Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

BÀN LUẬN

Sự phân bố giữa hai nhóm PNMD trong các đặc tính của mẫu tuổi có sự chênh lệch cao nhóm mại dâm đường phố có độ tuổi già hơn, tuổi trung bình cũng cao hơn. Mại dâm khách sạn có độ tuổi trẻ hơn và số trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp. Có thể giải thích do sự khắc nghiệt và đào thải của môi trường trong các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí nên lớn tuổi hơn khó có thể tiếp tục hoạt động mại dâm, hoặc do lớn tuổi các MDNHphải chịu quy luật đào thải, ra đón khách ở các tụ điểm đường phố. Đó là lý do MDNH luôn trẻ, xinh đẹp và hấp dẫn hơn MDĐP.

Nghiên cứu cho thấy trên 67% PNMD hoạt động từ 3 tháng trở lên và và tương đồng với việc biết thông tin về VCT cao hơn so với các chị có thời gian hoạt động từ 3 tháng trở xuống. 48% PNMD không biết thông tin cụ thể về VCT cho chúng ta suy nghĩ về việc cung cấp thông tin của đội ngũ GDVĐĐ có thể chưa hiệu quả và chưa thật sự làm cho PNMD thấy có nguy cơ. Khi so sánh việc biết thông tin về VCT giữa hai nhóm PNMD, dù có thời gian hoạt động MD tương đồng thì số MDĐP biết rõ thông tin về VCT thấp hơn MDNH (35% so với 49%) và cũng là nhóm có tỷ lệ hoàn toàn không biết thông tin về xét nghiệm HIV cao hơn. Vì vậy có thể nói nhóm MDĐP là nhóm ít tiếp cận với thông tin về dịch vụ xét nghiệm HIV hơn so với nhóm MDKS. Một tỷ lệ khá cao PNMD được tiếp cận qua kênh bạn bè, và qua kênh truyền thông đại chúng. Giữa hai nhóm thì nhóm MDNH được PE tiếp cận và cung cấp thông tin cao hơn hẳn MDĐP (69% và 45%), nguồn thông tin từ chủ/quản lý chiếm gần 20%, trong khi MDĐP chưa tới 3%. những phát hiện này cần được xem xét để phát triển thêm các hình thức truyền thông hiệu quả và chi phí hơn.

Các yếu tố có tương quan mạnh với việc xét nghiệm và tần xuất xét nghiệm HIV là thời gian hoạt động MD trên 3 tháng, biết thông tin về VCT, được GDVĐĐ tiếp cận. Những yếu tố như tuổi, học vấn và tình trạng gia đình không có mối tương quan với sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV.

Nghiên cứu cho thấy MDĐP là nhóm ít tiếp cận GDVĐĐ/CTV, kiến thức HIV thấp, nhận thức HIV thấp, biết thông tin về dịch vụ VCT và địa điểm VCT ít hơn nhóm MDNH, nên khó sử dụng nếu VCT không thân thiện, không bảo mật, có thu tiền hoặc địa điểm không thuận lợi cho đi lại. Nghiên cứu đã khẳng định thêm việc cần xây dựng thái độ làm việc thân thiện của các nhân viên dịch vụ xét nghiệm để qua đó gia tăng PNMD đến sử dụng dịch vụ VCT.

KẾT LUẬN

Yếu tố rào cản càng nhiều khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS càng thấp (thời gian hoạt động mại dâm tại thành phố ngắn, tần suất gặp giáo dục viên đồng đẳng ít, học vấn thấp. Những PNMD tiếp cận thông tin về các dịch vụ VCT càng nhiều, có thời gian hoạt động bán dâm tại thành phố từ 3 tháng trở lên thì khả năng sử dụng dịch vụ này càng gia tăng.



CÁC KHUYẾN NGHỊ

1. Qua nghiên cứu cho thấy nguồn thông tin qua bạn bè cùng hành nghề, qua chủ/ quản lý và qua truyền thông đại chúng chiếm gần 50% do đó cần đẩy mạnh việc sử dụng các hình thức tiếp cận theo mạng xã hội của nhóm bán dâm. Cần nghiên cứu thêm để biết nhu cầu và mong muốn của PNMD theo từng nhóm để thiết kế các thông điệp truyền thông phù hợp. Hoạt động vận động chủ/quản lý của MDNH cần đẩy mạnh hơn nữa và nội dung thông điệp truyền thông vận động đi VCT cần được xây dựng chi tiết và cụ thể giúp GDVĐĐ/CTV truyền đạt dễ nhớ hơn.

2. Lồng ghép để xây dựng các mô hình xét nghiệm HIV phù hợp: lưu động, cố định, trả phí, miễn phí… trong đó xác định nhóm MDĐP cần được tiếp tục hỗ trợ miễn phí do tính dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao hơn, nhóm MDNH thiết kế các can thiệp cần lưu ý đến xã hội hoá hoặc chi trả một phần.

3. Các nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế công/tư của PNMD cũng cần được thực hiện để xác định nhu cầu cũng như khẳng định khuynh hướng xử dụng hệ thống y tế này của PNMD.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình AIDS toàn cầu: đánh giá chương trình AIDS Quốc gia Geneva.1994./Global programme on AIDS. Evaluation of a national AIDS programme.

2. Bộ Y tế. Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005-2006. Nhà xuất bản Y học, 2006: 5-16.

3. Báo cáo Viện Vệ Sinh Dịch Tể Trung Ương “Nghiên cứu hành vi và sinh học (IBBS) tại TP HCM năm 2009.

4. Báo cáo thường niên từ năm 2001- 2011. Ủy Ban Phònng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh/VPTT.

5. Báo cáo tổng kết 15 năm chương trình can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV tại TPHCM (1993 - 2008). Ủy Ban Phònng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh/VPTT.



6. Cục phòng, chống HIV/AIDS. Tình hình dịch, số liệu (http://www.vaac.gov.vn/).

TỈ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ METHADONE VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ở NGƯỜI NGHIỆN HEROIN ĐIỀU TRỊ TẠI QUẬN 6, TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hằng1, Nguyễn Đỗ Nguyên2

1 Trung tâm y tế dự phòng quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

2 Bộ môn dịch tễ, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự thành công của chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (MMT). Quận 6, TP Hồ Chí Minh đã được triển khai chương trình MMT từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên vẫn không có thống kê chính thức về tỉ lệ tuân thủ điều trị Methadone trong giai đoạn duy trì và các yếu tố liên quan.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì và mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với các đặc điểm về dân số, tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng chất gây nghiện và quá trình điều trị methadone.

Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu những bệnh nhân điều trị methadone tại Quận 6,Thành phố Hồ Chí Minh có hồ sơ bệnh án được mã hóa số.Dữ kiện khảo sát là dữ kiện thứ cấp từ bệnh án do bác sĩ điều trị ghi nhận sẵn và được thu thập với bộ câu hỏi soạn sẵn. Các số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì phân bố theo đặc tính mẫu. Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì với đặc tính mẫu bằng phép kiểm chi bình phương.

Kết quả: Có tất cả 454 người được chọn vào nghiên cứu, đa số là nam, 31-40 tuổi, sống chung với gia đình (94%), 57% có trình độ học vấn thấp, thu nhập 500.000 đồng/tháng (93%), đã từng sử dụng các CDTP và thuốc lá. Liều methadone duy trì trung bình > 60mg, thời gian tham gia điều trị đa số > 24 tháng và đồng nhiễm cùng HIV (50%), VGC (50%), VGB (15%), Lao (13%). Tuân thủ hoàn toàn (63%), mức độ tuân thủ tốt (87%).Tỉ lệ tuân thủ cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm có thời giam tham gia điều trị lâu, liều cao >120mg và có nhiễm viêm gan C.

Kết luận: Cần xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe thích hợp để phòng ngừa nghiện chích heroin trong cộng đồng cũng như mở rộng chương trình MMT để đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng.

Từ khóa: tuân thủ điều trị, methadone, MMT.

SUMMARY

Proposal: Compliance in treatment plays an important role in the success of the Methadone medical treatment (MMT). MMT program has been deployed in District 6, Ho Chi Minh City since 2008. However, there haven’t been any official statistics of the prevalence of Methadone treatment compliance during maintenance phase and related factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiện các chất dạng thuốc phiện luôn là một vấn đề nóng và đang gây khủng hoảng toàn cầu.Trên thế giới có khoảng 16 triệu người sử dụng chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp; chiếm 0,4% tổng dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 [2]. Việt Nam tính tới cuối tháng 5 năm 2012 cả nước có 171.000 người nghiện chất dạng thuốc phiện có hồ sơ quản lý, trong đó nghiện heroin chiếm 85% [4]. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số người nghiện cao nhất Việt Nam. Quận 6,Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 571 người ngiện heroin đứng thứ 2 trong 24 quận huyện trên địa bàn thành phố và chương trình MMT đã được triển khai tại Quận 6 từ tháng 5 năm 2008 đến nay. Tuy nhiên, vẫn không có thống kê chính thức về tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì và mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với các đặc điểm về dân số, tiền sử sử dụng chất gây nghiện, tiền sử bệnh và quá trình điều trị methadone. Đây là nghiên cứu mở đầu và nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị methadone đồng thời xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe thích hợp để phòng ngừa nghiện chích heroin trong cộng đồng cũng như cung cấp những thông tin nền cần thiết cho các nghiên cứu đánh giá lâu dài sau này.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu những bệnh nhân điều trị methadone tại Quận 6,Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2013 có hồ sơ bệnh án được mã hóa số. Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là các bệnh nhân tham gia điều trị methadone trong giai đoạn duy trì ít nhất một tháng tại thời điểm nghiên cứu. Người thu thập số liệu là nhân viên y tế tham gia điều trị, đã được huấn luyện và có giấy chứng nhận về điều trị methadone đồng thời được tập huấn về cách thu thập số liệu. Dữ kiện khảo sát là dữ kiện thứ cấp từ bệnh án do bác sĩ điều trị ghi nhận và được thu thập với bộ câu hỏi soạn sẵn. Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu được ghi nhận khi bắt đầu điều trị bao gồm nhóm tuổi (18-30, 31-40 và >40), dân tộc (kinh,khác), tôn giáo (không tôn giáo và có tôn giáo), tình trạng cư trú (ở chung với gia đình và không ở chung với gia đình), tình trạng học vấn (mù chữ, cấp 1-2 và từ cấp 3 trở lên), thu nhập cá nhân (< 500.000 đ và từ 500.000 đ trở lên), nghề nghiệp (có việc làm ổn định và không có việc làm ổn định); chất gây nghiện từng sử dụng (chất dạng thuốc phiện, ATS, cần sa, thuốc an thần, rượu/ bia và thuốc lá), hành vi nguy cơ (mại dâm, MSM, vợ/chồng nhiễm HIV. Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu được ghi nhận khi bắt đầu vào giai đoạn duy trì bao gồm liều methadone duy trì (≤ 20, >20-60, > 60-120, >120), chất gây nghiện hiện sử dụng (rượu/bia và thuốc lá), số lượng thuốc lá sử dụng (< 10, 10-20 điếu, > 20 điếu), các bệnh liên quan (HIV, VGB, VGC, lao). Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm stata 11. Các số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì phân bố theo đặc tính mẫu. Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì với đặc tính mẫu bằng phép kiểm chi bình phương. Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng duyệt đề cương của khoa Y tế Công cộng, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tất cả các thông tin của bệnh nhân được bảo mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu.



KẾT QUẢ

Bảng 1: Mô tả đặc tính mẫu được ghi nhận khi bắt đầu điều trị (N=454)



Đặc điểm

N (%)

Đặc điểm

N (%)

Giới tính

Nam

424 (93)


Tình trạng học vấn

Mù chữ và cấp 1-2


258 (57)


Nhóm tuổi

31-40

295 (65)


Thu nhập cá nhân (n=267)

500 000đ trở lên


248 (93)


Dân tộc

Kinh

369 (81)


Nghề nghiệp

Có việc làm ổn định


251 (55)


Hành vi nguy cơ

Mại dâm


MSM

Vợ/chồng nhiễm HIV


8 (2)


7 (2)

25 (6)


Chất gây nghiện từng sử dụng

Chất gây nghiện dạng thuốc phiện (CDTP): Heroin

ATS

Cần sa


Thuốc an thần

Ruợu bia


Thuốc lá

450 (99)


20 (4)

16 (3)


8 (2)

129 (28)


442 (98)

Tình trạng cư trú

Ở chung với gia đình


428 (94)


Tôn giáo

Không tôn giáo


379 (83)

Bảng 2: Mô tả đặc tính mẫu khi bắt đầu vào liều duy trì (N=454)

Đặc tính

N (%)

Liều duy trì

<20

21-60


60-120

>120

6 (1)

60 (13)


198 (44)

190 (42)


Chất gây nghiện đang sử dụng

Rượu/bia


Thuốc lá

21 (5)


310 (69)

Số lượng thuốc lá sử dụng

<10 điếu

10-20 điếu

>20 điếu

26 (8)


270 (86)

16 (5)


Các bệnh liên quan

HIV


Viêm gan B

Viêm gan C

Lao

223 (50)


67 (15)

223 (50)


60 (13)

Bảng 3: Quá trình điều trị MMT được ghi nhận trong giai đoạn duy trì (N=454)


Đặc tính

N (%)

Thời gian điều trị

<12 tháng

12-24 tháng

>24 tháng

85 (19)


98 (22)

269 (59)


Tuân thủ hoàn toàn

386 (63)

Mức độ tuân thủ

Tuân thủ tốt

Tuân thủ trung bình

Tuân thủ kém


393 (87)


22 (5)

39 (8)


Tác dụng phụ

19 (4)

Tác dụng phụ (n=19)

Táo bón


Gỉam ham muốn tình dục

19 (100)


2 (10)

Bảng 4: Mối liên hệ đặc tính mẫu được ghi nhận khi bắt đầu điều trị và tuân thủ điều trị




Đặc tính

Tuân thủ

N (%)


RR

(KTC 95%)



p

Giới tính

Nữ

Nam


15 (50)


281 (66)

1,33 (0,92- 1,91)


0,07


Nhóm tuổi

18-30


31-40

>40

81 (64)

195 (66)


20 (61)

1

1,03 (0,88- 1,20)



0,94 (0,70- 1,28)

0,72


0,70

Dân tộc

Kinh


Khác

240 (65)


56 (66)

1,01 (0,85- 1,20)


0,88


Tôn giáo

Có tôn giáo

Không tôn giáo

52 (69)


244 (64)

0,93 (0,78- 1,10)


0,41


Tình trạng cư trú

Không ở chung với gia đình

Ở chung với GĐ

18 (72)


276 (64)

0,90 (0,70- 1,16)


0,45


Tình trạng học vấn

< Cấp 3

Cấp 3 trở lên


159 (62)


135 (69)

1,12 (0,98- 1,28)


0,10


Nghề nghiệp

Không có việc làm

Có việc làm

126 (62)


168 (67)

1,09 (0,95- 1,25)


0,23


Thu nhập cá nhân

< 500 000 đ

500 000đ trở lên


11 (58)


166 (67)

1,16 (0,78- 1,71)


0,42

Bảng 5: Mô tả đặc tính mẫu khi vào liều duy trì và tuân thủ điều trị


Đặc tính

Tuân thủ

N (%)


RR

(KTC 95%)



p

Liều duy trì

<60

60-120


>120

49 (75)


125 (63)

119 (62)

1

0,84 (0,71- 1,00)



0,84 (0,70- 0,99)

0,05


0,04

Uống rượu bia

Không



282 (65)


12 (57)

0,87 (0,60- 1,27)



0,43


Hút thuốc lá

Không



99 (70


195 (63)

0,90 (0,79- 1,04)


0,15


Thời gian điều trị

<12 tháng

12-24 tháng

>24 tháng

64 (75)


73 (74)

157 (58)

1

0,99 (0,84- 1,17)



0,76 (0,66- 0,91)

0,90


0,002

Tác dụng phụ

Không



281 (65)


11 (58)

0,89 (0,60- 1,31)


0,51


HIV

Không



146 (64)


146 (65)

1,02 (0,89- 1,17)


0,80


Viêm gan B

Không



248 (65)


44 (66)

1,01 (0,84- 1,22)


0,88


Viêm gan C

Không



158 (70)


134 (60)

0,86 (0,75- 0,99)


0,03


Lao

Không



259 (66)


33 (55)

0,83 (0,65- 1,05)


0,08

Có tất cả 454 người được chọn vào nghiên cứu khi bắt đầu chương trình MMT đa số là nam trong nhóm tuổi 31-40, độc thân, phần lớn sống chung với gia đình, có 46% trình độ văn hóa mù chữ và cấp 1-2, chỉ có 57% có việc làm ổn định và thu nhập từ 500.000 đồng/tháng, chủ yếu là nghiện heroin (99%) (bảng 1). Liều methadone duy trì từ 60-120 và > 120 chiếm tỉ lệ tương đối bằng nhau, và có 98% có hút thuốc lá và đồng nhiễm HIV (50%), VGC (50%) và nhiễm VGB thấp (bảng 2). Thời gian tham gia chương trình > 24 tháng chiếm đa số, 63% tuân thủ hoàn toàn và mức độ tuân thủ tốt trong suốt giai đoạn duy trì là 87% (bảng 3). Không có mối liên quan nào giữa đặc tính mẫu và tuân thủ điều trị (bảng 4). Tỉ lệ tuân thủ điều trị cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm tham gia điều trị lâu, liều cao >120mg và mắc VGC (bảng 5).

BÀN LUẬN

Đặc tính của những người nghiện heroin điều trị methadone tại Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh: Nhóm tuổi gặp nhiều nhất 31-40 tuổi, nam chiếm đa số, trình độ văn hóa thấp, do đó công tác tuyên truyền các kiến thức vế phòng ngừa nghiện chích heroin cho họ gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy công tác tuyên truyền phòng tránh nghiện chích heroin cần đa dạng hơn về mọi mặt để có những biện pháp tuyên truyền hữu hiệu. Đa số các đối tượng nghiện heroin không có việc làm ổn định và thu nhập không cao nên sống ràng buộc hoàn toàn hoặc một phần vào gia đình hoặc xã hội. Các đối tượng nghiện heroin thường đồng nhiễm chung với HIV và VGC cao, trong khi VGB trong nhóm điều trị MMT không cao so với dân số trong cộng đồng có thể do VGB đã có vaccine phòng bệnh và đã tiêm ngừa rộng rãi trong cộng đồng từ nhiều năm nay nên có miễn dịch với HBV. Tỉ lệ nhiễm Lao là 13% gấp 3 lần so với tỉ lệ nhiễm Lao trong cộng đồng là 4,6%. Một trong những nguyên nhân có thể là do các đối tượng đồng nhiễm HIV, nghiên cứu cho thấy 13% đối tượng nhiễm HIV có đồng thời nhiễm Lao. Ngoài ra còn có thể do sự suy yếu của cơ thể khi bị lệ thuộc các CDTP dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt miễn dịch dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone: Tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone hoàn toàn (65%), tuân thủ tốt (87%). Do chưa có các nghiên cứu tương tự nên chúng ta không có số liệu cụ thể để so sánh. So sánh với mức độ tuân thủ điều trị ARV, nghiên cứu cắt ngang tại TPHCM mức độ tuân thủ chiếm 69% [3] và tại Vũng Tàu (95%) [1]. So sánh với mức độ tuân thủ trong điều trị Lao thì tỉ lệ này tương đối giống nhau. Mức độ tuân thủ điều trị ở mỗi nghiên cứu có khác nhau là tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là việc ảnh hưởng của các yếu tố dân tộc, xã hội của đối tượng nghiên cứu. Thứ hai, cách đo lường tuân thủ và mức độ tuân thủ của các chương trình khác nhau cũng khác nhau.

Những yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị methadone: Tỉ lệ tuân thủ điều trị cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm tham gia điều trị lâu >24 tháng và mắc VGC. Thời gian điều trị càng dài thì mức độ tuân thủ càng cao, các y văn trước đây cũng chứng minh được điều tương tự [5]. Khi các đối tượng tham gia chương trình càng dài thì mức độ lệ thuộc heroin ngày càng cải thiện, đồng thời các đối tượng sẽ nhận thấy được lợi ích từ chương trình MMT nếu tuân thủ điều trị tốt. Ngoài ra còn có thể do thời gian càng dài, các đối tượng không tuân thủ có khả năng đã dừng chương trình, chỉ còn lại các đối tượng ngay từ đầu đã tuân thủ điều trị. Nguy cơ tuân thủ của nhóm có liều <60mg (75%) và >120mg (63%), khác với nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy liều càng cao thì khả năng không tuân thủ càng cao [6]. Điều này có thể là do các đối tượng trong nghiên cứu các mức phân bố liều duy trì khác nhau, trong khi ở Trung Quốc liều tiêu chuẩn dùng để so sánh là <20mg tại nghiên cứu này là 60mg.

Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu không tránh khỏi bỏ sót những đối tượng nghiện heroin không được tham gia chương trình MMT. Dù đã chọn mẫu toàn bộ nhưng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để đánh giá các mối liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cần xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe thích hợp để phòng ngừa nghiện chích heroin trong cộng đồng cũng như mở rộng chương trình MMT để đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng.



Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương