Đào Hùng Hạnh*, Vũ Văn Nhân* TÓm tắT1



tải về 9.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2016
Kích9.21 Kb.
#32082

Y häc viÖt nam th¸ng 3 - sè 2 - 2016



MỐI LIÊN QUAN GIỮA ACID URIC MÁU VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ

NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN MỚI MẮC VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Đào Hùng Hạnh*, Vũ Văn Nhân*
TÓM TẮT1

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa acid uric máu với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân mới mắc viêm khớp dạng thấp (VKDT). Đối tượng: 138 bệnh nhân nữ mới mắc VKDT (<12 tháng) và 138 phụ nữ khỏe mạnh, cùng tuổi đến khám bệnh tại khoa từ 3/2012-3/2014. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang. Các đối tượng được khám lâm sàng, cận lâm sàng (xét nghiệm cơ bản, máu lắng, RF, anti-CCP, X quang). Kết quả: Nồng độ acid uric máu trung bình và tỷ lệ tăng acid uric máu (≥360 µmol/l) ở bệnh nhân VKDT cao hơn so với nhóm chứng (264,3 ± 78,6 so với 253,6 ± 67,5 µmol/l, p =0,035, và 26,1 so với 18,1%, p =0,037). Nồng độ acid uric máu liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch theo thứ tự từ cao đến thấp là với vòng bụng (r = 0,68; p <0,001); BMI (r =0,63; p <0,001), huyết áp tâm thu (r =0,56; p =0,018); huyết áp tâm trương (r =0,54; p =0,019); HDL-C (r =-0,49; p =0,026), LDL-C (r = 0,47; p =0,043), triglycerides (r =0,046; p =0,044); cholesterol toàn phần (r =0,45; p =0,029); chỉ số xơ vữa mạch (r =0,42; p =0,046); và đường máu (r =0,41; p =0,035). Kết luận: Nồng độ acid uric máu trung bình và tỷ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân VKDT cao hơn so với nhóm chứng. Nồng độ acid uric máu liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ tim mạch, do đó cần có các biện pháp phòng bệnh và điều trị hiệu quả tình trạng tăng acid máu, góp phần làm giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân VKDT

Từ khóa: acid uric máu, nguy cơ tim mạch, viêm khớp dạng thấp
SUMMARY

ASSOCIATIONS BETWEEN PLASMA URIC ACID LEVELS AND CARDIOVASCULAR RISK FACRORS IN PATIENTS WITH RHEUMATOID ARTHRITIS AT EARLY STAGE

Objectives: To study the associations between plasma uric acid levels and cardiovascular risk factors in patients with early rheumatoid arthritis (RA). Patients: 138 patients with early RA (< 12 months) and 138 healthy women controls examined from 3/2012-3/2014 were included. Methods: cross-sectional study. Patients were underwent clinical and paraclinical (basic blood tests, erythrocyte sedimentation rate, RF, anti-CCP and hand X rays) examinations. Results: Mean plasma uric acid levels and prevalence of high uric acid (≥360 µmol/l) were significantly higher in RA patients than those in controls (264.3 ± 78.6 vs 253.6 ± 67.5 µmol/l, p =0.035, and 26.1 vs 18.1%, p =0.037). Plasma uric acid levels was correlated from highest to lowest were with abdominal circumference (r = 0.68; p <0.001); BMI (r =0.63; p <0.001), systolic blood pressure (r =0.56; p =0.018); diastolic blood pressure (r =0.54; p =0.019); HDL-C (r =-0.49; p =0.026), LDL-C (r = 0.47; p =0.043), triglycerides (r =0.46; p =0.044); total cholesterol (r =0.45; p =0.029); attherosclerotic index (r =0.42; p =0.046); and glycemia (r =0.41; p =0.035). Conclusions: Mean plasma uric acid leves and prevalence of high uric acid were significantly higher in RA patients than those in controls. Plasma uric acid levels was significantly correlated to cardiovascular risk factors, therefore, there is a need for efficacy preventing and treating high uric acid levels in order to reduce cardiovascular risk factors in RA patients.

Keywords: Plasma uric acid, cardiovascular risk factors, rheumatoid arthritis

1




tải về 9.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương