Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tỷ lệ nhiễm HIV ở các đối tượng nguy cơ cao trong giám sát trọng điểm tại Khánh Hòa nhìn chung thấp hơn toàn quốc và cao hơn một số tỉnh miền Trung

Các nhóm nguy cơ nhiễm HIV cao ở Khánh Hòa đa số vẫn còn có hành vi lây nhiễm HIV như dủng chung BKT, không dùng BCS trong tất cả các lần quan hệ tình dục.

Đa số các đối tượng nghiên cứu đã được tiếp cận hoặc biết đến các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV nhưng hành vi của các nhóm đối tượng này vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm và cho cộng đồng.



2. Khuyến nghị

Tiếp tục triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại, phát BKT, BCS cho các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao: NCMT, PNBD, đặc biệt là nhóm quần thể MSM cần được can thiệp cả bề sâu và bề rộng.

Cần truyền thông quảng bá rộng rãi các dịch vụ dự phòng HIV, TVXNTN, chăm sóc điều trị HIV/AIDS… tại địa phương để thu hút những người có hành vi nguy cơ cao và người nhiễm HIV/AIDS được sớm tiếp cận các dịch vụ phù hợp.

Cần tiếp tục triển khai GSTĐ kết hợp với khảo sát hành vi ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Khánh Hòa trong những năm tiếp theo.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế-Cục phòng, chống HIV/AIDS (2011), “Báo cáo Tình hình dịch nhiễm HIV toàn quốc năm 2011”.

2. Bộ Y tế-Cục phòng, chống HIV/AIDS (2011), “Báo cáo kết quả Thí điểm lồng ghép một số câu hỏi hành vi vào chương trình giám sát trọng điểm HIV/STI trong các nhóm nguy cơ cao ở Việt Nam năm 2011.

3. Dự án Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam-Ban chỉ đạo dự án tỉnh Khánh Hòa (2012) “Kế hoạch hoạt động năm 2012”.

4. Nguyễn Trần Hiển, (2010) “Tình hình chiều hướng nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam”, Báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc về HIV/AIDS lần thứ IV.

5. Sở Y tế Khánh Hòa-Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (2012) “Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa đến 31/6/2012”.

6. Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm(2012) ”Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” ngày 25/5/2012.

ĐIỀU TRA HÀNH VI PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI TIỀN GIANG NĂM 2012

Trần Thị Thủy Hà

TT. PC HIV/AIDS Tiền Giang

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Tiền Giang trên 200 NCMT tại cộng đồng. Người NCMT có sử dụng chung BKT chiếm 23,5%, trong số này chỉ 6,4% luôn làm sạch BKT trong khi 78,7% không bao giờ súc rửa BKT.

Trong lần QHTD gần nhất: 37,1% NCMT có sử dụng BCS với vợ, người yêu; 52% sử dụng BCS với GMD và 31,6% sử dụng BCS với bạn tình bất chợt.

Tỷ lệ luôn sử dụng BCS: với vợ, người yêu dưới 30%, với GMD 48,7%, với bạn tình bất chợt 29,4%.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong năm 2012 là 6,5%, tỷ lệ mắc Giang mai là 1,5%, mắc Lậu 3,5% và Chlamydia là 2%.

SUMMARY

Study was conducted on 200 IDUs in Tien Giang province. IDUs who share needles, syringes took up 23.5%, among them only 6.4% always clean needles, syringes while 78.7% never clean it.

In the most recent sexual intercourse: 37.1% IDUs used condom with their wife, girl friend; 52% used condom with prostitutes and 31.6% used condom with sudden partners.

100% prevalence of condom usage: 30% with wife, girl friend; 48.7% with prostitutes and 29.4% with sudden partners.

HIV prevalence in 2012 is 6.5%, Syphilis prevalene is 1.5%, 3.5% with Gonorrhea and 2% with Chlamydia.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 30/12/2011, cả nước hiện có 197.335 người nhiễm HIV hiện còn sống, trong đó có 48.720 bệnh nhân AIDS và đã có 52.325 người tử vong do HIV/AIDS.

Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền trong số người nhiễm HIV được báo cáo trong năm 2011 cho thấy: lây truyền qua đường máu chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%, tỷ lệ này có giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2010. Phân tích tỷ lệ người nhiễm HIV theo đối tượng, người nghiện chích ma tuý chiếm chủ yếu 41%.

Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại cộng đồng là 13,4%, năm 2010 tỷ lệ này là 17,24%. Tuy nhiên một số tỉnh tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn còn rất cao như Điện Biên 45,7%, Hồ Chí Minh 39,3%, các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao Thái Nguyên 25,9%, Quảng Ninh 24,8%, Hà Nội 20,7%, Cần Thơ 20%. Về tình hình sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy ở các tỉnh triển khai giám sát hành vi cho thấy tỷ lệ người nghiện chích ma túy cho biết sử dụng chung bơm kim tiêm trong lần gần nhất này vẫn còn cao ở các tỉnh Bình Dương (57,9%), Nghệ An (42%), TP Hồ Chí Minh (39,3%), Đà Nẵng (39%), Cà Mau (36,5%), Quảng Trị (36,3%), Thanh Hóa (27,7%), Hải Dương (25,7%), với tỷ lệ này cho thấy hành vi nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn rất cao và tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này.

Tại Tiền Giang tính đến cuối năm 2011 đã phát hiện 3.212 trường hợp nhiễm HIV, 1.123 chuyển AIDS và 687 người tử vong do HIV/AIDS.

Phân tích trong số người nhiễm HIV, người nghiện chích ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất là 18,7%, những đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp.

Hoạt động can thiệp giảm tác hại trên nhóm NCMT có nhiều tiến bộ với bình quân mỗi người NCMT nhận 31 bơm kim tiêm (BKT) sạch/ tháng.

Năm 2009, Tiền Giang tiến hành 01 cuộc điều tra trên nhóm NCMT cộng đồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 10% thấp hơn tỷ lệ hiện nhiễm NCMT trên toàn quốc và thấp hơn kết quả GSTĐ của nhóm NCMT trường trại (39%). Nghiên cứu cho thấy nhóm NCMT có hành vi tiêm chích ma túy sớm (có trường hợp mới 15 tuổi), sử dụng lại BKT nhiều lần, có nhiều bạn tình, không thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình…đều là những hành vi dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV. Nghiên cứu “Điều tra hành vi phòng chống HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy tại Tiền Giang năm 2012” với các mục tiêu sau:

Xác định một số đặc trưng cơ bản của nhóm nghiện chích ma túy ở Tiền Giang.

Xác định tỷ lệ hiểu biết về HIV/AIDS và các tỷ lệ có liên quan đến lây nhiễm HIV (sử dụng chung BKT, tỷ lệ sử dụng BCS…) ở nhóm nghiện chích ma tuý.

Xác định tỷ lệ nhiễm HIV, Giang mai, Lậu và Chlamydia.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang.

Thời gian tiến hành: Từ 01 đến 30/06/2012.

Tiêu chuẩn nghiên cứu: Người NCMT được định nghĩa là những người đã từng sử dụng các loại ma tuý không phải thuốc y tế kê đơn bằng cách tiêm trong 6 tháng qua, đang sinh sống ngoài cộng đồng.

Phương pháp chọn mẫu:

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Người có tiêm chích ma túy trong 6 tháng qua.

Cỡ mẫu cần điều tra là ít nhất 360 người. Đối tượng NCMT được điều tra sẽ được chọn từ những tụ điểm đã được lập bản đồ và từ danh sách sẵn có (số đối tượng NCMT được quản lý tại tỉnh).



Phương pháp lấy mẫu: Dựa trên kết quả lập bản đồ. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra lập bản đồ năm 2012, số lượng người NCMT tại địa bàn < 360 người. Vì vậy, phương án lấy mẫu toàn bộ nhóm NCMT được lựa chọn.

Phương pháp thu thập số liệu:

Đối tượng được phỏng vấn theo mẫu phiếu khảo sát.

Lấy máu trích huyết thanh để xét nghiệm HIV và Giang mai tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tiền Giang.

Mẫu nước tiểu được thu thập, bảo quản ở nhiệt độ 00C được chuyển tiếp Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm phát hiện Lậu và Chlamydia theo kỹ thuật PCR.



Phương pháp xử lý số liệu:

Bộ câu hỏi mã hoá chuẩn để sử dụng cho điều tra cơ bản. Toàn bộ phiếu được nhập vào máy tính chương trình Epi Info 6.04 và xử lý bằng Stata 8.0.



KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một số đặc trưng cơ bản của nhóm NCMT ở Tiền Giang năm 2012:

Mẫu nghiên cứu gồm 200 người NCMT, trong đó, 96,5% là nam giới, 3,5% là nữ giới, dân tộc Kinh chiếm 100% đối tượng nghiên cứu.

Về tính ngưỡng: đạo Phật 85,5%, đạo Tin Lành, Cao Đài chiếm tỷ lệ thấp 1,5%, Thiên chúa 5,0%, không theo tôn giáo nào 8,0%.

Tuổi trung bình của nhóm NCMT là 28 (n = 200). Tuy nhiên một số em mới 14 tuổi, ngược lại có người tuổi khá cao là 62 tuổi. So sánh với năm 2009, tuổi trung bình của người NCMT tăng hơn 3 tuổi.

Trình độ học vấn: Nhóm mù chữ và tiểu học chiếm đến 29,5% (trong đó 1% thuộc nhóm mù chữ), nhóm trung học cơ sở và trung học phổ thông 69,5%, chỉ 1% học đến cao đẳng, đại học. So sánh với năm 2009, các tỷ lệ này tương đương.

Về tình hình cư trú 89% (n= 200) sống với gia đình, sống một mình 7%, sống với bạn bè 3% và 1% sống lang thang.

Về tình trạng hôn nhân: Ở goá hoặc ly thân, ly dị chiếm 14%, chưa lập gia đình chiếm 67,5%, đang có vợ, chồng hoặc sống chung không hôn nhân chiếm 18,5%. So sánh với năm 2009, tỷ lệ NCMT sống với vợ, chồng giảm hơn 5%.

Trong 12 tháng qua, người NCMT thường di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác để tìm nguồn thuốc, tìm bạn chích, tìm ổ chích…nên số NCMT đi khỏi tỉnh hơn 1 tháng đến các tỉnh lân cận như: Tp. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Long An, An Giang… chiếm 31,5%. Đặc biệt có 26,5% NCMT từng có tiêm chích ma túy ở các tỉnh, thành phố khác, vì vậy nguy cơ lây lan HIV giữa các địa phương với nhau là đáng báo động.

Do trình độ văn hóa khá thấp nên NCMT “không đọc báo” chiếm 53,5% và chỉ có 9% đọc báo hàng ngày. Tuy nhiên, trong số người có đọc báo, tỷ lệ người đọc được thông tin về HIV chiếm tỷ lệ khá cao 67,7%.

Tình hình nghe đài cũng tương tự với tình hình đọc báo với 58% “không nghe đài”, có nghe đài hàng ngày chiếm 12% tổng số NCMT. Trong số người có nghe đài, tỷ lệ người nghe được thông tin về HIV chiếm tỷ lệ khá cao 84,5%.

Truyền hình là hình thức truyền thông được “quan tâm” nhiều nhất với tỷ lệ 64% xem ti vi hàng ngày, số không xem ti vi chiếm tỉ lệ rất thấp 5,5%. Trong số người có xem ti vi, tỷ lệ người xem được thông tin về HIV chiếm tỷ lệ 66,1%.

So sánh với năm 2009, tỷ lệ người NCMT tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng có khuynh hướng giảm.

Công tác truyền thông giữ vai trò rất quan trọng trong việc làm thay đổi các hành vi nguy cơ trong phòng chống HIV/AIDS. Nhóm NCMT tham gia hoạt động truyền thông với 66,1% (n= 56) tham gia họp đồng đẳng và 26,8% tham gia mít tinh, hội họp, diễu hành, nhưng các tỷ lệ này đều thấp hơn so với năm 2009.

Tỷ lệ người NCMT nhận được các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của các chương trình, dự án của tỉnh hiện còn khá khiêm tốn: 43% nhận được BCS; 50% nhận được BKT; 35,5% nhận được tờ rơi có thông tin về HIV/AIDS và chỉ có 2% được giới thiệu đến các dịch vụ khám chữa các BLTQĐTD. Các tỷ lệ này đều thấp hơn so sánh với năm 2009.

Người NCMT nhận được các thông tin về HIV/AIDS chủ yếu qua lực lượng GDVĐĐ chiếm 37,5%, từ bạn chích là 35,5%, từ cán bộ y tế 16%; từ cán bộ các đoàn thể là 6% và 10,5% từ sinh hoạt câu lạc bộ.

Kiến thức, thái độ liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục (BLTQĐTD) và HIV trong nhóm NCMT năm 2012:

Mắc BLTQĐTD là yếu tố thuận lợi cho nhiễm HIV do tạo ngõ vào hoặc làm suy giảm miễn dịch. Qua khảo sát năm 2012, 45% (n = 200) người NCMT biết đúng ít nhất một triệu chứng của BLTQĐTD, điều này rất quan trọng vì biết được triệu chứng có thể giúp người NCMT tự phát hiện bệnh và đi khám bác sĩ kịp thời.

Có 77,1% (n= 175) số NCMT biết rằng dùng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục (QHTD); 16% biết chung thủy với 1 bạn tình; 16% biết không sử dụng chung BKT có thể giúp hạn chế lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, chỉ có 13,7% số NCMT biết đúng cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV như trên. Nhìn chung có sự suy giảm lớn kiến thức về biện pháp sử dụng BCS và BKT so với năm 2009.

Tỷ lệ NCMT hiểu chưa đúng về các đường lây truyền HIV chiếm tỷ lệ khá cao 17,1%. Có 5,1% số NCMT cho rằng ăn chung và 19,4% số NCMT cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV.

Qua khảo sát 47,4% người NCMT cho rằng họ có nguy cơ đã bị nhiễm HIV; 36,7% cho rằng không có nguy cơ và 15,8% không biết có nguy cơ hay không.

Có 97% NCMT biết nơi có thể mua hoặc lấy BKT và BCS. Nhà thuốc là nơi được biết đến nhiều nhất với 72,7%, 37% biết qua GDVĐĐ. Bạn chích cũng là nguồn có thể lấy BKT và nhà hàng- khách sạn là nguồn cung cấp BCS cho NCMT.



Tình hình sử dụng chất gây nghiện ở nhóm NCMT năm 2012:

Uống nhiều rượu/bia ảnh hưởng tới năng lực quyết đoán và hành vi ứng xử của nhóm NCMT, rượu bia có thể khiến họ quên hoặc khinh xuất không sử dụng BKT sạch khi tiêm chích cũng như không sử dụng BCS khi QHTD. Đáng ngại là tới 88% (n = 200) NCMT có uống rượu bia.

Người NCMT nguy cơ nhiễm HIV cho bản thân và lây cho người khác càng cao do khả năng bị lây qua cả đường tình dục lẫn đường tiêm chích. Qua khảo sát năm 2012 loại thuốc gây nghiện thường được sử dụng nhiều nhất là heroin 98%; thuốc lắc 15%; thuốc an thần 9%; thuốc phiện 9,5%.

Tuổi bắt đầu tiêm ma túy rất gần với tuổi bắt đầu có sử dụng ma túy, cho thấy không lâu sau khi sử dụng ma túy người nghiện nhanh chóng chuyển qua tiêm chích ma túy.

Số NCMT từng đi cai nghiện chiếm tỷ lệ khá cao 19%, trung bình số lần được đưa đi cai nghiện là 1 lần. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải đi cai nghiện 4 lần vẫn chưa thể ngưng sử dụng ma túy.

Có 43% người NCMT phải tiêm heroin ít nhất 1 lần trong ngày và dưới 13% phải tiêm ít nhất 1 lần trong tháng.

Đa số người NCMT (63%) có thời gian tiêm chích khoảng 2 năm, số người có thời gian tiêm chích trên 5 năm chiếm 22%.

Tỷ lệ NCMT có sử dụng chung BKT chiếm 23,5% là tỷ lệ khá cao, trong số này chỉ 6,4% luôn làm sạch BKT trong khi 78,7% không bao giờ súc rửa BKT, đây là nguy cơ làm lây nhiễm HIV rất lớn.



Quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su ở nhóm NCMT năm 2012:

QHTD càng sớm thì nguy cơ mắc các BLTQĐTD và HIV càng cao, đặc biệt khi có nhiều bạn tình. Trung bình tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nhóm NCMT ở Tiền Giang là 18,6 tuổi, cá biệt có người NCMT quan hệ lần đầu lúc 12 tuổi.

Mỗi NCMT có trung bình 4 bạn tình (vợ, người yêu/ GMD/ bạn tình bất chợt) trong 12 tháng qua, tuy nhiên, có thể không có bạn tình nào hoặc kỷ lục của một người NCMT là có 90 bạn tình trong năm qua. Kết quả này phù hợp với các cuộc truy quét quyết liệt của các lực lượng phòng chống tệ nạn xã hội tại Tiền Giang trong thời gian qua và phù hợp với diễn biến tự nhiên về nhu cầu tình dục của người NCMT, càng NCMT lâu năm thì nhu cầu tình dục càng ít.

Mỗi người NCMT có trung bình 2 người bạn tình là vợ/ người yêu trong 12 tháng qua, tuy nhiên, cũng có thể không có vợ, người yêu, hoặc có thể có đến 50 người khác nhau trong năm.

Mỗi NCMT có trung bình khoảng 1 người bạn tình là gái mại dâm (GMD) trong 12 tháng qua, tuy nhiên, cũng có NCMT có quan hệ với 20 GMD khác nhau.

Mỗi NCMT có trung bình 1 người bạn tình là bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua, tuy nhiên, cũng có NCMT có đến 20 bạn tình bất chợt khác nhau/ năm.



Sử dụng BCS với vợ, người yêu:

Có 37,1% (n= 143) NCMT có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với vợ, người yêu, BCS có được từ mua ở nhà thuốc và do GDVĐĐ cung cấp. Những NCMT không sử dụng BCS do họ không thích hay thấy không cần thiết sử dụng. Tỷ lệ luôn sử dụng hay thường xuyên sử dụng BCS còn thấp chưa đến 30%.



Sử dụng BCS với GMD:

Có 52% (n= 76) người NCMT sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với GMD, BCS có được từ mua ở nhà thuốc, ở nhà hàng- khách sạn và do GDVĐĐ cung cấp. Những NCMT không sử dụng BCS do họ không thích hay thấy không cần thiết sử dụng. Tỷ lệ luôn sử dụng hay thường xuyên sử dụng BCS chiếm 48,7%.



Sử dụng BCS với bạn tình bất chợt:

Có 31,6% (n= 57) NCMT có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình bất chợt, BCS có được từ mua ở nhà thuốc, nhà hàng- khách sạn hay do GDVĐĐ cung cấp. NCMT không sử dụng BCS do họ không thích hoặc thấy không cần thiết sử dụng. Tỷ lệ luôn sử dụng hay thường xuyên sử dụng BCS còn thấp là 29,4%.

Sử dụng BCS thường xuyên và đúng cách khi QHTD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng lây nhiễm HIV và các BLTQĐTD, đặc biệt người NCMT có rất nhiều loại bạn tình. Ưu điểm là nhóm NCMT rất có ý thức trong việc sử dụng BCS với 52,6% (n= 76) khi quan hệ với GMD nhưng chỉ 31,6% (n= 57) với bạn tình bất chợt và chỉ 37,1% đối với vợ/người yêu trong lần QHTD gần đây nhất. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác truyền thông sử dụng BCS với bạn tình bất chợt và với vợ,chồng/người yêu.

Chỉ hơn 40% NCMT nhận BCS miễn phí từ các GDVĐĐ, điều này chứng tỏ công tác tiếp cận để cấp phát BCS miễn phí của mạng lưới GDVĐĐ ở Tiền Giang hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2009. Số NCMT không được phát BCS thì mua ở cửa hàng dược phẩm hoặc lấy BCS từ nhà hàng- khách sạn. Nhãn hiệu BCS được sử dụng nhiều nhất là OK với 50-70% số NCMT sử dụng. Bao cao su nhãn hiệu VIP cũng được sử dụng nhưng với tỉ lệ thấp không đáng kể. Khi quan hệ với các loại bạn tình, người NCMT đều tự ý thức sử dụng BCS với khoảng trên 70% tự quyết định sử dụng BCS.

Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm là vẫn có hơn 52% số NCMT không bao giờ sử dụng BCS đối với bạn tình bất chợt và gần 48% không bao giờ sử dụng BCS đối với vợ,chồng/người yêu, số liệu này thấp hơn so với năm 2009, cho thấy hiệu quả chương trình can thiệp giảm tác hại nhằm tăng tỷ lệ sử dụng BCS trong thời gian 2009-2012 giảm hơn so với trước đây. Khi được hỏi lý do không sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình thì lý do chính là không thấy cần thiết ở cả 3 nhóm (vợ/người yêu, bạn tình bất chợt, GMD).

Tình hình nhiễm HIV và bệnh lây qua đường tình dục ở NCMT:

Có 12,5% (n = 200) NCMT tường thuật có triệu chứng của BLQĐTD trong 12 tháng qua như đau, loét, sùi hay chảy mủ đường sinh dục, trong đó 28% đến cơ sở đến cơ sở y tế nhà nước và 12% đến y tế tư nhân để được khám và điều trị. Có 28% được tư vấn sử dụng BCS, tuy nhiên chỉ gần 24% trong số có triệu chứng BLQĐTD ngừng QHTD và 12% dùng BCS khi quan hệ trong thời gian có triệu chứng, do đó, khả năng làm lây truyền BLTQĐTD và HIV cho vợ, người yêu cũng như gái mại dâm và bạn tình bất chợt là rất cao, vì vậy chúng ta cần có những biện pháp quản lý, tuyên truyền và điều trị STI tốt hơn nữa. Tỷ lệ mắc Giang mai là 1,5%, tỷ lệ mắc Lậu 3,5% và Chlamydia là 2%.

Ngoài ra, tất cả NCMT được khảo sát đều nhận được hỗ trợ về phòng chống HIV dưới nhiều hình thức khác nhau như bao cao su, tờ bướm, tờ rơi, được thông tin giáo dục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS từ đồng đẳng viên, cán bộ y tế hay cán bộ các ban ngành đoàn thể; được giới thiệu đi khám chữa BLQĐTD.

Chỉ 24,5% (n = 200) NCMT được khảo sát đã từng đi xét nghiệm HIV. Điều này cho thấy cần tăng cường quảng bá dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như qua một số kênh khác như mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên, y bác sĩ ở các cơ sở y tế. Trong số người NCMT có đi làm xét nghiệm (n = 49) thì 59,2% là tự nguyện còn hơn 40% còn lại là do được yêu cầu. Đa số NCMT (61,2%) khi đi xét nghiệm đều nhận được kết quả. Tỷ lệ được tư vấn trước và sau xét nghiệm cũng chưa cao, với 69,4% được tư vấn trước và 51% được tư vấn sau xét nghiệm. Tỷ lệ HIV dương tính trong nhóm NCMT lần khảo sát này là 6,5% (n=200) thấp hơn năm 2009.



Nhiễm HIV và các BLTQĐTD của nhóm NCMT ở Tiền Giang 2009 và 2012

Giang mai

Dương tính

Âm tính


190

2,1

97,9


200

1,5

98,5


Lậu

Dương tính

Âm tính








200


3,5

96,5


Chlamydia

Dương tính

Âm tính








200


2,0

98,0


HIV

Dương tính

Âm tính


190

10,0

90,0


200

6,5

93,5



KẾT LUẬN

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong năm 2012 là 6,5% thấp hơn tỷ lệ nhiễm HIV trong nghiên cứu năm 2009 của nhóm NCMT tại tỉnh và thấp hơn tỷ lệ nhiễm năm 2011 của TPHCM là 40%. Tuy nhiên, do cách chọn mẫu là chỉ giới hạn trong địa bàn 4 huyện can thiệp và do ảnh hưởng của nhiều đợt truy quét tệ nạn quyết liệt, nên nhiều điểm nóng NCMT phân tán hơn và có nhiều khả năng khó tiếp cận điều tra được những NCMT có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn, cho nên tỷ lệ hiện nhiễm HIV này có thể thấp hơn thực tế ở Tiền Giang.

Nghiên cứu cho thấy nhóm NCMT có hành vi tiêm chích ma túy sớm (có trường hợp mới 14 tuổi), sử dụng BKT nhiều lần không súc rửa, có nhiều bạn tình, không thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình…đều là những hành vi dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV.

Chương trình can thiệp giảm tác hại (cấp phát BKT, BCS….) là một chương trình khá thành công và hữu hiệu ở nhiều nước trên thế giới, trong việc phòng ngừa HIV/STI, các chỉ số qua kết quả điều tra năm 2009 khá lạc quan nhưng hầu hết chỉ số này đều theo chiều hướng kém hơn trong năm 2012. Do đó, cần xem xét lại hiệu quả hoạt động của nhóm GDVĐĐ nghiện chích ma túy và có thể cần tiến hành đánh giá và tuyển mới lại lực lượng này. Do vậy các chương trình dự phòng và can thiệp vẫn cần phải được cải thiện hơn nữa.



MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN SỐ, XÃ HỘI VÀ HÀNH VI PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA NHÓM NAM QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH (MSM)

TẠI TIỀN GIANG NĂM 2011
Trần Thị Thủy Hà

TT. Phòng, chống HIV/AIDS TG

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Tiền Giang trên 400 MSM cộng đồng.

Trong lần QHTD gần nhất: 40% MSM có sử dụng BCS với bạn tình nam có nhận tiền; 27% có sử dụng với nam bán dâm, 40% với bạn tình thường xuyên nam.

Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS: với bạn tình nam có nhận tiền 32,2%, với nam bán dâm 15,4%, với bạn tình thường xuyên nam 30,5%.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 2,5%, tỷ lệ phát hiện Lậu sinh dục 0,5%, Lậu trực tràng 0,75% và Chlamydia là 26,5%.

SUMMARY

The study was conducted on 400 MSM in community in Tien Giang province.

In the first sexual intercourse: 40% MSM used condom with paid-partner, 27% used condom with male prostitutes, 40% used condom with regular male sex partners.

Prevalence of regular condom usage: 32.2% with paid male partner, 15.4% with male prostitutes, 30.5% with regular male partners.

HIV prevalence is 2.5%, genital gonorrhea prevalence is 0.5%, rectal gonorrhea prevalence is 0.75% and Chlamydia prevalence is 26.5%
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình dục giữa nam với nam xuất hiện ở tất cả các xã hội, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, những hành vi này phần lớn thường bị xã hội kỳ thị. Tình dục đồng giới nam nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ, có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Cho dù con số có thể khác nhau giữa các quốc gia và các khu vực, nhưng ít nhất 5-10% các ca nhiễm HIV trên toàn thế giới là do quan hệ tình dục đồng giới nam. Ở châu Á, nam có quan hệ tình dục đồng giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV. Ước tính tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong quần thể này ở Phnom Penh, Campuchia là 14%; ở Andrha Pradesh, Ấn Độ là 16%; và ở Bangkok, Thái Lan lên tới 28%. Những người nam quan hệ tình dục không an toàn với nam cũng có thể quan hệ tình dục không an toàn với phụ nữ. Bằng cách đó, họ đã trở thành cầu nối lây truyền vi-rút cho các cộng đồng dân cư.

Theo kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam (2005-2006), tỉ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm MSM dao động rất lớn 9,4% (Hà Nội), 5,3% (TP. HCM). Tỉ lệ có sử dụng bao cao su thường xuyên trong tháng qua với mại dâm nam trong là 24,4%; với bạn tình thường xuyên nam là 29%.

Tại Tiền Giang, tính đến cuối năm 2011 đã phát hiện 3.212 ca HIV (1.710 người trong tỉnh và 1.502 người ngoài tỉnh), 1.123 ca AIDS và 687 ca tử vong.

Theo số liệu thống kê ở Tiền Giang, hiện nay, trung bình cứ 100.000 dân đã có 100 người nhiễm HIV, trong đó có 56 người tiến triển đến giai đoạn AIDS và 39 người tử vong. Nhóm tuổi 20 - 29 có tỷ lệ cao nhất (49,01%), kế đến nhóm tuổi 30 – 39 (33,27%), nhóm tuổi 40 – 49 (9,36%).

Tỷ lệ nhiễm nam / nữ xấp xỉ: 2/1 (Nam: 66,26%, Nữ: 33,74%).

Phân tích trong tổng số đối tượng nhiễm HIV cho thấy nhóm, nghiện chích ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất 18,77%, bệnh nhân lao 13,27%, bệnh nhân nghi AIDS 15,85%, phạm nhân chiếm tỷ lệ 4,62%, bệnh nhân hoa liễu 3,33%, những đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp. Nguy cơ lây nhiễm qua đường máu chiếm 21,99%, qua quan hệ tình dục chiếm 40,23% số trường hợp phát hiện, điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch nguy cơ lây nhiễm qua đường máu là chính sang xu hướng qua quan hệ tình dục.

Theo số liệu điều tra vẽ bản đồ năm 2010 của ngành y tế cho thấy có khoảng 544 MSM hiện đang sinh sống tại tỉnh tập trung nhiều nhất tại TP. Mỹ Tho và Thị xã Gò Công. Tuy nhiên, từ trước đến nay, chúng ta vẫn chưa thể tiếp cận nhóm đối tượng này để tìm hiểu hành vi nguy cơ và giúp họ thay đổi những hành vi này.

Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm về dân số, văn hóa, xã hội, kiến thức HIV/AIDS, hành vi tình dục và thực hành sử dụng bao cao su, tỉ lệ hiện nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục... của nhóm MSM để đưa ra những biện pháp hạn chế lây nhiễm HIV hữu hiệu cho nhóm đối tượng này, được sự tài trợ của Dự án Phòng, chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tiền giang tiến hành đề tài nghiên cứu: “Một số đặc điểm về dân số, xã hội và hành vi phòng, chống HIV/AIDS của nhóm nam có quan hệ đồng tính (MSM) tại Tiền Giang năm 2011” với những mục tiêu như sau:

- Xác định một số đặc điểm về dân số, xã hội, kiến thức về HIV/AIDS, hành vi tình dục và thực hành sử dụng bao cao su của nhóm MSM.

- Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các BLTQĐTD của nhóm MSM.


Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương