Phụ lục 02 HƯỚng dẫN ĐÁnh giá CÁc chỉ SỐ kiểM ĐỊnh chất lưỢng chưƠng trình đÀo tạO


IV Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình



tải về 433.66 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích433.66 Kb.
#18759
1   2   3   4

IV

Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình







Tiêu chuẩn 4.1: Chương trình dạy nghề được tổ chức xây dựng, nghiệm thu, phê duyệt theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội


a) Chỉ số 1: Trường có quy định về việc tổ chức xây dựng, nghiệm thu, phê duyệt chương trình dạy nghề của trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Có văn bản của trường quy định về việc tổ chức xây dựng, nghiệm thu, phê duyệt chương trình dạy nghề.

- Nội dung văn bản theo đúng quy định của Bộ LĐ-TB&XH



- Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia

- Quyết định số 58/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định về chương trình khung trình độ cao đẳng nghề









b) Chỉ số 2: Trường tổ chức thực hiện việc xây dựng, nghiệm thu, phê duyệt chương trình dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của trường.

- Chỉ số 1, tiêu chuẩn 4.1 Đạt.

- Có đầy đủ các văn bản sau: Quyết định thành lập ban xây dựng chương trình dạy nghề; Quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình dạy nghề; Kế hoạch tổ chức xây dựng, nghiệm thu, phê duyệt chương trình dạy nghề; Báo cáo của ban xây dựng chương trình; Biên bản nghiệm thu; Quyết định phê duyệt chương trình dạy nghề; Báo cáo của hội đồng thầm định chương trình dạy nghề đúng quy định.

- Nội dung các văn bản hoặc báo cáo và các minh chứng khác thể hiện công tác xây dựng, nghiệm thu, phê duyệt chương trình dạy nghề được thực hiện đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của trường.


- Quyết định số 58/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định về chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

- Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia




Tiêu chuẩn 4.2: Chương trình dạy nghề được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp; có sự tham khảo các chương trình tương ứng của nước ngoài và cập nhật thành tựu khoa học, công nghệ mới có liên quan đến chương trình dạy nghề

a) Chỉ số 1: Chương trình dạy nghề được xây dựng có sự tham gia của các nhà giáo dạy nghề.

- Có danh sách nhà giáo dạy nghề và danh sách nhà giáo dạy nghề tham gia xây dựng chương trình dạy nghề.

- Có các quyết định thành lập ban hoặc hội đồng xây dựng và thẩm định chương trình dạy nghề.

- Các văn bản và minh chứng khác cho thấy ít nhất 30% nhà giáo dạy nghề tham gia góp ý kiến hoặc tham gia xây dựng hoặc thẩm định chương trình dạy nghề.











b) Chỉ số 2: Chương trình dạy nghề được xây dựng có sự tham gia của cán bộ quản lý của các phòng khoa có liên quan đến việc thực hiện chương trình đào tạo.


- Có danh sách cán bộ quản lý phòng, khoa có liên quan việc thực hiện chương trình đào tạo được kiểm định và danh sách cán bộ quản lý phòng, khoa tham gia xây dựng chương trình dạy nghề.

- Có các quyết định thành lập ban hoặc hội đồng xây dựng và thẩm định chương trình dạy nghề.

- Các văn bản và minh chứng khác cho thấy ít nhất 30% cán bộ quản lý phòng, khoa có liên quan tham gia góp ý kiến hoặc tham gia xây dựng hoặc thẩm định chương trình dạy nghề.











c) Chỉ số 3: Chương trình dạy nghề được xây dựng có sự tham gia của các cán bộ khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp.


- Có danh sách cán bộ khoa học kỹ thuật từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia xây dựng chương trình dạy nghề.

- Có các quyết định thành lập ban hoặc hội đồng xây dựng và thẩm định chương trình dạy nghề.

- Các văn bản và minh chứng khác cho thấy có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia tham gia góp ý kiến hoặc tham gia xây dựng hoặc thẩm định chương trình dạy nghề.











d) Chỉ số 4: Khi xây dựng chương trình dạy nghề có tham khảo các chương trình tương ứng của nước ngoài hoặc cập nhật những thành tựu khoa học, công nghệ mới liên quan đến chương trình dạy nghề.

- Có chương trình đào tạo và Quyết định ban hành chương trình dạy nghề.

- Có thông tin các chương trình tương ứng của nước ngoài hoặc những thành tựu khoa học, công nghệ mới liên quan đến chương trình dạy nghề đã được tham khảo.

- Nội dung của chương trình đào tạo hoặcchương trình môn học, mô-đun và các minh chứng khác thể hiện khi xây dựng chương trình dạy nghề có tham khảo các chương trình tương ứng của nước ngoài hoặc cập nhật những thành tựu, khoa học mới có liên quan đến chương trình dạy nghề.








Tiêu chuẩn 4.3: Chương trình dạy nghề được rà soát, điều chỉnh, bổ sung

a) Chỉ số 1: Trường có văn bản quy định về việc hàng năm rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Có văn bản của trường quy định về việc tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề.

- Nội dung văn bản quy định thời gian các chương trình dạy nghề được rà soát, điều chỉnh phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quy định việc tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề căn cứ nhu cầu của thị trường lao động hướng tới việc làm bền vững. Trong đó, quy định việc hàng năm phải lấy ý kiến nhận xét của người sử dụng lao động và người tốt nghiệp đã đi làm về sự phù hợp của chương trình dạy nghề với yêu cầu của thị trường lao động.












b) Chỉ số 2: Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề theo quy định.

- Chỉ số 1, tiêu chuẩn 4.3 Đạt.

- Có kế hoạch về tổ chức rà soát và điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề theo định kỳ hoặc đột xuất (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Có báo cáo rà soát và điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề cần điều chỉnh theo kế hoạch (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Có báo cáo về việc bổ sung, cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan cho chương trình dạy nghề (trong trường hợp đột xuất) và các nội dung cập nhật kỹ thuật công nghệ mới liên quan đến chương trình dạy nghề được cập nhật hàng năm (nếu có).

- Nội dung các văn bản hoặc báo cáo và thực tế cho thấy việc tổ chức rà soát và điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề theo đúng quy định.











c) Chỉ số 3: Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề ngay khi phát hiện có thay đổi của công nghệ trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến chương dạy nghề.

- Trường có kế hoạch lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của người sử dụng lao động, người đã tốt nghiệp về sự phù hợp của chương trình dạy nghề với yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động hướng tới việc làm bền vững hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Có các minh chứng (phiếu thu thập ý kiến hoặc phiếu khảo sát, biên bản phỏng vấn...) thể hiện hàng năm có tổ chức thu thập ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về sự phù hợp của chương trình dạy nghề với yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Có báo cáo kết quả việc thực hiện thu thập ý kiến của người sử dụng lao động, người đã tốt nghiệp về sự phù hợp của chương trình dạy nghề hàng năm.

- Có báo cáo về việc bổ sung, cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan cho chương trình dạy nghề (trong trường hợp đột xuất) và các nội dung cập nhật kỹ thuật công nghệ mới liên quan đến chương trình dạy nghề được cập nhật hàng năm (nếu cần thiết).

- Nội dung các văn bản hoặc báo cáo và thực tế cho thấy việc tổ chức rà soát và điều chỉnh, bổ sung chương trình dạy nghề theo đúng quy định.








Tiêu chuẩn 4.4: Giáo trình các mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề được biên soạn và ban hành theo quy định

a) Chỉ số 1: Trường có văn bản quy định việc tổ chức biên soạn và phê duyệt giáo trình.

- Có văn bản của trường quy định về việc tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình.

- Văn bản quy định việc tổ chức biên soạn duyệt giáo trình phải theo đúng quy định tại Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH đối với xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia (đối với các nghề khác trường có quy định riêng cho phù hợp kể cả việc lựa chọn giáo trình, dịch, nghiệm thu, phê duyệt để đưa vào sử dụng làm tài liệu giảng dạy chính thức).



Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia







b) Chỉ số 2: Trường thực hiện tổ chức biên soạn và phê duyệt giáo trình đúng theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của trường.

Chỉ số 1, tiêu chuẩn 4.4 Đạt.

- Danh mục các giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và học tập chính thức của trường.

- Có các quyết định thành lập ban biên soạn, hội đồng thẩm định, quyết định phê duyệt giáo trình trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức đối với các mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề.

- Thành phần của ban biên soạn, hội đồng thẩm định đúng quy định của Bộ LĐTBXH và của trường.

- Có biên bản nghiệm thu, quyết định phê duyệt giáo trình dạy nghề sau khi biên soạn hoặc lựa chọn và thẩm định.

- Có bản in giáo trình của các mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề.

- Nội dung các văn bản thể hiện: việc biên soạn hoặc lựa chọn thẩm định giáo trình dạy nghề theo đúng quy định Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH đối với xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia và quy định của trường.


Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia







c) Chỉ số 3: Có đủ giáo trình của các mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của trường.

- Có thống kê giáo trình của các mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề hiện có: tên giáo trình; năm ban hành; cơ quan biên soạn, ban hành.

- Có bản in giáo trình của các mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề.

- Có các quyết định phê duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy và học tập chính thức.

- Qua kiểm tra thực tế số lượng giáo trình của trường hiện có so với danh mục các mô - đun, môn học trong chương trình dạy nghề cho thấy trường có đủ giáo trình.









Tiêu chuẩn 4.5: Giáo trình được rà soát, điều chỉnh, bổ sung

a) Chỉ số 1: Trường có văn bản quy định về việc tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung giáo trình.

- Có văn bản của trường quy định về việc tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung giáo trình.

- Văn bản quy định về việc tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung giáo trình theo đúng quy định (đối với các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia theo Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định việc biên soạn, bổ sung giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia); Văn bản có quy định về thời gian tối thiểu phải tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung giáo trình và quy định việc tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung giáo trình khi chương trình dạy nghề thay đổi và quy định việc hàng năm thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý, nhà giáo dạy nghề về mức độ phù hợp của giáo trình đáp ứng các yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình đào tạo.



Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia







b) Chỉ số 2: Trường tổ chức rà soát, điều chỉnh và bổ sung giáo trình theo quy định.

- Chỉ số 1, tiêu chuẩn 4.5 Đạt.

- Chỉ số 3 tiêu chuẩn 4.4 Đạt.

- Hàng năm có kế hoạch thu thập thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý, nhà giáo dạy nghề về mức độ giáo trình đáp ứng các yêu cầu của chương trình dạy nghề, yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học (trong 3 năm trước năm kiểm định và tại năm kiểm định)

- Có các minh chứng (phiếu khảo sát hoặc lấy ý kiến; tọa đàm, hội nghị, ...) thể hiện trường lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý, nhà giáo dạy nghề về mức độ giáo trình đáp ứng các yêu cầu của chương trình dạy nghề, yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

- Có báo cáo kết quả việc thực hiện theo kế hoạch và kết quả thực hiện thu thập ý kiến (trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định)

- Có báo cáo về việc sử dụng kết quả thực hiện thu thập ý kiến (trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định)

- Có kế hoạch và tổ chức rà soát và điều chỉnh, bổ sung giáo trình (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định) theo định kỳ hoặc đột xuất (theo yêu cầu/khi chương trình dạy nghề thay đổi) cho tất cả các giáo trình của các môn học, mô-đun.

- Có báo cáo rà soát và điều chỉnh, bổ sung giáo trình dạy nghề; Có quyết định điều chỉnh, bổ sung sau khi rà soát các nội dung và có các nội dung đã được điều chỉnh, bổ sung trong giáo trình (nếu có).

- Các báo cáo và minh chứng khác cho thấy trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định trường tổ chức rà soát và điều chỉnh, bổ sung giáo trình theo đúng quy định của trường và của Bộ LĐTBXH.






V

Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, thư viện







Tiêu chuẩn 5.1: Phòng học, xưởng thực hành đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo

a) Chỉ số 1: Trường có số lượng các phòng học, xưởng thực hành đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và quy mô đào tạo của nghề.

- Có thống kê số lượng, diện tích, vị trí của các công trình (phòng học, xưởng thực hành…) phục vụ cho việc thực hiện chương trình đào tạo.

- Có thống kê số lượng học sinh, sinh viên các khóa trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định.

- Có kế hoạch lên lớp hoặc Thời khóa biểu của các lớp học trong đó thể hiện việc bố trí xưởng, phòng học theo thời khóa biểu của trường.

- Có báo cáo đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất của trường (gồm phòng học lý thuyết, xưởng thực hành) đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và quy mô đào tạo nghề của trường hàng năm.

- Trường có các hồ sơ hoặc số liệu thể hiện:

+ Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 52,5 m2 (1,5 m2/chỗ học * 35 học sinh).

+ Diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành. (Nếu vì lý do khách quan, không có hồ sơ hoàn công, cần xem xét trên tình hình thực tế để đánh giá).

- Nội dung báo cáo và thực tế kiểm tra, đối chiếu với kế hoạch bố trí phòng học, nhà xưởng đối với phòng học, nhà xưởng dùng chung của trường hoặc phỏng vấn cán bộ giáo viên hoặc học sinh... cho thấy số lượng các phòng học, xưởng thực hành của trường đầy đủ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và quy mô đào tạo nghề của trường.











b) Chỉ số 2: Các phòng học, xưởng thực hành bảo đảm quy chuẩn xây dựng.

- Có hồ sơ hoàn công các khối công trình chức năng đối với công trình mới xây dựng trong vòng 5 năm.

- Có danh sách học sinh, sinh viên trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định, trong đó có thông tin người khuyết tật (nếu có).

- Thực tế của trường cho thấy:

+ Hệ thống phòng học, xưởng thực hành bảo đảm quy chuẩn xây dựng;

+ Nếu nghề đào tạo có học sinh, sinh viên là người khuyết tật: số lượng người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 10% tổng số học sinh, sinh viên của từng năm các phòng học, xưởng thực hành phải được xây dựng đáp ứng nhu cầu học tập của người khuyết tật: lối đi riêng, bố trí thiết bị, bàn học... theo đặc thù riêng cho phù hợp.


Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế”







c) Chỉ số 3: Trường có văn bản quy định về quản lý, sử dụng và sửa chữa, bảo dưỡng các phòng học, xưởng thực hành; Các phòng học, xưởng thực hành được bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hoạt động bình thường.

- Có văn bản của trường quy định về quản lý, sử dụng và sửa chữa, bảo dưỡng các phòng học, xưởng thực hành.

- Có báo cáo công tác bảo dưỡng phòng học, xưởng thực hành hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Các báo cáo hoặc văn bản và các minh chứng khác cho thấy các phòng học, xưởng thực hành được bảo dưỡng theo đúng kế hoạch, đúng quy định, đảm bảo hoạt động bình thường.








Tiêu chuẩn 5.2: Thiết bị dạy nghề đáp ứng quy mô đào tạo

a) Chỉ số 1: Trường có đủ chủng loại thiết bị dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; trường hợp chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề phải có đủ chủng loại thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu đã được xác định trong chương trình đào tạo.

- Có danh mục chủng loại thiết bị dạy nghề đáp ứng chương trình đào tạo:

+ Trường hợp có danh mục thiết bị dạy nghề của nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: có đủ chủng loại thiết bị dạy nghề theo quy định về danh mục thiết bị dạy nghề của nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Trường hợp chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề:

- Phải có đủ chủng loại, số lượng thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu đã được xác định trong chương trình đào tạo.

- Trong trường hợp Trường còn thiếu một số chủng loại thiết bị nhưng có các hình thức khác đảm bảo đáp ứng quy mô đào tạo (như thuê các thiết bị, thỏa thuận/hợp đồng với cơ sở sản xuất) thì cần các minh chứng:

1. Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu thanh lý về việc thuê thiết bị (đối với các nghề đã tổ chức đào tạo)/Hợp đồng thuê thiết bị (đối với các nghề dự kiến đào tạo trong thời gian tới

2. Kế hoạch giảng dạy, học tập trong đó nêu rõ thời gian thực hành, học tập tại nơi thuê thiết bị

3. Báo cáo về việc Trường đưa học sinh đến thực tập tại địa điểm thuê thiết bị.



(Trong trường hợp Trường còn thiếu một số chủng loại thiết bị nhưng trường có văn bản giải trình về việc sử dụng thiết bị thay thế thì vẫn đạt yêu cầu)

Các văn bản quy định về danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu đối với các nghề đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành







b) Chỉ số 2: Trường có đủ số lượng thiết bị dạy nghề phù hợp với quy mô đào tạo.

- Chỉ số 1, tiêu chuẩn 5.2 Đạt

- Có danh mục, số lượng thiết bị dạy nghề theo từng chủng loại đáp ứng yêu cầu đã được xác định trong chương trình đào tạo nghề và quy mô đào tạo.

+ Trường hợp có danh mục thiết bị dạy nghề của nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: số lượng thiết bị dạy nghề của từng chủng loại theo quy định về danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu của nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và quy mô đào tạo nghề của trường;

+ Trường hợp thiết bị dùng chung cho nhiều nghề thì Chỉ số 2, tiêu chuẩn 3.3 phải Đạt; Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học sinh, sinh viên đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Trường hợp chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề:

+ Phải có đủ số lượng cho từng chủng loại thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu trong chương trình đào tạo và quy mô đào tạo.

+ Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học sinh, sinh viên đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

* Ghi chú: Để đảm bảo chất lượng đào tạo thì số lượng thiết bị trường có là các thiết bị thuộc trường quản lý/trường đã có hợp đồng sử dụng đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

- Trong trường hợp Trường còn thiếu một số thiết bị nhưng có các hình thức khác đảm bảo đáp ứng quy mô đào tạo (như thuê các thiết bị, thỏa thuận/hợp đồng với cơ sở sản xuất) thì cần các minh chứng:

1. Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu thanh lý về việc thuê thiết bị (đối với các nghề đã tổ chức đào tạo)/Hợp đồng thuê thiết bị (đối với các nghề dự kiến đào tạo trong thời gian tới.

2. Kế hoạch giảng dạy, học tập trong đó nêu rõ thời gian thực hành, học tập tại nơi thuê thiết bị

3. Báo cáo về việc Trường đưa học sinh đến thực tập tại địa điểm thuê thiết bị.

- Các thiết bị của trường hoạt động bình thường, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy.

- Ý kiến của học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý cho thấy số lượng thiết bị đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu thực hành, thực tập











c) Chỉ số 3: Các thiết bị dạy nghề của trường đảm bảo hoạt động bình thường, đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo.

- Có báo cáo công tác quản lý các thiết bị phục vụ đào tạo nghề.

- Báo cáo và thực tế tại xưởng thực hành và phòng học cho thấy các thiết bị dạy nghề hoạt động bình thường đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo.

- Trường hợp có thiết bị đang trong thời kỳ bảo dưỡnghoặc sửa chữa, trường phải có các minh chứng để chứng minh trường có đủ các thiết bị dự phòng để thay thế hoặc các phương án khắc phục để đáp ứng nhu cầu đào tạo (danh mục thiết bị dự phòng hoặc các phương án khắc phục: Hợp đồng thuê thiết bị hoặc điều chỉnh thời khóa biểu... trong thời gian sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị nếu có). Các phương án khắc phục không ảnh hưởng đến tiến độ đào tạo của trường.











d) Chỉ số 4: Các thiết bị dạy nghề được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hoạt động dạy và học.

- Có sơ đồ bố trí các thiết bị dạy nghề trong các xưởng thực hành, phòng học chuyên môn.

- Có hồ sơ thiết kế, lắp đặt, hồ sơ quản lý các thiết bị dạy nghề đảm bảo an toàn.

- Có ý kiến đánh giá của chuyên gia, của cán bộ quản lý, nhà giáo dạy nghề, học sinh, sinh viên về việc bố trí các thiết bị dạy nghề của trường là hợp lý, an toàn, thuận tiện.

- Qua sơ đồ, hồ sơ, ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, nhà giáo dạy nghề, học sinh, sinh viên và thực tế tại xưởng thực hành thể hiện: các thiết bị dạy nghề được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hoạt động dạy và học.









Tiêu chuẩn 5.3: Quản lý, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị và đồ dùng dạy học

a) Chỉ số 1: Trường có văn bản quy định về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Trường có văn bản của trường quy định về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị và đồ dùng dạy học.










b) Chỉ số 2: Các thiết bị và đồ dùng dạy học có hồ sơ quản lý rõ ràng và được sử dụng đúng quy định.

- Chỉ số 1, tiêu chuẩn 5.3 Đạt.

- Có hồ sơ quản lý các thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Có Sổ lên lớp hoặc đăng ký xưởng thực hành (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Có các biên bản thanh tra, kiểm tra đánh giá về tình trạng hoạt động và hiệu quả sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học (nếu có).

- Các văn bản/biên bản thể hiện các thiết bị và đồ dùng dạy học có hồ sơ quản lý rõ ràng và được sử dụng đúng công năng.











c) Chỉ số 3: Các thiết bị và đồ dùng dạy học được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo quy định của trường và nhà sản xuất.

- Chỉ số 1, tiêu chuẩn 5.3 Đạt.

- Có danh mục các thiết bị đồ dùng dạy học của trường.

- Có các quy định sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà sản xuất kèm theo.

- Có báo cáo công tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, thiết bị và đồ dùng dạy học hàng năm (trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Các văn bản hoặc báo cáo thể hiện: các thiết bị và đồ dùng dạy học được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo quy định của trường và nhà sản xuất.











d) Chỉ số 4: Các thiết bị và đồ dùng dạy học đảm bảo các yêu cầu về an toàn, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng.

- Có sơ đồ bố trí các thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Có hồ sơ thiết kế, lắp đặt, hồ sơ quản lý các thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Có văn bản của nhà trường, cơ quan chức năng đánh giá về sự an toàn, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong sử dụng.

- Qua sơ đồ, hồ sơ, văn bản đánh giá của trường và khảo sát thực tế tại các xưởng thực hành: Các thiết bị và đồ dùng dạy học bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng.

- Đối với các thiết bị đặc biệt thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định an toàn và dán tem hoặc cấp phép hoặc chứng nhận an toàn … theo quy định trước khi đưa vào sử dụng.








Tiêu chuẩn 5.4: Nguyên, nhiên, vật liệu đáp ứng hoạt động dạy và học

a) Chỉ số 1: Trường có quy định về việc quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động dạy và học.

- Có văn bản của trường quy định việc quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, nguyên nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động dạy và học.










b) Chỉ số 2: Tổ chức việc quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu theo quy định.

- Chỉ số 1, tiêu chuẩn 5.4 Đạt

- Có báo cáo của các nhà giáo dạy thực hành/cán bộ quản lý xưởng thực hành về công tác quản lý, cấp phát vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Có hệ thống sổ sách theo dõi việc quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu.

- Văn bản/báo cáo thể hiện và thực tế cho thấy việc quản lý, cấp phát, sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu theo quy định.












c) Chỉ số 3: Trường có kế hoạch vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu cho từng học kỳ, năm học.

- Trường có kế hoạch vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu cho từng học kỳ, năm học (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Có các đề xuất nhu cầu về vật tư, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ chương trình đào tạo theo từng học kỳ, năm học của các đơn vị/phòng/khoa chuyên môn.












d) Chỉ số 4: Vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu được cung cấp kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch và tiến độ đào tạo.

- Có báo cáo thực hiện kế hoạch đào tạo từng học kỳ, năm học (trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Có báo cáo về công tác cung cấp vật tư, nguyên, nhiên vật liệu hàng năm (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định).

- Sổ lên lớp của các lớp học (trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định)

- Các báo cáo hoặc văn bản trong thời gian 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định và thực tế cho thấy vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu được cung cấp kịp thời, đáp ứng đầy đủ theo kế hoạch và tiến độ đào tạo.









Tiêu chuẩn 5.5: Thư viện đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo


a) Chỉ số 1: Trường có thư viện; thư viện có đủ giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 10 bản in hoặc file mềm; hình thức phục vụ phù hợp với nhu cầu tra cứu của nhà giáo dạy nghề và học sinh, sinh viên.

- Có văn bản của trường, quy định tổ chức, hoạt động của thư viện.

- Có danh mục giáo trình của các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo đã được trường phê duyệt.

- Có danh mục giáo trình hiện có tại thư viện trường: tên, cơ quan xuất bản, năm xuất bản, số lượng bản in, bản điện tử .

- Mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 10 bản in/file mềm;

- Có các ý kiến đánh giá của nhà giáo dạy nghề và học sinh, sinh viên về hình thức phục vụ của thư viện trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định.

- Các ý kiến và minh chứng khác cho thấy thư viện của trường có hình thức phục vụ phù hợp với nhu cầu tra cứu của nhà giáo dạy nghề và học sinh, sinh viên.












b) Chỉ số 2: Thư viện được tin học hóa, có các tài liệu điện tử, được nối mạng, bảo đảm các thiết bị hoạt động bình thường phục vụ thuận lợi cho nhu cầu tra cứu của nhà giáo và học sinh, sinh viên.

- Có danh mục thiết bị, máy tính hiện có tại thư viện.

- Có cơ sở dữ liệu điện tử, phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu đang sử dụng tại thư viện;

- Có sơ đồ mạng LAN tại thư viện;

- Có hợp đồng sử dụng mạng Internet.

- Có báo cáo công tác hàng năm của thư viện trong 3 năm trước năm kiểm định và tính đến thời điểm kiểm định và thực tế cho thấy thư viện được tin học hóa, có các tài liệu điện tử (có nội dung liên quan đến nghề được kiểm định), được nối mạng, bảo đảm các thiết bị hoạt động bình thường phục vụ thuận lợi cho nhu cầu tra cứu của nhà giáo và học sinh, sinh viên.






tải về 433.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương