ĐOÀn tncs hồ chí minh bch tp. HỒ chí minh, ngày 11 tháng 8 năm 2005 Số 02 /ct-tv chưƠng trình hành đỘNG



tải về 54.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích54.29 Kb.
#4918


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

BCH TP.HỒ CHÍ MINH

_________ TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2005

Số 02 /CT-TV


CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ

NĂM HỌC 2005 – 2006 VÀ 2006 - 2007

***
Căn cứ vào tình hình công tác Đoàn và phong trào học sinh trung học phổ thông; phát huy Nghị quyết liên tịch của Ban Giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo và Ban Thường vụ Thành Đoàn giai đoạn 2005 – 2007; nhằm tăng cường đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào học sinh trung học phổ thông năm học 2005 – 2006 và năm học 2006 – 2007, Ban Thường vụ Thành Đoàn xây dựng chương trình hành động như sau:


I.- CÔNG TÁC GIÁO DỤC:
Tiếp tục phát huy các giải pháp hiệu quả đã thực hiện trong những năm học qua, cần tập trung đầu tư cho các nội dung:

- Triển khai giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong đoàn viên giáo viên và học sinh trung học phổ thông; tổ chức học tập 6 bài lý luận chính trị và các chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giải pháp như quận – huyện Đoàn phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường và Trung tâm Giáo dục chính trị của quận – huyện để tổ chức; mời báo cáo viên là giáo viên dạy môn giáo dục công dân, lịch sử của trường…


- Tổ chức cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong đoàn viên – giáo viên từ cơ sở đến cấp thành mỗi năm học.
- Mỗi Đoàn trường, Chi đoàn giáo viên tổ chức buổi báo cáo thời sự trong và quốc tế cho đoàn viên giáo viên - học sinh.
- Tham gia tuyên truyền, cổ động, đóng góp văn kiện cho Đại hội Đảng và Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp.
- Tham mưu với cấp ủy Đảng tổ chức cho đoàn viên nghe báo cáo chuyên đề về Nghị quyết, chủ trương của Đảng; những chủ trương mới của Đoàn và ngành giáo dục, tổ chức diễn đàn “Nghe học sinh nói – nói học sinh nghe” về các vấn đề liên quan đến công tác thanh niên, học sinh, trường học.

- Đẩy mạnh việc tổ chức cho đoàn viên học sinh tìm hiểu “Mỗi tháng 1 nhân vật lịch sử” chú ý đến việc tìm hiểu về nhân vật mà trường mang tên, hành trình đến với bảo tàng, đến với các địa chỉ đỏ và di tích lịch sử.


- Tuyên tuyền vận động “Không hút thuốc lá” trong môi trường sư phạm với 100% học sinh không hút thuốc lá; triển khai cuộc vận động thực hiện 8 phẩm chất của nguời đoàn viên “ Yêu nước, hiếu thảo, kính thầy, thương người, hiếu học, trung thực, tiết kiệm, kỷ luật“ trong đoàn viên học sinh. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, chuyên đề về đạo đức – lối sống của học sinh ngày nay; chú ý biểu dương gương học sinh sống đẹp, bài trừ văn hóa ngoại lai xâm nhập trường học.
- Phát động phong trào người đoàn viên tiêu biểu, kết hợp tìm kiếm, nhân rộng qua tuyên dương những cá nhân cụ thể với tiêu chuẩn:

+ Gương mẫu, uy tín trong đoàn viên, học sinh.

+ Có thái độ học tập tốt, tiến bộ trong học tập.

+ Tích cực tham gia hoạt động Đoàn và các phong trào của nhà trường.


- Đoàn trường, quận – huyện Đoàn tổ chức cho học sinh tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy. Mỗi Đoàn trường thành lập đội hình tình nguyện giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xử lý kỷ luật đoàn viên, học sinh đi xe phân khối lớn. Phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh đi xe phân khối lớn đến trường hàng năm, xem đây là tiêu chí đánh giá công tác giáo dục của Đoàn trường.
II.- PHONG TRÀO:
1.- Tổ chức phong trào thi đua học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đẩy mạnh việc tổ chức, tham gia các hội thi, giải thưởng khuyến học:

- Đoàn trường thành lập và tổ chức hoạt động của câu lạc bộ đội nhóm công tác xã hội, học thuật. Vận động đoàn viên – học sinh tham gia các hội thi: Tin học trẻ không chuyên; Nhà sáng tạo trẻ; Giải thưởng Eureka, …


- Hàng năm quận - huyện Đoàn tổ chức liên hoan các câu lạc bộ, đội nhóm học thuật, các cuộc thi "Nhà khoa học trẻ", "Khoa học vui", Olympic các môn học... Ban chấp hành Đoàn trường tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các hội thi, giải thưởng, các buổi hội thảo, trao đổi về phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Tổ chức chương trình đến với trường nghề, làng nghề, các xưởng sản xuất và chương trình hướng nghiệp cho học sinh từ cơ sở đến cấp thành.

2.- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, mở rộng sân chơi, điểm sinh hoạt cho học sinh trung học phổ thông:

- Phát động phong trào rèn luyện thân thể trong học sinh, đưa nội dung mỗi học sinh biết chơi một môn thể thao vào chương trình rèn luyện đoàn viên, tổ chức ngày hội học sinh khỏe để kiểm tra, công nhận. Phát huy các câu lạc bộ các môn thể thao và các giải thể thao cho học sinh hàng năm.


- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong nhà trường; mỗi Đoàn trường thành lập đội văn nghệ tuyên truyền ca khúc cách mạng và tham gia liên hoan đội, nhóm văn nghệ xung kích tuyên truyền ca khúc cách mạng do quận - huyện Đoàn tổ chức. Yêu cầu mỗi đoàn viên giáo viên, học sinh biết ít nhất 5 ca khúc cách mạng. Phát huy các hoạt động văn nghệ theo cụm, biểu diễn, giao lưu ở vùng ngoại thành, vùng khó khăn.
- Chú ý tổ chức các hoạt động cho đoàn viên – học sinh tại các công viên vào ngày chủ nhật hàng tuần qua sinh hoạt chi đoàn; các hoạt động của Đoàn trường; quận – huyện Đoàn.
- Phát huy mô hình ngày hội học sinh trung học phổ thông với những nội dung như hướng nghiệp, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý…; tổ chức Ngày hội đón đoàn viên – học sinh khối 10 vào trường với những nội dung chính như: trao Quyết định thành lập chi đoàn lớp và giới thiệu Ban Chấp hành chi đoàn lâm thời. Thời gian tổ chức Ngày hội khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm khi đoàn viên lớp 10 nhập học tại trường trung học phổ thông.
- Tổ chức chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh trong hè cho đoàn viên giáo viên và học sinh trung học phổ thông theo hướng gắn với hoạt động, sinh hoạt hè.
3.- Phát huy các nội dung thi đua, tổ chức hoạt động phong trào của học sinh trung học phổ thông theo cụm và cấp thành, trong đó tập trung cho các hoạt động lớn như:

- Liên hoan “Tiếng hát học sinh trung học phổ thông” (01 năm /lần - tháng 3)

- Giải thể dục đồng diễn trung học phổ thông (01 năm/ lần – tháng 11)

- Cuộc thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật “ (01 năm /lần – tháng 8)

- Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” (01 năm /lần – tháng 3)

- Hội trại câu lạc bộ, đội nhóm cán bộ Đoàn cấp thành (02 năm/lần - tháng 10)

- Hội thi Cán bộ Đoàn giỏi khu vực trung học phổ thông (02 năm/lần)

- Hội thi “Olympic các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” trong giáo viên trung học phổ thông (02 năm /lần – tháng 9)


III.- CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN:
1.- Xây dựng Đoàn về tư tưởng chính trị:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, sinh hoạt chính trị, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến đoàn viên - thanh niên.

- Tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chủ điểm trong năm học gắn với chỉ đạo của cấp thành.

- Tăng cường sinh hoạt tư tưởng chính trị trong các buổi sinh hoạt chi đoàn thông qua các nội dung sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chủ điểm, thông tin thời sự, chính trị, đặc biệt nhân các sự kiện chính trị trong nước và trên thế giới.


2.- Công tác tập hợp thanh niên:

- Quận, huyện Đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên quận, huyện tổ chức khảo sát, đánh giá lại chất lượng hoạt động của các chi hội, câu lạc bộ đội nhóm học sinh trong các trường trung học phổ thông, đồng thời có hướng dẫn, nâng chất lượng hoạt động của các đội, nhóm của học sinh trung học phổ thông.

- Đẩy mạnh việc xây dựng các chi hội, đội nhóm mới, chú ý phát huy vai trò các đội nhóm học thuật trong nhà trường. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác thanh niên cho đội ngũ chi hội, đội nhóm trưởng của các trường trung học phổ thông.
3.- Xây dựng Đoàn về tổ chức:

a) Tập trung nâng cao chất lượng đoàn viên:

- Cấp thành phát hành Sổ rèn luyện đoàn viên theo từng khối lớp 10, 11, 12. Nội dung chương trình Rèn luyện đoàn viên tăng cường giáo dục đạo đức - lối sống của đoàn viên – học sinh, phát huy vai trò đoàn viên tham gia hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm do Đoàn trường tổ chức. Chú ý công tác triển khai, hướng dẫn nội dung đăng ký gắn với nội dung của nhà trường, công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện ở mỗi học kỳ và việc kiểm tra công nhận vào cuối năm học.

- Làm tốt công tác phân tích chất lượng đoàn viên hàng năm gắn với việc bình chọn đoàn viên ưu tú từ đoàn viên xuất sắc.

- Đảm bảo tốt công tác đoàn vụ, quản lý hồ sơ của đoàn viên. Thực hiện tốt quy trình chuyển giao đoàn viên các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, Đại học, cao đẳng và địa phương khắc phục tình trạng thất thoát đoàn số khi đoàn viên chuyển môi trường công tác, học tập…



b) Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh:

- Xây dựng chi đoàn đạt 3 tiêu chí: 3 nắm, 3 biết, 3 làm; đầu tư cải tiến nội dung sinh hoạt chi đoàn, sinh động, thiết thực gắn với hoạt động của trường, lớp và nhu cầu chính đáng của đoàn viên.


- Tổ chức sinh hoạt chi đoàn trong công viên ít nhất 01 lần/tháng. Khôi phục hình thức sinh hoạt gắn với tổ chức trại, dã ngoại, du khảo đến các di tích lịch sử.

- Đảm bảo việc cập nhật thông tin về số lượng đoàn viên, quy trình kết nạp đoàn viên mới, giới thiệu đoàn viên ưu tú và phân tích chất lượng đoàn viên hàng năm.

- Chú ý cải tiến hình thức sinh hoạt chi đoàn; cấp thành, quận – huyện Đoàn xây dựng hướng dẫn hình thức và nội dung sinh hoạt chi đoàn.

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc đăng ký, thực hiện công trình thanh niên tại các chi đoàn.

- Chi đoàn phát huy vai trò tiên phong và tính gương mẫu của người đoàn viên trong học tập và sinh hoạt; phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc hiến kế, đóng góp ý kiến để xây dựng các nội dung hoạt động của chi đoàn, làm tốt vai trò nòng cốt trong hoạt động tại các câu lạc bộ, đội, nhóm…

- Phát huy vai trò của chi đoàn giáo viên trong việc tham gia tổ chức các hoạt động phong trào học sinh và công tác Đoàn.


c) Đoàn tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền:

- Tập trung thành lập các nhóm tu dưỡng rèn luyện trong đoàn viên giáo viên, học sinh nhằm tạo môi trường phấn đấu, rèn luyện cho đoàn viên ưu tú.

- Phát huy vai trò của Ban chấp hành Đoàn trường trong việc tham mưu cho Cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường bồi dưỡng, phát triển đoàn viên ưu tú vào Đảng.

- Tham mưu chi bộ tổ chức cho đoàn viên tham gia góp ý xây dựng chi bộ, đảng viên và các Nghị quyết của Đảng liên quan đến công tác thanh niên.

- Xây dựng Tổ trung kiên, tu dưỡng để đoàn viên giáo viên ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên; nâng cao tỉ lệ đoàn viên – giáo viên trẻ được kết nạp Đảng.
IV.- TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ ĐOÀN PHỤ TRÁCH KHU VỰC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, ĐẨY MẠNH VIỆC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN, NÂNG CHẤT CÁN BỘ ĐOÀN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG:
1.- Công tác tổ chức - cán bộ và chế độ chính sách cho trợ lý thanh niên và cán bộ Đoàn học sinh:

- Thành Đoàn thống nhất với Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về chức danh và nhiệm vụ trợ lý công tác thanh niên ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố và trợ lý thanh niên các trường.

- Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng cho Bí thư Chi đoàn giáo viên và trợ lý thanh niên, cán bộ Đoàn học sinh qua việc tạo môi trường rèn luyện, thử thách.

- Thực hiện tốt chăm lo chế độ chính sách, thi đua khen thưởng cho trợ lý thanh niên, cán bộ Đoàn học sinh theo điều III.2 của Nghị quyết liên tịch giữa Ban Giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo và Ban Thường vụ Thành Đoàn và Quyết định số 61/2005/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn – Hội trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.


2.- Tăng cường, bồi dưỡng cán bộ phụ trách khu vực trung học phổ thông, trợ lý thanh niên và cán bộ Đoàn học sinh:

- Cấp thành và quận – huyện Đoàn tăng cường định biên cán bộ phụ trách khu vực trung học phổ thông. Tuyển dụng cán bộ xuất thân từ khu vực trường học, am hiểu sư phạm, làm tốt công tác tham mưu khu vực trung học phổ thông cho Đoàn.

- Cấp thành tập trung công tác bồi dưỡng Ban Chấp hành Đoàn trường, cán bộ các quận – huyện Đoàn phụ trách Đoàn trường trung học phổ thông và đặc biệt là đội ngũ trợ lý thanh niên.

- Quận – huyện Đoàn tập trung xây dựng nội dung và tổ chức các lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng, nâng chất cho đội ngũ Bí thư chi đoàn lớp.

- Biên soạn, phát hành các loại cẩm nang, sổ tay, tài liệu tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp nhằm kịp thời cập nhật thông tin, định hướng lớn cho đội ngũ cán bộ Đoàn phụ trách trường học.

- Tập trung đầu tư hình thành và phát triển loại hình Câu lạc bộ cán bộ Đoàn các cấp nhằm định hướng, kịp thời nắm bắt thông tin và triển khai nội dung hoạt động trong tổ chức.

- Tổ chức các hoạt động nhằm động viên, khuyến khích và tuyên dương cán bộ Đoàn và đoàn viên tiêu biểu như: Hội thi cán bộ Đoàn giỏi – Bí thư chi đoàn giỏi; Hội thi Thủ lĩnh thanh niên; Hội trại tuyên dương, khen thưởng cán bộ Đoàn xuất sắc… trong khu vực trung học phổ thông. Phát huy các cuộc thi cấp cụm, cấp thành.
V.- CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO:
1.- Đối với Thành Đoàn:

- Ban Thường vụ Thành Đoàn giao cho Ban Thiếu nhi – Trường học Thành Đoàn là bộ phận thường trực triển khai, theo dõi, kiểm tra và báo cáo về kết quả thực hiện chương trình hành động và có trách nhiệm tham mưu để cụ thể hóa các nội dung thành từng năm học.


- Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp Thành Đoàn cùng tham gia chăm lo cho hoạt động của học sinh trung học phổ thông toàn thành.

- Tăng cường các hoạt động thi đua, hội thi… cấp thành nhằm tạo sân chơi và tiếng nói, hình ảnh chung của khu vực trung học phổ thông toàn thành; chia cụm hoạt động, khuyến khích các đơn vị tổ chức hoạt động theo cụm, cấp thành có quan tâm, đầu tư cho hoạt động tại cụm.

- Chỉ đạo các công cụ báo chí, tuyên truyền của Đoàn dành các vị trí cho khu vực trung học phổ thông như mục “chuyện lớp tôi” “chi đoàn tuổi mới lớn”… trên báo Tuổi Trẻ, Mực Tím, Thông tin trong Đoàn, Sổ tay cán bộ Đoàn… nhằm tăng cường thông tin về hoạt động khu vực trung học phổ thông toàn thành.

- Tăng cường trao đổi với quận – huyện ủy về phong trào học sinh trung học phổ thông; mỗi học kỳ tổ chức hội nghị thông tin với cấp ủy, Ban giám hiệu các trường trung học phổ thông và tăng cường chỉ đạo quận – huyện Đoàn trong hoạt động phong trào khu vực trung học phổ thông.

- Thông qua Nghị quyết liên tịch với Sở Giáo dục – đào tạo, tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố có chế độ, chính sách cho lực lượng trợ lý thanh niên; nghiên cứu gắn việc học, kiểm tra công nhận 6 bài lý luận chính trị và chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh vào một số môn học chính khóa có liên quan
- Hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất về cách thức đánh giá thi đua, khen thưởng khu vực trung học phổ thông toàn thành.
2.- Đối với các quận, huyện Đoàn:

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Ban Thường vụ quận – huyện Đoàn trong việc chỉ đạo Đoàn trường trung học phổ thông trong phong trào học sinh và công tác Đoàn.


- Mỗi năm học, căn cứ vào hướng dẫn của Ban Thường vụ Thành Đoàn, xây dựng chương trình năm học triển khai cho Đoàn trường. Đối với những quận – huyện Đoàn quản lý nhiều Đoàn trường (từ 3 Đoàn trường trở lên) tổ chức hội nghị triển khai chương trình năm học, tổng kết cuối năm học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các Đoàn trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn, nhân rộng các mô hình và giải pháp hiệu quả.
VI.- TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
- Tháng 7/2005: thông qua Ban Thường vụ Thành Đoàn.
- Cuối tháng 8 – đầu tháng 9/2005: tổ chức hội nghị triển khai chương trình hành động đến cấp ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn trường trung học phổ thông toàn thành.
- Từ tháng 9/2005 – đến tháng 6/2007: thực hiện chương trình hành động.
- Tháng 8/2006: sơ kết giai đoạn 1 thực hiện chương trình hành động gắn với đánh giá công tác Đoàn và phong trào học sinh năm học 2005 – 2006.
- Tháng 8/2007: tổng kết chương trình hành động gắn với đánh giá công tác Đoàn và phong trào học sinh năm học 2006 – 2007.
TM. BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ĐOÀN

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

(Đã ký)

Văn Thị Bạch Tuyết



tải về 54.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương