Ued journal of Social Sciences, Humanities & Education – issn 1859 4603


Từ khóa: Lí thuyết giải cấu trúc; tiểu thuyết thời Minh Thanh; “Kim Vân Kiều Truyện”; Nguyễn Du; dịch  mang tính sáng tạo.  1. D



tải về 0.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu14.03.2023
Kích0.88 Mb.
#54364
1   2   3   4   5   6   7   8   9
201-Article Text-332-2-10-20201013

Từ khóa:
Lí thuyết giải cấu trúc; tiểu thuyết thời Minh Thanh; “Kim Vân Kiều Truyện”; Nguyễn Du; dịch 
mang tính sáng tạo. 
1. D
ẫn nhập 
Truyền bá tác phẩm văn học ra nước ngoài có chức 
năng quan trọng trong việc thúc đẩy sự giao tiếp qua lại 
giữa hai nền văn hóa, hai quốc gia. Đồng thời do sự 
khác biệt về ngôn ngữ nên khó có thể dịch trọn vẹn từng 
câu chữ, nên truyền bá văn hóa hải ngoại phải dựa vào 
sự lí giải và tính sáng tạo của người dịch. Chủ nghĩa giải 
cấu trúc (deconstruction) hay còn gọi là chủ nghĩa hậu 
cấu trúc luận (post-structuralism) nhấn mạnh việc phá 
vỡ và cấu tạo lại. Lí thuyết này đã đem đến cách nhìn 
mới, các khả năng mới về con đường truyền bá, ảnh 
hưởng văn hóa, văn học giữa các dân tộc, trên các khía 
cạnh như: đánh giá giá trị văn học của “nguyên văn” và 
“dịch văn” một cách khách quan; đánh giá hiện tượng 
“vừa dịch vừa làm mới” và “giữ lại cái khác biệt”… 
2. 
Sự lưu truyền Kim Vân Kiều truyện của 
Thanh Tâm tài nhân tại Việt Nam 
Thời Minh-Thanh, sự phát triển của tiểu thuyết bạch 
thoại đã phá vỡ vị trí độc tôn của thơ văn truyền thống, 
làm cho nền văn học truyền thống thông tục hóa hơn và 
được độc giả đón nhận. Kim Vân Kiều Truyện của Thanh 
Tâm tài nhân ra ấn phẩm đầu vào khoảng cuối đời Minh 
đầu nhà Thanh, từ bản in “Giải Ý Đường” (解颐 堂 ) và 
“Đàn Tích Hiên” (谈 惜 轩 ) thời kì đầu vua Minh Tú 
Tông (Sùng Trinh) đến vua Đạo Quang, đến nay được 
lưu truyền hơn 200 năm. Tại Trung Quốc đang lưu trữ 30 
loại ấn phẩm khác nhau [2, tr.16-17]. Tại một số nước 
như Nhật Bản, Việt Nam, Mỹ… cũng lưu giữ một số ấn 
phẩm. “Kim Vân Kiều Truyện” là tác phẩm điển hình 
của thể loại tiểu thuyết Tài Tử Giai Nhân thể chương 
hồi, nhưng lại có sự khác biệt với loại hình câu chuyện 
tài tử giai nhân truyền thống, xoay quanh nhân vật 


Yang Jian
 
82 
Vương Thúy Kiều, thế thái nhân tình, sự bất lực vô 
vọng trong cuộc sống, sự đè nén bởi thế lực gia tộc 
phong kiến,… “Tứ khố đại từ điển” khi nhận xét về giá 
trị nghệ thuật của “Kim Vân Kiều Truyện” đã chỉ ra: 
“giá trị nghệ thuật lớn nhất của cuốn sách này là hình 
tượng Thúy Kiều được khắc họa rất tươi mới, tình tiết li 
kì biến hóa. Nhưng ngôn ngữ lại có phần thiếu sinh 
động, tình tiết đan xen lời tiên đoán về số mệnh, điều 
này là chỗ còn thiếu sót. Nói tóm lại, cuốn sách này có 
một vị trí nhất định trong lĩnh vực tiểu thuyết thời kì 
Minh - Thanh nhưng không thuộc tác phẩm hạng hai 
hạng ba”
[3, tr. 2208]. Không rõ do thời kì này xuất hiện 
quá nhiều tác phẩm xuất sắc hay do cuốn tiểu thuyết còn 
nhiều hạn chế, khiếm khuyết, mặc dù được in ấn xuất bản 
nhiều lần nhưng “Kim Vân Kiều Truyện” như ngọc dưới 
cát, không gây được sự chú ý cho người đọc, ngay cả nhà 
nghiên cứu khởi xướng lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, 
ông Lỗ Tấn, cũng chưa từng nhắc đến tác phẩm này. Đến 
năm 1931, ông Tôn Khải Đệ trong cuốn “Đại cương tiểu 
thuyết thông tục Trung Quốc: thể loại tài tử giai nhân” 
lần đầu tiên mới nhắc đến “Kim Vân Kiều Truyện”. 
Năm 1813, thi hào Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc, 
với sự uyên thâm về Hán ngữ và văn học cổ điển Trung 
Quốc, ông tìm đọc được “Kim Vân Kiều Truyện” và 
thấy vô cùng yêu thích. Mấy năm sau khi về nước ông 
đã tiến hành dịch 3254 câu thơ trong “Kim Vân Kiều 
Truyện” sang chữ Nôm [4, tr.82]. Nguyễn Du đã vận 
dụng thành công lối hành thơ lục bát chữ Nôm, cấu trúc 
lại “Kim Vân Kiều Truyện” thành tác phẩm thơ phù hợp 
với âm luật đặc sắc trong văn học dân gian Việt Nam. 
“Chữ Nôm” được sáng tạo từ chữ Hán, xuất hiện vào 
thế kỉ 14, được người Việt Nam vận dụng cách tạo chữ 
như tượng thanh (hình/ hài thanh), hội ý, chỉ sự,… kết 
hợp ngữ âm tiếng Việt sáng tạo thành kiểu văn tự mới, 
có số nét khá phức tạp. Nhưng đây là lần đầu tiên trong 
lịch sử Việt Nam người Việt đã đưa được chữ viết và 
ngữ âm kết hợp sáng tạo thành hệ thống văn tự của dân 
tộc mình. Đầu thế kỉ 20, Việt Nam bắt đầu sử dụng 
tiếng Việt Nam hiện đại do các nhà truyền giáo phương 
Tây kết hợp giữa mẫu tự La tinh phiên âm tiếng Việt và 
dần dần từ bỏ sử dụng chữ Nôm. Cũng từ đây “Kim Vân 
Kiều Truyện” bản chữ Nôm được các thế hệ sau dịch lại 
bằng mẫu tự La tinh, lấy tên là “Truyện Kiều”. Đến nay 
Việt Nam đã có hơn 50 phiên bản Truyện Kiều bao gồm 
cả chữ Nôm và mẫu tự La tinh phiên âm hóa
[5, tr.234]. 
“Truyện Kiều” giữ nguyên được nhân vật và tình tiết 
câu chuyện của “Kim Vân Kiều Truyện”, nhưng áp 
dụng thể thơ lục bát khiến cho vẻ đẹp ngôn ngữ dân tộc 
được thể hiện rõ nét hơn. Tình tiết hấp dẫn cộng với lời 
thơ uyển chuyển đã khiến cho “Truyện Kiều” không chỉ 
được độc giả trong nước đón nhận mà còn được dịch ra 
nhiều thứ tiếng khác nhau như Trung, Anh, Đức, Pháp, 
Nga, Nhật, Hàn, Séc,… làm tác phẩm trở nên nổi danh 
trên thế giới. 
Năm 1959, ông Hoàng Dật Cầu lấy bản chữ Nôm 
“Kim Vân Kiều Truyện” của Nguyễn Du kết hợp với 
bản tiếng Việt La Tinh hóa dịch sang tiếng Hán và giữ 
nguyên tiêu đề. Với việc “Truyện Kiều” được dịch sang 
tiếng Hán thì ngày càng có nhiều độc giả Trung Quốc 
quan tâm đến việc “Kim Vân Kiều Truyện” được truyền 
bá và ảnh hưởng đến các quốc gia xung quanh. Tiếp đó, 
các học giả như Đổng Văn Thành, Trần Quang Huy
Trần Ích Nguyên, Lý Trung Hiếu, Triệu Ngọc Lan, Lô 
Trường Sơn, Kỳ Quảng Mưu, Lưu Trí Cường,… đã bắt 
đầu quan tâm nghiên cứu sự dịch chuyển của “Kim Vân 
Kiều Truyện” tại Việt Nam, các bài viết về “Truyện 
Kiều” bản tiếng Hán cũng ngày càng nhiều hơn.
Có lẽ cũng vì số mệnh lưu truyền của hai tác phẩm 
có sự khác nhau mà sự nhận xét về “Truyện Kiều” 
thường có vẻ cao hơn so với tiểu thuyết thời Minh - 
Thành “Kim Vân Kiều Truyện”. Giới học giả Việt - 
Trung vẫn chưa đưa ra được ý kiến thống nhất đối với 
sự đánh giá về hai tác phẩm này. Xét về nguyên nhân cơ 
bản, chính vì nhiều học giả đều nghĩ rằng giá trị văn học 
của bản dịch thường thấp hơn nguyên bản. Tuy nhiên, 
từ Walter Benjamin, Des Tours de Babel đến Lawrence 
Venuti theo trường phái chủ nghĩa hậu cấu trúc luận đã 
chỉ ra rằng: nên đề cao vị trí tính sáng tạo của người 
dịch và lời dịch. Họ cho rằng có thể coi nguyên bản là 
“đời này” và bản dịch là “đời sau”, người dịch cũng là 
chủ thể của sáng tạo, bản dịch chính là sự sáng tạo của 
ngôn ngữ mới. Phương pháp suy luận này cho chúng ta 
một cách nhìn mới về vấn đề từ trước đến nay chúng ta 
luôn lấy nguyên bản làm trung tâm, việc dịch thuật thì 
cứ theo nguyên văn mà làm. Ngoài ra, dịch thuật đối với 
tác phẩm văn học nước ngoài không phải “cần giống” 
mà cần “có điểm khác biệt”, mục đích không phải xóa 
bỏ sự khác biệt trong quá trình dịch, mà là biểu đạt sự 
khác biệt giữa hai nền văn hóa và ngôn ngữ trong quá 
trình dịch
[7, tr.49
]
. Nghĩa là nhấn mạnh yếu tố bản địa 
hóa trong tiếp nhận.


ISSN 1859 - 4603 -
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),81-88

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương