Nnc trần văn chưỜNG



tải về 18.6 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích18.6 Kb.
#9162
Tham t­íng triÒu v¨n hÇu nguyÔn triÒu v¨n (1573-1648?)

vÞ khëi tæ dßng téc nguyÔn h÷u ë ®µng trong



NNC. TRẦN VĂN CHƯỜNG

Cán bộ hưu trí tại Quảng Bình

Nguyễn Triều Văn quê ở ngoại trang làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, Thanh Hóa, cùng họ tộc với Nguyễn Hoàng. Ông là Tham tướng Triều Văn hầu, rời Thăng Long năm 1608, đưa con trai thứ năm là Nguyễn Hữu Dật mới lên sáu tuổi vào xứ Thuận Hóa để tìm minh chủ, tìm miền đất hứa, “nhập tịch ở Phong Lộc” (theo Đại Nam nhất thống chí).

Các cụ cao niên ở Vạn Ninh có truyền lại giai thoại rằng: Làng Vạn Toàn, tổng Hành Phổ, huyện Khang Lộc, phủ Quảng Bình (đến Minh Mệnh năm thứ 12, 1831 - Vạn Toàn đổi thành Vạn Xuân) theo phong thủy có câu “thượng chí An Mã, hạ chí Đùng Đùng, trung trung nhất huyệt” nghĩa là: trên đến An Mã, dưới đến Đùng Đùng - Hạc Hải, ở giữa có địa huyệt phát tích đế vương. Ông Triều Văn và dòng tộc Nguyễn Hữu chọn Vạn Toàn làm nơi đất lành chim đậu để định cư và chọn địa linh nơi đây làm địa táng cho con cháu vinh hiển đời đời! Các cụ còn nói đó là “sấm ký”của Trạng Trình truyền lại!?

Giai thoại dân gian hư hư thực thực! Trên đất Vạn Ninh, dòng tộc Nguyễn Hữu không phải là họ tộc khai khẩn, nhưng di tích đền thờ, lăng mộ các vị công hầu khanh tướng của dòng tộc Nguyễn Hữu đều theo trục An Mã - Đùng Đùng vẫn đang hiện hữu.

Xét về địa thế quân sự, Vạn Toàn (tên cũ của làng Vạn Xuân) có địa hình thượng sơn hạ thủy tiện lợi cho việc tiến thoái, công thủ khi dùng binh. Thực tế hơn 600 năm lập làng, nơi đây luôn được chọn làm căn cứ chiến lược qua các cuộc chiến tranh. Nguyễn Triều Văn khi đến định cư ở cuối làng Vạn Toàn (nay ở thôn Bến) là địa bàn thuận tiện thủy bộ.

Nguyễn Triều Văn, Nguyễn Hữu Dật và các con của Nguyễn Hữu Dật định cư ở Khang Lộc (nay là huyện Quảng Ninh). Nơi đây gắn với chiến tích, hành trạng, nơi công cán của nhiều thế hệ gắn với đạo Lưu Đồn; lăng mộ, đền thờ, đất phong cấp đều gắn với Khang Lộc (nay là Quảng Ninh) mà tập trung là ở xã Vạn Ninh bây giờ.

Là dòng tộc công hầu khanh tướng nên con cháu mỗi người trấn giữ một nơi. Thừa Thiên Huế là đất căn bản của phủ chúa nên các thế hệ kế tiếp của dòng Nguyễn Hữu được giao trọng trách nơi cửa khuyết và ở các địa bàn xung yếu nên con cháu hậu duệ định cư ở mọi miền đất nước.

Nơi cha con Nguyễn Triều Văn định cư là Vạn Toàn xã, Hành Phổ tổng, Khang Lộc huyện, có dãy đá mọc tự nhiên như thành lũy từ Bến Đá dọc theo đường Quan, sát vùng đồng lầy kéo đến mõm Đá Thề giáp làng An Toàn (nay là Xuân Hòa - Hoa Thủy); có các bến: Bến Đá, Bến Tể, Bến Bốm, Bến Đại, Bến Cát với hàng chục hói hác ngang dọc thông ra sông Kiến Giang, ra phá Hạc Hải. Địa hình đó thuận lợi cho vị tham tướng Triều Văn hầu phụ trách thủy binh trên đất Quảng Bình có đất dụng võ.

Thời ấy, Vạn Toàn là vùng bán sơn địa, đồi núi nguyên sinh nối liền với đại ngàn Trường Sơn là hậu cứ an toàn cho việc dùng binh. Ở Km9 Đường 10 là dãy núi đá Lèn Rẫy bao quanh đầu mõm đông nam dãy An Mã. Trong đó có rẫy dầu lai ép quả làm dầu thắp. Rẫy này thuộc sở hữu của dòng Nguyễn Hữu. Vào Km10 có dốc Nguyễn Hữu, Km11 có mộ Tĩnh Quốc công Nguyễn Hữu Dật.

Cụ Nguyễn Hữu Cư, hậu duệ thừa tự đền thờ Tĩnh Quốc công thờ Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Hào kể rằng: thuở hàn vi, có lần quân Trịnh truy đuổi, Nguyễn Triều Văn và Nguyễn Hữu Dật dẫn quân lánh vào Lèn Rẫy, đói phải ăn rau “quyển dĩ” (rau tàu bay).

Những sự tích truyền miệng, những di tích lăng mộ, đền thờ cho ta cơ sở xác định Vạn Toàn là nơi cư trú đầu tiên của Nguyễn Triều Văn và dòng tộc khi vào Nam.

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XVII, thế hòa hoãn giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn bị lung lay. Do tham quyền cố vị, Văn Nham, Thạch Xuyên là hai em của Phúc Nguyên có mật thư với Trịnh Tráng mưu làm phản. Quân Trịnh kéo vào cửa Nhật Lệ lần thứ nhất mở đầu xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn. Nguyễn Triều Văn, Nguyễn Hữu Dật và các con của ông kế tiếp cùng tham gia cuộc chiến từ trận đầu năm 1620 đến trận kết thúc năm 1672, từ đó chính thức phân chia hai xứ Đàng Ngoài, Đàng Trong do hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn cát cứ.

Sử sách ghi chép rất ít về Nguyễn Triều Văn. Qua chi tiết Nguyễn Hữu Dật được chúa Phúc Nguyên chọn làm Văn chức khi mới tuổi 16 và chúa giao cho Triều Văn đưa về tiếp tục rèn cặp để sau dùng vào việc lớn, cho thấy công lao nuôi dạy để con thành tài của Nguyễn Triều Văn.

Nguyễn Triều Văn giữ chức tham tướng được dự bàn việc cơ mật, tuy chưa là nhân vật xuất chúng để lịch sử thường bàn tới, nhưng trải 40 năm phò các chúa Nguyễn, ở tuổi 75, ông vẫn cầm quân thủy chiến đánh trận sông Nhật Lệ, đầm Võ Xá năm 1648, đánh dấu một cuộc đời trận mạc của một danh nhân khởi thủy của các danh tướng dòng Nguyễn Hữu ở Đàng Trong.

Gia phả ghi về ông: “Chưởng dinh Triều Văn hầu, quân sư Đô chỉ huy sứ phó tướng, Chưởng quân. Kỵ ngày 15 tháng 5. Mộ táng tại An Đại sơn”.

Ông sinh hạ 7 người con trai đều được phong tước công, tước hầu. Nguyễn Hữu Dật, người con trai thứ năm được ông trực tiếp rèn luyện đã trở thành nhân vật lịch sử xuất chúng trong thời kỳ chiến tranh Trịnh - Nguyễn hơn 50 năm giữa thế kỷ XVII.

Phần mộ Nguyễn Triều Văn ở bờ bắc sông Long Đại, nay ở bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân. Nơi đây, năm 1930, Đại thần Nguyễn Hữu Bài, hậu duệ dòng Nguyễn Hữu đã cho xây dựng đền thờ 5 gian lợp ngói và dựng bia thờ thủy tổ của mình. Đền thờ, bia mộ không còn, nhưng dấu tích lăng mộ vẫn còn. Sinh thời, cụ Nguyễn Hữu Cư cho biết, trước 1945, đến rằm tháng năm, đội lính vệ lăng chèo thuyền đưa gia nhân họ Nguyễn Hữu ở Vạn Xuân xuôi Kiến Giang, ngược Long Đại lên giỗ ngài tại đền thờ.



Trong cơn đại biến loạn của lịch sử dân tộc thế kỷ XVI và XVII, Nguyễn Triều Văn là một con người dám dấn thân vào lịch sử, từ Thăng Long vào Đàng Trong, bám trụ trên vùng đất Quảng Bình, tâm điểm của chiến tranh Trịnh - Nguyễn và có những đóng góp cho lịch sử. Nguyễn Triều Văn xứng đáng được tôn vinh là danh nhân trong lịch sử trường tồn của dân tộc.

tải về 18.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương