Tichtruyenphapcu


*  5. Những Vị Tỳ Kheo Hay Cãi Cọ Ở Xứ Câu Thâm (Kosambi)



tải về 3.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/293
Chuyển đổi dữ liệu11.03.2023
Kích3.79 Mb.
#54358
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   293
tichtruyenphapcu


5. Những Vị Tỳ Kheo Hay Cãi Cọ Ở Xứ Câu Thâm (Kosambi)
Và người khác không biết... 
Ðức Phật thuyết bài pháp này cho các Tỳ-kheo ở Kosambi khi Ngài ngụ tại Kỳ 
Viên. 
A. Các Tỳ Kheo Cãi Nhau 
Tại Kosambi, trong tinh xá Ghosita có hai Tỳ-kheo trú ngụ, một vị là luật sư, vị 
kia là pháp sư, mỗi vị dẫn đầu năm trăm tăng. Một hôm, vị pháp sư sau khi tắm xong đã 
chừa lại một ít nước trong bồn tắm và đi ra. Kế đó, vị luật sư đi vào thấy nước dư, lúc trở 
ra ngoài ông hỏi bạn: 
- Này huynh, có phải huynh đã chừa nước lại không? 
Vị pháp sư đáp: 
- Vâng, huynh ạ! 
- Nhưng huynh không biết là đã phạm lỗi sao? 
- Thật ra tôi không biết. 


-Này huynh, đó là một lỗi. 
- Như thế, tôi sẽ sám hối về lỗi ấy. 
- Dĩ nhiên, này huynh! Nếu huynh không cố ý làm, vô tâm thì không gọi là lỗi. 
Nghe vị luật sư bảo thế, vị pháp sư yên trí xem như không có lỗi. Ấy thế mà vị 
luật sư lại nói với học chúng của mình: 
- Vị pháp sư dù đã phạm lỗi vẫn không thấy lỗi. 
Và nhóm học chúng này khi gặp nhóm học chúng của vị pháp sư liền kháo nhau: 
- Thầy của các anh đã phạm lỗi mà không nhận lỗi. 
Học chúng của vị pháp sư về kể lại với thầy mình. Vị pháp sư nghe qua liền đáp: 
- Vị luật sư này trước đó đã nói là không lỗi, bây giờ nói có lỗi. Ông ta là người 
dối trá. 
Học chúng của hai bên gặp nhau, rồi lời qua tiếng lại: 
- Thầy của các huynh là người dối trá! 
Họ tranh cãi nhau. Và vị luật sư thừa cơ hội tuyên án tẩn xuất vị pháp sư vì đã 
không nhận lỗi. Từ đó, ngay đến những thí chủ cúng dường cho họ cũng chia làm hai phe, 
ngay cả những cô ni được họ dạy, cả thiện thần hộ pháp, bạn bè và những người thân tín, 
chư thiên trên trời, lan đến Phạm thiên đều như thế. Mọi người, ngay cả những người 
chưa quy y cũng chia làm hai phe. Sự tranh cãi lan rộng từ trời Tứ thiên vương cho đến 
trời Ðế Thích. 
Ðến mức độ thì có một Tỳ-Kheo tới gần thế Tôn thưa kể tự sự: "Những người 
tuyên án tẩn xuất thì giữ quan điểm rằng pháp sư bị tẩn xuất là đúng luật, ngược lại 
những người bênh vực thì cho rằng trái luật, và tụ họp lại để ủng hộ pháp sư mặc dù 
những người tuyên bố tẩn xuất cấm họ làm như vậy". Ðã hai lần Thế Tôn nhắn hai bên 
Tỳ-Kheo hãy đoàn kết, và đều nhận được câu trả lời: 
- Bạch Thế Tôn! Họ không chịu đoàn kết. 
Lần thứ ba, Thế Tôn bảo: 
- Tăng đoàn đã bị chia rẽ! 
Nói xong, Phật đến chỗ các Tỳ-kheo và chỉ cho nhóm vị Tỳ-kheo luật sư, người 
tuyên bố tẩn xuất, sự sai lầm trong quyết định ấy, và đối với nhóm vị Tỳ-kheo pháp sư, 
người không nhận lỗi, Ngài cũng chỉ sự sai lầm trong hành động ấy. Một lần nữa, Phật 
bắt các Tỳ-kheo kiết trai và khiến họ hành sám ngay tại chỗ, trong khu vực giới hạn. Ngài 
đặt luật cho các Tỳ-kheo, nếu gây gỗ trong phòng ăn hoặc các nơi khác, họ bắt buộc phải 
ngồi chỗ riêng biệt trong trai đường. 
Nhưng các Tỳ-kheo vẫn không ngừng gây nhau, đức Phật lại đi đến nơi và khuyên 
răn: 
- Ðủ rồi, các Tỳ-kheo! Ðừng gây gỗ nữa! Gây gỗ, đấu tranh, tranh chấp, tranh cãi, 
mọi thứ này đều nguy hại. Bởi lẽ vì tranh cãi một con chim bé bỏng cũng làm một con 
voi quý phải chết. 
Và đức Phật kể chuyện Bổn Sanh "Con Chim Nhỏ". Ngài dạy tiếp: 


- Các Tỳ-kheo, hãy đoàn kết! Hãy dừng tranh cãi, vì sự tranh cãi mà hàng ngàn 
con chim nhỏ đã mất mạng. 
Và Ngài kể chuyện Bổn Sanh "Những Con Chim". Nhưng dù vậy họ vẫn không 
nghe lời Phật, và một ngoại đạo muốn Phật bớt phiền nhiễu, thưa rằng: 
- Bạch Ngài, đấng Thế Tôn, đấng Pháp Vương! Hãy ở nhà! Ðấng Thế Tôn! Ngài 
hãy sống một đời vô sự và tự tại ở cõi này. Chúng con có gây gỗ, đấu tranh, tranh chấp, 
tranh cãi nhau mới làm sáng tỏ ai phải ai trái. 
Liền đó, đức Phật kể chuyện Bổn Sanh như sau: "Có một lần, này các Tỳ-kheo, 
Phạm-ma-đạt trị vì Ba-la-nại, là vua xứ Kàsi. Phạm-ma-đạt gây chiến với vua Dìghati 
Kosala, đánh chiếm vương quốc và giết vua khi đang cãi trang. Con trai của Dìghati là 
hoàng tử Dìghàvu, mặc dù biết rằng Phạm-ma-đạt là kẻ giết cha mình, vẫn tha mạng kẻ 
thù. Do đó họ sống hòa bình với nhau". 
Và Ngài huấn thị các Tỳ-kheo: 
- Này các Tỳ-kheo, lòng kiên nhẫn và tư cách phong nhã của những ông vua hay 
sử dụng dao gậy cao đẹp thế đó. Tỳ-kheo, các ông là những kẻ xuất gia được giáo huấn 
bằng Pháp và Luật chu đáo như thế, phải làm sao chiếu sáng thế gian hơn với lòng kiên 
nhẫn và tư cách cao nhã của các ông chứ. 
Dù đã được khuyên nhủ như thế, các Tỳ-kheo vẫn không đoàn kết theo lời Phật. 
Không vui vì phải sống trong cảnh ồn náo, không thoải mái vì bị quấy rầy, hơn nữa các 
Tỳ-kheo này không đếm xỉa đến lời Phật dạy, nên Thế Tôn quyết định sống độc cư tránh 
xa đám người chộn rộn. Sau khi đi khất thực ở Câu-thâm, không từ giã Tăng đoàn, đức 
Phật đắc y, ôm bát, một mình đi đến Bàlaka, chỗ bán muối, tại đây Ngài thuyết pháp cho 
Trưởng lão Bhagu về đời sống độc cư. Rồi Ngài đến Ðông Trúc Lộc Giã, và thuyết pháp 
cho ba chàng trai gia thế về hạnh phúc an lành của sự hòa hợp. Và từ đó, Ngài đến 
Pàrileyyaka. Ở đó, dưới gốc cây Sala đẹp đẽ, trong rừng Bảo Hộ, đức Thế Tôn đã trải qua 
một mùa hạ an vui, có voi Pàrileyyaka phục vụ. 
Khi nhóm cư sĩ ở Câu-thâm đến tinh xá và không gặp đấng Ðạo sư, họ hỏi các Tỳ-
kheo: 
- Thưa chư Tôn giả, đấng Ðạo sư đi đâu? 
Các Tỳ-kheo đáp: 
- Vào rừng Pàrileyyaka. 
- Tại sao thế? 
- Ngài cố gắng hòa hợp chúng tôi, nhưng chúng tôi không hòa hợp được. 
- Này chư Tôn giả, có phải các vị, sau khi được chấp nhận là Tỳ-kheo dưới sự lãnh 
đạo của Ðạo sư, lại cãi lời Ngài lúc Ngài yêu cầu các vị hòa hợp? 
- Ðúng thế, đạo hữu. 
Rồi có người nói tiếp: 
- Những vị Tỳ-kheo này, sau khi được thu nhận làm Tỳ-kheo dưới sự lãnh đạo của 
Ðạo sư, lại không muốn hàn gắn những rạn nứt theo lời yêu cần của Ngài. Ðây hoàn toàn 


do lỗi của họ mà chúng ta không được gặp Phật. Ðối với những Tỳ-kheo này, chúng ta 
nhất quyết sẽ không mời ngồi và cũng không bao giờ kính lễ hoặc cúng dường nữa. 
Và từ đó họ không thèm cúng kính các Tỳ-kheo nữa. Hậu quả là các Tỳ-kheo bị 
thiếu vật thực và gần chết đói, nên chỉ sau vài ngày các Tỳ-kheo đã biết phục thiện. Rồi 
họ sám hối nhau, xin được tha thứ. Họ bảo các cư sĩ: 
- Ðạo hữu! Chúng tôi đã hòa hợp. Xin đối với chúng tôi như xưa. 
- Thưa chư Tôn giả, các vị xin sám hối với đức Thế Tôn chưa? 
- Chưa, đạo hữu. 
- Vậy thì hãy xin sám hối Thế Tôn. Và ngay khi được Phật tha lỗi, chúng tôi sẽ trở 
lại với các vị như trước. 
Nhưng vì đang giữa mùa an cư, các Tỳ-kheo không thể đến gặp Phật, và họ kiết hạ 
trong sự thiếu thốn, trong khi Phật thì an vui, được voi hầu hạ. Con voi này là voi đầu đàn 
đã rời bầy và vào rừng với lý do độc nhất là muốn được an vui. Nó nói: 

tải về 3.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   293




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương