Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng


MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP



tải về 2.48 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP

Mục tiêu cải thiện:

Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai sử dụng sớm dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Đồng Tháp từ 61,70% (1.736/2.814) vào năm 2011 lên 70% vào năm 2012.



Phương pháp cải thiện:

Để đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng đề ra, các cán bộ của phòng khám của Trung tâm đã xây dựng sơ đồ diễn tiến nhằm mô tả các hoạt động đang được thực hiện liên quan tới việc tư vấn và xét nghiệm cho PNMT tại Trung tâm, từ đó xem xét những khía cạnh có thể cải thiện trong các hoạt động này.





Hình 1. Sơ đồ diễn tiến quy trình tư vấn xét nghiệm cho PNMT đến khám tiền sản
Dựa vào sơ đồ diễn tiến, phòng khám xây dựng 3 chỉ số chính nhằm đo lường hiệu quả của quy trình này và hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng. Các chỉ số bao gồm:

Tỷ lệ PNMT được tư vấn sớm =

Số PNMT được tư vấn về XNHIV

Tổng số PNMT lần đầu đến khám tiền sản

Tỷ lệ PNMT được XNHIV sớm =

Số PNMT được XNHIV

Tổng số PNMT lần đầu đến khám tiền sản

Tỷ lệ PNMT XNHIV(+) =

Số XNHIV(+)

Tổng số PNMT được XNHIV

Dựa trên các chỉ số được đặt ra, phòng khám thu thập số liệu theo dõi các hoạt động trong 12 tháng của năm 2011, tính toán cho 2 chỉ số đầu tiên theo thời gian và xem xét mức độ hoàn thành cả 3 chỉ số tại thời điểm cuối năm.


Hình 2. Biểu đồ thể hiện kết quả thực hiện quy trình tư vấn XNHIV của phòng khám năm 2011
Như vậy, phòng khám nhận thấy tỷ lệ PNMT được tư vấn về XNHIV trong lần khám tiền sản đầu tiên tương đối tốt, trung bình đạt 78,9%, và đạt mức cao hơn trong những tháng cuối năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ PNMT chấp nhận và làm XNHIV còn chưa cao, chỉ đạt trung bình 61,7%. Trong khi chỉ tiêu Sở y tế giao cho Trung tâm phải đạt 70% năm 2011. Tỷ lệ kết quả XNHIV(+) trong số PNMT ở Trung tâm năm 2011 là 0,23%.

Phòng khám tiếp tục phân tích các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, sử dụng sơ đồ khung xương cá nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ để can thiệp.





Hình 3. Sơ đồ khung xương cá phân tích nguyên nhân của vấn đề cần cải thiện
Từ phân tích trên, phòng khám nhận thấy các nguyên nhân khiến chỉ số 2 của mình không đạt như mong đợi là do mảng truyền thông về lợi ích của XNHIV cho PNMT còn chưa hiệu quả, khiến PNMT không nhận thức được sự cần thiết của dịch vụ này. Mặt khác, tại khu vực phòng khám còn thiếu biển chỉ dẫn và nhân viên tiếp đón hướng dẫn về việc tiếp cận phòng tư vấn XNHIV. Cuối cùng, do cán bộ phòng khám còn kiêm nhiệm nên thực sự chưa dành thời gian và kỹ năng tư vấn chưa đủ hiệu quả để PNMT đồng ý làm XNHIV. Để giải quyết những nguyên nhân này, phòng khám đã xây dựng kế hoạch tăng cường công tác truyền thông tại phòng khám, tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn cho cán bộ y tế để tăng cường hoạt động tư vấn XNHIV, bố trí bảng hướng dẫn và nhân viên tiếp đón chỉ đường tới phòng tư vấn XNHIV và xin thêm xét nghiệm hỗ trợ miễn phí cho PNMT.

KẾT QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG

Sau một năm phòng khám đã thực hiện các hoạt động cải thiện chất lượng, với một số kết quả hoạt động bao gồm:

02 cán bộ y tế đã được tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn.

Lịch tư vấn đã được chủ động sắp xếp trong giao ban hàng tuần, đảm bảo luôn có một tư vấn tại mỗi phòng tư vấn và phòng khám tiền sản.

Bố trí được sơ đồ hướng dẫn PNMT tới phòng tư vấn.

Tăng cường được 2.300 xét nghiệm HIV miễn phí.

Tổ chức được 12 buổi sinh hoạt nhóm lồng ghép tư vấn XNHIV với chương trình dinh dưỡng cho PNMT

Thực hiện được 12 buổi giám sát hỗ trợ tư vấn các trường hợp khó.

Song song với những hoạt động cải thiện này, phòng khám duy trì việc thu thập số liệu đo lường các chỉ số chất lượng.



Hình 4. Biểu đồ thể hiện kết quả thực hiện quy trình tư vấn XNHIV của phòng khám năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013

Sau 12 tháng can thiệp (từ 01/2012 đến 12/2012), tỷ lệ PNMT sử dụng sớm dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện tại Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh Đồng Tháp đã đạt 74,6%, vượt mức mục tiêu đề ra (Hình 4).



BÀN LUẬN

Sau khi đánh giá kết quả can thiệp cải thiện chất lượng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại phòng khám tiền sản của Trung tâm CSSKSS, phòng khám nhận thấy các hoạt động cải thiện đã góp phần giúp cho quy trình tư vấn XNHIV được thực hiện tốt hơn. Những hoạt động có hiệu quả mà nhóm đã đưa vào chuẩn hóa bao gồm:

Duy trì sơ đồ hướng dẫn PNMT tới phòng tư vấn XNHIV.

Tiếp tục bố trí nhân viên tiếp đón hướng dẫn PNMT đến phòng tư vấn.

Duy trì hỗ trợ xét nghiệm HIV miễn phí.

Tăng cường tư vấn về lợi ích của xét nghiệm HIV và phát tờ rơi thường xuyên.

Xếp lịch và phân công cán bộ cụ thể để tư vấn cho PNMT.

Duy trì lồng ghép truyền thông tư vấn xét nghiệm HIV với truyền thông về dinh dưỡng cho PNMT.

Duy trì giám sát hỗ trợ tư vấn các trường hợp khó.

Có thể thấy, tình hình PNMT tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn XNHIV phụ thuộc rất lớn vào khâu tư vấn. Nếu cán bộ không được tập huấn để có kỹ năng tư vấn HIV thì sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện quy trình này. Mặt khác, nếu khâu tư vấn đã được cải thiện nhưng cán bộ khám thai không hướng dẫn khách hàng đến phòng tư vấn, thì cũng không thể tăng tỷ lệ PNMT tiếp cận dịch vụ. Cho đến tháng 7 năm 2013, hiệu quả từ việc duy trì các hoạt động cải thiện được thể hiện rõ bởi tỷ lệ PNMT được tư vấn và XNHIV tăng vượt bậc so với mục tiêu cải thiện ban đầu đề ra, lần lượt đạt 96,7% và 90,5% (Hình 4).



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Áp dụng các công cụ cải thiện chất lượng có thể giúp cải thiện các quy trình làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại hiệu quả cao mà không đòi hỏi chi phí nhiều, có thể dựa vào ngân sách sẵn có. Phòng khám tiền sản của Trung tâm CSSKSS tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng các công cụ này, xây dựng và triển khai những hoạt động cải thiện chất lượng giúp tăng tỷ lệ PNMT tiếp cận và sử dụng dịch vụ XNHIV sớm, nhằm góp phần tăng cường công tác phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con. Kết quả sau 12 tháng thực hiện cải thiện, tỷ lệ PNMT được tư vấn sớm tăng từ 79,6% lên 85,1%; tỷ lệ PNMT được XNHIV sớm tăng từ 61,7% lên 74,6% (vượt chỉ tiêu đề ra). Phòng khám sẽ tiếp tục duy trì nhóm cải thiện chất lượng, đồng thời khuyến nghị:

Tiếp tục áp dụng cải thiện chất lượng nhằm tăng tỷ lệ PNMT quay trở lại nhận kết quả xét nghiệm

Tiếp tục áp dụng cải thiện chất lượng nhằm tăng tỷ lệ PNMT có kết quả HIV(+) đến nhận thuốc điều trị dự phòng lây truyền cho con

Tiếp tục gửi cán bộ tập huấn về tư vấn xét nghiệm HIV ở tuyến trên

Tăng cường kinh phí cho hoạt động truyền thông tư vấn bằng hình ảnh (phòng chờ được trang bị máy chiếu, tờ rơi về lợi ích của XNHIV cho PNMT)



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS (2012), Báo cáo giám sát trọng điểm năm 2011), Hà Nội 2012.

2. Nguyễn Ngọc Quý (2011), Cải thiện quy trình khách hàng trở lại nhận kết quả xét nghiệm HIV tại các phòng VCT của Đồng Tháp. Báo cáo kết quả cải thiện chất lượng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp, 2011.

3. Trung Tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh Đồng tháp (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011, Đồng Tháp 2011.

4. Trung Tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh Đồng tháp (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, Đồng Tháp 2012.

5. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp (2012), Báo cáo kết quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2011, Đồng Tháp 2011.

6. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp (2012), Báo cáo kết quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2012, Đồng Tháp 2012.

7. Trường Đại học Y tế Công cộng (2007), Áp dụng quản lý chất lượng toàn diện trong phòng chống HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y học 2007.



8. Trường Đại học Y tế Công cộng (2010), Giám sát, hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc hiệu quả trong Chương trình Phòng chống HIV/AIDS (tài liệu dành cho học viên), Hà Nội 2010.

KHẢO SÁT HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV

TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG NAM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY,

PHỤ NỮ BÁN DÂM, NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI

TẠI KHÁNH HÒA NĂM 2012
Trần Thị Kim Dung, Trần Văn Tin,

Nguyễn Thị Ngọc Loan, Nguyễn Thị Thảo Ly
TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở các quần thể: Nam nghiện chích ma túy(NCMT); Phụ nữ bán dâm (PNBD); Nam quan hệ tình dục đồng giới(MSM) tại Khánh Hòa năm 2012;

Mô tả các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam NCMT; PNBD; MSM và đo lường độ bao phủ các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị.

Địa điểm và thời gian: Từ tháng 5/2012 đến tháng 12/2012 tại Khánh Hòa.

Cỡ mẫu: 700 gồm: 200 mẫu nam NCMT, 200 mẫu PNBD và 300 mẫu MSM.

Phương pháp: Điều tra cắt ngang, phân tích mô tả.

Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm như sau: NCMT: 6,5%(13/200), PNBD: 2%, MSM: 1,3%.

Tỷ lệ PNBD đã từng TCMT là 2%.Tỷ lệ PNBD nhiễm HIV có TCMT là 50%, tỷ lệ MSM đã từng TCMT là 4,7%, tỷ lệ MSM nhiễm HIV có TCMT là 0%.

38,5% Nam NCMT tiêm chích ma túy lần đầu tiên dưới 20 tuổi, trung bình số lần TCMT trong 1 tháng là 24 lần, tỷ lệ dùng chung BKT trong tháng là 32%, tỷ lệ có QHTD với gái mại dâm trong 12 tháng qua là 25,5%.

Số lần bán dâm trung bình trong tháng của PNBD là 38; 86,5% có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất, tỷ lệ dùng BCS thường xuyên với khách trong 1 tháng qua là 42%, với khách quen là 54,5%.

Tỷ lệ MSM bán dâm trong 12 tháng là 31%, tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình nam trong vòng 1 tháng là 55,9%.

Tỷ lệ biết nơi TVXNTN đối với các nhóm TCMT, PNBD, MSM lần lượt là: 81,5%; 86%; 61.0%.

Tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV là 33.3%, trong đó nhóm TCMT là 46,2%, nhóm PNBD là 25%, nhóm MSM là 0%.

Khuyến nghị: Tiếp tục triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại, phát BKT, BCS cho các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao: NCMT, PNBD và đặc biệt là nhóm MSM

Truyền thông quảng bá rông rãi các dịch vụ dự phòng, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, chăm sóc điều trị HIV/AIDS… để thu hút những người có hành vi nguy cơ cao và người nhiễm HIV/AIDS được sớm tiếp cận các dịch vụ phù hợp.

SUMMARY

Objective: To determine the HIV prevalence in the following populations: men who are injecting drug users (IDUs), female prestitutes; men who have sex with men (MSM) in Khanh Hoa 2012.

To describe HIV transmission risk among IDUs, female prestitutes, MSMs and to measure the coverage of prevention, care and treatment programs.

Location and time: From 5/2012 to 12/2012 in Khanh Hoa.

Sample size: 700 subjects including: 200 IDUs, 200 female prostitues và 300 MSMs.

Methodology: Cross-sectional study, descriptive analysis.

Result: HIV prevalence in the mentioned groups: IDU: 6.5% (13/200), female prostitutes: 2%, MSM: 1.3%

Prevalence of prostitutes who inject drugs is 2%. HIV prevalence of female prostitutes who inject drugs is 50%; 4.7% MSM have history of drug injection, HIV prevalence of MSM who inject drugs is 0%.

38.5% IDUs had their first drug injection under 20 years old, average number of monthly drug injections is 24 times, prevalence of monthly needle and syringe shares is 32%, prevalence of sex with prostitutes in the last 12 months is 25.5%

Average time of monthly sex transaction is 38; 86.5% used condom in their most recent sex, prevalence of condom usage with clients in one month is 42%, 54.5% with regular clients.

Prevalence of MSM selling sex in the last 12 months is 31%, prevalence of condom usage during sex with male partners in one month is 55.9%.

Prevalence of Knowing HIV voluntary conseling and testing location among IDUs, female prostitutes and MSMs are: 81.5%; 86%; 61% respectively.

Prevalence of HIV patients taking ARV treatment is 33.3%, 46.2% among IDUs, 25% in female prostitues, 0% in MSM.

Recommendation: Continue deploying harm reduction programs, give needles, syringes, condom for HIV high risk group: IDUs, prostitutes and MSMs esprcially.

Promote widely the prevention services, voluntary testing, HIV/AIDS treatment… in order to attract people with high risk or infected with HIV/AIDS to access proper services.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây truyền HIV cao: người TCMT, MSM và PNBD. Tính đến 30/06/2012, tổng số ca nhiễm HIV còn sống trên toàn quốc là là 204.019 ca, với 58.569 người chuyển sang giai đoạn AIDS hiện vẫn còn sống và 61.856 ca tử vong liên quan đến AIDS(1).

Hiện nay dịch đang có xu hướng chững lại so với các năm trước đây nhưng chứa đựng các yếu tố nguy cơ lan tràn dịch ở một số tỉnh, thành phố thể hiện qua việc hiểu biết về HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao còn thấp, tỷ lệ dùng chung BKT trong nhóm TCMT rất cao từ 22 - 44% trong các lần tiêm chích. Tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm PNMD tuy đã có những cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở mức từ 50 - 65%; Tỷ lệ bao phủ của các chương trình can thiệp cả về địa bàn và số lượng được can thiệp vẫn còn hạn chế, mức độ hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn diễn ra ở các mức độ cho phép khả năng tạo ra lây nhiễm HIV ra cộng đồng(6).

Tại Khánh Hòa trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 04/1993 đến 30/6/2012 toàn tỉnh đã phát hiện 2889 người nhiễm HIV, 1611 đã tiến triển đến giai đoạn AIDS và đã có 1037 người tử vong. Số người nhiễm HIV còn sống hiện quản lý được là 850 người(5).

Cùng với cả nước Dịch HIV/AIDS ở Khánh Hòa cũng có xu hướng chững lại tuy nhiên diễn biến vẫn còn mang tính chất phức tạp. Các đối tượng nguy cơ cao như người TCMT, PNBD và đặc biệt gần đây ở những MSM vẫn có tỷ lệ nhiễm tương đối cao. Qua giám sát trọng điểm năm 2011 tỷ lệ nhiễm ở đối tượng NCMT là 7.67, đối tượng PNBD là 0.67 và đối tượng MSM là 1.0%

Giám sát trọng điểm HIV được thực hiện ở Khánh Hòa 1994, tuy nhiên việc đánh giá các hành vi nguy cơ lây nhiễm của các đối tượng nguy cơ cao trong giám sát trọng điểm vẫn chưa được thực hiện. Để khảo sát các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của các nhóm này Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Khánh Hòa tiến hành nghiên cứu: “ Khảo sát hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trên các đối tượng tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới tại Khánh Hòa năm 2012”.

Mục tiêu:

Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở các quần thể: nam NCMT; PNBD;MSM tại tỉnh Khánh Hòa năm 2012;

Mô tả các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam NCMT; PNBD; MSM và đo lường độ bao phủ các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị.

Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý có những bằng chứng để từ đó có những biện pháp can thiệp thích hợp giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng một cách hiệu quả.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu:

Thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24/5/2012 của Bộ Y tế:



STT

Đối tượng nghiên cứu

Cỡ mẫu

1

Nghiện chích ma túy

200

2

Phụ nữ mại dâm

200

3

Nam quan hệ tình dục đồng giới

300




Tổng cộng

700

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5-2012 đến tháng 12-2012.

Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang.

Phương pháp xử lý thống kê:

Nhập và làm sạch số liệu: Sử dụng phần mềm Epidata phiên bản 3.1.

Sử dụng phần mềm EPI-INFO 7 để phân tích và quản lý số liệu.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm nhân khẩu- xã hội học các quần thể nghiên cứu:



Nhóm tuổi

NCMT

PNMD

MSM

n

%

n

%

n

%

< 20

26

13.0

11

5.5

77

25.7

20 –<25

43

21.5

41

20.5

96

32.0

25 – 29

29

14.5

51

25.5

25

8.3

>=30

102

51.0

97

48.5

102

34.0

Tổng cộng

200

100

200

100

300

100

Tuổi trung bình (biến thiên)

32 (16-54)

31 (18-55)

27 (16-57)

Tình trạng hôn nhân

Chưa lập gia đình

103

51.5

48

24.0

242

80.7

Đang có vợ/chồng

63

31.5

47

23.5

37

12.3

Đã ly dị

24

12.0

81

40.5

17

5.7

Đã ly thân

1

0.5

6

3.0

1

0.3

Góa vợ/ chồng

4

2.0

7

3.5

0

0.0

Sống chung, không kết hôn

5

2.5

11

5.5

3

1.0

Tổng cộng

200

100

200

100

300

100

Ở ba quần thể TCMT, PNBD và MSM nhóm tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 51%, 48.5%, 34%, tuổi trung bình của hai quần thể TCMT và PNBD cao hơn so với nhóm MSM (32, 31 và 27).

Tỷ lệ chưa lập gia đình cao ở toàn bộ các đối tượng nghiên cứu. Có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân ở nhóm nam và nữ, nhóm PNBD tỷ lệ chưa lập gia đình chỉ có 24% trong khi nhóm NCMT và nhóm MSM lần lượt là 51.5% và 80.7% điều này cũng phù hợp với độ tuổi của các đối tượng nghiên cứu.Tỷ lệ ly dị, ly thân rất cao ở nhóm PNBD (43.5%), thấp ở nhóm MSM (6.0%). Tỷ lệ sống chung nhưng không kết hôn cao nhất thuộc về nhóm PNBD (5.5%) còn lại các nhóm NCMT và MSM lần lượt là 2.5% và 1.0%.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV:

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở quần thể TCMT là 6,5% (13/200) thấp hơn tỷ lệ hiện nhiễm toàn quốc năm 2011 (13,4%); PNBD là 2% (4/200) thấp hơn tỷ lệ hiện nhiễm toàn quốc năm 2011 (2,97%), cao hơn so với các năm 2010 & 2011(2010: 1.5; 2011: 0.7) ở Khánh Hòa, tỷ lệ hiện nhiễm của MSM là 1,3% (4/300) thấp hơn năm 2011 ở TP Hồ Chí Minh(14%), Hà Nội (6,7%), An Giang (3%), nhưng cao hơn năm 2011 của Khánh Hòa (1%).

Hành vi nguy cơ:



TT

Hành vi nguy cơ

TCMT

PNBD

MSM

n

%

n

%

n

%

1

Tuổi lần đầu TCMT






















< 20

77/200

38.5

2/4

50.0

6/14

42.86




20 – 24

61/200

30.5

1/4

25.0

1/14

7.14




25 – 29

20/200

10.0

0/4

0.0

7/14

50.0




≥30

42/200

21.0

1/4

25.0

0

0.0

2

Thời gian TCMT






















≤1 năm

13

6.5

0

0.0

1/14

7.14




≤ 3 năm

46

23.0

0

0.0

3/14

21.43




> 3 năm

141

70.5

4

100.0

10/14

71.43

3

Dùng BKT sạch trong lần TC gần nhất

191

95.5

4/4

100.0

10/14

71.43

4

Dùng chung BKT trong tháng qua






















Tất cả các lần

2

1.0

0

0.0

0

0.0




Đa số các lần

7

3.5

0

0.0

0

0.0




Đôi khi

55

27.5

0

0.0

2

33.3




Không bao giờ

136

68.0

0

0.0

4

66.7

5

QHTD với GBD trong 12 tháng qua

51

25.5













6

Dùng BCS trong lần QHTD gần nhất

80

64.5

173

86.5

181

60.33

7

Dùng BCS khi bán dâm trong tháng qua






















Tất cả các lần







109

54.5

19/34

55.9




Đa số các lần







55

27.5

2/34

5.9




Đôi khi







19

9.5

10/34

29.4




Không bao giờ







17

8.5

3/34

8.8

Tỷ lệ TCMT ở đối tượng PNBD và MSM tương đối thấp (2% và 4,66%), tuổi TCMT ở tất cả các nhóm đều rất trẻ đa số dưới 30 tuổi. Trên 70% các đối tượng đã từng TCMT có thâm niên TCMT trên 3 năm. Tỷ lệ đã từng dùng chung BKT ở nhóm TCMT là 32%, MSM là 33.3%. Tỷ lệ dùng BCS ở tất cả các lần khi bán dâm ở PNBD và MSM là 54,5% và 55,9%, vẫn còn 8,5 % PNBD và 8,8% MSM không bao giờ dung BCS khi bán dâm.

Tiếp cận các dịch vụ:



STT

Loại dịch vụ

TCMT

PNBD

MSM

n

%

n

%

n

%

1

Biết nơi TV&XN HIV

163

81.5

172

86.0

143

47.7

2

XN HIV biết kết quả trong 12 tháng qua

100

50.0

121

60.5

87

29.0

3

Từng khám STIs trong 3 tháng qua

47

23.5

127

63.5

63

21.0

4

Nhận BKT sạch trong vòng 6 tháng qua

146

73.0

153

67.5

5

35.7

5

Nhận BCS miễn phí trong 6 tháng qua

6

3.0

174

87.0

81

27.0

6

Điều trị ARV

6/13

46.2

1/4

25.0

0/4

0.0

7

Tham gia điều tra

68

34.0

63

31.5

62

20.7

Tỷ lệ biết nơi tư vấn xét nghiệm HIV cao nhưng tỷ lệ xét nghiệm và biết kết quả xét nghiệm HIV trong 12 tháng qua đều thấp hơn ở tất cà các nhóm.

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương