Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Phủ Lý



tải về 414.68 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích414.68 Kb.
#22511
1   2   3   4   5   6   7   8   9

III. NGUYÊN TẮC TRIỂN KHAI


1. Việc tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình phải phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể; đồng thời phải có sự đồng thuận trong lãnh đạo chỉ đạo và cộng đồng dân cư.

2. Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone chỉ được thực hiện trên cơ sở người bệnh tự nguyện tham gia và có cam kết tuân thủ điều trị. Trong cùng một thời điểm, người bệnh chỉ được đăng ký điều trị bằng thuốc Methadone tại một cơ sở.

3. Điều trị và quản lý thuốc Methadone phải được thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Y tế.

4. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone phải được lồng ghép với hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và các hoạt động tâm lý, xã hội để việc điều trị đạt hiệu quả.

5. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: Y tế, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành, đoàn thể khác có liên quan và Uỷ ban nhân dân thành phố Phủ Lý trong việc triển khai Chương trình. Đặc biệt phải có sự cam kết của ngành Công an về đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở điều trị Methadone.

6. Trong quá trình triển khai Chương trình, nghiêm cấm các hành vi ngăn cản hoặc lợi dụng các hoạt động của Chương trình để tiếp tay cho hoạt động mua bán và sử dụng ma túy.


IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Cơ sở thí điểm điều trị Methadone.


Cơ sở thí điểm điều trị Methadone đặt tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam phải đảm bảo có đủ các điều kiện dưới đây để đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị thay thế;

- Khu vực ngồi chờ cho người bệnh;

- Phòng đón tiếp, đăng ký;

- Phòng tư vấn;

- Phòng khám bệnh có giường để người bệnh nằm lưu khi cần thiết;

- Phòng cấp phát thuốc Methadone được bố trí thuận tiện cho người bệnh đi từ khu vực đón tiếp vào uống thuốc hàng ngày;

- Kho bảo quản thuốc Methadone theo đúng quy định của việc bảo quản các chất gây nghiện:

+ Phòng riêng, có khóa, ít người qua lại.

+ Methadone phải được đựng trong két/tủ sắt, có 2 khóa độc lập.

+ Đặt gần phòng cấp phát thuốc Methadone để thuận tiện và đảm bảo an toàn cho việc xuất nhập Methadone và vận chuyển đến phòng cấp phát cho người bệnh.



(Sơ đồ các phòng chuyên môn thuộc cơ sở điều trị cụ thể tại Phụ lục 2)

2. Trang thiết bị.

- Trang thiết bị thiết yếu phục vụ việc khám, theo dõi và cấp phát thuốc hàng ngày cho người bệnh như: ống nghe, cân sức khỏe, máy đo huyết áp, giường bệnh, bơm thuốc Methadone v.v…

- Một số thuốc và thiết bị cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế.

- Thiết bị để quản lý, theo dõi người bệnh: Hệ thống máy tính, máy đọc mã vạch, máy ảnh để chụp ảnh người bệnh, camera theo dõi v.v…

- Trang thiết bị hành chính: Tủ bảo quản hồ sơ bệnh án, bàn ghế cho nhân viên và cho người bệnh...

- Các trang thiết bị khác cần thiết cho việc triển khai chương trình Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (Phụ lục 3).



3. Nhân lực.

Số lượng: Tối thiểu là 14 người làm việc tại một cơ sở điều trị Methadone, gồm:

- 02 bác sĩ làm việc toàn thời gian chịu trách nhiệm khám và điều trị cho bệnh nhân. Trong đó có 01 bác sỹ được chỉ định làm Trưởng cơ sở điều trị để chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động hàng ngày của cơ sở điều trị Methadone;

- 02 dược sĩ đại học hoặc trung cấp tham gia quản lý, lưu giữ thuốc Methadone, cấp phát và giám sát người bệnh uống thuốc;

- 02 tư vấn viên đã được tập huấn kiến thức, kỹ năng và có kinh nghiệm làm việc, tư vấn với người tái hòa nhập cộng đồng.

- 02 Y tá điều dưỡng, chịu trách nhiệm hỗ trợ bác sỹ khám và điều trị cho bệnh nhân, lấy mẫu xét nghiệm và làm xét nghiệm nước tiểu, hỗ trợ dược sỹ trong việc cấp phát và giám sát người bệnh uống thuốc khi cần thiết;

- 02 nhân viên hành chính, quản lý số liệu;

- 03 bảo vệ;

- 01 nhân viên vệ sinh.

Tất cả các cán bộ công tác tại cơ sở điều trị Methadone phải được tập huấn và phải có giấy chứng nhận do Bộ Y tế cấp.



4. Quy trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.

4.1. Quy trình điều trị.

Việc điều trị được thực hiện theo quy định tại “Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone” do Bộ Y tế ban hành, cụ thể:

4.1.1. Tư vấn về điều trị thay thế bằng thuốc Methadone: Bao gồm tư vấn trước điều trị, trong điều trị, tư vấn về giảm liều và tiến tới kết thúc điều trị.

4.1.2. Khám lâm sàng và xét nghiệm.

a) Lý do xin tham gia điều trị của người bệnh.

b) Khai thác tiền sử người bệnh: Tiền sử sử dụng ma tuý, các hành vi nguy cơ cao (dùng chung bơm kim tiêm, không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục...), tiền sử sức khoẻ, tâm lý xã hội.

c) Nội dung thăm khám, đánh giá sức khỏe: Đánh giá sức khỏe toàn trạng, sức khỏe tâm thần, các triệu chứng có liên quan đến sử dụng ma tuý.

d) Chẩn đoán nghiện CDTP: Theo “Hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma túy nhóm Opiat (CDTP)” của Bộ Y tế.

đ) Xét nghiệm.

- Thực hiện các xét nghiệm thường quy: Công thức máu; chức năng gan: ALT (SGPT), AST (SGOT); xét nghiệm nước tiểu tìm CDTP bằng test nhanh.

- Một số xét nghiệm cần thiết khác: Xét nghiệm HIV, xét nghiệm HBV, HCV, xét nghiệm chẩn đoán lao, xét nghiệm chẩn đoán có thai…

e) Lập hồ sơ bệnh án: Theo mẫu Bệnh án điều trị bằng thuốc Methadone quy định tại “Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành.

4.1.3. Làm thẻ và cấp thẻ điều trị. Mẫu thẻ quy định tại “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành.

4.1.4. Xây dựng lịch điều trị và tư vấn liều điều trị đầu tiên.

4.1.5. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.

Hàng ngày người bệnh phải đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế.

Liều Methadone sử dụng cho mỗi người bệnh theo từng giai đoạn điều trị thực hiện theo “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone” do Bộ Y tế ban hành.

4.1.6. Hội chẩn.

a) Để quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận người bệnh tham gia điều trị.

b) Hội chẩn trong trường hợp cần thiết: tăng liều cho bệnh nhân hoặc trường hợp bệnh nhân có bệnh lý khác phối hợp. Thành phần tham gia hội chẩn: Tùy theo tình trạng bệnh nhân và cấp độ hội chẩn để triệu tập các thành phần tham gia hội chẩn.

4.2. Theo dõi quá trình điều trị Methadone.

4.2.1. Theo dõi lâm sàng:

a) Đánh giá để thay đổi liều điều trị duy trì: Đánh giá trên bệnh nhân về liều Methadone đang sử dụng, các biểu hiện của hội chứng cai xuất hiện trên bệnh nhân, bệnh nhân có còn tiếp tục sử dụng CDTP bất hợp pháp, tương hỗ với các thuốc đang sử dụng, có thai...

b) Theo dõi tiến triển lâm sàng: Sức khoẻ tâm thần, chức năng lao động, tâm lý xã hội, các hành vi nguy cơ cao tiếp diễn trong quá trình điều trị và tiến triển của các bệnh kèm theo.

4.2.2. Xét nghiệm nước tiểu.

a) Mục đích để chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị, giúp điều chỉnh liều Methadone thích hợp và kiểm tra việc sử dụng đồng thời CDTP khác trong quá trình điều trị.

b) Nguyên tắc xét nghiệm nước tiểu: Đảm bảo người bệnh không biết trước, có giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, không sử dụng loại test nhanh có phản ứng chéo với Methadone. Xét nghiệm phải đảm bảo khách quan, chính xác và được thực hiện tối đa 2 lần/tháng.

c) Khi xét nghiệm nước tiểu có ma tuý cần tăng cường tư vấn tìm hiểu nguyên nhân, xem xét lại liều Methadone đang sử dụng và tăng liều nếu cần thiết. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng CDTP sau nhiều lần điều chỉnh kế hoạch điều trị một cách thích hợp, nhóm điều trị cần xem xét lại trường hợp đó và cân nhắc ngừng điều trị nếu cần thiết.

4.2.3. Theo dõi tuân thủ điều trị.

a) Người bệnh phải uống Methadone hàng ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế để đảm bảo điều trị hiệu quả, tránh nguy cơ tái sử dụng ma tuý.

b) Thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị bao gồm:

- Tư vấn cho người bệnh và gia đình.

- Phối hợp với gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc động viên người bệnh tuân thủ điều trị.

4.2.4. Xử trí các tác dụng phụ thường gặp và một số vấn đề khác.

Trong quá trình điều trị người bệnh có thể có một số tác dụng phụ như: Ra nhiều mồ hôi, táo bón, rối loạn giấc ngủ, bệnh về răng miệng... hoặc xuất hiện một số vấn đề đặc biệt như: Nhiễm độc Methadone, uống sai liều Methadone, nôn Methadone v.v... Cần xử trí và hướng dẫn người bệnh theo quy định tại “Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành.

4.2.5. Các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong ngành y tế thực hiện việc chuyển gửi người bệnh đến các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS khi cần thiết.

- Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để người bệnh được hỗ trợ trong việc đào tạo nghề và tìm việc làm, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng.

5. Thời gian làm việc.

- Cơ sở điều trị Methadone phải bố trí đủ số lượng cán bộ và quy định thời gian làm việc hợp lý để thực hiện việc điều trị cho bệnh nhân theo quy định của Bộ Y tế.

- Cơ sở điều trị Methadone hoạt động tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ và ngày lễ, tết để đảm bảo cấp phát thuốc liên tục cho bệnh nhân, ít nhất phòng khám phải có 01 cán bộ hành chính, 01 dược sỹ đại học hoặc trung cấp và 01 Y tá làm việc để cấp phát thuốc cho bệnh nhân, hoạt động khám bệnh và tư vấn sẽ được tiến hành 7 ngày/tuần. Thời gian làm việc trong ngày: 8 giờ/ngày, giờ mở cửa và đóng cửa hàng ngày tùy theo nhu cầu của người bệnh và do Trưởng cơ sở điều trị Methadone quy định.

6. Quy trình tiếp nhận, bảo quản và phân phối thuốc

a) Nhu cầu thuốc hàng tháng cho mỗi cơ sở điều trị Methadone:

- Ước lượng số lượng người bệnh và nhu cầu thuốc Methadone :

+ Số lượng người bệnh ước tính trong tháng thứ 1: 15 người bệnh/01cơ sở điều trị Methadone.

+ Số lượng người bệnh ước tính trong tháng thứ 2: 30 người bệnh/01cơ sở điều trị Methadone.

+ Sau tháng thứ 2, sẽ tăng dần từ 15 đến 30 người bệnh/tháng và đạt 250 người bệnh vào tháng thứ 12 tại một cơ sở điều trị Methadone.

- Ước lượng liều điều trị Methadone trung bình: 100mg/ngày/người bệnh.

- Ước lượng số ngày trung bình/tháng: 30,5 ngày/tháng.



Tháng

Số lượng

người bệnh

Lượng thuốc

dung dịch 10mg/ml

(mg)

Lượng thuốc dung dịch 10mg/ml (ml)

Lượng thuốc dung dịch 10mg/ml (lít)

1

15

45.750

4.575

4,575

2

30

91.500

9.150

9,15

3

45

137.250

13.725

13,725

4

60

183.500

18.350

18,35

5

75

228.750

22.875

22,875

6

90

274.500

27.450

27,45

7

110

335.500

33.550

33,55

8

130

396.500

39.650

39,65

9

160

488.000

48.800

48,8

10

190

579.500

57.950

57,95

11

220

671.000

67.100

67,1

12

250

762.500

76.250

76,25

b) Tiếp nhận thuốc Methadone:

- Hàng tháng, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam tổng hợp, lập dự trù nhu cầu thuốc Methadone, trình Sở Y tế phê duyệt và gửi về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).

- Hàng tháng, công ty phân phối thuốc sẽ vận chuyển Methadone đến tận cơ sở điều trị Methadone theo công văn điều thuốc của Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).

c) Bảo quản thuốc Methadone:

- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để bảo quản Methadone. Methadone phải được bảo quản trong tủ có khoá đặt trong phòng riêng có cửa và khoá chắc chắn, đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm như quy định của nhà sản xuất in trên bao bì, ít người qua lại. Tủ bảo quản Methadone của cơ sở điều trị gọi là tủ chính, tủ bảo quản Methadone cho ca làm việc trong ngày gọi là tủ lẻ.

- Tủ chính phải chắc chắn, có 2 khoá độc lập (chỉ mở được tủ khi mở đồng thời hai khoá do 2 người khác nhau cùng mở), dung tích chứa được ít nhất 50 bình Methadone 1 lít. Người giữ chìa khoá thứ nhất của tủ chính phải là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung cấp được uỷ quyền. Người giữ chìa khoá thứ hai có thể là Trưởng cơ sở điều trị hoặc người được Trưởng cơ sở điều trị giao trách nhiệm giữ chìa khóa.

- Lượng Methadone sử dụng trong ngày được giữ trong tủ lẻ có một khóa chắc chắn. Người giữ chìa khoá tủ lẻ là dược sĩ đại học hoặc dược sỹ trung học trực tiếp phụ trách cấp phát thuốc cho người bệnh.

- Dược sỹ được uỷ quyền giữ tủ Methadone là người chịu trách nhiệm bảo quản Methadone, ghi chép sổ xuất nhập, xuất nhập tồn hàng ngày, hàng tháng, theo dõi hạn dùng, theo dõi chất lượng thuốc (đánh giá cảm quan, nếu có bất thường phải lập biên bản, gửi thông báo cho nhà phân phối).

d) Phân phát thuốc Methadone:

- Người cấp phát chịu trách nhiệm cấp phát đúng thuốc, đúng liều, đúng quy định cho đúng bệnh nhân theo chỉ định của bác sỹ; chịu trách nhiệm theo dõi để đảm bảo rằng người bệnh đã uống hết lượng Methadone được cấp phát trước khi rời phòng phát thuốc và phải thực hiện ghi chép theo quy định.

- Trong thời gian tạm ngừng cấp phát Methadone (nghỉ giải lao, họp đột xuất, trao đổi chuyên môn, giải quyết tình huống đặc biệt...), lượng Methadone chưa cấp phát phải được bảo quản trong tủ lẻ có khoá. Ca làm việc chịu trách nhiệm bảo quản lượng Methadone của ca đó.

- Bàn giao ca: Người cấp phát của ca trước phải chịu trách nhiệm vào sổ quản lý thuốc Methadone và bàn giao lại cho người cấp phát của ca sau.

- Cuối ngày làm việc, người cấp phát tính tổng lượng Methadone đã cấp cho người bệnh, kiểm tra lượng Methadone còn tồn, vào sổ và ký. Lượng Methadone tồn phải nhập lại vào tủ chính của cơ sở điều trị để bảo quản.


Каталог: vbpq hanam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Về việc công nhận lại và cấp Bằng công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đất giáp kè sông Đáy thuộc thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển Nông nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012

tải về 414.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương