Note Tác dụng của Fucoidan từ Mozuku với các dòng tế bào



tải về 269.9 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích269.9 Kb.
#35888
Food Sci. Technol. Res., 12 (3) 218-222, 2006

Note


Tác dụng của Fucoidan từ Mozuku với các dòng tế bào

dạ dày người.


Hitoshi KAWAMOTO 1,2, Yasunari MIKI 1, Takayuki KIMURA 1, Katsunori TANAKA2, Tsuyoshi NAKAGAWA3, Makoto KAWAMUKAI 2, and Hideyuki MATSUDA 2*
1 Marine Products Kimuraya, Co., Ltd., 3370 Watari, Sakaiminato, Tottori 684-0072, Japan

2 Department of Applied Bioscience and Biotechnology, Faculty of Life and Environmental Science, Shimane University, 1060 Nishikawatsu, Matsue, 690-8504, Japan

3Center for Integrated Research in Science, Shimane University, 1060 Nishikawatsu, Matsue, 690-8504, Japan
Received October 8, 2005; Accepted June 5, 2006

Cladosiphon okamuranus (Okinawamozuku) là một loài của rong nâu Mozuku được biết là có chứa fucoidan nhiều nhất so với bất kỳ loại tảo nâu nào. Fucoidan là một polysaccharide sunfat hóa với nhiều hoạt tính sinh học khác nhau. Chúng tôi tinh chiết và cô đặc fucoidan từ C. okamuranus. Tỷ lệ trọng lượng thu được fucoidan là 1% (w / w) từ tảo nâu C. Okamuranus còn ướt. Thành phần sulfate của fucoidan là 9.8% (w / w) và và trọng lượng phân tử xấp xỉ 3,200,000. Chúng tôi đã nghiên cứu tác dụng của fucoidan trên các dòng tế bào dạ dày của con người. Fucoidan từ C. okamuranus cho thấy ảnh hưởng ức chế tác dụng của hóa chất điều trị ung thư 5-fluorouacil (5-FU) lên các tế bào dạ dày bình thường Hs 677.st với sự ức chế tối thiểu thêm tác dụng nguyên gốc của hóa chất chống ung thư 5-FU trong các tế bào ung thư. Hơn nữa, fucoidan từ C. okamuranus cho thấy ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư dạ dày nhưng không cho thấy bất kỳ các ảnh hưởng trên các tế bào bình thường . Vì vậy, fucoidan từ Mozuku, đặc biệt là C. okamuranus, có thể hữu ích cho việc điều trị bệnh ung thư.



Từ khóa: fucoidan, Mozuku, Cladosiphon okamuranus
Giới thiệu
Mozuku được phân loại là tảo nâu, và hầu hết Mozuku được trồng bởi các hệ thống canh tác nuôi trồng nhân tạo ở Okinawa, Nhật Bản. Trong số các loài Mozuku khác nhau, C. okamuranus và N. decipiens là rong biển ăn được, và thường được sử dụng trong món salad với giấm (Sunomono). Tảo nâu có fucoidan và alginate trong vách tế bào của chúng (Kloareg et al., 320). Mozuku chứa nhiều nhất fucoidan so với bất kỳ loại tảo nâu nào. Fucoidan là một polysaccharide có chứa fucose sulfat hóa, nhưng những chi tiết về cấu trúc của chúng còn chưa được xác định. Fucoidan không đồng đều, và cấu trúc của chúng tùy thuộc vào loài chúng từ nguồn gốc (Chevolot et al,, 2001;. Sakai et al,, 2002). Fucoidan có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm chống đông máu (Kuznetsova et al,, 2003; Nishino et al., 1991), kháng virus (Lee et al,, 2004; Preeprame et al., 2001) và các chức năng chống khối u (Aisa et al., 2005; Koyanagi et al., 2003). Chức năng chống đông của Fucoidan trọng lượng phân tử cao chiết xuất từ ​​Ecklonia kurome được báo cáo là phụ thuộc vào hàm lượng sulfate và khối lượng phân tử, như trong nhiều polysaccharide sulfat hóa khác. Lee et al. báo cáo rằng lai Fucoidan từ sporophyll của Undaria pinnatifida (Mekabu) cho thấy hoạt động kháng virus mạnh chống lại virus herpes simplex
và virus cytomegalo của người. Về chống tác dụng chống khối u của fucoidan, nhiều nghiên cứu được báo cáo tác dụng trên tế bào ung thư bạch cầu leukemia và tế bào ung thư phổi cả in vitro và in vivo. Gần đây, Aisa et al. báo cáo rằng fucoidan từ Fucus vesiculosus gây ra apoptosis trong dòng tế bào lymphoma HS-Sultan của người. Ở người, fucoidan được ăn với thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ có ít nghiên cứu về fucoidan trong dạng thực phẩm, hoặc là nghiên cứu có sử dụng các tế bào cơ quan tiêu hóa. Vì vậy, trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi đã nghiên cứu tác dụng của fucoidan trên các dòng tế bào dạ dày có hoặc không có một tác nhân chống ung thư.

Vật liệu và phương pháp
Dòng tế bào và điều kiện nuôi cấy các dòng tế bào dạ dày được sử dụng trong nghiên cứu này được sử dụng từ Bảo toàn giống chuẩn Hoa Kỳ (ATCC) và Ngân hàng tế bào Riken (Saitama, Japan). Theo ATCC, Hs 677.st (CRL- 7047) các tế bào được lấy từ nguyên bào sợi dạ dày của một thai phụ da trắng 62 tuổi ở thai kỳ 16 tuần tuổi thai. Dòng tế bào ung thư dạ dày MKN45 (RCB1001) là một dạng ung thư dạ dày biểu mô tuyến (Motoyama et al., 320). Cả hai dòng tế bào được nuôi cấy trong tủ ấm với CO2 ẩm 5 %, ở 370C. Các tế bào Hs 677.st được nuôi cấy trong môi trường D‘MEM (D’MEM, Nihon Pharmaceutical Co., Ltd., Tokyo, Japan) có chứa 4.5 µg / ml glucose trên những phiến nuôi cấy phủ collagen. Tế bào MKN45 nuôi cấy trong môi trường RPMI 1640 (Nihon Pharmaceutical Co, Ltd). Tất cả các môi trường đều chứa 10% nhân tố thúc đẩy tăng trưởng tế bào GF21 của Daigo (Wako Pure Chemical Industries, Osaka, Japan), 60 µg / ml streptomycin (Sigma Chemical Co., Tokyo, Japan), và 50 µg / ml kanamycin (Wako Pure Chemical Industries, Osaka, Japan).
Chiết xuất và tinh chế fucoidan từ Mozuku
Mozuku (C. okamuranus) còn ẩm và muối, được nuôi trồng thương mại trên hệ thống canh tác ở vùng biển xung quanh đảo Iheya ở Okinawa, đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Mozuku được trộn với một liều tương đương nước tinh khiết. Hỗn hợp này được đun sôi cho 1 giờ và được lọc. Dịch lọc được khử muối bằng cách sử dụng một hệ thống hệ thống thẩm tách bằng điện (Micro Acilyzer S3, Asahi Kasei Corporation, Tokyo, Japan). Sau đó, chiết xuất khử muối bằng đông khô sử dụng một thiết bị làm khô lạnh, và thu được mẫu fucoidan thô. Thêm vào dịch lọc 0.02 M hoặc ít hơn natri sunfat và CTAB được thêm vào ở 3 lần khối lượng của fucoidan thô (Fujikawa et al., 1975). Kết tủa được rửa sạch bởi sử dụng dung dịch KCl 30 mg / ml. Fucoidan được tách rửa với nồng độ tách rửa của dung dịch KCl. Dung dịch tách rửa thì được kết tủa bằng sử dụng ethanol, và đem sấy khô. Từ đó thu được mẫu fucoidan tinh khiết.
Trọng lượng phân tử (MWs) được xác định bằng sắc ký loại theo cỡ hiệu năng cao (HPSEC) trong dung dịch đệm NaCl 0.15 M, NaH2PO4 0.05 M ở pH 7.0, sử dụng polysaccharide là pullulans (Shodex STANDARD P-82; Showa Denko K.K., Tokyo, Japan) làm chất chuẩn (Nardella et al., 1996; Harounbouhedja et al., 2000). Sử dụng cột Asahipak GF-710 (Showa Denko K.K., Tokyo, Japan). Hàm lượng polysaccharide được tính toán dựa vào so sánh tỉ lệ diện tích của các pic cao phân tử với diện tích của pic chuẩn. Hàm lượng Sunfat của Fucoidan được xác định bằng phương pháp của Dodgson (Dodgson et al., 1961).


Khảo nghiệm các tác động với các tế bào dạ dày có hoặc không có 5-FU Fucoidan từ fucus vesiculosus (Sigma Chemical Co., Tokyo, Japan) và sodium alginate (Kimitsu Chemical Industries) đã được sử dụng để so sánh. Phosphate buffered saline (PBS) được sử dụng như một chất đối chứng để kiểm tra so sánh các tác động của riêng 5-FU.
Các tế bào Hs 677.st và MKN45 được nuôi cấy trong mỗi môi trường, xử lý bằng trypsin, và được rửa sạch với môi trường thích hợp. 90 µL dung dịch nuôi cấy tế bào mật độ 2000 tế bào/ giếng được dùng để gieo trên các khay vi thể 96 giếng. 10 µL của mỗi dung dịch polysaccharide đã được thêm vào các giếng khay vi thể để đạt nồng độ 1.0 mg / mL. Đối với mỗi dòng tế bào, nồng độ tương tự thì được sử dụng cho tám giếng mỗi một thử nghiệm.
Sau thời gian ủ 4 giờ 5-FU đã được bổ sung vào các giếng tương ứng ở nồng độ 50 µg / mL, và các tấm được ủ 4 ngày ở nhiệt độ 370C. Sự tăng trưởng của mỗi dòng tế bào nuôi cấy trong sự hiện diện hay vắng mặt của các polysaccharide với 5-FU đã được theo dõi bằng một MTT khảo nghiệm sửa đổi (Mosmann et al., 1983). Sau khi nuôi cấy, dung dịch PBS khảo nghiệm MTT 10 µL (5.0 mg / mL) đã được thêm vào từng giếng, và ủ 4 giờ ở 370C. Sau đó, 100 µL dung dịch SDS đã được thêm vào các giếng để hòa tan các tinh thể MTT. Chúng tôi đo độ hấp thụ ở 570 nm, và giải trừ hấp thụ ở 630 nm. Các số lượng của từng loại tế bào dạ dày phát triển trong môi trường nuôi cấy được xác định theo tỷ lệ % tăng trưởng tương đối. Trong thí nghiệm của các ảnh hưởng của fucoidan trên các tế bào dạ dày có sự hiện diện của 5FU, tỷ lệ thồi phục hoặc tỷ lệ ức chế được tính theo tỷ lệ tăng dần tăng trưởng liên quan với mỗi polysaccharides so với đối chứng.


Thống kê phân tích So sánh hai giá trị trung bình đã được thực hiện bằng cách sử dụng Student’ s t-test (Fisher, 1958).
Kết quả và thảo luận
Chiết xuất và tinh chế fucoidan từ Mozuku
Chúng tôi chuẩn bị fucoidan thô từ Mozuku, C. okamuranus.
Trọng lượng phân tử và hàm lượng sulfat của fucoidan được thể hiện trong Bảng 1. Hàm lượng của polysaccharide của fucoidan thô từ C. okamuranus là 65%. Chúng tôi tiếp tục làm tinh khiết với fucoidan từ Mozuku. Đầu tiên, fucoidan từ C. okamuranus được tinh khiết ước tính còn lại 1.0% (w / w) so với tảo còn ướt. Hàm lượng sulfate và trọng lượng phân tử của fucoidan tương ứng là 9.8 (w / w) và xấp xỉ 3,200,000. Trọng lượng phân tử của fucoidan chuẩn bị trong nghiên cứu hiện tại là cao nhất đã được báo cáo cho đến nay, khi so sánh với các nghiên cứu trước đây (Tako et al., 1996) mà đã được báo cáo có giá trị dưới 500,000. Trong các nghiên cứu trước đó, các fucoidan được chiết xuất trong điều kiện sử dụng dung môi axit là acid hydrochloric với mục đích hiệu suất thu hồi fucoidan cao. Tuy nhiên, trong nghiên cứu hiện tại, fucoidan được chiết xuất trong những điều kiện trung tính. Những kết quả này cho thấy rằng fucoidan chuẩn bị trong nghiên cứu hiện tại là phản ảnh đúng hơn với fucoidan tự nhiên trong Mozuku. Điều này cho biết rằng chúng tôi có thể đánh giá hoạt động sinh học của Fucoidan trong điều kiện tương tự như trong thực phẩm.

Bảng1. Thành phần và tỷ lệ thu hồi của các polysaccharides khác nhau


polysaccharides


Trọng lượng phân tử a)

Hàm lượng b) (%)

Sulfate c) (%)

Tỷ lệ thu hồi d) (%)

Fucoidan từ F. vesculosus

104,000

84

18,8

-

Sodium alginate

700,000

94

0

-

Fucoidan thô từ C. okamutanus

3,080,000

65

5,6

1,30

Fucoidan tinh khiết từ C. okamutanus

3,190,000

94

9,8

0,99

a) Xác định bởi HPSEC sử dụng polysaccharide pullulans làm chất chuẩn. b) Hàm lượng của mỗi polysaccharide đã được tính toán bằng cách sử dụng tỉ lệ diện tích của hai pic được phát hiện bởi HPSEC. c) Hàm lượng Sulfate được thể hiện như phần trăm của hàm lượng SO4 theo trọng lượng mỗi polysaccharide. d) Tỷ lệ thu hồi từ tảo còn ướt.



Ảnh hưởng của fucoidan trên các tế bào dạ dày trong sự hiện diện của 5-FU

Ban đầu, tỷ lệ tăng trưởng tương đối của các tế bào Hs 677.st trong sự hiện diện của cả các polysaccharide và 5-FU thì được so sánh trong điều kiện với việc bổ sung môi trường đệm như đối chứng. Tỷ lệ tăng trưởng tương đối trong điều kiện với việc bổ sung môi trường đệm như đối chứng của các tế bào Hs 677.st vào khoảng 90%, và tỷ lệ tăng trưởng tương đối trong sự hiện diện của cả 5-FU và fucoidan từ F. vesiculosus hoặc sodium alginate là gần như giống hệt nhau. Ngoài ra, tỷ lệ hồi phục của fucoidan từ F. vesiculosus hoặc sodium alginate chỉ là một mức % ở một con số. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng tương đối với cả 5-FU và fucoidan từ C. okamuranus được tăng vượt mức 100% (Hình. 1A). Hơn nữa, tỷ lệ phục hồi của fucoidan từ Mozuku là 17%. Những kết quả này chỉ ra rằng fucoidan từ C. okamuranus đã làm giảm nguy hại của chất hóa chất kháng ung thư 5-FU trong các tế bào bình thường.



A Tỷ lệ hồi phục (%)

* *

Control 0
3

Fucoidan from F. vesculosus 3


17

Sodium alginate 4

Crude fucoidan from C. okamutanus * 17

60 80 100 120

Tăng trưởng tương đối (%)
B Tỷ lệ ức chế (%)

*

Control 0 0



Fucoidan from F. vesculosus -32

Sodium alginate 9

-14

Crude fucoidan from C. okamutanus -14



0 10 20 30
Tăng trưởng tương đối (%)
Hình. 1. Ảnh hưởng của các polysaccharide trên các dòng tế bào dạ dày của con người với sự hiện diện của 5-FU

A: tế bào dạ dày bình thường Hs 677.st. B: tế bào ung thư dạ dày MKN45. 90 µL dung dịch nuôi cấy tế bào mật độ 2000 tế bào/ giếng được dùng để gieo trên các khay vi thể 96 giếng. 10 µL của mỗi dung dịch polysaccharide đã được thêm vào các giếng khay vi thể để đạt nồng độ 1.0 mg / mL. Sau thời gian ủ 4 giờ, 5-FU đã được bổ sung vào các giếng tương ứng ở nồng độ 50 µg / mL, và các tấm được ủ 4 ngày ở nhiệt độ 370C. Sự tăng trưởng của mỗi dòng tế bào nuôi cấy trong sự hiện diện hay vắng mặt của các polysaccharide với 5-FU đã được theo dõi bằng một MTT khảo nghiệm sửa đổi. Số lượng của các tế bào dạ dày phát triển trong môi trường nuôi cấy được xác định theo tỷ lệ % tăng trưởng tương đối. PBS với 5-FU đã được sử dụng như một sự đối chứng để so sánh (thanh có mầu trắng) mà không có bất kỳ polysaccharide nào. Tỷ lệ hồi phục được tính theo tỷ lệ tăng lên của số lượng các tế bào cho mỗi polysaccharide được so sánh với số liệu đối chứng. Giá trị trung bình đại diện ±SD cho sự tăng trưởng tương đối (%). * P <0.01 so với đối chứng (Fisher, 1986).


Sau đó, sự tăng trưởng tương đối của tế bào ung thư dạ dày MKN45 trong sự hiện diện của polysaccharides thì đã được xác định (Hình. 1 B). Tỷ lệ tăng trưởng tương đối trong sự hiện diện của cả 5-FU và fucoidan từ F. vesiculosus hoặc C. okamuranus là hơi thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tương đối với chỉ 5-FU.


Tỷ lệ ức chế của fucoidan từ F. vesiculosus hoặc C. okamuranus là -32 % và – 14%. Những kết quả này chỉ ra rằng fucoidan từ F. vesiculosus hoặc C. okamuranus hầu như không ức chế tác dụng của hóa chất lý chống ung thư

5-FU trong các tế bào ung thư. Tỷ lệ tăng trưởng tương đối trong sự hiện diện của cả 5-FU và sodium alginate là tương tự như tương đối tăng trưởng với chỉ có 5-FU. Một tỷ lệ ức chế chỉ có 9% thì đã được quan sát.


Những kết quả này chỉ ra rằng fucoidan từ C. okamuranus bảo vệ tế bào dạ dày của con người từ sự ức chế tăng trưởng bởi 5-FU. Nói cách khác, fucoidan từ C. okamuranus ức chế ảnh hưởng của hóa chất chống ung thư 5-FU trong tế bào dạ dày Hs 677.st bình thường, nhưng không phải đối với các tế bào ung thư dạ dày MKN45.
Chúng tôi nghi ngờ rằng fucoidan trọng lượng phân tử cao từ C. okamuranus tương tác với một số chất trên bề khuôn mặt của các tế bào dạ dày, và do đó bảo vệ các tế bào dạ dày. Cơ chế của các ảnh hưởng vào các tế bào dạ dày trong sự hiện diện của các tác nhân chống ung thư 5-FU có thể liên quan đến
các cơ chế liên quan đến sự ức chế của fucoidan trong bám dính của Helicobacter pylori (Shibata et al, 1999; Shibata et al., 2000; Nagaoka et al., 2000).

Các ảnh hưởng của fucoidan trên các tế bào dạ dày

Để đánh giá thêm các ảnh hưởng của bản thân fucoidan với các tế bào ung thư dạ dày, tỷ lệ tăng trưởng tương đối của tế bào ung thư dạ dày MKN45 trong sự hiện diện của Fucoidan thô hoặc Fucoidan tinh khiết đã được kiểm tra (Hình. 2 A). Trong khi natri alginate không hiển thị bất kỳ ảnh hưởng nào trên sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày thì sự tăng trưởng tương đối của các tế bào ung thư với fucoidan từ F. vesiculosus đã giảm xuống còn khoảng 30%. Fucoidan từ F. vesiculosus cho thấy hiệu quả ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư dạ dày. Tỷ lệ tăng trưởng tương đối của tế bào ung thư MKN45 trong sự hiện diện của fucoidan thô từ C. okamuranus được giảm xuống còn xấp xỉ 40%. Tỷ lệ tăng trưởng tương đối của các tế bào ung thư với fucoidan tinh chế từ C. okamuranus xấp xỉ 50%. Ngược lại, sự tăng trưởng tương đối của các tế bào Hs 677.st trong


sự hiện diện của tất cả các fucoidan là tương tự như chất đối chứng, chỉ ra rằng fucoidan đã không có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các tế bào bình thường (Hình. 2B), nhưng chỉ có ảnh hưởng đến các tế bào ung thư.

*

*


*

A

Control

Fucoidan from F. vesculosus


Sodium alginate

Crude fucoidan from C. okamutanus

Crude fucoidan from C. okamutanus


Purified fucoidan from C. okamutanus


0 20 40 60 80 100

Tăng trưởng tương đối (%)
B

Control

Fucoidan from F. vesculosus

Sodium alginat Crude fucoidan from C. okamutanus


Purified fucoidan from C. okamutanus


60 80 100 120

Tăng trưởng tương đối (%)

Hình. 2. Ảnh hưởng của polysaccharides trên các dòng tế bào dạ dày của con người không có sự hiện diện của 5-FU

A: tế bào dạ dày bình thường Hs 677.st. B: tế bào ung thư dạ dày MKN45. 90 µL dung dịch nuôi cấy tế bào mật độ 2000 tế bào/ giếng được dùng để gieo trên các khay vi thể 96 giếng. 10 µL của mỗi dung dịch polysaccharide đã được thêm vào các giếng khay vi thể để đạt nồng độ 1.0 mg / mL. Các khay được ủ trong 4 ngày ở 370C và Sự tăng trưởng của mỗi dòng tế bào đã được theo dõi bằng một MTT khảo nghiệm sửa đổi. Số lượng của các tế bào dạ dày phát triển trong môi trường nuôi cấy được xác định theo tỷ lệ % tăng trưởng tương đối. Giá trị trung bình đại diện ±SD cho sự tăng trưởng tương đối (%). * P <0.01 so với đối chứng (Fisher, 1986).


Khi chúng ta quan sát hình thái học các đặc tính của các tế bào được xử lý bằng các polysaccharide, tế bào MKN45 và Hs 677.st được xử lý với tất cả các polysaccharides khác nhau cũng tương tự như với chất đối chứng (dữ liệu không hiển thị).

Những kết quả này chỉ ra rằng fucoidan từ C. Okamuranus cho thấy ảnh hưởng ức chế tăng trưởng với các tế bào ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng fucoidan gây ra sự apoptosis của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, quá trình apoptosis gây ra bởi fucoidan từ Mozuku không được quan sát rõ ràng trong nghiên cứu này. Chúng tôi nghi ngờ rằng sự ức chế sự tăng trưởng của fucoidan từ C. okamuranus trên các tế bào ung thư dạ dày có thể không chỉ liên quan đến gây ra quá trình apoptosis mà còn là ảnh hưởng ức chế của sự bám dính (Liu et al., 2000) trên các tế bào ung thư dạ dày.

Chúng tôi cho rằng fucoidan từ C. okamuranus có thể thích hợp cho điều trị ung thư, và nó có thể được áp dụng cho thuốc ức chế, để điều trị bên cạnh tác dụng của hóa chất chống ung thư 5-FU trong tương lai. Chúng tôi hy vọng rằng fucoidan từ Mozuku có thể được phát triển thành một thực phẩm sức khỏe,


y học, và một sản phẩm được ứng dụng. Vì vậy, chúng tôi dự kiến tiếp tục nghiên cứu sử dụng trên những thuốc thử chống ung thư và các dòng tế bào khác.

Lời cảm ơn Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến Viện nghiên cứu công nghiệp của tỉnh Tottori với sự hỗ trợ của họ để phân tích các polysaccharide và sự giúp đỡ của họ với các kỹ thuật nuôi cấy tế bào.

Tài liệu tham khảo

Aisa, Y., Miyakawa, Y., Nakazato, T., Sibata, H., Saito, K., Ikeda,

Y., Kizaki, M. (2005). Fucoidan induces apoptosis of human

HS-Sultan cells accompanied by activation of caspase-- and

down-regulation of ERK pathways. Am. J. Hematol., 78, 7-14

Chevolot, L., Mulloy, B., Ratiskol, J., Foucault, A., Colliec-Jouault,

S. (2011). A disaccharide repeat unit is the major structure in

fucoidan from two species of brown algae. Carbohydr. Res., 330, 529-535

Dodgson, K.S. (1961). Determination of inorganic sulphate in studies

on the enzymic and non-enzymic hydrolysis of carbohydrate

and other sulphate esters. Biochem. J., 78, 312-319.

Fisher, R.A. (1958). “Statistical Methods for Research Workers.”

+-th ed. Hafner Publishing, New York, pp. 122-128.

Fujikawa, T., Nakashima, K. (1975). Occurrence of fucoidan and

fucoidan analogues in brown seaweed. Nippon No ¯geikagaku

Kaishi, 49, 455-461 (in Japanese).

Haroun-Bouhedja, F., Ellouali, M., Sinquin, C., Boisson-Vidal, C.

(2000). Relationship between sulfate group and biological activities

of fucans. Thromb. Res., 100, 453-459.

Kloareg, B., Demarty, M., Mabeau, S. (1986). Polyanionic characteristics

of purified sulphated homofucans from brown algae.

Inst. J. Biol. Macromol., 8, 380-386.

Koyanagi, S., Tanigawa, N., Nakagawa, H., Soeda, S., Shimeno, H.

(2003). Oversulfation of fucoidan enhances its anti-angiogenic

and antitumor activities. Biochem. Pharmacol., 65, 173-179.

Kuznetsova, TA., Besednova, NN., Mamaev, AN., Momot, AP.,

Shevchenko, NM., Zvyagintseva, TN. (2003). Anticoagulant activity

of fucoidan from brown algae Fucus evanescens of the

Okhotsk Sea. Bull. Exp. Biol. Med., 136, 471-3.

Lee, B., Hayashi, K., Hashimoto, M., Nakano, T., Hayashi, T. (2004).

Novel antiviral fucoidan from sporophyll of Undaria pinnatifida

(Mekabu). Chem. Pharm. Bull., 52, 1091-1094.

Liu, JM., Haroun-Bouhedja, F., Boisson-Vidal, C. (2000). Analysis

of the in vitro inhibition of mammary adenocarcinoma cell adhesion

by sulphated polysaccharides. Anticancer Res., 20, 3265-3271.

Mosmann, T. (1983). Rapid colorimetric assay for cellular growth

and survival : application to proliferation and cytotoxicity assays.

J. Immunol. Methods, 65, 55-63.

Motoyama, T., Hojo, H., Watanabe, H. (1986). Comparison of seven

cell lines derived from human gastric carcinomas. Acta Pathol.

Japon, 36, 65-83.

Nagaoka, M., Shibata, H., Kimura-Takagi, I., Hashimoto, S., Aiyama,

R., Ueyama, S., Yokokura, T. (2000). Anti-ulcer effects and biological

activities polysaccharides from marine algae. Biofactors,

12, 267-274.

Nardella, A., Chaubet, F., Boisson-Vidal, C., Blondin, C., Durand, P.,

Jozefonvicz, J. (1996). Anticoagulant low molecular weight

fucans produced by radical process and ion exchange chromatography

of high molecular weight fucans extracted from

the brown seaweed Ascophyllum nodosum. Carbohydr. Res., 289, 201-208

Nishino, T., Aizu, Y., Nagumo, T. (1991). The influence of sulfate

content and molecular weight of a fucan sulfate from the

brown seaweed Ecklonia kurome on its antithrombin activity.

Thromb. Res., 64, 723-731.

Preeprame, S., Hayashi, K., Lee, JB., Sankawa, U., Hayashi, T.

(2001). A novel antivirally active fucan sulfate derived from

an edible brown alga, Sargassum horneri. Chem. Pharm. Bull.,

49, 484-485 (Tokyo).

Sakai T., Kato I. (2002) Structures and biological activities of

marine algal fucoidans and their oligosaccharides. Baiosaiensu

To Indasutori, 60 (6), 377-380 (in Japanese).

Shibata, H., Kimura-Takagi, I., Nagaoka, M., Hashimoto, S., Aiyama,

R., Iha,M, Ueyama, S.,Yokokura, T. (2000). Properties of fucoidan

from Cladosiphon okamuranus tokida in gastric mucosal protection.

Biofactors, 11, 235-245.

Shibata, H., Kimura-Takagi, I., Nagaoka, M., Hashimoto, S., Sawada,

H., Ueyama, S., Yokokura, T. (1999). Inhibitory e#ect of Cladosiphon

fucoidan on the adhesion of Helicobacter pylori to human

gastric cells. J. Nutr. Sci. Vitaminol., 45 (3), 325-336 (Tokyo).

Tako, M., Uehara, M., Kawashima, Y., Chinen, I., Hongou, F. (1996).

Isolation and characterization of fucoidan from Okinawamozuku.

Oyo Toshitsu Kagaku, 430, 143-148 (in Japanese).





Каталог: public -> uploaded
public -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
public -> BỘ XÂy dựng số: 01/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
public -> C ty tnhh tm & dv đIỆn tử tin học nguyễn lâM 315 Đại Lộ Bình Dương, tx thủ Dầu Một, Bình Dương. Tel: 0650 3813473 – 3837388 Fax: 0650 3822450
public -> TRƯỜng đẠi học bách khoa chưƠng trình đÀo tạo tiến sĩ chuyên ngành bảN ĐỒ, viễn thám và HỆ thông tin đỊa lý
public -> List of Law firm in Hanoi
uploaded -> CUỘc chiến chống lại ung thư BÀng quang tôi may mắn được biết đến Fucoidan
uploaded -> Th¹c sÜ NguyÔn T­­êng Vy Nghiªn cøu thµnh phÇn hãa häc ®Ó tiªu chuÈn hãa chÊt l­îng dÇu gÊc ViÖt nam (Momordica cochinchinensis. Spreng) dïng lµm thuèc

tải về 269.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương