Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 2.48 Mb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang.

2. Thời gian tiến hành: Từ tháng 07/2011 đến tháng 11/2011.

3. Tiêu chuẩn nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những người nam có quan hệ tình dục (miệng hoặc hậu môn) với bạn tình nam trong 12 tháng qua, bao gồm:

Những người nam tự nhận là người đồng tính (gay) và người lưỡng tính (bi-sexual).

Những người nam tự nhận là dị tính (heterosexual) nhưng có quan hệ tình dục cùng giới.

Nhóm nam vị thành niên (dưới 18 tuổi) có quan hệ tình dục đồng giới.

Những người nam có ham muốn tình dục cùng giới lẫn những người quan hệ tình dục đồng giới do bị cưỡng ép (nam bán dâm…).



4. Phương pháp chọn mẫu

Trước khi tiến hành điều tra, bản đồ địa dư-xã hội của nhóm nam quan hệ đồng giới được hoàn chỉnh để xác định địa điểm điều tra và quyết định lựa chọn mẫu điều tra.

Dựa vào số liệu thu thập được trong quá trình lập bản đồ, chúng tôi lập khung mẫu cho từng nhóm. Cỡ mẫu cần điều tra là ít nhất 360 người. Đối tượng MSM được điều tra sẽ được chọn từ những tụ điểm đã được lập bản đồ và danh sách sẵn có (số đối tượng MSM được quản lý tại tỉnh). Tại mỗi tụ điểm được chọn sử dụng phương pháp hòn tuyết lăn để lấy đủ MSM mỗi cụm.

- Tuy nhiên, qua kết quả điều tra lập bản đồ năm 2011, số lượng MSM tại địa bàn tối đa khoảng 500 người. Vì vậy, phương án lấy mẫu toàn bộ nhóm MSM được lựa chọn.



5. Phương pháp thu thập số liệu

Đối tượng được phỏng vấn theo mẫu phiếu khảo sát, được xét nghiệm HIV tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tiền Giang. Dịch sinh dục và hậu môn được soi tươi và cấy tìm vi khuẩn Lậu, xét nghiệm miễn dịch phát hiện Chlamydia do phòng xét nghiệm Viện Pasteur TP. HCM thực hiện.



6. Phương pháp xử lý số liệu

Bộ câu hỏi mã hoá chuẩn để sử dụng cho điều tra cơ bản. Toàn bộ phiếu được nhập bằng chương trình Epidata 3.1 và xử lý bằng chương trình Epi Info 6.04 và Stata 8.0.



KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Một số đặc trưng cơ bản của nhóm MSM ở Tiền Giang

Mẫu nghiên cứu gồm 400 MSM, dân tộc Kinh chiếm 98,5% đối tượng nghiên cứu.

Về tính ngưỡng, đạo Phật 74,8%, số theo tôn giáo khác như Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài chiếm tỷ lệ thấp 2,4%; Thiên chúa 5%; không theo tôn giáo 18,0%.

Tuổi trung bình là 25 (n = 400). Tuy nhiên một số em mới 16 tuổi, ngược lại có người tuổi khá cao là 59 tuổi. Nhóm tuổi < 20 chiếm tỷ lệ cao nhất 36,5%; nhóm 20 – 24 và trên 30 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 25% cho mỗi nhóm.

Trong tổng số MSM tham gia khảo sát, các anh có trình độ học vấn thuộc nhóm mù chữ và tiểu học chiếm 17,8% trong đó có 2,8% thuộc nhóm mù chữ, nhóm trung học cơ sở 43,3%, trung học phổ thông 32,5%, và 6,5% số anh học đến cao đẳng, đại học.

Về tình hình cư trú 95,4% (n = 393) MSM là người sinh sống lâu năm tại tỉnh; 4,6% từ tỉnh khác chuyển đến.

Hiện 77,4% MSM sống với gia đình, số MSM sống một mình 10,0%, số sống với bạn bè 3,0%, sống với bạn tình nam 6,3% và 3,3% sống với vợ, bạn tình nữ.

Về tình trạng hôn nhân, số MSM đã từng kết hôn với phụ nữ chiếm 12,7% (trong đó ở góa hoặc ly thân, ly dị chiếm 8,2%, số MSM đang có vợ chiếm 4,5%), số MSM chưa lập gia đình chiếm 79,8%, sống như vợ chồng với bạn tình nam 7,5%.

Uống nhiều rượu/ bia ảnh hưởng đến năng lực quyết đoán và hành vi ứng xử của mọi người nói chung và đặc biệt ở nhóm MSM, rượu bia cũng có thể khiến cho họ quên hoặc khinh xuất không sử dụng BKT sạch khi tiêm chích cũng như không sử dụng BCS khi QHTD. Đáng ngại là tới 51,1% (n = 400) các anh được khảo sát có uống rượu bia hàng ngày hoặc cách 2 – 3 ngày/ lần.

Thu nhập hàng tháng của nhóm MSM khá cao với 55,4% có thu nhập trên 2 triệu đồng / tháng và 27,9% có thu nhập từ 1 – 2 triệu đồng/ tháng.



2. Kiến thức, thái độ về BLTQĐTD và HIV trong nhóm MSM

Mắc các BLTQĐTD là yếu tố thuận lợi cho HIV tạo ngõ vào hoặc làm suy giảm miễn dịch. Qua khảo sát, 55,3% (n= 400) biết ít nhất một triệu chứng của BLTQĐTD, điều này rất quan trọng vì biết được triệu chứng có thể giúp người MSM tự phát hiện bệnh và đi khám bác sĩ kịp thời.

MSM có nghe các thông tin về HIV/AIDS trước đó chiếm 93,3%. Trong đó, có 88,5% (n= 400) biết nên sử dụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục (QHTD); 70,2% biết chung thủy với một bạn tình; 90,0% biết không sử dụng chung BKT có thể giúp hạn chế lây nhiễm HIV. Đặc biệt là có đến 64,7% số MSM biết đúng cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV như trên, đây là một tỷ lệ cao hơn nhiều so với nhóm PNMD và NCMT ở Tiền Giang trong các cuộc khảo sát trước đó.

Tỷ lệ MSM hiểu chưa đúng về các đường lây nhiễm HIV chiếm tỷ lệ khá cao 37,7%. Có 14% số MSM cho rằng ăn chung và có 32,5% số MSM cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV.

Qua khảo sát 38,9% cho rằng họ có nguy cơ đã bị nhiễm HIV; 54,2% cho rằng không có nguy cơ và 6,9% không biết có nguy cơ hay không.

Trên 94% người MSM biết nơi có thể mua hoặc lấy BCS. Nhà thuốc là nơi được biết nhiều nhất với 85%, trên 36% biết các cơ sở y tế, 3,7% qua GDVĐĐ và 22,2% biết có thể lấy BCS từ nhà hàng - khách sạn và các nơi khác.

Tuy nhiên, để có hiểu biết về các biện pháp phòng tránh HIV và phản đối các quan niệm sai lầm về các đường lây truyền HIV chỉ có 7,0%.

3. Tình hình sử dụng chất gây nghiện ở nhóm MSM

Người có sử dụng ma túy thì nguy cơ nhiễm HIV cho bản thân và lây cho người khác càng tăng do khả năng bị lây qua cả đường tình dục lẫn đường tiêm chích.

Qua khảo sát năm 2011 có 17,3% từng sử dụng chất gây nghiện. Trong đó, loại thuốc gây nghiện từng được sử dụng nhiều nhất là thuốc lắc 13,0%; bồ đà 10,1%; heroin 7,2%; thuốc an thần 2,9%; thuốc phiện 1,4%; kẹo nhựa 1,4%.

Tuổi bắt đầu có sử dụng ma túy là 20 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 14 và nhiều nhất là 45 tuổi. Có 8 người chiếm 2% nhóm MSM có tiêm chích ma túy trong tháng qua

Tỷ lệ người MSM có sử dụng chung BKT với bạn chích chiếm 37,5% là tỷ lệ khá cao, trong số 25% người luôn sử dụng chung BKT với người khác. Trong lần tiêm chích gần đây nhất chỉ có 50,0% người có sử dụng BKT sạch.

4. Quan hệ tình dục, sử dụng BCS với bạn tình nam của MSM

Quan hệ tình dục càng sớm thì nguy cơ mắc các BLTQĐTD và HIV càng cao, đặc biệt khi đi kèm với nhiều bạn tình. Trung bình tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nhóm MSM ở Tiền Giang là 17,5, cá biệt có người QHTD lần đầu lúc 11 tuổi và nhiều nhất là 29 tuổi.

Xu hướng quan hệ tình dục khá phức tạp: 43,4% chỉ thích bạn tình nam, 31,5% thích bạn tình là nam hơn nữ, thích nam nữ như nhau hoặc thích nữ hơn chiếm 25,1%.

Điều này cũng được thể hiện qua 80,3% tự nhận mình là “bóng kín”, 8,0% tự nhận mình là “bóng lộ” và 11,8% cho mình là “đàn ông đích thực”.

Bạn tình khi QHTD lần đầu là nam chiếm 65,5%, là nữ chiếm 34,2%, 0,3% là người chuyển giới. Trong tháng qua hơn 70,0% có bạn tình là nam giới. Trong quan hệ tình dục 32,3% luôn là “người cho”; 16,7% luôn là “người nhận”, 17,8% không có QHTD qua đường hậu môn với bạn tình nam trong 12 tháng qua.

Bình quân, trong tháng MSM có 01 bạn tình nam, số lượng bạn tình nam tối đa là 20 người.

Gần 30% bán dâm cho nam giới với QHTD có nhận tiền. Trong số đó 12% MSM có lượng khách hàng nam khá cao (≥ 04 người/ tháng). Ngược lại, có 6,5% MSM mua dâm với nam trong 3 tháng qua, trong đó 5,3% có QHTD với ≥ 02 người/ tháng.

Gần 65% có bạn tình thường xuyên là nam giới trong 3 tháng qua, trong đó 40% có từ 1 – 2 người; 25% có từ 3 người trở lên.

Có 91,3% có QHTD qua đường miệng với bạn tình nam trong 3 tháng qua và 4,3% có QHTD với người nước ngoài (kể cả Việt kiều) trong 12 tháng qua (n= 400).

 Sử dụng BCS trong QHTD có nhận tiền với bạn tình nam

Gần 40% (n= 118) người có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất có nhận tiền với bạn tình nam. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS (≥ 80% số lần có QHTD) với bạn tình nam còn thấp đạt 32,2%.

 Sử dụng BCS trong QHTD với mại dâm nam:

Gần 27% (n= 26) người MSM có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với nam bán dâm. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS (≥ 80% số lần có QHTD) với mại dâm nam còn thấp đạt 15,4%.

 Sử dụng BCS trong QHTD với bạn tình thường xuyên nam:

Gần 40% (n= 279) người MSM có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình thường xuyên nam trong 3 tháng qua. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS (≥ 80% số lần có QHTD) với bạn tình thường xuyên nam còn thấp 30,5%.

Việc sử dụng BCS thường xuyên và đúng cách khi QHTD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng lây nhiễm HIV và các BLTQĐTD, đặc biệt là ở người MSM có nhiều loại bạn tình. Tuy nhiên, việc sử dụng BCS thường xuyên của nhóm MSM khi QHTD với nam mại dâm chỉ hơn 15% (n= 26), với bạn tình thường xuyên hơn 30% (n= 279) và chỉ 32% (n= 118) với QHTD có nhận tiền là một vấn đề đáng quan ngại. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác truyền thông sử dụng BCS với tất cả các loại bạn tình ở nhóm MSM.



5. Quan hệ tình dục, sử dụng BCS với bạn tình nữ của MSM

Xu hướng QHTD nhóm MSM khá phức tạp với những người thích nam nữ như nhau hoặc thích nữ hơn nam chiếm đến 25,1%.

Có 37% có QHTD với bạn tình nữ, 12% với PNMD, 2,8% có QHTD nhận tiền với bạn tình nữ và 32,8% có QHTD với bạn tình nữ thường xuyên trong 12 tháng qua.

 Sử dụng BCS trong QHTD có nhận tiền với bạn tình nữ trong 12 tháng qua:

Có 63,6% (n= 11) người có sử dụng BCS trong lần QHTD có nhận tiền gần đây nhất với bạn tình nữ. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình nữ đạt 90,9%

 Sử dụng BCS trong QHTD với phu nữ mại dâm trong 12 tháng qua:

Có 37,5% (n= 48) người có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với phụ nữ mại dâm. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS với phụ nữ mại dâm còn thấp đạt 29,2%.

 Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình nữ thường xuyên trong 12 tháng qua:

Có 39,7% (n= 131) người có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình thường xuyên nữ trong 12 tháng qua. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình thường xuyên nữ còn thấp 33,2%.

Nhìn chung tỷ lệ có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất và tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS của nhóm MSM khi QHTD với bạn tình nữ cao hơn so với bạn tình nam. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác truyền thông luôn sử dụng BCS với tất cả các loại bạn tình, đặc biệt là với bạn tình nam ở nhóm MSM.



6. Tình hình nhiễm HIV và BLTQĐTD ở MSM

Có 7,8% (n= 400) số MSM tường thuật có triệu chứng của BLTQĐTD trong 12 tháng qua như loét, sùi hay chảy mủ, dịch ở đường sinh dục, trong đó 2,5% nhiễm HIV, 0,75% phát hiện có vi trùng Lậu ở dịch hậu môn và 0,5% phát hiện có vi trùng Lậu ở dịch sinh dục, có 26,5% phát hiện nhiễm Chlamydia sinh dục. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp quản lý, tuyên truyền và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục tốt hơn.

Chỉ hơn 7% (n= 400) MSM được khảo sát đã từng đi xét nghiệm HIV. Điều này cho thấy cần tăng cường quảng bá dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như qua một số kênh khác như mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên, y bác sĩ ở các cơ sở y tế. Tỷ lệ được tư vấn trước và sau xét nghiệm còn khá thấp, với 4,8% được tư vấn trước và sau xét nghiệm. Tỷ lệ HIV dương tính trong nhóm MSM lần khảo sát này là 2,5% (n= 400). Tỷ lệ này tương đối thấp so với nhóm NCMT ở các tỉnh thành lân cận.
Nhiễm HIV và các BLTQĐTD của nhóm MSM:


Triệu chứng/ Bệnh

Số người trả lời

Tỉ lệ (%)

Có triệu chứng BLTQĐTD/ 12 tháng

Chảy mủ/ dịch, loét, sùi BPSD/ 3 tháng qua

Chảy mủ/ dịch, loét, sùi HM/ 3 tháng qua



400

7,8

6,3


Lậu sinh dục



400

0,5

Lậu trực tràng



400

0,75

Chlamydia sinh dục



400

26,5

HIV

Dương tính

Âm tính


400

10

390


2,5


97,5


KẾT LUẬN

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá một số đặc điểm về dân số, hành vi phòng, chống HIV/AIDS, tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua QHTD ở nhóm MSM tại cộng đồng tỉnh Tiền Giang, phần nào phản ánh được những đặc điểm của nhóm MSM ở Tiền Giang.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nghiên cứu này là 2,5%, thấp hơn tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong năm 2010 của nhóm MSM trên toàn quốc, tuy nhiên tỷ lệ này khá cao so với các tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL. Sự giao lưu giữa nhóm MSM ở Tiền Giang và Tp. Hồ Chí Minh khá lớn, nên nhiều khả năng nhóm MSM Tiền Giang có nhiều hành vi có nguy cơ lại chưa được tiếp cận can thiệp nên tỷ lệ nhiễm HIV hiện cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm PNMD ở Tiền Giang (0,3%).

Vì vậy, cần tiến hành ngay các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIC/AIDS trên nhóm MSM là thông điệp chính được rút ra từ nghiên cứu này.



NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV

CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Huệ &CS

Văn phòng UBPC AIDS TPHCM
TÓM TẮT

Nghiên cứu này giúp xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV (VCT) của phụ nữ mại dâm (PNMD) tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Qua nghiên cứu, các yếu tố rào cản đã được nhận diện bao gồm: thiếu kiến thức, thiếu tiếp cận với các thông tin, không biết địa chỉ điểm xét nghiệm HIV, ít tiếp xúc với giáo dục viên đồng đẳng/cộng tác viên (GDVĐĐ/CTV), sợ không được bảo mật thông tin, sợ bị kỳ thị phân biệt đối xử. Những yếu tố mang tính khuyến khích PNMD sử dụng VCT như có thời gian hoạt động mại dâm (MD) tại TP HCM từ 3 tháng trở lên, tiếp cận nhiều nguồn thông tin, biết cụ thể địa chỉ các điểm VCT, nhân viên dịch vụ VCT có thái độ thân thiện và bảo mật thông tin. Những yếu tố được xác định có tính tương tác mạnh ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ VCT của PNMD là có thời gian hoạt động từ 3 tháng trở lên, biết thông tin về VCT, biết địa chỉ của điểm VCT, có tần xuất tiếp xúc với giáo dục viên đồng đẳng/cộng tác viên (GDVĐĐ/CTV) nhiều hơn. Qua phân tích cho thấy phụ nữ mại dâm đường phố (PNMDĐP) là nhóm có nguy cơ cao hơn do tần suất tiếp cận GDVĐĐ/CTV thấp, kiến thức, nhận thức về HIV thấp, ít biết các thông tin về dịch vụ VCT hơn do đó sẽ là nhóm cần những can thiệp dự phòng HIV hiệu quả của chương trình giảm hại.

SUMMARY

This study will help to determine the bearing factors, how to access the HIV voluntary counseling, testing (VCT) for female prostitutes in Ho Chi Minh City. In this study, some hindering factors have been addressed: Lack of knowledge, limited access to information sources, lack of knowledge of HIV test location, inadequate contacts with peer instructors/collaborators, afraid of lack of confidentiality, afraid of discrimination. Factors that encourage prostitutes to go to VCT: Working time in HCM City is more than 3 months, having access of multiple information sources, knowing the exact location for VCT, friendly VCT staffs and good information confidentiality. Factors that are determined to be decisive effects on VCT usage of the subjects are: operated for more than 3 months, has information about VCT including location, meet peer instructors/collaborators more frequently. Analysis shows that female street prostitutes group has a higher risk due to low frequency of peer instructors/collaborators meeting, bad knowledge, awareness about HIV, less knowledge about VCT services. Therefore, they need effective HIV prevention interventions from the harm reduction program.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ năm 1993 các hoạt động can thiệp phòng lây nhiễm HIV trên PNMD đã được Văn phòng Thường trực Ủy ban phòng chống AIDS thành phố (PAC) triển khai. Đội ngũ GDVĐĐ thực hiện hoạt động tiếp cận, truyền thông thay đổi hành vi và phân phát miễn phí các vật dụng như bao cao su (BCS) bơm kim tiêm (BKT) cho PNMD. Năm 2003 dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT) được triển khai tại thành phố và mở rộng từ năm 2005. Đến nay đã có 22/24 Quận/Huyện có chương trình VCT.

Tuy nhiên các nghiên cứu về hành vi và sinh học (IBBS) 2006-2009 của Viện Vệ sinh dịch tể Trung ương (NIHE) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD gia tăng. Mại dâm khách sạn (MDKS): từ 6% - 16%, mại dâm đường phố (MDĐP): từ 11% -16%, Tỉ lệ PNMD tham gia xét nghiệm HIV và nhận kết quả thấp (MDNH từ 20%-34%, MDĐP là 19-44%). Kết quả giám sát trọng điểm tại thành phố trong 3 năm 2010 -2012 cho kết quả với tỷ lệ thấp (47 %, 54%, 52%) PNMD xét nghiệm HIV trong 12 tháng qua. Qua các nghiên cứu trên nhóm PNMD các thông tin về tỷ lệ nhiễm HIV, tỷ lệ tiếp cận, sử dụng các dịch vụ BCS, BKT và VCT được thu thập, tuy nhiên do mức độ dễ bị tổn thương của nhóm PNMD, hiểu biết của chúng ta về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ VCT còn hạn chế. Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ VCT sẽ giúp nhóm nghiên cứu khuyến nghị các giải pháp nhằm cải thiện việc sử dụng dịch vụ VCT ở PNMD tại TPHCM, đồng thời khuyến nghị để dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV hiện có tại thành phố trở nên thân thiện và đáp ứng nhu cầu của các nhóm PNMD tốt hơn.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Những PNMD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm nghiên cứu, bao gồm:

+ PNMD đường phố (MDĐP).

+ PNMD trong cơ sở dịch vụ như nhà hàng, khách sạn...sau đây gọi tắt là MDNH.

2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang (Cross-sectional).

Thời gian: Nghiên cứu trên được tiến hành từ tháng 06 đến tháng 10/2012.

Kỹ thuật chọn mẫu: Dựa vào kết quả mapping những tụ điểm mại dâm và ước lượng số phụ nữ hành nghề mại dâm trên địa bàn TP.HCM năm 2011. Sử dụng biện pháp chọn mẫu phân tầng: gồm 2 tầng: tầng 1: nhóm MDNH, tầng 2: nhóm MDĐP. MDNH/nhóm MDĐP = 9.548/5.695  nhóm MDNH chiếm 63%.

Cỡ mẫu: N=384 với MDNH: 242; MDĐP:142.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Khái quát nét đặc tính cỡ mẫu

Trên 82% số phỏng vấn có độ tuổi từ 30 trở xuống, trong đó gần 48% từ 18-24 tuổi. Gần 41% MDĐP trên 30 tuổi, MDNH dưới 30 tuổi chiếm trên 96%. Về học vấn, gần 54% PNMD có trình độ Trung học cơ sở (cấp hai) trở xuống. Số có trình độ Phổ thông trung học (cấp ba) chiếm khoảng 22%, và chưa đến 2% học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Tỷ lệ mù chử và học cấp 1 cao trong nhóm MDĐP (39%). Trên 73% PNMD là người ngoại tỉnh. Về tình trạng hôn nhân tỷ lệ độc thân có người yêu của MDNH chiếm gần 45% trong khi MDĐP thì tình trạng ly thân ly hôn cao là 30%. Nghiên cứu phát hiện có 87% PNMD báo cáo đã hoạt động mại dâm tại thành phố từ 3 tháng trở lên.



2. Những kết quả chính

Phân tích số liệu về thời gian hoạt động mại dâm cho thấy những PNMD hoạt động từ 3 tháng trở lên biết được thông tin về VCT cao hơn hai lần so với người từ dưới 3 tháng (44% so 22%), tuy nhiên vẫn có khoảng 11% PNMD không biết thông tin về VCT. So sánh giữa hai nhóm PNMD có cùng thời gian hoạt động mại dâm từ 3 tháng trở lên nhưng MDNH biết rõ thông tin về VCT hơn MDĐP (49% so 35%). 15% MDĐP không biết thông tin về xét nghiệm HIV và nhóm MDNH là 8,7%.



Bảng 1. Biết thông tin về VCT với thời gian làm việc và nơi làm việc (N=384)


Biết thông tin về VCT

Thời gian làm công việc này ở TP.HCM

Tổng

≥ 3 tháng

Dưới 3 tháng







Tần số

%

Tần số

%

Tần số

%

Nơi làm việc

Nhóm MDĐP

Không biết

15

12,2%

6

31,6%

21

15%

Biết rõ

43

35,0%

4

21,0 %

47

33%

Không biết cụ thể

65

52,8%

9

47,4%

74

52 %

Tổng

123

100%

19

100%

142

100%

Nhóm MDNH

Không biết

11

5,2%

10

32,3%

21

8,7%

Biết rõ

103

48,8%

7

22,6%

110

45,5%

Không biết cụ thể

97

46%

14

45,1%

111

45,8%

Tổng

211

100%

31

100%

242

100%

Tỷ lệ có xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua ở PNMD là gần 54%, trong đó có 62% MDNH xét nghiệm HIV 6 tháng qua và MDĐP là 39%. Khi phân tích đa biến về nơi làm việc theo thời gian hoạt động mại dâm và báo cáo có xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua. Kết quả có 60% PNMD có thời gian hoạt động từ 3 tháng trở lên xét nghiệm HIV và chỉ có 24% PNMD từ dưới 3 tháng xét nghiệm. Khi phân tích giữa hai nhóm mại dâm dù có cùng thời gian hoạt động từ 3 tháng trở lên nhưng nhóm MDKS có tỷ lệ xét nghiệm HIV cao hơn hẳn so với MDĐP (66,8% so 43,1%).

Bảng 2. Nơi làm việc, theo thời gian làm việc với sử dụng VCT 6 tháng (N=374)

Xét nghiệm HIV/AIDS trong 6 tháng qua


Thời gian làm công việc này ở TP.HCM

Tổng

≥ 3 tháng

Dưới 3 tháng

Tần số

%

Tần số

%

Tần số

%

Nơi làm việc của

Nhóm MDĐP

Không

70

56,9%

16

84,2%

86

60, 6%



53

43,1%

3

15,8%

56

39,4%




Tổng

123

100%

19

100%

142

100%

Nhóm MDNH

Không

70

33,2%

22

71%

92

38%



141

66,8%

9

29%

150

62%




Tổng

211

100%

31

100%

242

100%

Phân tích cũng cho kết quả những PNMD nhận thông tin từ GDVĐĐ/CTV thì tỷ lệ xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua cao hơn hẳn so với những PNMD không nhận được thông tin từ GDVĐĐ/CTV (63% so 46%).

Bảng 3. Biết thông tin về XN HIV từ đồng đẳng/CTV với xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua (N342)



Biết thông tin về XN HIV từ đồng đẳng/ cộng tác viên

(Câu B2)


Xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua

Tổng



Không






146 (63,2%)

85 (36,8%)

231 (67,5%)

Không

51(46%)

60 (54%)

111 (32,5%)

Tổng

197

145

342 (100%)


Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương