Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng


BÀN LUẬN 1. Đặc điểm về văn hóa xã hội



tải về 2.48 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

BÀN LUẬN

1. Đặc điểm về văn hóa xã hội

Nét nổi bật của người dân là 83,5% làm nông, trình độ văn hóa thấp tiểu học và chưa hết tiểu học chiếm 71,5%, thu nhập thấp trung bình/tháng từ 1.000.000 đồng trở xuống chiếm 76%, khả năng đọc - nghe và hiểu tiếng kinh thành thạo 66%-68%.



2. Kiến thức của người dân về HIV/AIDS và bệnh LTQ ĐTD

33,5% người dân cho rằng HIV là virus gây suy giảm miễn dịch, không có khả năng chữa khỏi bệnh chiếm 48%, người nhiễm HIV nhìn bề ngoài không phân biệt 19%, hiểu biết đầy đủ về các đường lây truyền chỉ chiếm 28,5% vì có một số người dân cho rằng dùng chung chén, bát và (hoặc) muỗi đốt cũng bị lây HIV, những kết quả này cũng thấp hơn so với kết quả điều tra của Phạm Thọ Dược và Cs [1].

Hiểu biết về 3 cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao, chung thuỷ 01 bạn tình chiếm 70,6%, sử dụng BCS đúng cách khi QHTD chiếm 68,9%, Không TCMT hoặc không dùng chung BKT chiếm 56,9%, tuy nhiên hiểu biết đầy đủ về các cách phòng, chống chỉ đạt 31,5%, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Huy Phương và Cs [3], Phạm Thọ Dược và Cs [1].

Các bệnh LTQĐTD được người dân nghe nhiều HIV/AIDS 78,0%, lậu 72,4%, giang mai 52%; 45,5% người dân cho rằng những người mắc bệnh LTQĐTD có thể giúp HIV dễ lan truyền hơn; 38,5% hiểu biết đúng về cách phòng các bệnh LTQĐTD; 39,5% có thái độ đúng về HIV/AIDS.



3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ phòng chống nhiễm HIV/AIDS

Đều có sự khác biệt về giới, nhóm dân tộc, trình độ học vấn và mức thu nhập với kiến thức chung và thái độ về HIV/AIDS có ý nghĩa thống kê (p<0,05).



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp, khả năng đọc - nghe và hiểu tiếng kinh thành thạo chưa đến 70%, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ kiến thức hiểu biết chung về HIV/AIDS của người dân huyện Buôn Đôn còn thấp và nhận thức thái độ về HIV/AIDS chưa cao.



Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có một số khuyến nghị như sau:

Tăng cường công tác truyền thông tại cơ sở, tuyển chọn cộng tác viên làm công tác tuyên truyền phải là những người có khả năng biết cả tiếng kinh và tiếng Êđê hoặc là người đồng bào tại chỗ, lồng ghép tuyên truyền vào các cuộc họp thôn, buôn, khối, phố.

Tài liệu tuyên truyền bằng tờ rơi, tranh ảnh, áp phích về HIV/AIDS và các BLTQĐTD cho tuyến huyện phải bằng 2 thứ tiếng gồm tiếng kinh và tiếng Êđê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm thọ Dược và Cs (2010), Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi về HIV/AIDS của cộng đồng dân cư ở TP. Buôn Ma Thuột, ĐắkLắk, Y học thực hành số 697+698, tr144-148.

2. Trương Tấn Minh và Cs (2010), Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS trên người dân 15 49 tuổi tại Khánh Hòa năm 2008, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Tập san Y học thực hành (số 742+743), tr 66-71.

3. Hoàng huy Phương và CS (2010), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình năm 2009, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Tập san Y học thực hành (số 742+743), tr 124-130.




ĐÁNH GIÁ HÀNH VI NGUY CƠ NHIỄM HIV Ở NAM

MẮC CÁC NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2012
Lý Văn Sơn­­1­, Trần Thị Ngọc1, Lê Viết Khánh2, Nguyễn Văn Quý3, Trương Linh3,

Nguyễn Thị Lệ1, Nguyễn Lê Tâm1, Lê Hữu Sơn1, Nguyễn Hữu Huệ1, Lê Văn Vinh1,

1 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế

2 Bệnh viện Trung Ương Huế

3 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT

Bằng phương pháp mô tả điều tra ngang với 200 bệnh nhân nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs) tại thành phố Huế đến khám chữa bệnh tại phòng khám STI - Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và khoa Da liễu - Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 2,0%; không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất chiếm tỷ lệ trên 70%. Sử dụng bao cao su tất cả và đa số các lần khi quan hệ tình dục với bạn tình chiếm tỷ lệ 59,5%, thỉnh thoảng là 35,0% và không bao giờ sử dụng bao cao su là 5,5%.

Nam mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo có nhiễm HIV, có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

SUMMARY

The study used cross-sectional research method on 200 STI male patient coming to STI clinic- Thua Thien Hue Center for Control and Prevention of Social Disease and Department of dermatology- Hue central hospital in 2012. The result shows current HIV prevalence is 2.0%; 70% patients did not use condom during their most recent sex. 59.9% use condom consistently. 35.0% often use condom and 5.5% never use it.

Male who get urethral discharge syndrome are likely to infect with HIV (p<0,05).
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, khi đại dịch HIV/AIDS lan tràn khắp thế giới, việc phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục lại càng trở nên cấp bách hơn vì giữa nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh, mù loà,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, văn hoá, xã hội. Thành phố Huế - thành phố Festival, thành phố du lịch, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí có những hoạt động mại dâm trá hình, giải pháp can thiệp theo Quyết định số 4321/QĐ-BYT, ngày 16/11/2011 về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động phòng, chống các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Trưởng Bộ Y tế; chúng tôi tiến hành “Đánh giá hành vi nguy cơ nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế, năm 2012”, với mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế năm 2012.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân nam từ 16 tuổi trở lên, có hành vi dân sự, mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn thành phố Huế đến khám chữa bệnh tại khoa Da liễu - Bệnh viện Trung ương Huế và phòng khám STI - Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 01/6/2012 đến 30/9/2012.

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:



Z =1,96; p = 4%; d = 0,03. Tính n = 164.

Chọn n = 200 bệnh nhân nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phần mềm thống kê EPI INFO 6.04.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV

Bảng 1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam STIs



Hiện nhiễm HIV

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Khoảng tin cậy 95%

Hiện nhiễm

4

2,0

0,55-5,04

Chưa hiện nhiễm

196

98,0

94,96-99,45

Tổng cộng

200

100




Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam STIs là 2,0%; khác với nghiên cứu Benzaken A, Sabido M và cộng sự (2012), “HIV lây truyền qua đường tình dục tại các vùng biên giới: phân tích tình huống về sức khỏe tình dục ở Amazon của Brazil”, 285 người đàn ông có tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là Neisseria gonorrhoeae (1,1%), giang mai (3,2%), herpes simplex virus type-2 (51,1%), vi rút viêm gan B (7,5%), virus viêm gan C (0,7%) và HIV là 1,4% [3].

Wang QQ, Chen XS và cộng sự (2011), “HIV / STD mô hình và các yếu tố nguy cơ liên quan của nó trong số những người tham gia phòng khám nam STD tại Trung Quốc: một tiêu điểm cho sự can thiệp HIV”, trong 2951 người đàn ông đã đồng ý tham gia thử nghiệm HIV và giang mai có tỷ lệ nhiễm HIV là 0,7%; giang mai (10,7%) N. Gonorrhoeae (4,3%) C. Trachomatis (6,9%) [8].



2. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

Theo nhóm tuổi:

Bảng 2. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P

<25

49

1

2,0

P>0,05

25- 29

37

2

5,4

>=30

114

1

0,9

Tổng cộng

200

4

2,0




Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nhóm tuổi không có sự khác biệt với P>0,05. Nghiên cứu chúng tôi khác Jewkes R, Dunkle K, Nduna M, Levin J và cộng sự (2006), “Các yếu tố liên quan đến HIV huyết thanh dương tính ở trẻ, những người đàn ông nông thôn Nam Phi”, tổng số 1.277 nam giới, độ tuổi từ 15-26, ở 70 làng nông thôn tỉnh Eastern Cape, Nam Phi có 2% những người đàn ông bị nhiễm HIV, cho thấy HIV dương tính có liên quan đến tuổi (OR 1,55, KTC 95%: 1,22-1,95) [6].

Theo tuổi QHTD lần đầu tiên:

Bảng 3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tuổi QHTD lần đầu tiên

Tuổi QHTD lần đầu tiên

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P

<20

66

2

3,0

P>0,05

20-24

95

1

1,0

>=25

39

1

2,6

Tổng cộng

200

4

2,0




Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tuổi QHTD lần đầu tiên không có sự khác biệt với P>0,05. Nghiên cứu chúng tôi khác Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton (2007) “Khác biệt giới tính trong nhận thức liên quan đến HIV, các hành vi rủi ro tình dục, và lịch sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong số những người di cư Trung Quốc đến phòng khám", khi nghiên cứu 537 nam giới báo cáo rằng QHTD lần đầu tiên xảy ra khi họ còn trẻ hơn 18 tuổi (P = 0,0007) [4].

Theo CDC (2009) khi nghiên cứu “Xét nghiệm HIV trong số học sinh phổ thông - Hoa Kỳ, 2007”; 14.103 học sinh từ 157 trường, trong số các sinh viên đã từng có quan hệ tình dục, tỷ lệ xét nghiệm HIV giảm theo độ tuổi quan hệ tình dục đầu tiên, từ 30,7% trong số sinh viên là người đầu tiên có quan hệ tình dục trước 13 tuổi đến 12,6% trong số học sinh là người đầu tiên có quan hệ tình dục ở tuổi 17 năm hoặc lớn hơn (P <0.001) [5].

Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, đường lây truyền qua đường sinh dục trong 6 tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là lần đầu tiên các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện lây qua đường tình dục, nhiều hơn lây qua đường máu. Cảnh báo này sẽ là có thể trở thành yếu tố chính làm lây truyền HIV ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và khả năng khống chế lây nhiễm HIV qua đường tình dục sẽ khó khăn hơn nhiều lần so với việc khống chế lây nhiễm HIVqua đường tiêm chích ma túy. Mặt khác, PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã khuyến nghị, trong công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp can thiệp dự phòng lay truyền HIV qua đường tình dục ở những nhóm người có hành vi nguy cơ cao sang nhóm người có nguy cơ thấp và cộng đồng. Do đó, nghiên cứu nam STI nhiễm HIV theo QHTD lần đầu tiên cũng cần được can thiệp và phòng, chống lây nhiễm HIV qua QHTD lần đầu tiên ở các nhóm tuổi trẻ [1].

Theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo

Bảng 4. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo

Hội chứng tiết dịch niệu đạo

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P



84

4

4,8

P<0,05

Không

116

0

0

Tổng cộng

200

4

2,0




Nam mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo có nhiễm HIV, có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

Nghiên cứu chúng tôi khác với Chen L, Jha P, Stirling B và cộng sự (2007), nghiên cứu “Yếu tố nguy cơ tình dục nhiễm HIV sớm và nâng cao các bệnh dịch HIV ở châu Phi cận Sahara”, cho thấy 31% nam giới nhiễm HIV có trả tiền cho quan hệ tình dục so với 18% của nam giới không bị nhiễm bệnh với OR = 1,75 (KTC 95%: 1,30-2,36). Lây nhiễm herpes sinh dục týp 2 mang nguy cơ lớn nhất nhiễm HIV ở nam giới với OR = 6,97 (KTC 95%: 4,68-10,38) [7].

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (NTLQĐTD) không loét, nguy cơ lây nhiễm HIV từ 2-5 lần, có loét từ 3-11 lần, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân mắc NTLQĐTD không loét (như hội chứng tiết dịch niệu đạo) lại thường gặp hơn có loét. Có một số bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ cho thấy dấu hiệu của bệnh sau khi đã nhiễm bệnh được hàng tháng hoặc thậm trí hàng năm, như bệnh do Chlamydia tới 70% trường hợp không có triệu trứng hoặc người nhiễm vi rút viêm gan B, C hoặc nhiễm vi rút HIV, thường không thấy bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh này trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm. Do đó, nhiều người trong số này không đi khám, không chữa bệnh vì bệnh nhân không có triệu chứng, người bệnh thiếu kiến thức nên đã không tìm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị đúng, kịp thời dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng [2].

Chỉ có đi khám, đi tư vấn và làm xét nghiệm HIV mới biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không mà thôi!



KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Đánh giá hành vi nguy cơ nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế, năm 2012”, chúng tôi nhận thấy:

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam STIs là 2,0%,

Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

Theo tuổi QHTD lần đầu tiên dưới 20 tuổi là 3,0%; từ 25 tuổi trở lên là 2,6% và từ 20-24 tuổi là 1,0%; P>0,05.

Theo nhóm tuổi dưới 25 tuổi là 2,0%; 25-29 là 5,40% và từ 30 tuổi trở lên là 0,9%; P>0,05.

Theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là 4,8% cao hơn không mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là 0%, có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

KIẾN NGHỊ

1. Tuyên truyền vận động sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và khám sức khoẻ định kỳ cho phụ nữ bán dâm và khách làng chơi.

2. Vận động các chủ cơ sở vui chơi giải trí tham gia chương trình 100% BCS đảm bảo độ phủ của BCS “ mọi lúc, mọi nơi”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AIDS và cộng đồng (2012), số 09 (169) 2012 năm thứ 14, tr. 28-29.

2. Trường Đại học Y Hải Phòng (2010), “Virus gây suy giảm miễn dịch ở người”, Bài giảng HIV/AIDS, ma tuý và rượu, NXB Y học, tr.9-14, 128.

3. Benzaken A, Sabidó M, Galban E, Rodrigues Dutra DL, Leturiondo AL, Mayaud P (2012), “HIV and sexually transmitted infections at the borderlands: situational analysis of sexual health in the Brazilian Amazon”, Sex Transm Infect. 2012 Feb 7, Fundação Alfredo da Matta, Manaus, Amazonas, Brazil.2012 Jun;88(4):294-300. Epub 2012 Feb 7.

4. Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton, Xiaoyi Fang, Guojun Liang, Hui Liu, Danhua Lin and Hongmei Yang (2007), “Gender Differences in HIV-Related Perceptions, Sexual Risk Behaviors, and History of Sexually Transmitted Diseases Among Chinese Migrants Visiting Public Sexually Transmitted Disease Clinics”, AIDS Patient Care STDS. 2007 January; 21(1): 57–68. doi: 10.1089/apc.2007.06-0031.

5. CDC (2009), “HIV Testing Among High School Students --- United States, 2007”; MMWR 2009, June 26, 2009/58(24); 665-668.

6. Jewkes R, Dunkle K, Nduna M, Levin J, Jama N, Khuzwayo N, Koss M, Puren A, Duvvury N (2006), “Factors associated with HIV sero-positivity in young, rural South African men”, Int J Epidemiol. 2006 Dec;35(6):1455-60. Epub 2006 Oct 9.

7. Chen L, Jha P, Stirling B, Sgaier SK, Daid T, et al. (2007), “Sexual Risk Factors for HIV Infection in Early and Advanced HIV Epidemics in Sub-Saharan Africa: Systematic Overview of 68 Epidemiological Studies”, PLoS ONE 2(10): e1001. doi:10.1371/journal.pone.0001001



8. Wang QQ, Chen XS, Yin YP, Liang GJ, Jiang N, Dai T, Huan XP, Yang B, Liu Q, Zhou YJ, Wang BX (2011), “HIV/STD pattern and its associated risk factors among male STD clinic attendees in China: a foci for HIV intervention”, BMC Public Health. 2011 Dec 26;11:955.

CẢI THIỆN QUY TRÌNH GIÚP TĂNG TỶ LỆ PHỤ NỮ MANG THAI

SỬ DỤNG SỚM DỊCH VỤ TƯ VẤN – XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGHUYỆN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2012-2013
Trần Thị Ngọc Anh1, Phạm Thị Thùy Linh2, Nguyễn Thị Út1, Trần Thị Ánh Nguyệt1

1Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đồng Tháp

2Trường Đại học Y tế Công cộng
TÓM TẮT

Đồng Tháp là một trong 15 tỉnh có số trường hợp nhiễm cao nhất cả nước với hình thái lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Vì thế, số trường hợp nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai (PNMT) trong tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ PNMT đồng ý xét nghiệm HIV trong toàn tỉnh năm 2011 chưa cao, chỉ đạt 38,7% và giảm 27,61% so cùng kỳ năm 2010. Tại phòng khám của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tỉnh, là nơi chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản, khám thai, KHHGĐ, chỉ có khoảng 61,70% PNMT sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện (so chỉ với tiêu là 70%). Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm CSSKSS Đồng Tháp đã quyết định áp dụng các công cụ Cải thiện chất lượng (QI) để can thiệp làm tăng tỷ lệ tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT đến chăm sóc tiền sản tại Trung tâm. Phòng khám đã áp dụng các công cụ bao gồm vẽ sơ đồ diễn tiến của quy trình, vẽ khung xương cá để phân tích các nguyên nhân dẫn tới vấn đề và từ đó đưa ra các giải pháp và hoạt động cải thiện. Phòng khám đồng thời thu thập số liệu đo lường liên tục 3 chỉ số chất lượng tại phòng khám, bao gồm Tỷ lệ PNMT được tư vấn sớm, Tỷ lệ PNMT được XNHIV sớm, và Tỷ lệ PNMT XNHIV(+) để đánh giá trước và sau can thiệp cải thiện chất lượng. Kết quả sau 12 tháng thực hiện cải thiện, tỷ lệ PNMT được tư vấn sớm tăng từ 79,6% lên 85,1%; tỷ lệ PNMT được XNHIV sớm tăng từ 61,7% lên 74,6% (vượt chỉ tiêu đề ra). Phòng khám tiếp tục duy trì các hoạt động cải thiện, đến tháng 7 năm 2013 đã đạt 90,5% PNMT được XNHIV sớm. Rõ ràng áp dụng cải thiện quy trình đã góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ và nâng cao số lượng PNMT được hưởng lợi từ XNHIV sớm tại Đồng Tháp. Trong tương lai, phòng khám sẽ áp dụng mở rộng cải thiện quy trình cho các hoạt động khác nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

SUMMARY

Dong Thap is one of 15 provinces with highest number of infected cases through sexual transmission. Therefore, the number of HIV positive cases among pregnant women is increasing in the province. However, not many pregnant women took the HIV test in Dong Thap 2011, only 38.7% and decrease 27.61% by the same quarter in 2010. In provincal center for reproductive health care (CRHC), which provide prenatal care, antenatal care services, family planning, there are only 61.70% pregnant women took the voluntary HIV test (compare to 70% goal). To improve the quality of HIV/AIDS prevention and control activities, Dong Thap CRHC applied quality improvement tool (QI) in order to increase the number of HIV counseling and testing for pregnant women at the center. The clinic used tools like process mapping, fishbone diagram to analyze the causes and bring solutions or improvements. The clinic also constantly collect 3 quality indexes, they are the prevalence of pregnant women taking early counsel, prevalence of women taking HIV test early and the prevalence of pregnant women have positive HIV result in order to assess after and before intervention to improve quality. After 12 months of improving, the prevalence of women get early counsel rise from 79.6% to 85.1%; prevalence of pregnant women taking earlyHIV test increases from 61.7% to 74.6% (pass the predetermined target). The clini continue improvement activities, by 7/2013 there are 90.5% pregnant women took early HIV test. These procedure improvements had clearly improved the service quality and increased the number of pregnant women benefit from early HIV test in Dong Thap. In the future, the clinic will continue to improve the procedures for other activities in order to improve the quality and effectiveness of counseling, HIV testing for pregnant women and HIV prevention for mother and child.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có tổng diện tích 3238,7km2. Tỉnh có dân số tính đến 12/2012 là 1.763.837 người, với mật độ trung bình 484 người/km2. Bao quanh Đồng Tháp là các tỉnh có tình hình buôn bán, sử dụng ma túy và mại dâm phức tạp như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An. Đặc biệt, phía Bắc tỉnh có đường biên giới với dài 48km tiếp giáp Campuchia, thuận lợi cho việc lưu thông buôn bán ma túy và di trú của gái mại dâm tràn về Đồng Tháp.

Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tháng 12 năm 1992, đến ngày 30/04/2013 (sau 21 năm), tổng số nhiễm HIV được phát hiện ở Đồng Tháp đã tăng lên 5.710 người. Trong đó, số người chuyển sang AIDS là 2.353, và tử vong là 1007. Số nhiễm HIV được phát hiện mới trung bình khoảng 36 trường hợp/tháng. Đồng Tháp là một trong 15 tỉnh có số trường hợp nhiễm cao nhất cả nước. Tình hình lây nhiễm HIV ở Đồng Tháp có nét đặc thù của hình thái lây nhiễm HIV ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là lây truyền qua đường tình dục, với tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm của khu vực này năm 2011 theo giám sát trọng điểm là 2,38%.

Dù chương trình phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai mạnh mẽ ở tỉnh Đồng Tháp với nhiều hoạt động cụ thể, tỷ lệ nhiễm HIV trong tỉnh vẫn tiếp tục tăng. Những người chưa biết tình trạng nhiễm của mình thì không nhận thức được sự cần thiết duy trì hành vi lành mạnh để tránh lây nhiễm. Trong khi đó, những người đã nhiễm HIV lại không sử dụng triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm cho con cái họ, người thân và những người khác trong cộng đồng, hoặc không sử dụng triệt để các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc và điều trị. Điều này khiến cho nhiễm HIV ngày càng xuất hiện nhiều ở đối tượng phụ nữ mang thai (PNMT).

Tổng số PNMT đồng ý xét nghiệm HIV (XNHIV) trong toàn tỉnh năm 2011 chưa cao, chỉ có 11.550 PNMT được XNHIV (chiếm 38,7% số PNMT trong năm, giảm 27,61% so cùng kỳ năm 2010), trong đó có 38 PNMT có kết quả XNHIV(+) (chiếm 0,3% tổng số người làm xét nghiệm). Năm 2011, tại phòng khám của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tỉnh chỉ có khoảng 61,70% PNMT sử dụng dịch vụ XNHIV tự nguyện. Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm CSSKSS Đồng Tháp đã quyết định áp dụng các công cụ Cải thiện chất lượng (QI) để can thiệp làm tăng tỷ lệ tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT đến chăm sóc tiền sản tại Trung tâm.


Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương