ĐOÀn tncs hồ chí minh ban chấp hành trung ưƠNG



tải về 189.48 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích189.48 Kb.
#2880
1   2   3

4.3.3. Kinh phí

Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho Dự án căn cứ theo Thông tư 101/2009/TT-BTC sẽ chi trả chi phí thuê các chuyên gia tư vấn hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.



III. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP, DẠY NGHỀ VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM KIỂU MẪU CỦA ĐOÀN THANH NIÊN

Mục tiêu: Xây dựng quy hoạch hệ thống trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm do Đoàn Thanh niên quản lý phù hợp với quy hoạch tổng thể chung; lựa chọn để xây dựng 10 trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Đoàn Thanh niên.

Thời gian thực hiện: 2008 – 2015



1. Xây dựng 10 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên

1.1. Giai đoạn 1: 2008-2009

Hoàn thành việc khảo sát, thống nhất về các phương án xây dựng và kinh phí với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh, thành, lập dự án và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

Trung ương Đoàn

Qua làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với UBND các tỉnh, thành, ngày 17/10/2008 Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành Quyết định số 341a/QĐ-TWĐTN về việc phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng 10 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên, cụ thể tại: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thanh Hóa, Quảng Bình, Gia Lai, Tiền Giang, Quảng Ninh, Khánh Hòa và Phú Thọ.

Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có quyết định về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư và cho phép chuẩn bị đầu tư dự án Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên đối với Ban thường vụ các tỉnh, thành đoàn có tên nêu trên.

Các tỉnh, thành Đoàn

Các tỉnh, thành Đoàn có tên nêu trên phải thực hiện việc khảo sát, lập dự án đầu tư, tiến hành lập dự toán kinh phí, thẩm định và trình Ban Bí thư Trung ương Đoàn phê duyệt.

Chủ động tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án xây dựng Trung tâm. Ban quản lý dự án xây dựng Trung tâm chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư của Dự án.

1.2. Giai đoạn 2: năm 2010-2013

Mục tiêu: Hoàn thành việc đầu tư xây dựng các Trung tâm

Trung ương Đoàn

Có trách nhiệm theo dõi, quản lý, cấp kinh phí và giám sát quá trình thực hiện việc thực hiện Dự án đầu tư của các tỉnh, thành Đoàn.



▲ Các tỉnh, thành Đoàn

Thực hiện theo đúng các thủ tục, quy định, quy trình và các giai đoạn quản lý dự án hiện hành của nhà nước về đầu tư xây dựng từ: đấu thầu và chuẩn bị ký kết, chuẩn bị thi công, thi công, nghiệm thu và bàn giao kết toán, dịch vụ sau thi công.

Đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng của công trình

1.3. Giai đoạn 3: 2013-2015

Mục tiêu: đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên ... của các Trung tâm

Trung ương Đoàn

Đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm, công tác tổ chức, làm việc của các trung tâm.

Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ của các Trung tâm.

Tỉnh, thành Đoàn

Tham mưu với Ủy ban nhân dân, tỉnh ủy các tỉnh, thành đảm bảo về đội ngũ cán bộ của Trung tâm về số cán bộ biên chế, số cán bộ hợp đồng, các điều kiện đảm bảo theo đúng các thỏa thuận ban đầu và luật định.

Chịu trách nhiệm tuyển chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên đảm bảo các điều kiện làm việc thường xuyên của Trung tâm.

1.4. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện Dự án bao gồm 2 nguồn:

Nguồn vốn đầu tư từ Trung ương thông qua Trung ương Đoàn được cấp từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Nguồn vốn đối ứng từ các địa phương và các điều kiện hỗ trợ đi kèm như diện tích đất xây dựng, biên chế và nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của các Trung tâm.



2. Xây dựng và quy hoạch hệ thống các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm của đoàn thanh niên

2.1. Củng cố, phát triển hệ thống các Trung tâm

Mục tiêu: Hiện nay hệ thống các Trung tâm dạy nghề thanh niên, trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên trên cả nước bao gồm 33 Trung tâm, trong đó số tỉnh, thành có Trung tâm là 29/63 tỉnh, thành. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu trong giai đoạn 2008-2012 đảm bảo 63/63 tỉnh, thành trên cả nước xây dựng và thành lập được Trung tâm Dạy nghề hoặc Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên.

Trung ương Đoàn

Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống nhất về việc quy hoạch và phát triển hệ thống các Trung tâm Dạy nghề, giới thiệu việc làm thanh niên trong cả nước.

Các tỉnh, thành đoàn

Hiện nay đối với các tỉnh, thành đoàn chưa thành lập Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên niên cần sớm xây dựng đề án thành lập Trung tâm bám sát yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ chính trị địa phương, đảm bảo về tổ chức, bộ máy nhân sự, kế hoạch hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm báo cáo với lãnh đạo tỉnh, thành về chủ trương thành lập, trình Ban Bí thư Trung ương đoàn ra quyết định phê duyệt.

2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên

Trung ương Đoàn

- Hàng năm thực hiện việc đầu tư mua sắm trang thiết bị thuộc Dự án “Nâng cao năng lực dạy nghề” đối với các Trung tâm theo nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia.

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động hệ thống các Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên” trong năm 2009

- Rà soát, thực hiện các thủ tục liên quan đến tổ chức bộ máy và quản lý của các Trung tâm do Trung ương Đoàn ra quyết định thành lập.

Các tỉnh, thành Đoàn

Quan tâm chỉ đạo đối với các Trung tâm, phối hợp với Sở lao động Thương binh và xã hội đầu tư kinh phí hoạt động cho các Trung tâm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn.

IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ HỌC NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRONG ĐÓ CÓ ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THANH NIÊN HỌC NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2008-2015

1. Mục tiêu

- Đảm bảo tiến độ và hiệu quả các nội dung, chương trình, hoạt động của các Dự án thành phần thuộc Đề án 103, khắc phục và điều chỉnh kịp thời những sai sót, sai phạm trong quá trình thực hiện Đề án.

- Giảm thiểu sự kém hiệu quả và chồng chéo về các nội dung chính sách trong Đề án 103 đối với các chính sách, văn bản pháp luật khác do các Bộ, ban, ngành ban hành liên quan đến lĩnh vực học nghề và tạo việc làm cho thanh niên. Đồng thời phối hợp đối với các Bộ, ngành đóng góp, đề xuất kiến nghị với Chính phủ hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực này.

- Huy động mọi nguồn lực xã hội thông qua việc tăng cường sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các Hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác để giám sát đánh giá độc lập Đề án 103, đảm bảo tính dân chủ, khách quan và hiệu quả thực hiện của Đề án.

- Tạo ra kênh thông tin phản hồi hai chiều giữa đoàn viên, thanh niên (đối tượng được thụ hưởng của Đề án) và cơ quan quản lý Đề án, thông qua đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời các hoạt động của đề án trong từng giai đoạn cụ thể.

2. Thời gian, phạm vi triển khai chương trình

- Thời gian: từ năm 2010 – 2015

- Phạm vi triển khai: Các nội dung, chương trình thuộc các Dự án thành phần của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”; Các chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến vấn đề hướng nghiệp, đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên.

3. Tổ chức thực hiện

Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ban điều hành Đề án 103 phân công Ban kiểm tra Trung ương Đoàn, Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn là đơn vị thường trực thực hiện chương trình.



3.1. Giám sát, đánh giá quá trình triển khai, kết quả thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”

a. Xây dựng và thống nhất hệ thống tiêu chí và các chỉ báo, chỉ số nhằm đánh giá chính xác việc triển khai thực hiện các nội dung, dự án thuộc Đề án

Các nội dung đánh giá tập trung vào:

- Nhận thức thái độ, hành vi của thanh niên đối với nghề nghiệp và việc làm.

- Hiệu quả tác động của các mô hình truyền thông về nghề nghiệp và việc làm đối với thanh niên và xã hội.

- Nhận thức, kỹ năng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ đoàn sau tập huấn, đào tạo đối với vấn đề nghề nghiệp, việc làm.

- Chất lượng, hiệu quả và tác động của các tài liệu, thông điệp, các ấn phẩm về nghề nghiệp việc làm đến các đối tượng thanh niên: nông thôn, học sinh – sinh viên, thất nghiệp, thành thị …

- Hiệu quả của các các khóa tập huấn tư vấn, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho thanh niên.

- Tác động của các cơ chế, chính sách tín dụng và các chính sách liên quan đối với thanh niên, học sinh sinh viên trong quá trình học tập, lập thân lập nghiệp.

- Thủ tục, cơ chế và hiệu quả đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu do Trung ương Đoàn thành lập.

Thực hiện:

Đơn vị thường trực của Chương trình có trách nhiệm phối hợp với Viện nghiên cứu thanh niên thuộc Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Tổng cục Thống kê, các chuyên gia, các nhà chuyên môn xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ báo, chỉ số trên.

Căn cứ vào hệ thống các tiêu chí, chỉ báo, chỉ số trên các tỉnh, thành đoàn thực hiện công tác báo cáo và đánh giá định kỳ.

Thời gian hoàn thành: dự kiến quý I năm 2010



Kinh phí: kinh phí cho hoạt động này được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ và được quản lý, sử dụng và quyết toán theo quy định tại Thông tư số 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính và áp dụng theo các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

b. Xây dựng Bộ phận giám sát

Bộ phận giám sát nhằm mục đích đánh giá một cách khách quan hiệu quả và tiến độ thực hiện của các hoạt động, nội dung, chương trình thuộc Đề án; theo dõi và phát hiện kịp thời các sai sót và kiến nghị các giải pháp giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo các dự án không lặp phải sai lầm có tính hệ thống.

- Bộ phận giám sát thực hiện Đề án 103

Cấp Trung ương: Đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ban kiểm tra Trung ương Đoàn, Viện nghiên cứu thanh niên thuộc Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đoàn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cấp tỉnh, thành: Đại diện Ban thường vụ tỉnh, thành đoàn, Ủy ban kiểm tra tỉnh, thành Đoàn, đại diện các Sở, Ban, ngành có liên quan

Bên cạnh việc xây dựng bộ phận giám sát chung cho các hoạt động của Đề án, ban điều hành Đề án 103 ở Trung ương và các tỉnh, thành đoàn chủ động xây dựng bộ phận giám sát, đánh giá độc lập. Bộ phận giám sát độc lập bao gồm các chuyên gia, mỗi nội dung chương trình có nhóm chuyên gia tư vấn giám sát riêng và có nhóm điều hành chuyên gia tư vấn giám sát tổng thể. Các chuyên gia dự kiến tập trung trên các khía cạnh như sau: theo dõi từng chương trình hoạt động theo các nội dung của Đề án; chuyên gia tư vấn tổng thể phối hợp giữa các đối tác, các bộ, ban ngành, các cơ quan tổ chức và thực hiện các nội dung của Đề án; các chuyên gia tham gia hỗ trợ giải quyết các xung đột và tranh chấp nếu có trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.



- Thực hiện:

Trung ương Đoàn

Xây dựng Bộ phận giám sát đánh giá riêng cho tổng thể cả Đề án trong giai đoạn 2008-2015.

Tỉnh, thành Đoàn

Các tỉnh, thành chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, các nhà khoa học, chuyên môn tham gia công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung của Đề án 103 tại địa phương.

- Kinh phí thực hiện:

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của bộ phận giám sát chung, bộ phận giám sát độc lập của Đề án 103, định mức chi áp dụng được thực hiện theo Thông tư 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành của nhà nước về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.



c. Tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá định kỳ, đột xuất theo kế hoạch, các hoạt động điều tra, phỏng vấn

Bộ phận giám sát Đề án 103 cấp Trung ương và tỉnh thành tổ chức các hoạt động theo hướng:

- Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ, đột xuất theo tính chất địa phương (vùng, miền), theo đối tượng (thanh niên nông thôn, thành thị, học sinh sinh viên...), theo lĩnh vực (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...)

- Xây dựng và quy chuẩn hệ thống thông tin 2 chiều: hướng dẫn, chỉ đạo từ cấp trên và báo cáo kết quả công tác triển khai của cấp dưới về các nội dung hoạt động trong Đề án từ cấp cơ sở đến Trung ương.

- Qua các hoạt động giám sát và kiểm tra đánh giá định kỳ phát hiện các mô hình, điển hình biểu dương và nhân rộng.

Kinh phí:

Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động này do nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm qua Trung ương Đoàn thực hiện quản lý, sử dụng và quyết toán theo Thông tư số 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ vốn sự nghiệp của Ngân sách nhà nước.

Đối với cấp tỉnh, thành bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí thực hiện các hoạt động phỏng vấn, điều tra, nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ thêm về công tác phí của bộ phận giám sát, kinh phí phục vụ công tác tổng hợp thông tin, báo cáo... theo mức quy định tại Phụ lục của Thông tư 101/2009/TT-BTC.

Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ các Quận, huyện đoàn trong việc tổ chức các hội thảo lấy ý kiến đánh giá về hiệu quả hoạt động của Đề án 103 tại địa phương theo Thông tư 101/2009/TT-BTC.



d. Tổ chức các hoạt động sơ kết, tổng kết khen thưởng

Căn cứ theo kết quả từ các hoạt động giám sát, đánh giá hoạt động của Đề án triển khai từ cơ sở đến Trung ương, hàng năm các Quận, huyện đoàn, tỉnh, thành đoàn và Trung ương Đoàn tổ chức các hoạt động sơ kết, tổng kết nhằm rút kinh nghiệm, kiểm điểm việc thực hiện đồng thời biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể, các mô hình hoạt động tốt trong việc thực hiện Đề án.



Kinh phí:

- Đối với các Quận, huyện đoàn: căn cứ định mức thực hiện theo thông tư 101/2009/TT-BTC “Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; thanh toán theo bảng kê chứng từ chi thực tế, nhưng tối đa không vượt quá tổng mức 2.000.000đ/Huyện/năm

- Đối với các tỉnh, thành đoàn: căn cứ định mức quy định tại Thông tư 101/2009/TT-BTC “Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; thanh toán theo bảng kê chứng từ chi thực tế,nhưng tối đa không vượt quá tổng mức 5.000.000 đ/Tỉnh/năm

- Đối với cấp Trung ương: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.



3.2. Giám sát, đánh giá và phản biện các chính sách của nhà nước về vấn đề học nghề, tạo việc làm cho thanh niên

a. Tổ chức các hoạt động điều tra trong thanh niên, xã hội về hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với vấn đề hướng nghiệp, học nghề và tạo việc làm

Đối với nội dung này đề nghị các tỉnh, thành đoàn, các quận, huyện đoàn đảm bảo thực hiện hàng năm theo các nội dung sau:

- Thực hiện việc điều tra dư luận xã hội, trong cộng đồng về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên tại địa phương.

- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về nghề nghiệp, việc làm trong thực tế.

- Có tổng hợp, đánh giá kết quả việc thực hiện các chính sách về học nghề, tạo việc làm cho thanh niên tại địa phương

Kinh phí

Nguồn ngân sách nhà nước cấp thông qua Đề án 103 sẽ hỗ trợ một phần các hoạt động thông qua các quy định tại Thông tư 101/2009/TT-BTC để quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí.



b. Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách của nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên

- Bổ xung, điều chỉnh kịp thời các thiếu sót, vướng mắc đối với các chính sách đã ban hành cho phù hợp với điều kiện, tình hình mới, chú trọng: Chính sách phát huy Thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội; Chính sách cho thanh niên vay vốn sản xuất kinh doanh; chính sách khuyến khích, thu hút thanh niên học sinh học nghề; chính sách hỗ trợ thanh niên đi lao động xuất khẩu….

- Phối hợp và tham gia cùng với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích học nghề và tạo việc làm cho mọi đối tượng trong đó chú trọng tới thanh niên.

Kinh phí: Nguồn kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Trên đây là hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tỉnh, thành Đoàn có văn bản gửi về Ban điều hành Đề án 103 trung ương để giải quyết kịp thời thông qua Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn, Địa chỉ: 62 Bà Triệu – Hà Nội, Điện thoại: 0462631911, Fax: 0462 631914, Email: dean103@doantn.vn./.







TM. BAN ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN 103

Nơi nhận:

TRƯỞNG BAN ĐIỀU HÀNH

- Ban Bí thư TW Đoàn (để b/c);




- Ban thường vụ các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc (để t/h);

(đã ký)

- Các TTDNTN, TTGTVTN (để t/h);




- Các thành viên ban điều hành ĐA103;




- Ban TNCNĐT, Ban ĐKTHTN, Ban Kiểm tra (để t/h);

- Lưu VP, CNĐT.



Lâm Phương Thanh

Bí thư thường trực BCH TW Đoàn



Каталог: layouts -> lacvietbio -> fckUpload
fckUpload -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong 6 tháng cuối năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> CHỈ thị SỐ 51-ct/tw ngàY 04-01-2016 CỦa bộ chính trị Về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
fckUpload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
fckUpload -> QuyếT ĐỊnh về ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ
fckUpload -> HƯỚng dẫn về xử lý sai phạm trong việc thu phí, lệ phí
fckUpload -> Ban thưỜng trực số: 1209

tải về 189.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương