thu thập thông tin từ nhiều góc độ khác nhau,

• Phân tích thông tin một cách có hiểu biết

• Tinh thần cộng tác, làm việc nhóm


2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập: Áp dụng cho cả học kỳ chính và học kỳ phụ



    Thành phần

    Thời lượng

    Tóm tắt biện pháp đánh giá

    Trọng số

    Thời điểm

    Chuyên cần và tham gia tích cực







    10%

    Mỗi buổi/tuần

    Kiểm tra lý thuyết







    20%

    Buổi/Tuần 7

    Bài chuẩn bị trước khi đi thực địa







    10%

    Buổi/Tuần 7

    Bài thu hoạch 1




    Làm tại nhà và trình bày trước lớp

    20%

    Buổi/Tuần 10

    Bài thu hoạch 2




    Làm tại nhà và trình bày trước lớp

    40%

    Buổi/Tuần 13

    Tổng

    100%






  1. Tính chính trực trong học thuật:

Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:

  1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.

  2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu:

  1. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp.

  2. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.

  3. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có trích dẫn phù hợp.

  4. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau.

  1. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.

Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.



  1. Phân công giảng dạy:

STT

Họ và tên

Email, Điện thoại,
Phòng làm việc


Lịch tiếp SV

Vị trí giảng dạy

1

Nguyễn Lưu Bảo Đoan

Doan.nguyenluubao@hoasen.edu.vn







2

Nguyễn Bảo Thanh Nghi

Nghi.nguyenbaothanh@hoasen.edu.vn







3

Trần Thu Hà

Ha.tranthu@hoasen.edu.vn










  1. Kế hoạch giảng dạy:

    Áp dụng cho cả học kỳ chính lẫn học kỳ phụ



Tuần/ Buổi

Tựa đề bài giảng

Tài liệu bắt buộc /tham khảo

Công việc sinh viên phải hoàn thành




Phần 1: Các lý thuyết về phát triển, bất bình đẳng xã hội, và phát kiến

1

Giới thiệu môn học


  1. Geoff Mulgan , Julie Simon (nee Caulier-Grice) & Robin Murray, 2010, ‘What social innovation is’, The open book of social innovation, The Young Foundation and NESTA, United Kingdom, pp. 8-12.

Bài tập kỹ năng theo yêu cầu

Đọc tài liệu tuần 1& 2 & 3

2+3

Bất bình đẳng xã hội và các nhóm thiệt thòi, vai trò của doanh nghiệp xã hội

(GV: Nguyễn Bảo Thanh Nghi)



  1. William Kornblum, 2002, ‘Stratification and Social Class’, Sociology: The Central Questions, pp. 151-185.

  2. David Bornstein & Susan Davis, 2010, ‘Defining Social Entrepreneurship’, Social Entrepreneurship: What Everyone Needs to Know, Oxford University Press, UK, pp.1-47.

Bài tập kỹ năng theo yêu cầu

Đọc tài liệu trước ở nhà

Chuẩn bị sẵn câu hỏi để thảo luận trên lớp



4+5

Các lý thuyết về phát triển

(GV: Trần Thu Hà)




  1. Willis, K 2005, ‘Introduction: What do we mean by Development?’, Theories and Practices of Development, Routledge: London and New York.

  2. Schimmel, Jorg. 2009. ‘Development as Happiness: The Subjective Perception of Happiness and UNDP’s Analysis of Poverty, Wealth and Development’. Journal of Happiness Studies 10: 93-111.

  3. Davis, W 2013, ‘Tiếng vọng từ các xã hội truyền thống’, Tìm ngày 4/10/2013, trên website http://www.reds.vn/index.php/tri-thuc/tam-ly-hoc/4019-tieng-vong-tu-cac-xa-hoi-truyen-thong

Bài tập kỹ năng theo yêu cầu

Đọc tài liệu trước ở nhà

Chuẩn bị sẵn câu hỏi để thảo luận trên lớp



6

Lý thuyết về cải tiến và sáng kiến

  1. Geoff Mulgan , Julie Simon (nee Caulier-Grice) & Robin Murray, 2010, ‘Why we need to know more about social innovation’, The open book of social innovation, The Young Foundation and NESTA, United Kingdom, pp. 13-19.

  2. Gary S. Fields (Editor), Guy Pfeffermann (Editor), 2003, ‘The Evolving Concept of the BOP’, Pathways out of poverty, World Bank Publications, Philippines, pp. 8-19.

Bài tập kỹ năng theo yêu cầu

Đọc tài liệu trước ở nhà

Chuẩn bị sẵn câu hỏi để thảo luận trên lớp






Phần 2: Điển cứu

Sinh viên sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về các địa điểm để tham quan điển cứu, và được huấn luyện về các kỹ năng cần thiết để tiếp cận với các nhóm đặc biệt trong xã hội.



7+8

Kiểm tra lý thuyết Phần 1

Chuẩn bị trước khi đi thực địa: theo sự chỉ định của giảng viên (điền form hoặc viết bài).



Bài tập kỹ năng theo yêu cầu

Đọc tài liệu trước ở nhà

Nhận định, cảm nghĩ, phản ánh về nơi sẽ đến và đối tượng sẽ gặp.



9+10

Tham quan địa điểm điển cứu thứ nhất

Tùy vào địa điểm mà chọn bài 1 đọc phù hợp trong tập tài liệu, phần World Changing.

  1. Alex Steffen, 2011, ‘Giving well’, World changing, Harry N. Abrams, USA, pp. 66-71.

  2. Alex Steffen, 2011, ‘Collaborative Design’, World changing, Harry N. Abrams, USA, pp. 94-96.

  3. Alex Steffen, 2011, ‘Energy in the global south’, World changing, Harry N. Abrams, USA, pp. 299-303.

Đọc tài liệu trước ở nhà


11

Thảo luận về kết quả tham quan

Bài tập kỹ năng theo yêu cầu

Nộp bài thu hoạch

Trình bày trước lớp



12+13

Tham quan địa điểm điển cứu thứ hai

Tùy vào địa điểm mà chọn 1 bài đọc phù hợp.

  1. Alex Steffen, 2011, ‘Education and literacy’, World changing, Harry N. Abrams, USA, pp. 278-282.

  2. Alex Steffen, 2011, ‘The barefoot college’, World changing, Harry N. Abrams, USA, pp. 282-285.

Đọc tài liệu trước ở nhà


14

Thảo luận về kết quả tham quan

Bài tập kỹ năng theo yêu cầu

Nộp bài thu hoạch và trình bày trước lớp




Phần 3: Tổng kết môn học

15

Tổng kết môn học

Giao lưu giữa sinh viên, giảng viên và các bên điều phối có liên quan để đúc kết và rút kinh nghiệm cho các lớp sau.



  1. Frances Westley, 2013, ‘Social innovation and resilience: how one enhances the other’, Innovation for a complex world, the Stanford Social Innovation Review, USA, pp. 6-8.

  2. Kevin Chika Urama & Ernest Nti Acheampong, 2013, ‘Social innovation creates prosperous societies’, Innovation for a complex world, the Stanford Social Innovation Review, USA. pp. 9-12.

Đọc tài liệu trước ở nhà

Chuẩn bị sẵn câu hỏi để thảo luận trên lớp






tải về 95.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương