ĐOÀn tncs hồ chí minh ban chấp hành trung ưƠNG



tải về 189.48 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích189.48 Kb.
#2880
  1   2   3

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH




BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2009

***




BAN ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN 103

Số: 02 HD/ĐA103







HƯỚNG DẪN

Tổ chức thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm

giai đoạn 2008-2015”

Để triển khai thống nhất các nhiệm vụ, hoạt động thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” phê duyệt tại Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ Thông tư số 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện các Dự án, chương trình thuộc Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” ; căn cứ quyết định số 747QĐ/TWĐTN ngày 04/08/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc thành lập Ban điều hành Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”, Ban điều hành Đề án hướng dẫn các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” (sau đây gọi tắt là Đề án 103) như sau:



A. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐỀ ÁN 103

I. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH

Cơ chế quản lý và điều hành Đề án 103 được thực hiện theo các quy định về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định hiện hành có liên quan.

Việc quản lý và điều hành Đề án được thực hiện bởi Ban điều hành Đề án 103 cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

1. Ban điều hành Đề án 103 Trung ương

- Thành phần: Theo Quyết định số 747QĐ/TWĐTN ngày 4/8/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Đồng chí Bí thư thường trực Ban chấp hành Trung ương Đoàn là Trưởng ban điều hành Đề án 103.

- Trách nhiệm và quyền hạn của Ban điều hành Đề án 103 Trung ương:

+ Giúp Ban Bí thư Trung ương Đoàn quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động của các dự án thuộc Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ Trung ương đến địa phương.

+ Phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan trong việc tham mưu cho Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

+ Ban điều hành Đề án 103 hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm, được sử dụng con dấu của Ban chấp hành Trung ương Đoàn, thực hiện chế độ hạch toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Ban điều hành Đề án có trách nhiệm định kỳ báo cáo với Ban Bí thư Trung ương Đoàn về kết quả triển khai thực hiện Đề án và chủ động tham mưu các biện pháp xử lý đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

2. Ban điều hành Đề án 103 cấp tỉnh, thành

- Thành phần: bao gồm một số đồng chí Ủy viên Ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn phụ trách các lĩnh vực có liên quan đến đề án. Những đơn vị có điều kiện có thể mời đồng chí Thường trực UBND tỉnh, thành làm trưởng Ban điều hành và các đồng chí lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan tham gia Ban điều hành đề án.

- Căn cứ thành lập: Căn cứ theo Quyết định 103/2008/QĐ-TTg, ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Trách nhiệm và quyền hạn của Ban điều hành Đề án cấp tỉnh, thành:

+ Chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Thường trực UBND tỉnh, thành, Ban điều hành Đề án 103 Trung ương về việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đề án tại địa phương; quản lý, sử dụng và thực hiện quyết toán theo qui định đối với nguồn kinh phí được cấp hằng năm.

+ Thực hiện chế độ giao ban, báo cáo định kỳ, kiểm tra đánh giá kết quả các công việc đã tổ chức thực hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

+ Tham mưu nguồn kinh phí thực hiện theo qui định từ ngân sách Trung ương và địa phương, đồng thời tích cực vận động các nguồn kinh phí xã hội hóa.

Việc cấp phát, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí của Đề án 103 được thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

II. QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Ban điều hành Đề án 103 Trung ương

Hàng năm Ban điều hành Đề án 103 chủ động chỉ đạo các thành viên Ban điều hành, các Ban, đơn vị thường trực thực hiện Đề án xây dựng nội dung, kinh phí và kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Từ các nội dung, nguồn kinh phí được phê duyệt, Ban điều hành Đề án sẽ có trách nhiệm phân bổ kinh phí và hướng dẫn, giám sát các Ban, đơn vị, các tỉnh, thành Đoàn triển khai thực hiện.

2. Ban điều hành Đề án cấp tỉnh, thành Đoàn

Hàng năm, Ban điều hành Đề án 103 cấp tỉnh, thành chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai theo các nội dung của Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính và theo hướng dẫn như mục III dưới đây trình Ban điều hành Đề án 103 cấp Trung ương phê duyệt.

Ban điều hành Đề án 103 cấp Trung ương chỉ phê duyệt đối với các nội dung mà nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ; các nội dung, chương trình khác thuộc Đề án 103 do kinh phí từ ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa đảm bảo thì Ban điều hành Đề án tỉnh, thành chủ động xây dựng kế hoạch và trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Quận, huyện Đoàn

Đối với các Quận, huyện, thị Đoàn việc thực hiện Đề án 103 hàng năm căn cứ theo chỉ đạo của Ban điều hành Đề án 103 cấp tỉnh, thành. Trong đó các Quận, huyện Đoàn chủ động trong việc xây dựng các chương trình, nội dung có liên quan như tổ chức các hoạt động giám sát thực hiện Đề án tại cơ sở, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, ... trình Ban điều hành Đề án 103 cấp tỉnh, thành phê duyệt.



III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Hàng năm, nguồn ngân sách thực hiện các nội dung, chương trình thuộc Đề án 103 sẽ được cấp qua Ban điều hành đề án 103 cấp Trung ương. Nguồn ngân sách này sẽ được Ban điều hành Đề án 103 phân bổ tới các tỉnh, thành Đoàn thông qua kế hoạch thực hiện do các tỉnh, thành xây dựng và được Ban điều hành Đề án thẩm định; phân bổ cho các chương trình, nội dung thuộc Đề án do các Ban, đơn vị thường trực các Dự án thành phần triển khai.

Ngoài nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, đề nghị các tỉnh, thành Đoàn bổ sung ngân sách địa phương, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 103 phù hợp với tình hình thực tế và quy định tại địa phương.

Nội dung và định mức chi các hoạt động của Đề án 103 được áp dụng theo Thông tư số 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện các Dự án, chương trình thuộc Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” và các thông tư hướng dẫn chế độ, định mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.



IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Báo cáo các nội dung, chương trình thuộc Đề án 103 bao gồm: Báo cáo tiến độ thực hiện đề án, báo cáo tài chính và báo cáo hoàn thành.

Thời gian báo cáo của Đề án được quy định cụ thể như sau: báo cáo hàng quý, báo cáo hàng năm và báo cáo cho từng giai đoạn thực hiện của các dự án thuộc Đề án.


  1. Ban điều hành Đề án 103 cấp Trung ương

Ban điều hành Đề án phải có trách nhiệm báo cáo Ban Bí thư về tiến độ và kết quả thực hiện các Dự án thành phần thuộc Đề án; báo cáo chi tiết về việc phân bổ tài chính cho các tỉnh, thành Đoàn và các chương trình, nội dung do cấp trung ương thực hiện; tham mưu với Ban Bí thư những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.

Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo hàng tháng, hàng quý và xây dựng báo cáo năm từ để trình Ban Bí thư Trung ương Đoàn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.



  1. Ban điều hành Đề án 103 các tỉnh, thành Đoàn

Ban điều hành Đề án 103 các tỉnh, thành đoàn thực hiện và gửi báo cáo về Ban điều hành Đề án 103 trung ương thông qua các Ban, đơn vị trực tiếp thực hiện các Dự án thành phần thuộc Đề án 103:

- Đối với Dự án Truyền thông, Kế hoạch giám sát: Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn, địa chỉ: 62 Bà Triệu – Hà Nội, điện thoại: 04.62631912, Email: dean103@doantn.vn

- Đối với Dự án “Tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”: Ban đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, địa chỉ: 64 Bà Triệu – Hà Nội, Điện thoại: 04.62631890, email: dean103@doantn.vn

Đảm bảo thực hiện báo cáo về việc thực hiện Đề án 103 tại địa phương đúng tiến độ thời gian quy định, đúng nội dung yêu cầu bao gồm báo cáo về tiến độ thực hiện, báo cáo về kết quả thực hiện và báo cáo tài chính



- Đối với báo cáo quý:

Ban điều hành Đề án 103 các tỉnh, thành đoàn thống nhất thực hiện báo cáo hàng quý theo lịch sau: quý I trước ngày 15/4 hàng năm; quý II trước ngày 15/7 hàng năm; quý III trước ngày 15/10 hàng năm; quý IV trước ngày 25/12 hàng năm.



- Đối với báo cáo hàng năm:

Ban điều hành Đề án 103 các tỉnh, thành Đoàn gửi báo cáo cụ thể về việc thực hiện Đề án trong năm về Ban điều hành Đề án 103 Trung ương trước ngày 31/1.

Việc xây dựng báo cáo của các tỉnh, thành Đoàn căn cứ trên việc báo cáo thực hiện tại các cơ sở, quận, huyện đoàn, các Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên trên địa phương, các đơn vị thường trực thực hiện các dự án .

B. CÁC NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ THUỘC ĐỀ ÁN 103

I. DỰ ÁN TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VÀ XÃ HỘI VỀ HỌC NGHỀ, LẬP NGHIỆP

1. Đơn vị thường trực thực hiện Dự án

Căn cứ theo Quyết định số 532QĐ/TWĐTN ngày 4/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc phê duyệt Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”, đơn vị thường trực thực hiện dự án cấp Trung ương là Ban thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn.

Đối với đơn vị thường trực ở cấp tỉnh, thành Đoàn căn cứ theo sự phân công của Ban điều hành Đề án 103 tỉnh, thành.

2. Đối tượng của Dự án

Đối tượng của Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp” được chia thành hai nhóm chính:



- Đối tượng thụ hưởng: Các hộ gia đình và xã hội, học sinh phổ thông và học sinh, sinh viên các hệ đào tạo, thanh niên chưa có việc làm, thất nghiệp, thanh niên nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

- Đối tượng thực hiện Dự án: Đội ngũ cán bộ Đoàn từ Trung ương đến địa phương trong đó vai trò của đội ngũ Bí thư, cán bộ Đoàn xã, phường, thị trấn rất quan trọng; hệ thống các cơ quan Báo chí của Đoàn Thanh niên, báo chí, truyền thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương; các Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên; các tổ chức Hội, đoàn thể, Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân và chính quyền các cấp...

3. Mục tiêu của dự án truyền thông

3.1. Mục tiêu chung

- Nâng cao khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức cho thanh niên, gia đình, cộng đồng và các cơ quan liên quan nhằm cung cấp thông tin rộng rãi, dễ tiếp cận, kịp thời và dễ hiểu để thay đổi nâng cao nhận thức, hành vi của mình đối với vấn đề học nghề, lập nghiệp.

- Đào tạo, tập huấn và nâng cao trình độ, trang bị các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở, cán bộ các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên, đội ngũ cộng tác viên về nghề nghiệp, việc làm.



3.2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng tỷ lệ thanh niên được tiếp cận thông tin tư vấn, giới thiệu việc làm đạt 50% vào năm 2010 và 75% vào năm 2015.

- Tổ chức tập huấn 60.000 lượt cán bộ đoàn các cấp về tư vấn học nghề, việc làm.
4. Nội dung, giải pháp thực hiện

4.1. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp về nghề nghiệp, việc làm

Giai đoạn 1: Từ tháng 9/2009 – 2012

Mục tiêu

- Hoàn thành việc đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn cho dự án

- Hoàn thành việc tập huấn, đào tạo cho khoảng 20.000 lượt cán bộ đoàn, hội cơ sở, cán bộ các trung tâm dạy nghề thanh niên, trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên; xây dựng và hình thành đội ngũ cộng tác viên tại các trường PTTH, THCS, Trung học chuyên nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... xuyên suốt quá trình thực hiện (dự án dự kiến 2.000 người)

Giai đoạn 2: Từ năm 2013 - 2015

Mục tiêu

- Hoàn thành việc tập huấn, đào tạo cho 40.000 lượt cán bộ đoàn cơ sở, cán bộ các trung tâm, cộng tác viên của dự án.



4.1.1. Tổ chức thực hiện

a. Trung ương Đoàn

- Xây dựng bộ tài liệu, giáo trình thống nhất

Phối hợp với các nhà chuyên môn, cố vấn, các Bộ, ban, ngành có liên quan xây dựng và biên soạn bộ tài liệu, giáo trình chung cho hoạt động tập huấn trong cả nước. Bộ giáo trình bao gồm các nội dung: kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; hệ thống các chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác hướng nghiệp, học nghề, tạo việc làm cho thanh niên và hướng dẫn thực hiện;

Thời gian hoàn thành: năm 2009

Trong quá trình thực hiện dự án, thường xuyên có việc biên tập, chỉnh lý lại bộ giáo trình phù hợp với sự biến động của xã hội, sự thay đổi từ các chính sách, chủ trương của đảng và nhà nước.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo cho đội ngũ báo cáo viên, giảng viên của Dự án tại các tỉnh, thành

Mục tiêu: từ 2009-2010 hoàn thành việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, giảng viên của dự án dự kiến 300 người.

Việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, giảng viên của dự án được thực hiện theo tính chất phù hợp với đặc điểm khu vực, tính vùng miền, khả năng tiếp cận của thanh niên theo đó dự kiến bao gồm: khu vực thành thị, khu vực nông thôn, khu vực miền núi.

Trong quá trình thực hiện dự án trong giai đoạn 2009-2015 thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên theo sự thay đổi của các chủ trương, chính sách của nhà nước về nghề nghiệp, việc làm.

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý chung về công tác tập huấn, đào tạo đối với hoạt động tập huấn tại các tỉnh, thành đoàn

Định hướng hoạt động tập huấn cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tại các tỉnh, thành đoàn theo hướng trọng điểm, có trọng tâm, có đối tượng cụ thể tránh tình trạng làm tràn lan, thiếu hiệu quả.



b. Các tỉnh, thành Đoàn

Các tỉnh, thành Đoàn chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức các hoạt động tập huấn đào tạo cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở xã, phường, cán bộ các Trung tâm, cộng tác viên theo mục tiêu cụ thể của dự án.

- Xây dựng và hoàn thiện, đảm bảo chất lượng cán bộ tham gia quá trình đào tạo đội ngũ báo cáo viên, giảng viên của dự án do Trung ương tổ chức.

Thời gian thực hiện: 2009-2010

- Xây dựng và hình thành kế hoạch tập huấn đào tạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nội dung (căn cứ theo bộ giáo trình đào tạo) cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở, cộng tác viên của dự án trên địa bàn tỉnh, thành.

- Chịu trách nhiệm đảm bảo 100% các cán bộ Đoàn cơ sở tham gia tập huấn về nghề nghiệp, việc làm; xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên riêng tham gia các hoạt động đào tạo của Dự án.

- Đảm bảo tính duy trì cũng như kế thừa trong việc hình thành đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở xuyên suốt thực hiện trong toàn bộ quá trình của dự án.

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp về tư vấn học nghề, việc làm với nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng được đào tạo.

- Đội ngũ giảng viên của các khóa đào tạo tập huấn do Trung ương Đoàn tổ chức đào tạo, cộng với sự tham gia phối hợp của các Sở, Ban, ngành tại địa phương có liên quan.

c. Các quận, huyện Đoàn

Chủ động chỉ đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở, cán bộ Hội, Tổng phụ trách đội, cộng tác viên tham gia quá trình đào tạo, tập huấn của dự án.



d. Các Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên

Chủ động lựa chọn, giới thiệu và bố trí cán bộ, nhân sự tham gia quá trình đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn, hoạt động tập huấn của dự án.

Tham gia phối hợp tổ chức các khóa tập huấn tại địa phương cho đội ngũ cán bộ đoàn, hội, đội, cộng tác viên thuộc dự án.

4.1.2. Kinh phí

Hàng năm căn cứ vào nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp, Ban điều hành Đề án 103 xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí, kế hoạch và quy mô tập huấn từ trung ương đến cơ sở trình Ban Bí thư Trung ương Đoàn phê duyệt.

Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của các hoạt động tập huấn, đào tạo căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện các Dự án, chương trình thuộc Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”.

4.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp

4.2.1. Giai đoạn 1: Từ 2008-2012

Mục tiêu của giai đoạn: Tăng cường và phủ rộng các hoạt động truyền thông về hướng nghiệp, học nghề và việc làm, giới thiệu về các nội dung của Đề án 103 đến với thanh niên và xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở đoàn, vai trò của tổ chức đoàn đối với thanh niên trong vấn đề hướng nghiệp, nghề nghiệp và việc làm. Hình thành dư luận xã hội rộng rãi, dẫn đến các hành vi xã hội tương ứng trong nhận thức và suy nghĩ của thanh niên, gia đình và xã hội đối với việc học nghề



Mục tiêu cụ thể: Nâng tỷ lệ thanh niên được tiếp cận, tư vấn về các thông tin, chính sách của nhà nước về học nghề, tạo việc làm đạt 50% vào năm 2010; từ 55%-60% vào năm 2012 đặc biệt là đối tượng thanh niên nông thôn, học sinh.

Các hoạt động tổ chức:

a. Hoạt động truyền thông về công tác hướng nghiệp, học nghề, tạo việc làm cho thanh niên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

▲ Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên báo chí trung ương và địa phương



Trung ương Đoàn:

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức sản xuất và thực hiện các chương trình, phóng sự, tọa đàm, TV spot, Radio spot... về nghề nghiệp, việc làm, công tác hướng nghiệp, học nghề cho thanh niên... định kỳ phát sóng trên VTV6, VTV9, Truyền hình Thanh niên trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam và VOV1 Đài tiếng nói Việt Nam trong các khung giờ cao điểm để thanh niên và cộng đồng theo dõi. Hiện nay các chương trình “Tư vấn nghề nghiệp, việc làm”, “Nhịp sống trẻ” trên VOV1 Đài tiếng nói Việt Nam, “Thế giới nghề nghiệp” trên VTV9 Đài truyền hình Việt Nam đã phát sóng hàng tuần từ tháng 1/2009.

- Hỗ trợ một số cơ quan báo chí của Đoàn, Hội liên hiệp thanh niên (Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, Báo Tiền phong, Báo Tuổi trẻ thủ đô) xây dựng các chuyên mục về nghề nghiệp, việc làm, tăng thời lượng, số lượng và chất lượng tin bài liên quan. Hiện nay các chuyên mục này đã được thực hiện định kỳ hàng tuần trên các Báo từ tháng 3/2009.

- Xây dựng website giới thiệu, tuyên truyền về công tác hướng nghiệp, học nghề và tạo việc làm, kết nối các thông tin hỗ trợ, thông tin hoạt động về nghề nghiệp, việc làm của trung ương, các tỉnh, thành đoàn, hệ thống các trung tâm, hoạt động thuộc Đề án 103; xây dựng các diễn đàn, giao lưu trực tuyến về nghề nghiệp, việc làm. Hiện nay đang duy trì và phát triển các website: www.sannghenghiep.vn, đăng tải thông tin về nghề nghiệp, việc làm, về Đề án 103 trên Website: www.thanhgiong.vn



Các tỉnh, thành Đoàn:

Căn cứ theo nội dung của Dự án truyền thông, đề án 103 đã được phê duyệt và các chương trình phát thanh, truyền hình đã phát trên sóng của các Đài Trung ương, các tỉnh, thành đoàn chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí địa phương tổ chức biên tập lại hoặc sản xuất mới và phát sóng các chương trình trên đài truyền hình, đài phát thanh địa phương, xây dựng các chuyên trang, đưa tin bài để tuyên truyền.



Kinh phí thực hiện:

Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động này một phần được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và thực hiện các nội dung chi, định mức chi theo quy định trong Thông tư số 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính, phần còn lại là từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn huy động từ các nguồn lực xã hội.

Hàng năm, Ban TN Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, nội dung, dự toán kinh phí thực hiện trình Ban điều hành Đề án 103 trung ương phê duyệt. Kế hoạch, nội dung và dự toán kinh phí phải bao gồm của cả Trung ương và địa phương (các tỉnh, thành đoàn phải chủ động xây dựng và gửi kế hoạch về Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn trước tháng 5 hàng năm). Căn cứ vào kế hoạch được phê duyệt xây dựng dự toán ngân sách nhà nước làm việc với Bộ Tài chính làm căn cứ để được phân bổ ngân sách thực hiện.

b. Các hoạt động hỗ trợ truyền thông cơ sở

▲ Xây dựng các ấn phẩm truyền thông



- Trung ương Đoàn:

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan biên soạn, sản xuất và phát hành các ấn phẩm cấp tới các tỉnh, thành, tới các cơ sở đoàn trên địa bàn cả nước: cuốn cẩm nang “Việc làm lao động trẻ”, cẩm nang “Hướng nghiệp, học nghề”, sách “Giúp bạn chọn nghề”, Bản tin “Học nghề - Lập nghiệp”, phát hành sổ tay “Bí thư chi đoàn và nghề nghiệp, việc làm”, các loại áp phích, băng rôn, tờ gấp tuyên truyền nội dung về các vấn đề học nghề, lập nghiệp.

Trong giai đoạn này Bản tin “Học nghề - lập nghiệp”, Sổ tay “Bí thư chi đoàn và nghề nghiệp, việc làm” sẽ thường xuyên được cung cấp cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở; các ấn phẩm còn lại căn cứ vào thực tế sẽ có kế hoạch phát hành tới các tỉnh, thành đoàn phù hợp.

- Tỉnh, thành Đoàn:

Căn cứ vào nội dung của Dự án, Đề án 103 được phê duyệt cũng như các ấn phẩm mẫu do Trung ương cấp, các tỉnh, thành chủ động biên tập lại hoặc sản xuất mới các ấn phẩm phù hợp với đặc thù của địa phương hoặc nhân bản các sản phẩm theo hướng dẫn để cấp cho các đối tượng sử dụng phù hợp.

Từ các ấn phẩm được Trung ương phát hành, các tỉnh, thành đoàn cần xây dựng kế hoạch phân bổ, chuyển phát tới các cơ sở đoàn trên địa bàn, quán triệt đối với đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở việc tiếp nhận và xử lý thông tin từ các tài liệu trên.


  • Kinh phí:

Nguồn kinh phí từ Trung ương được phân bổ hàng năm để tổ chức các hoạt động truyền thông sẽ hỗ trợ toàn bộ việc xuất bản và phát hành các ấn phẩm nói trên xuống các tỉnh, thành đoàn.

Đối với việc nhân bản hoặc sản xuất mới các ấn phẩm các tỉnh, thành đoàn chủ động nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, nguồn huy động xã hội hóa và quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 101/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính.



Каталог: layouts -> lacvietbio -> fckUpload
fckUpload -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong 6 tháng cuối năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> CHỈ thị SỐ 51-ct/tw ngàY 04-01-2016 CỦa bộ chính trị Về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
fckUpload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
fckUpload -> QuyếT ĐỊnh về ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ
fckUpload -> HƯỚng dẫn về xử lý sai phạm trong việc thu phí, lệ phí
fckUpload -> Ban thưỜng trực số: 1209

tải về 189.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương