ĐOÀn tncs hồ chí minh ban chấp hành trung ưƠNG


▲ Các hình thức hỗ trợ, tư vấn và truyền thông cơ sở



tải về 189.48 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích189.48 Kb.
#2880
1   2   3

Các hình thức hỗ trợ, tư vấn và truyền thông cơ sở

- Trung ương Đoàn:

Phối hợp với VNPT xây dựng Hộp thư thoại giải đáp, tư vấn các thắc mắc, ý kiến, suy nghĩ của thanh niên đối với vấn đề nghề nghiệp, việc làm.



- Các tỉnh, thành Đoàn:

Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng như tuyên truyền thông qua các hoạt động như ngày hội “Tư vấn nghề nghiệp”, “Ngày hội việc làm”, “Tư vấn vay vốn”, “Tư vấn hướng nghiệp”, “Hành trình đến với trường nghề, làng nghề”...



- Các Quận, huyện đoàn và các đoàn cơ sở (xã, phường, thị trấn):

Thực hiện các nội dung về truyền thông hướng nghiệp, học nghề và tạo việc làm nhân các sự kiện, tổ chức nói chuyện chuyên đề với các thầy cô giáo, học sinh trong các trường PTTH, THCS trên địa bàn.

Đưa nội dung về hướng nghiệp, học nghề và tạo việc làm vào các buổi sinh hoạt định kỳ tại các chi đoàn, cơ sở đoàn; kết hợp với các buổi sinh hoạt trực tiếp có sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong địa phương, các báo cáo viên của dự án, các doanh nghiệp trên địa bàn...

Biên tập và phát thanh thường xuyên các nội dung tuyên truyền về công tác hướng nghiệp, học nghề và việc làm trên hệ thống đài phát thanh của xã, phường, thị trấn.

Phổ biến và giúp đỡ thanh niên trong việc tiếp cận các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông do đoàn thanh niên tổ chức thực hiện.

Tổ chức và thành lập các câu lạc bộ “Thanh niên lập nghiệp” nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và các kỹ năng thực hành liên quan đến vấn đề việc làm, cung cấp thông tin về tuyển sinh học nghề, các chính sách về vay vốn để học nghề và phát triển kinh tế, giới thiệu các kỹ năng “mềm” đối với thanh niên...



- Các Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên:

Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động tư vấn theo chức năng, nhiệm vụ hoạt động của mình, làm tốt vai trò tham mưu về việc làm của mình. Phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở, báo cáo viên, cộng tác viên thuộc dự án trong việc tổ chức các hoạt động tư vấn tại cơ sở, tại các văn phòng của trung tâm.



- Kinh phí thực hiện:

Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động được một phần ngân sách nhà nước hỗ trợ được quản lý, sử dụng và quyết toán thực hiện theo Quyết định 103/2008/QĐ-TTg và Thông tư số 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính, nguồn kinh phí từ địa phương và huy động xã hội.

Các tỉnh, thành đoàn chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động truyền thông trong năm và cho cả giai đoạn, trong đó xác định rõ nguồn kinh phí thực hiện:

Đối với hoạt động của các cơ sở đoàn, các Trung tâm: Kinh phí cho các hoạt động này gồm có: chi phí sinh hoạt nhóm, sinh hoạt các câu lạc bộ “Thanh niên lập nghiệp”, tư vấn trực tiếp và tư vấn tại cộng đồng, chi công tác phí cho đội ngũ báo cáo viên, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đoàn cơ sở...

Đối với hoạt động của các tỉnh, thành đoàn: Kinh phí tổ chức các sự kiện, các chương trình.

Nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước cấp cho Đề án 103 sẽ hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tư vấn viên tại cơ sở thuộc dự án (công tác phí hàng tháng, tư vấn phí...)



c. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu trong việc học nghề, tự tạo việc làm

Trung ương Đoàn:

Ban hành quy chế, tổ chức trao giải thưởng và thành lập Quỹ khen thưởng “Người thợ trẻ giỏi” hàng năm nhằm tôn vinh, khen thưởng những thanh niên có thành tích xuất sắc trong quá trình học nghề; thanh niên qua quá trình học nghề vươn lên làm giàu, thành công trong các lĩnh vực công tác. Trung ương Đoàn đã phối hợp với Hội dạy nghề Việt Nam tổ chức trao giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi lần thứ nhất” vào tháng 3/2009.

Phối hợp với Hội dạy nghề Việt Nam, Tổng cục dạy nghề trao giải thưởng cho các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề có nhiều đóng góp đối với vấn đề học nghề và việc làm của thanh niên.

Định kỳ hàng năm Trung ương Đoàn sẽ có các hình thức khen thưởng đối với các cán bộ đoàn cơ sở, cộng tác viên, báo cáo viên, cán bộ, giáo viên các Trung tâm có thành tích xuất sắc trong công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.



Các tỉnh, thành Đoàn:

Chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí tại địa phương hoặc trong khu vực tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh các học sinh học nghề giỏi, công nhân trẻ giỏi, các chuyên gia trẻ giỏi.



Kinh phí:

Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động này chủ yếu được huy động từ các nguồn lực xã hội. Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Dự án thông qua nguồn kinh phí của NSNN phân bổ hàng năm, các tỉnh, thành Đoàn căn cứ theo Thông tư 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính được quy định chi tiết tại mục c, điều 2 để xây dựng kế hoạch.



4.2.2. Giai đoạn 2: Từ 2012 – 2015

Mục tiêu

Mục tiêu của giai đoạn là tăng cường những hoạt động trao đổi thông tin, tuyên truyền, đối thoại giữa các đơn vị thực hiện Dự án, các đối tượng thụ hưởng và toàn xã hội. Thúc đẩy khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức của thanh niên, gia đình, cộng đồng xã hội và các cơ quan liên quan về học nghề và tạo việc làm.



Mục tiêu cụ thể: Nâng tỷ lệ thanh niên được tiếp cận, tư vấn về các thông tin, chính sách của nhà nước về học nghề, tạo việc làm đạt 75% vào năm 2015.

Nội dung triển khai

Trên cơ sở kết quả thực hiện Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp” cũng như các dự án khác thuộc Đề án 103 trong giai đoạn đầu, Ban thường trực Dự án tại Trung ương và các địa phương rà soát, đánh giá, kiểm tra lại hiệu quả của các hoạt động truyền thông nhằm tìm ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng, đặc thù của thanh niên tại địa bàn mà Dự án tiếp cận. Các nội dung triển khai trong giai đoạn 2012-2015 tập trung vào những điểm chính sau đây:



a. Xây dựng và đưa nội dung về nghề nghiệp, việc làm, về đề án 103 vào các trang thông tin điện tử của đoàn thanh niên, đảm bảo 100% các đơn vị thực hiện, từng bước xây dựng chế độ báo cáo trực tuyến qua mạng

b. Tăng cường các hoạt động tư vấn, truyền thông cơ sở

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cơ sở, tư vấn trực tiếp cho thanh niên và gia đình về công tác hướng nghiệp, học nghề và tạo việc làm.

Phát huy vai trò của cán bộ Đoàn cơ sở đã qua các lớp đào tạo, tập huấn do Trung ương, các tỉnh, thành đoàn tổ chức; từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, nội dung công tác tư vấn hướng nghiệp của các Trung tâm dạy nghề thanh niên, trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên.

c. Đổi mới nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình, các chuyên mục báo chí trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh và Truyền hình địa phương, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên cơ sở lựa chọn các nội dung phù hợp, tăng cường sự vào cuộc của xã hội đối với vấn đề học nghề, lập nghiệp cho thanh niên.

d. Duy trì và chọn lọc để phát triển các ấn phẩm truyền thông phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thanh niên

Đầu tư duy trì và phát triển Bản tin “Học nghề - Lập nghiệp” theo hướng ngoài việc trở thành tài liệu thường xuyên cho đội ngũ cán bộ đoàn, đội, hội cơ sở, bản tin sẽ hướng đến đông đảo các bạn thanh niên trên cả nước; xây dựng Bản tin thành Tạp chí “Học nghề - Lập nghiệp” sau khi kết thúc Dự án.

Các tỉnh, thành đoàn chỉ đạo và đảm bảo thực hiện 100% các cơ sở đoàn xây dựng được các trang tin hoạt động thường xuyên cung cấp các thông tin về học nghề, nghề nghiệp, việc làm, các chủ trương chính sách của nhà nước liên quan đến với đông đảo thanh niên tại địa phương.

II. DỰ ÁN “TƯ VẤN, HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP VÀ LẬP NGHIỆP”

1. Đơn vị thường trực Dự án

Căn cứ theo Quyết định số 761QĐ/TWĐTN ngày 11/8/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc phê duyệt Dự án Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, đơn vị thường trực dự án cấp Trung ương là Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn. Ban điều hành Đề án 103 các tỉnh, thành có trách nhiệm phân công cụ thể đơn vị thường trực Dự án tại địa phương.



2. Sự khác biệt của Dự án đối với các dự án về hỗ trợ và khởi sự doanh nghiệp khác

Thời gian qua có một số đơn vị cũng triển khai các nội dung về khởi sự doanh nghiệp như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp và một số trường đại học như Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học công nghệ Hà Nội. Điểm khác biệt giữa Dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp” đối với các Dự án, chương trình trên như sau:



2.1. Khác biệt về đối tượng

Dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp” được xây dựng nhằm phục vụ cho đối tượng thanh niên như sinh viên, thanh niên nông thôn, thanh niên khuyết tật và các thanh niên nói chung có nhu cầu khởi sự kinh doanh và lập nghiệp.

Với Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch và đầu tư (theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) có đối tượng cụ thể là cán bộ quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tại điều 4 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Tư pháp có đối tượng cụ thể là các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.



2.2. Về nội dung

Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch đầu tư chủ yếu tập trung vào đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng nâng cao về chất lượng cho các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Tư pháp tập trung xây dựng, khai thác các cơ sở pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng tài liệu giới thiệu phổ biến các văn bản pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp, tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật.

Dự án sẽ tư vấn và hỗ trợ trực tiếp về khởi sự doanh nghiệp trực tiếp cho thanh niên có nhu cầu, cụ thể dự án sẽ triển khai quy trình “ươm” tạo doanh nghiệp hạt nhân.

3. Mục tiêu của Dự án

Mục tiêu chung:

- Hỗ trợ, tư vấn khởi sự doanh nghiệp và lập thân cho thanh niên Việt Nam.

- Góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội hiện nay.

- Góp phần thực hiện thành công Mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp của Chính Phủ đến năm 2010



Mục tiêu cụ thể:

- Tổ chức đào tạo tập trung cho 252.000 lượt thanh niên, đào tạo qua E-Learning cho 10.000 lượt thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp; 40.000 lượt thanh niên nông thôn; 13.230 lượt thanh niên khuyết tật được đào tạo tập trung, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp.

- Tổ chức lựa chọn và xây dựng mạng lưới khoảng 1.000 giảng viên, cán bộ nguồn (bao gồm 800 cán bộ tư vấn và giảng dạy offline và 200 cán bộ tư vấn và giảng dạy online) có chuyên môn để thực hiện mục tiêu đào tạo của Dự án.

- Phổ biến kiến thức cho 100% thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp.



4. Nội dung thực hiện

4.1. Hoạt động đào tạo về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp

Thời gian thực hiện: 2009 – 2015



4.1.1. Hoạt động đào tạo tập trung

a. Trung ương Đoàn

* Lựa chọn, xây dựng Bộ giáo trình đào tạo thống nhất

Biên tập và xây dựng Bộ giáo trình đào tạo về khởi sự doanh nghiệp “Cẩm nang khởi sự doanh nghiệp” với các nội dung: lựa chọn dự án sản xuất kinh doanh, các hình thức đầu tư sản xuất kinh doanh và thủ tục, kỹ năng tiếp thị và bán hàng, kỹ năng quản trị tài chính và thuế, kỹ năng quản trị nhân sự, phương pháp tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, giới thiệu một số mô hình lập nghiệp và khởi sự doanh nghiệp.

Bộ giáo trình đào tạo này sẽ được dùng thống nhất trong hoạt động đào tạo tập trung.

Thời gian hoàn thành bộ giáo trình: quý I/2010



* Đào tạo đội ngũ giảng viên cho Dự án

Nguồn giảng viên cho hoạt động đào tạo khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp đến từ 3 nguồn: sử dụng 200 giảng viên hiện có đã qua đào tạo bởi tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), 200 giảng viên tham gia giảng dạy các mô hình thực tiễn là các doanh nhân thuộc Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, đào tạo mới 800 giảng viên.

Sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo học viên sẽ được cấp chứng chỉ là giảng viên của Dự án và sẽ tham gia giảng dạy theo kế hoạch giảng dạy của Dự án.

Thời gian hoàn thành: việc đào tạo và tuyển chọn đội ngũ giảng viên nguồn của dự án thực hiện xong trong năm 2010.

b. Các tỉnh, thành đoàn, hội doanh nhân trẻ địa phương

- Chủ động giới thiệu nhân sự tham gia đầy đủ các khóa đào tạo với tư cách là giảng viên của Dự án. Dự kiến mỗi tỉnh, thành đoàn giới thiệu 12 đồng chí.



Thành phần tham gia: cán bộ tỉnh, thành đoàn, Trung tâm dạy nghề thanh niên, trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên, hội viên Hội doanh nhân trẻ, cán bộ các sở, cơ quan, ban ngành có liên quan.

- Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo về khởi sự doanh nghiệp cho thanh niên có nhu cầu trên địa bàn.

Tiến hành rà soát, thống kê tình hình thanh niên tại địa phương, điều tra nhu cầu về đào tạo của thanh niên trên địa bàn, nắm bắt số lượng thanh niên có nguyện vọng tham gia, hoàn cảnh và điều kiện của thanh niên.

Căn cứ trên hệ thống giáo trình và đội ngũ giáo viên nguồn của Dự án (do Trung ương phối hợp cùng VCCI, ILO xây dựng) bố trí nhân lực, các điều kiện cơ sở vật chất (nếu có) phối hợp tham gia tổ chức các khóa đào tạo, biên tập nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của thanh niên, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo cho thanh niên dự kiến được xây dựng theo mô hình: 30-40 học viên/lớp, mỗi lớp được tổ chức trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày. Căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phương, các tỉnh, thành Đoàn xây dựng kế hoạch phù hợp.

Mục tiêu: tổ chức đào tạo tập trung và cấp chứng chỉ đào tạo cho 252.000 lượt thanh niên trong giai đoạn 2010-2015; đào tạo cho 13.230 lượt thanh niên khuyết tật trên cả nước.

Kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo theo 3 bước như sau:



Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu đào tạo của học viên

Đây là công việc cần tiến hành trước mỗi khoá đào tạo, nhằm đảm bảo nội dung và hình thức đào tạo phù hợp với học viên.



Mục đích: Xác định trình độ của học viên, xác định mục đích, nhu cầu của học viên, xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng khoá đào tạo, trên cơ sở đó thiết kế hình thức và nội dung giảng dạy,

Cách thức thực hiện: Nghiên cứu hồ sơ của học viên, phỏng vấn thử một số học viên và cán bộ đoàn cơ sở gần gũi với học viên, xây dựng mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, dựa trên nội dung đào tạo, phù hợp với đối tượng học viên. Nêu rõ khoá học sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng cụ thể nào cho học viên.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Ban điều hành Đề án 103 các tỉnh, thành đoàn có trách nhiệm phân công đơn vị thường trực dự án trực tiếp cử người tham gia tổ chức khoá đào tạo và điều phối đội ngũ giảng viên của Dự án.

- Quá trình đào tạo có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: Thăm và học tập kinh nghiệm khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ tại địa phương, tổ chức toạ đàm kinh nghiệm khởi sự doanh nghiệp.

- Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và VCCI chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ cho học viên đạt yêu cầu, sau khi hoàn thành khoá học. Chứng chỉ chỉ có giá trị chứng nhận học viên đã tham gia và hoàn thành các khoá đào tạo, tập huấn của Dự án. Những thanh niên được cấp chứng chỉ này sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng cũng như các dịch vụ hỗ trợ sau đào tạo khác của Dự án.



Bước 3: Đánh giá kết quả đào tạo và lập báo cáo

- Các bước đánh giá: (1) Phát mẫu biểu đánh giá để học viên tự đánh giá khoá học, (2) Kiểm tra cuối khoá đối với học viên, (3) So sánh kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp của học viên trước và sau khi tham gia khoá đào tạo, (4) Đánh giá xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu của khoá học.

- Ban thường trực dự án phải tổng hợp và lập báo cáo kết quả đào tạo của từng khoá đào tạo chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc khoá học.

Việc tổ chức các lớp đào tạo về khởi sự doanh nghiệp khuyến khích các tỉnh, thành làm thí điểm để có căn cứ đánh giá trước khi mở rộng việc đào tạo, tránh tình trạng làm tràn lan thiếu hiệu quả.

c. Kinh phí

Kinh phí cho hoạt động đào tạo tập trung tại Trung ương và địa phương được quản lý, sử dụng và quyết toán theo Thông tư số 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính. Đối với hoạt động đào tạo về khởi sự doanh nghiệp cho thanh niên thống nhất ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo miễn phí.

Các tỉnh, thành đoàn khi xây dựng kế hoạch đào tạo cần tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, các chương trình dự án của các tổ chức quốc tế cũng như nguồn ngân sách từ địa phương.

Đối với nguồn ngân sách nhà nước qua Đề án 103, hàng năm Ban thường trực Dự án phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, nội dung, dự toán kinh phí thực hiện trình Ban điều hành Đề án 103 trung ương phê duyệt. Kế hoạch giảng dạy, nội dung và dự toán kinh phí phải bao gồm của cả Trung ương và địa phương (các tỉnh, thành đoàn phải chủ động xây dựng kế hoạch trước tháng 5 có căn cứ để cấp ngân sách thực hiện.



4.1.2. Đào tạo trực tuyến qua Internet và E-learning

Trung ương Đoàn

Hoàn thành việc xây dựng website, tổ chức thiết kế và thu thập cơ sở dữ liệu, hệ thống các bài giảng tự học và bài kiểm tra tự học, xây dựng kế hoạch tổ chức các diễn đàn trao đổi trực tiếp thanh niên khởi nghiệp, xây dựng kế hoạch truyền thông tuyển sinh, tổ chức các kỳ thi kiểm tra cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức khởi sự doanh nghiệp (do Hội doanh nhân trẻ và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp). Bên cạnh hình thức thi trực tuyến, sẽ tổ chức thi tập trung, có giám sát trực tiếp, định kỳ mỗi năm hai lần, tại ba miền Bắc, Trung, Nam.

Tổ chức các khóa đào tạo hướng dẫn viên cho hình thức đào tạo qua Internet và E-learning tại một số các tỉnh, thành.

Ban thường trực thực hiện Dự án sẽ có công văn phổ biến hình thức đào tạo này tới tất cả các tổ chức đoàn cơ sở, các trường PTTH, Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.



Các tỉnh, thành Đoàn: Tuyển chọn đội ngũ hướng dẫn viên đáp ứng về nhận thức và trình độ tin học tham gia các khóa đào tạo hướng dẫn viên do Ban thường trực dự án tổ chức.

Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông tuyên truyền, quảng bá cho thanh niên tiếp cận và tham gia chương trình. Trong đó đặc biệt quan tâm tới đối tượng sinh viên, học sinh, thanh niên tại các đô thị.



4.2. Tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn các mô hình, phương thức sản xuất kinh doanh mới cho thanh niên nông thôn.

a. Mục tiêu: đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho khoảng 40.000 lượt thanh niên nông thôn trong khoảng thời gian 2010 - 2015

b. Các nội dung tập huấn: các kiến thức áp dụng tiến bộ sản xuất trong nông nghiệp và các ngành nghề công nghiệp nông thôn; chuyển giao tiến bộ KHCN về giống, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây trồng, vật nuôi năng suất chất lượng cao, gắn với hệ thống nhà trồng, chăm sóc, thiết bị phù hợp.

Liên kết với Doanh nghiệp trẻ hỗ trợ dự án bao tiêu sản phẩm, phát triển doanh nghiệp trong nông thôn.



c. Phương thức thực hiện

Trung ương Đoàn

Ban thường trực dự án biên soạn, tổ chức in ấn tài liệu tuyên truyền gương điển hình làm kinh tế nông thôn và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Nội dung của tài liệu sẽ tập trung vào tuyên truyền các gương làm kinh tế trang trại, kinh tế nông nghiệp nông thôn điển hình tại các địa phương trên cả nước; các ứng dụng khoa học công nghệ mới giúp tăng năng suất và bền vững về môi trường. Các tài liệu này đảm bảo phủ hợp tính vùng, miền tại các địa phương. Tài liệu sẽ được chia sẻ thông qua chương trình đào tạo tập trung, hội nghị đầu bờ hay trong các chương trình tham qua thực tiễn.

Các tỉnh, thành đoàn

Việc tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thanh niên nông thôn được thực hiện theo 3 hình thức sau:

Đào tạo tập trung: Tham khảo kế hoạch tổ chức đào tạo tập trung ở trên

Chương trình đào tạo sẽ chia làm hai dạng: tập huấn ngắn ngày (4-7 ngày) và tập huấn dài ngày (trên 7 ngày).

Chương trình đào tạo cần đảm bảo hai nội dung: Đào tạo về kỹ thuật công nghệ mới phù hợp với địa phương; tính toán hiệu quả kinh tế thông qua việc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới.

Hội nghị đầu bờ chuyển giao khoa học kỹ thuật:

Ban thường trực Dự án tại địa phương (theo sự phân công của Ban đề án 103 tỉnh, thành đoàn) xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo hàng năm. Việc tổ chức các hội nghị đầu bờ chuyển giao khoa học kỹ thuật cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học công nghệ, hội nông dân, các viện khoa học kỹ thuật, các chuyên gia cố vấn tham gia đào tạo. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị đầu bờ trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu của thanh niên trên địa bàn và khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật, sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.



Tham quan mô hình điểm, mô hình trình diễn học hỏi kinh nghiệm:

Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các viện khoa học, Hội nông dân, hội doanh nhân trẻ tổ chức cho học viên tham quan nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình đã thành công trong thực tế. Việc chia sẻ thông tin giữa học viên ở các khu vực khác nhau không những giúp học viên nâng cao kiến thức về công nghệ, kỹ thuật sản xuất mà còn cung cấp một nguồn thông tin lớn về thị trường. Quá trình thông suốt thông tin sẽ giúp học viên tự tin và quyết đoán hơn trong các quyết định kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Kinh phí thực hiện

Ban thường trực dự án các tỉnh, thành căn cứ theo nhiệm vụ và theo hướng dẫn tại Thông tư số 101/2009/TT-BTC xây dựng kinh phí thực hiện các hoạt động trên.

Bên cạnh đó cần tranh thủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương, nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia đặc biệt là việc đào tạo nghề cho 61 huyện nghèo, các chương trình đào tạo chuyển giao theo các chương trình phối hợp đã ký trước đó, các dự án chương trình triển khai tại địa phương...

4.3. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp

4.3.1. Hình thức tư vấn và hỗ trợ trực tiếp

a. Tư vấn hỗ trợ trực tiếp quá trình thành lập và quản trị doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp:

Thông qua các các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp ở các địa phương sẽ lồng ghép tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi giữa các chuyên gia và các chủ doanh nghiệp với các học viên nhằm truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện: Ban thường trực dự án tại các tỉnh, thành, ban quản lý các khóa đào tạo phối hợp cùng với Hội doanh nhân trẻ trong việc mời các doanh nhân, đại biểu tham gia tư vấn tại các khóa đào tạo.

b. Tổ chức tuyên dương động viên khuyến khích thanh niên làm kinh tế giỏi thông qua cuộc thi khởi nghiệp:

Các tỉnh thành Đoàn, trong chương trình công tác hàng năm tuyên dương thanh niên làm kinh tế giỏi gắn với các đợt tổng kết hoạt động năm của Hội doanh nhân trẻ hoặc Câu lạc bộ doanh nhân trẻ tại địa phương. Các cá nhân được trao giải thưởng khởi nghiệp sẽ được nhận những hỗ trợ hữu ích từ phía các tổ chức kinh tế xã hội để tiếp tục hoạt động và phát triển nghề nghiệp đồng thời phải có trách nhiệm đỡ đầu, hướng dẫn những thanh niên địa phương để mở rộng và phát triển mô hình.



4.3.2. Tư vấn hỗ trợ gián tiếp

a. Tư vấn và hỗ trợ qua thông qua các website, cổng thông tin điện tử

Phối hợp với VCCI, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam xây dựng website khởi nghiệp có tên truy cập: www.khoinghiep.vn với mục đích tư vấn trực tuyến (online) và offline cho thanh niên có nhu cầu tìm hiểu về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, mở diễn đàn trao đổi ý tưởng kinh doanh, tìm kiếm đối tác, nhịp cầu đầu tư, giao thương trong thanh niên.



b. Tư vấn qua đài tiếng nói, đài truyền hình trung ương và địa phương

Xây dựng các chương trình hợp tác với Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, các Đài phát thanh và truyền hình địa phương để tổ chức các hoạt động tư vấn khởi sự doanh nghiệp với sự tham gia của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các nhà chuyên môn... Lồng ghép các nội dung về tư vấn khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp trên cơ sở các chương trình phát thanh, truyền hình đã triển khai trong Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp“



Каталог: layouts -> lacvietbio -> fckUpload
fckUpload -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong 6 tháng cuối năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> CHỈ thị SỐ 51-ct/tw ngàY 04-01-2016 CỦa bộ chính trị Về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
fckUpload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
fckUpload -> QuyếT ĐỊnh về ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ
fckUpload -> HƯỚng dẫn về xử lý sai phạm trong việc thu phí, lệ phí
fckUpload -> Ban thưỜng trực số: 1209

tải về 189.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương