Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky



tải về 0.98 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.98 Mb.
#1393
1   2   3   4   5   6   7   8

Buổi chiều trên đống cỏ

 

Tuyết rơi trên đống cỏ



Qua khe hở mái trần

Ta bới trong đống cỏ

Thấy một chú bướm con.

 

Con bướm nhỏ, ơi con bướm nhỏ



Cuộc sống biết giữ gìn

Vùi mình trong đống cỏ

Để ngủ qua mùa đông.

 

Từ đống cỏ bướm ngó



Những chú dơi treo mình

Bức tường nhà bằng gỗ

Chiếu sáng rất rõ ràng.

 

Đưa bướm trước mặt mình



Ta nhìn chùm bụi phấn

Rõ ràng hơn ánh nến

Rõ hơn bàn tay mình.

 

Giữa buổi chiều mờ sương



Bướm cùng ta ở đấy.

Bàn tay ta ấm nồng

Như những ngày tháng Bảy.

 

(Nguyễn Viết Thắng dịch từ nguyên bản tiếng Nga)

***

 

Bài thơ viếng Robert Frost



 

Nghĩa là, anh đã ngủ yên.

Nghĩa là, phải bay về suối

ngọn gió ở đây đã thổi

làm tắt ngọn nến của anh.

Biết rằng dòng nước đã im

gió lượn vòng quanh trên đấy

rồi ngọn gió lại vội vàng

đến nơi linh hồn theo khói.

 

Xin anh hãy cho phép tôi



giữa những bậc thềm yên ngủ

với ngôi sao trong cửa sổ

cho tôi được nói đôi lời,

để ánh sao kia rời bỏ

từ những đường phố vắng tanh

biến mất khỏi nơi im lặng

và sẽ trở thành sáng hơn

trong lùm cây, người tóc vàng

đang đón đợi ánh mắt anh

khi anh một mình lang thang

trong bóng tối... đến với những người vĩ đại. 

                                                    1963 



(Nguyễn Viết Thắng dịch từ nguyên bản tiếng Nga)

***


Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Anna Akhmatova

 

Một trang giấy và lửa, hạt và những phiến đá xay,



lưỡi bén của một chiếc búa tạ và mớ tóc cắt ngang –

Chúa giữ lại mọi thứ, đặc biệt là những lời

tha thứ và tình yêu, như tiếng nói của riêng mình.

 

Trong lời nói ấy một mạch đập tả tơi, tiếng xương vỡ khô khốc,



trong lời nói ấy cái mai kẻ đào huyệt giã nát, đơn điệu và ít nhiều âm ỉ,

bởi con người chỉ có mỗi một đời sống, lời nói từ đôi môi sinh tử

vang rõ hơn từ bông tơ trên bầu trời thế gian.

 

Hỡi hồn thiêng, từ bao biển khơi ta xin cúi mình ngưỡng mộ ngươi



đã có công tìm ra chúng – ngươi và phần người mục nát của ngươi

đang ngủ yên trong chỗ đất quê hương, nhờ có ngươi mà

con người còn nhận được lời nói giữa thế giới câm điếc này.

 

                                                                        Tháng Bảy 1989



---------------------

“Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Anna Akhmatova” dịch từ bản tiếng Anh “On the Centenary of Anna Akhmatova” của chính tác giả Joseph Brodsky và dịch giả Barry Scherr trong Joseph Brodsky – The Art of a poem, Lev Loseff & Valentina Polukhina biên tập (New York: Macmillan Press Ltd, 1999).

Năm 1989 Brodsky được mời tham dự hội nghị Kỷ niệm 100 năm Anna Akhmatova ở Đại học Nottingham, Anh quốc, nhưng do không đi được, mấy ngày trước hôm khai mạc, ông đã gửi bài thơ mới viết của mình nhờ người bạn là Diana Myers đọc trước Hội nghị. Ngày tháng ghi thêm dưới bài thơ là do ý của tiến sĩ Myers. Do bài thơ không được xếp chung vào với những bài thơ tưởng niệm của Brodsky, và chỉ xuất hiện duy nhất qua bản tiếng Pháp của Hélène Henry [Verumne et autres poèmes (Paris: Gallimard, 1993)] người dịch muốn gửi tặng bản dịch của mình cho hai nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ở Hà Tây và Mai Văn Phấn ở Hải Phòng – như một tư liệu. HNB.

 

Trái: Ngôi mộ nhà thơ Anna Akhmatova ở Nghĩa trang Komarovo, Leningrad, thành phố nay đã trở lại là Saint Petersburg. Ảnh: Soviet Literature, 6-1989. Số Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Anna Akhmatova 1889-1989.



Phải: Ký họa ngôi mộ nhà thơ Anna Akhmatova của Brodsky, trong những tư liệu Brodsky mà Lev Loseff còn giữ, và theo ông, đã được phác họa để giúp ông có một ý niệm về ngôi mộ [khoảng cuối những năm 60, trước năm 1971] trước khi ông viếng mộ Akhmatova ở Komarovo lần đầu tiên. Vẫn theo Loseff, Joseph Brodsky bấy giờ không thích kiểu dáng ngôi mộ này, và nghe nói còn có lần đã đập nát con chim trên thập giá, vì cho nó là một kiểu “phúng dụ thiếu thẩm thức”, một trong những hình ảnh “xúc phạm” đến những hình ảnh trong bài “Requiem” của Akhmatova.

***


Tiếng xào xạc của những cây xiêm gai

 

Mùa hè, các đô thị vắng người. Những thứ Bảy, ngày lễ



người ta đổ ra khỏi thành phố. Buổi tối nỗi buồn làm

bạn chùng xuống. Có thể cho những toán lính bước đều vào.

Và chỉ khi bạn gọi điện cho một người bạn gái

chưa lên đường vào nam và hãy còn nằm nhà,

bạn mới lắng tai nghe – tiếng cười đùa, nhiều thứ tiếng vo ve –

 

và bạn đặt nhẹ ống nghe xuống: thành phố và cả chế độ



đã sụp đổ; những trụ đèn giao thông mỗi lúc càng chớp

mỗi màu đỏ. Cầm một tờ báo lên, bạn đọc ngay từ mục

“Diễn ở Thành phố” chảy tràn những đống chữ in li ti.

Ibsen u ám. A. P. Chekhov thì cũ rích.

Tốt hơn nên dạo một vòng, để làm thấm lưỡi.

 

Mặt trời lúc nào cũng lặn sau tháp TV. Miền Tây



ở ngay đấy thôi – nơi các bà thường xuyên đau khổ,

nơi các ông bắn súng sáu và hét, “Cút đi!”

khi có người đến khảo tiền. Ở đấy bài “Man Oh Man”

trườn mình từ chiếc clarinet bạc rúng động trong hai bàn tay đen.

Quán rượu là một cánh cửa sổ mở ra những vùng đất ấy.

 

Chai lọ đầy rượu sắp hình tháp dáng New York thanh lịch;



mắt nhìn thôi cũng sẽ khiến lòng bạn rộn rã.

Tuy nhiên, Miền Đông phát hiện chính là ở cái nét góc cạnh u trầm

và nghiêng nghiêng trong ý nghĩ bạn, mỗi ý nghĩ một ngõ cụt –

và những tờ giấy bạc với hình Mohammed hoặc đỉnh núi của ông

và tiếng xi xô đi vào tai bạn câu hỏi thiết tha “Do you speak...”

 

Và sau đó, khi bạn len lỏi về nhà, theo kiểu bấm gọng kềm,



ở một thành phố Cannae[*] mới, dốc cạn hết ruột gan

trong phòng tắm, vào lúc 4 giờ sáng, giương đôi mắt

nhìn mình từ chiếc gương soi hình bầu dục

treo trên bồn rửa, nắm chắc thanh gươm rất

gần, kẻ chinh phục mới đến thốt lên điệu “Cha-cha-cha”.

 

1974/1975



____________

[*]Cannae xưa là một ngôi làng thuộc vùng đất Apulia, đông nam nước Ý, gần sông Aufidus, trên một ngọn đồi ở bờ bên phải – là nơi Hannibal từng đánh bại đội quân La mã vào năm 216 trước Công nguyên.

----------------------

“Tiếng xào xạc của những cây xiêm gai” dịch từ bản tiếng Anh “The Rustle of Acacias” của tác giả và Daniel Weissbort [một chuyên gia về Brodsky] – trong tạp chí The Iowa Review 9:4, tháng Mười 1978. Ấn bản A Part of Speech của Oxford University Press ghi năm sáng tác bài thơ là 1977. Các ấn bản sau đó ghi 1974-1975.

***

Đối thoại
J. Brodsky - năm Pasternak qua đời, 1960.

 

 



– Ông nằm đó, trên sườn đồi.

Gió luồn khắp mọi nơi.

Trên ngọn những cây sồi

quạ kêu cả trăm tiếng.

– Ông nằm đâu? Ta không nghe.

Lá xào xạc trong gió.

Người bảo sao, mái nhà nào?

Ta nghe không rõ chữ.

 

– Ngọn cây, ta bảo, những ngọn cây



nơi lũ chim kêu tiếng quạ.

Hàng trăm con cháu

Từ trời cao bay ào xuống;

– Nhưng vậy ra đấy là quạ?

Gió giễu cợt trong bóng râm.

Người bảo sao, ngọn cây nào?

Ta không hiểu một chữ.

 

– Ông giấu kỹ những nỗ lực



trong bóng đêm sâu thẳm.

Tất cả những gì ông làm: đôi cánh bay

cho một con chim đen nào đó.

 

– Gió cản đường ta, gió.



Hãy ngăn nó, hỡi Thượng đế, xin hãy ngăn.

Nó làm gì trên trái đất

nếu nó cùng đi với con người?

 

– Những chiếc lá, mơ mộng, thì thầm,



còn ông nằm đó, không một hơi thở.

Ngươi nhìn thấy mây trên trời,

linh hồn ông đó.

– Giờ đây ta hiểu ngươi:

ông bỏ trốn trong đêm.

Giờ đây ông nằm yên, ôm chặt

những rễ cây trong rừng sồi.

 

– Ta dựng một mái nhà, một mái nhà



bằng tán lá sồi dày đặc.

Ông nằm lặng im hơn cả mặt hồ,

bé mọn hơn cả ngọn cỏ bé nhất.

Ta lấy bóng đêm đăng quang ông.

Vương miện sẽ rất hợp cho ông.

– Nằm dưới đất, ông như thế nào?

– Ông sẽ không trở dậy nữa.

Ông nằm đấy đăng quang,

ở đấy ta đã quên ông.

– Vậy ra đấy là một con quạ?

– Một con chim, ấy là một con chim.

 

6 tháng Sáu 1962



 

------------

 

Trái: Chân dung Boris Pasternak [1958].



Phải: Andrei Sinyavski [đi đầu] khiêng quan tài Boris Pasternak từ trong nhà ra sân ngoài...

 

Đối thoại” dịch từ bản tiếng Pháp “Dialogue” của Véronique Schiltz trong Joseph Brodsky, Vertumne et autres poèmes (Paris: Gallimard, 1993). “Đối thoại” có thể là một trong những bài thơ không xuất hiện trong bất cứ tuyển tập nào khác. Năm 1993, khi đọc bài thơ qua bản tiếng Pháp, do nhận ra ít nhiều hình ảnh quen thuôc, chúng tôi nghĩ bài thơ có thể viết về Boris Pasternak [10.02.1890-30.05.1960] vì nhà thơ vĩ đại của nước Nga quả đã yên nghỉ trên một sườn đồi nằm ngay trước mặt nhà mình. Nhiều tài liệu cho biết ngày đưa tang Pasternak, nhiều “bạn” văn của nhà thơ không xuất hiện,* có người còn lấy màn che kín cửa nhà mình, chỉ có thanh niên sinh viên và vô số những bạn bè, những người đọc yêu mến ông, cả những công nhân thợ thuyền xa gần, đã thay nhau biến buổi lễ tang thành một ngày đọc thơ triền miên. Trong số những nhà văn trẻ khiêng linh cữu Pasternak từ trong nhà ra sân ngoài, có nhà nghiên cứu văn học Andrei Sinyavski... Chúng tôi chuyển ngữ bài “Dialogue” năm 1993, nhưng đến cuối năm 1999, khi có dịp đọc Joseph Brodsky — The Art of a Poem (London: Macmillan Press Ltd., 1999.] do Lev Loseff & Valentina Polukhina biên tập, chúng tôi mới đươc biết chính xác “Dialogue” là bài thơ Brodsky viết về cái chết của Boris Pasternak.



 

* Nói đúng, Hội Nhà Văn Xô-viết dịp này có cho đưa đến lễ tang một chiếc xe màu đen to tướng, với một người đại diện nổi tiếng mà không ai nhớ nổi tên, lên tiếng đề nghị đưa linh cữu lên xe “vi quá nặng”, nhưng thân hữu của nhà thơ ai nấy la ó từ chối, và đã thay nhau khiêng quan tài đi bộ tới bên kia sườn đồi. [Theo Guy de Mallac trong Boris Pasternak — His Life and Art (Norman, OK: University of Oklahoma Press, 1981).]
***

***
Ta từng bước vào cũi sắt, vì thiếu thú hoang,


khắc hạn tù và biệt danh lên giường tầng và xà nhà,
sống bên biển, xoè bài trong một ốc đảo,
ăn nấm trong bữa tối với quỷ-mới-biết-là-ai, mặc áo có đuôi.
Trên đỉnh băng sơn ta ngắm nhìn một nửa thế giới, chiều rộng
của đất. Hai lần chết chìm, ba lần để lưỡi dao cà vào bụng.
Bỏ xứ sở đã sinh ra và nuôi nấng ta.
Bọn đã quên ta hẳn làm đầy một thành phố.
Ta từng vượt thảo nguyên nơi bọn Hung Nô gào thét trên yên,
từng mặc áo quần giờ đây vừa mốt lại ở các khu phố,
trồng lúa mạch, trải hắc ín mái chuồng heo và chuồng ngựa,
nốc tất cả trừ nước khô.
Ta đã đưa con mắt thứ ba của người lính gác vào những giấc mơ
lầy lội và hôi tanh. Gặm mẩu bánh lưu đày; lên mốc và sần sùi.
Ðã ban cho buồng phổi đủ thứ tiếng động trừ tiếng rống;
bị đổi xuống thành tiếng thều thào. Giờ đây ta đã bốn mươi.
Ta nên nói gì về đời ta? Rằng nó dài và ghét sự trong suốt.
Trứng vỡ làm ta buồn rầu; trứng chiên thịnh soạn, lại làm ta mửa.
Nhưng cho tới khi đất sét nâu được lèn vào thanh quản ta,
sẽ chỉ có lòng biết ơn tuôn ra từ đó.

Lê Đình Nhất-Lang chuyển ngữ

-------


Từ bản tiếng Anh “May 24, 1980” trong Joseph Brodsky, Collected Poems in English (Thơ Gom Tiếng Anh, New York: Farrar, Straus and Giroux, 2000)





tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương