Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này



tải về 0.68 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.68 Mb.
#2956
1   2   3   4
­Trầm Thiên Thu (dịch)

(Nguyên tác A Tale for New Year’s Eve của Fay Weldon)

Lê Đức Luận(*)

Từ ăn tết tháng Tý

đến ăn tết tháng Dần


nước ta hiện nay, nhiều nơi vẫn còn lưu giữ những dấu vết cổ xưa về hệ tên tháng nguyên thủy bắt đầu từ tháng Tý, tương ứng với tháng 11 âm lịch, là tháng đầu năm. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì đến thế kỷ XIX, người dân Bất Bạt, Mỹ Lương, tỉnh Hà Tây cũ vẫn “hằng năm lấy tháng 11 làm tháng đầu năm, hằng tháng lấy ngày mồng hai làm ngày đầu tháng, gọi là tháng lui, ngày tiến”. Theo Đặng Nghiêm Vạn, lịch của người Khơ Mú bắt đầu từ tháng 11, sớm hơn lịch Việt hiện nay 2 tháng. Lịch của người Việt hiện nay là ảnh hưởng của lịch nhà Hạ và các triều đại sau của Trung Hoa. Nhà Chu đã từng theo lịch Tết phương Nam, nên vẫn dùng tháng Tý là tháng đầu năm, sau này nhà Thương dùng tháng Sửu (tháng 12 âm lịch) làm tháng đầu năm. Ở Việt Nam cũng có thời kỳ ăn Tết vào tháng Sửu như nhà Thương và tháng Mười Một được gọi là tháng Một. Dấu vết đó thể hiện trong truyện cổ tích Tại sao sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hẹp lại. Truyện kể rằng vào thời Lý, đoạn kể về ông bà bán dầu: “Hôm đó vào ngày ba mươi tháng Một, hai vợ chồng định bụng bán mẻ dầu cho một số chùa chiền vào khoảng cuối năm, người ta cần dùng dầu để thắp Tết”. Tháng Một đây chính là tháng Mười Một vì tháng Một là tháng Giêng theo cách ăn Tết hiện nay thì là tháng đầu năm, đã qua Tết chứ không phải tháng cuối năm. Sang đến nhà Hạ thì dùng tháng Dần (tháng 1 âm lịch) làm tháng đầu năm. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ và thực hiện cho đến ngày nay.

Người xưa chọn tháng Tý, tức là tháng 11 hiện nay, chính là tháng Một - tháng đầu năm, tháng 12 gọi bằng tháng Chạp và tháng 1 gọi là tháng Giêng, đến tháng Hai mới chính thức ứng với số 2. Như vậy, thứ tự các tháng là: một, chạp, giêng, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười. Tháng Tý là tháng con chuột, biểu hiện của sự no đủ. Có lẽ con chuột là con vật ăn ngũ cốc như hạt lúa, hạt ngô, củ khoai... Thức ăn mà nó ăn đã trở thành sự gợi ý cho thức ăn của con người. Người xưa từ những hạt ngũ cốc trong tự nhiên mà chuột ăn để hái lượm, rồi tiến đến trồng trọt làm thức ăn cho mình. Thần thoại kể về việc tìm ra giống lúa của người Mường, truyện Đẻ gạo kể rằng, để có giống lúa con người phải nhờ bìm bịp, gà sống và các thứ chim, chúng đều từ chối. Cuối cùng chuột nhận lời với điều kiện là sau này được ăn lúa mới chịu lên đường. Chính vì có công lớn nên con chuột được mang tên tháng đầu giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Đó chính là tư duy của người làm nghề nông, chuột trở thành con vật mở đầu cho sự phát triển, sinh sôi. Tháng 11 (Một) là tháng mở đầu chu kỳ canh tác mới. Tháng 10 là tháng kết thúc vụ Mười, vụ lúa thứ ba sau vụ mùa và vụ chiêm, kết thúc một chu kỳ canh tác. Ca dao có câu:



Bao giờ cho đến tháng Mười

Nấu nồi cơm nếp vừa cười, vừa ăn

Các cư dân Đông Nam Á thường ăn tết vào dịp sau thu hoạch vụ mùa gọi là Tết mừng lúa mới, cơm mới. Lễ Ôk Ôm Bok của đồng bào Khơ-me, hàng năm tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Ada, lễ hội tạ ơn mùa của người Pakô được tổ chức vào tháng 10, tháng 11 âm lịch. Dân tộc Pà Thẻn có lễ hội nhảy lửa, được coi như lễ hội mừng lúa mới của họ. Nó bắt đầu vào giữa tháng 10 âm lịch, khi mùa vụ đã thu hoạch xong và kéo dài qua Tết Nguyên đán mới kết thúc... Mỗi năm, lịch nông nghiệp Bru-Vân Kiều gồm 10 tháng, tiếp đến thời kỳ nghỉ ngơi, chơi bời trước khi bước vào mùa rẫy mới. Như vậy, tháng 11 chính là tháng bắt đầu nghỉ Tết cơm mới. Tết cơm mới của người Kinh thường vào các ngày từ mồng 1 đến 10 tháng 10 âm lịch. Đây là tết mừng vụ thu, còn gọi là tết Hạ nguyên hay tết Thường tân.

Như vậy, phần lớn cư dân Đông Nam Á đã ăn Tết vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 (Một), kết thúc mùa vụ và một năm sản xuất. Tháng 11 (Một) âm lịch là tháng đầu năm mới là hợp lý, đúng với thời tiết phương Nam. Cuối tháng 10 và đầu tháng 11 (Một) là tiết cuối Thu đầu Đông nên thời tiết rất thuận lợi, khởi đầu cho một năm mới nghỉ ngơi cho người và gia súc, đến tháng Chạp mới bắt đầu trồng trọt, ứng với tháng Sửu, tháng con trâu là con vật gắn bó với nghề nông. Nếu ăn Tết vào tháng Sửu, tức là tháng Chạp thì qua rằm người ta cày cấy cũng thong thả, phù hợp. Hiện nay ăn tết vào cuối tháng chạp và đầu tháng giêng nên việc đồng áng và chuẩn bị Tết rất bận rộn, vất vả. Tết Hạ nguyên hay Tết Thường tân của người Kinh từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 10 âm lịch chính là dấu vết của Tết cuối năm, kết thúc một chu kỳ canh tác và tháng 11 là tháng đầu năm mới. Như vậy, tùy theo lịch thời vụ và theo từng thời kỳ, từng khu vực, cộng đồng dân cư mà có xê dịch thời điểm ăn Tết trong khoảng cuối tháng Mười đến đầu tháng Chạp âm lịch. Đây là Tết đúng thời tiết của cư dân phương Nam với nghề nông, là một cách quan niệm mang giá trị khoa học.

Ngày nay, Tết chỉ phù hợp với thời tiết 4 mùa, với tháng Dần được xem là tháng đầu xuân mở đầu một năm và tháng Chạp kết thúc mùa Đông, kết thúc chu kỳ một năm. Tuy nhiên, theo cách ăn Tết hiện nay thì vẫn thuận lợi với người phương Nam, thời tiết vào Xuân còn người phương Bắc vẫn còn tiết Đông, dù là cuối Đông.

Người Trung Hoa chú trọng đến con hổ, con vật sức mạnh, biểu tượng cho sự hùng cường và ăn tết theo lịch Âm Dương. Tuy nhiên không phải ngay từ đầu, cư dân phương Nam, trong đó có người Hoa Trung Nguyên ăn Tết vào tháng Dần mà ăn Tết thay đổi từ tháng Tý đến tháng Sửu rồi tháng Hợi, cuối cùng mới tháng Dần như hiện nay. Việc ăn Tết của người Việt Nam cũng theo sự thay đổi đó. Thời nguyên thủy, các cư dân phương Nam từ Trung Quốc và Việt Nam cho đến Triều Tiên đều ăn Tết tháng Tý. Nếu ăn Tết theo tháng Tý là ăn Tết theo chu kỳ lịch thời vụ trong một năm thì ăn Tết theo tháng Dần (tháng con Hổ) là ăn Tết theo tiết. Tháng Giêng là tháng kết thúc mùa đông mở đầu mùa xuân trong chu kỳ 4 mùa của một năm. Tháng Giêng là tháng cây cối bắt đầu ra hoa, kết trái nên là tháng sinh lộc, mà lộc là biểu trưng cho sự phát triển sinh sôi. Có thể đây là lý do vì sao cư dân Đại Việt chọn tháng Giêng (tháng Dần) là tháng đầu năm thay tháng Một (tháng Tý).

L.Đ.L

Huỳnh Minh Tâm

Bền bỉ những khát vọng
15 năm kể từ khi tách tỉnh (1997-2012), so với chiều dài lịch sử một vùng đất kiên trung như Quảng Nam thì khoảng thời gian ấy quá ngắn ngủi. Nhưng so với quá trình sáng tạo của những người cầm bút, so với những chuyển đổi các thế hệ sáng tác, kẻ ở người đi, sự đổi thay các quan niệm, các giá trị xã hội cùng với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, thì chắc rõ là dài. Những cây bút của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam đã góp mặt khá đầy đủ trong tuyển tập: Quảng Nam 15 năm một vùng văn học(*), như muốn đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa và có giới hạn, như muốn nhìn lại và vươn tới, “hướng về việc tìm tòi những cách thể hiện mới mẻ để hy vọng có thể đồng hành với sự chuyển đổi của người đọc hôm nay”. Trong tập sách này, những thế hệ cùng đồng hành, những “gu” thẩm mỹ khác nhau, các phong cách viết khác nhau, các quan niệm về chân, thiện, mỹ có thể khác nhau..., nhưng tựu trung vẫn là khát vọng bền bỉ về con người, tình yêu và cái đẹp với những số phận, những tâm tư, những lo toan, những xúc cảm mang “âm hưởng” của vùng đất Quảng Nam “đầu sóng ngọn gió”.

Trong Quảng Nam 15 năm một vùng văn học, lớp cha anh có tác giả Vũ Minh. Ông sinh ngày 3/2/1924, tại Hội An, tính ra đã ngoài thất thập lâu rồi. Cách đây chừng mười năm vẫn còn thấy ông đi lại đây đó, viết lách đều. Nay thì dường đã nghỉ ngơi. Ông đã có những đầu sách ấn tượng: Âm vang lòng biển (thơ, 1984), Thơ Vũ Minh (1991), Giọt sương, Giọt trăng (thơ, 2001). Nay ông góp 2 bài trong tuyển. Thơ ông giản dị, trong sáng tình yêu về con người:



Anh cứ ngỡ yêu em từ kiếp trước

Thuở mái tóc bên em còn xanh mượt

Trời mùa xuân sóng nắng đuổi nhau bay

Và bàn tay nắm chặt lấy bàn tay

Gió lốc thổi không bao giờ nghiêng ngả

Tình yêu chậm vội vàng chi giục giã

Để chừ đây mây trắng quyện sông trôi...

(Yêu thầm)

Nhà văn Nguyễn Bá Thâm, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Đất Quảng nhiều năm, đã có những tập bút ký hay: Đi dọc đường biên (2004), Đất của máu và lửa (2005). Hai tác phẩm Miền đất trung du, Làng đầu nguồn in trong tuyển tập này là mạch nguồn sáng tạo của ông viết về Quảng Nam một thời oanh liệt chống giặc và bây giờ là xây dựng đất nước. Văn của ông đầy xúc cảm, nóng hổi các sự kiện, tính nhân văn cao.

Tác giả Phạm Thông, hiện là Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật Tam Kỳ. Những năm gần đây ông viết khá nhiều, đặc biệt là bút ký và đã có những thành công nhất định. Ông đã in 2 tập bút ký: Cát đỏ (2010) và Tam Kỳ thời lửa đạn (2012). Trước đó, ông đã in 2 tập thơ: Lời của cát (2000), Xin giữ chút tình (2009). Văn ông trong sáng, mạch lạc; thơ ông có nhiều nốt duyên thầm.



Đất vùng đông

Quê tôi nghèo lắm

Củ khoai cong

Quấn mình trong cát

Ngón chân mẹ già

Nguệch ngoạc giữa đường trưa

(Lời của cát)

Rồi còn phải kể nhà văn “lão thành” chuyên viết bút ký Hồ Duy Lệ, với Khôn nguôi Vĩnh Trinh, Chiều cuối năm; tác giả Trương Xuân Đông góp mặt với hai bài thơ: Không đề, Có một thời như thế.

Lớp kế tiếp các tác giả kể trên, có lẽ khá đông, đã góp phần làm “dày” thêm tập sách cả hình thức lẫn nội dung. Tác giả văn xuôi Tiêu Đình đã xuất bản khá nhiều đầu sách: Phiên tòa trên cát (1997), Đội bóng nhí xóm mới (2011), Mộng du giữa ngày (2009), Ngoài tầm bão xoáy (2011)... Kể từ ngày về Hội làm công tác quản lý, dường như việc viết lách của anh không những chững lại mà còn có vẻ đều đặn hơn.

Tác giả Mai Thanh Vinh, quê Điện Bàn, cũng đã ra mắt bạn đọc 2 tập thơ: Khát trăng (2003), Góc khuất (2008). Dù chịu nhiều áp lực công việc của người mẹ, người vợ và chuyện bếp núc, chị vẫn viết sung sức, nhất là thời gian gần đây, thơ chị thêm phần góc cạnh, tiết tấu nhanh, mạnh, đặc biệt là về số phận người phụ nữ trong cuộc sống nhiều bất trắc, và nỗi cô đơn thường trực.

Ta về tạ lỗi mẹ cha

Bặt tăm từ thuở bỏ nhà tha hương

Ba mươi năm lạc con đường

Quẩn quanh nắng gió mưa sương gánh gồng

Trở về tay vẫn trắng không

Mới hay vườn cải lên ngồng từ lâu

Đâu còn dò dẫm nông sâu

Ao làng giờ đã bạc màu thu phai

Cúi xin tạ lỗi đêm dài...

(Lục bát chín câu)

Tạm gọi là cùng trang lứa với Mai Thanh Vinh còn có Lê Thị Kiều Chinh, một người luôn lặng lẽ, khiêm nhường trong cuộc sống đời thường, sinh hoạt hội họp lẫn bút pháp trong thi ca. Chị viết: “Lặng lẽ như cây chuối trong vườn/ lặng lẽ sinh con/ lặng lẽ xanh rồi chín/lặng lẽ dâng người những trái vàng ngọt lịm/ hương trong vườn có lẫn cả hương em” (Lặng lẽ). Tác giả Phương Dung, quê Tam Kỳ, có cách viết “hoạt bát” hơn, thể hiện tự ngã nhưng nhức và mãnh liệt: “Đàn ông vẫn tồn tại trên thế gian này/ làm chủ những lâu đài/ những lâu đài đều có người gác cổng/ cần mẫn và dữ dằn/ đôi khi dịu dàng/ nhưng không hề vơi lòng ngờ vực/ những người đàn ông giống nhau lạ lùng/ đều muốn bước ra khỏi lâu đài bằng đôi chân vững chãi/ nhưng lại quên mang theo linh hồn/ nên họ về nhầm” (Sự giống nhau của gió). Chị cũng đã xuất bản 2 tập thơ khá ấn tượng là: Vừng ơi (2003), Phía tàn tro (2011). Rồi Lê Thị Điểm, quê Quế Sơn, góp mặt 2 tác phẩm thơ: Gió đèo LeThiên sứ. “nếu được làm ngọn gió đèo Le/ Em sẽ đi tìm đôi dép lạc mang vào chân mẹ/ nâng nhẹ gánh vai cha/ và ru anh/ mỗi khi anh mỏi phố về nguồn/ có thể chỉ là bóng chim tăm cá/ gió đèo Le vẫn dịu dàng cần mẫn” (Gió đèo Le). Hay Đỗ Thị Kết với 2 bài: Chỗ rốt ráo, Tượng gỗ và nhà đất. “Anh mù/ viếng bạn vào đêm/ khi về/ gia chủ biếu cây đèn/ với tôi, đèn có như không/ dù sáng hay tối cũng đồng như nhau/ anh đâu đi giữa ban ngày/ nếu không có nó chẳng hay chút nào/ người sau, kẻ trước va vào/ thôi thì cầm lấy có sao đâu mà/ anh đi chưa được bao xa/ người từ phía trước bỗng va suýt nhào/ anh rằng: không thấy đèn sao?/ bạn ơi nến tắt tự bao giờ rồi (Chỗ rốt ráo). Bạn đọc dường như vẫn chờ đợi những tác phẩm mới hơn của các chị.

Tác giả Lê Trâm, một cây bút “già dặn” của đất Quảng với các tập truyện như: Nghe vọng tiếng đồng (2010), Một giấc Hồ Điệp (2007), Mơ về phía chân trời (2004)... cũng góp mặt hai truyện ngắn “đặc sắc” của anh sáng tác thời gian gần đây: Một giấc Hồ Điệp, Truyện đốt theo sông. Lê Trâm, như nhiều anh em văn nghệ đất Quảng nhận xét, là cây bút văn xuôi chững chạc. Anh luôn có tư duy đổi mới, chịu học hỏi, ham đọc, ham đi thực tế và “viết thu hoạch”. Văn anh có chất biền ngẫu, giàu xúc cảm, đôi khi trào lộng, đi vào sông núi quê nhà thấm đất thấm cây, đi vào lòng bạn đọc đầy hứng khởi.

Tác giả Phùng Tấn Đông, người luôn cổ xúy cho sự đổi mới của thi ca, nhất là các trào lưu văn học những năm gần đây như thơ Tân hình thức, văn học hiện đại và hậu hiện đại, những khuynh hướng thơ hội nhập với thế giới mở. Rồi anh “lấn sang” lĩnh vực truyện ngắn, những quan niệm siêu liên kết, sự chồng chéo, đan cài các thể loại trong một văn bản, và dường như ở đây anh cũng có một số thành công. Trong tuyển này, thơ anh góp 2 bài: Diễn từ của loài hổ nanh kiếm Smilodon, Nghe những gió mồ thổi lại; ở văn, anh có truyện: Mưa suốt tháng giêng. Cả hai lĩnh vực, dường gặp nhau ở một điểm là cách viết của anh phóng khoáng, tự do, ít câu nệ hình thức truyền thống, ngôn ngữ diễn đạt có phần “Tây hóa”, cách đặt vấn đề lạ, riết róng.

Đừng vội cười tôi cũng như con người tôi không chọn cha mẹ chọn thời để sinh ra để chết

tôi có hai chân sau ngắn hơn hai chân trước

tất nhiên tôi có hai răng nanh dài như hai thanh kiếm thép

(các nhà cổ sinh vật học cho rằng tuy vậy sức nhai của răng tôi yếu hơn loài hổ thường hoặc sư tử)

tôi sinh ra hoặc để chiến đấu hoặc chết

bởi hai chân sau ngắn tôi chạy chậm bởi răng của tôi tuy dài nhưng nhai yếu

tôi là Smilodon-hổ nanh kiếm

đánh thì quen đánh đòn cận chiến dùng hai chân trước dài kẹp chặt đối thủ những bò mộng voi ma mút lớn xác

tấn công chớp nhoáng tôi hoặc chiến thắng hoặc chết

(Diễn từ của loài hổ nanh kiếm Smilodon)

Rồi sự góp mặt của Nguyễn Chiến với tình yêu và u ẩn: ngày mai đời hết rươu/ ta còn cái ly không/ cất lên khà một cuộc/ đã cái đời thi ngông (Thông điệp trắng). Nguyễn Tấn Sĩ với thơ trào lộng và “khinh bạc”: dài hay ngắn cũng mưa mau/ ủ chung cái lạnh như nhau nỗi buồn/ tường vôi rêu đá cuống cuồng/ phù du chẳng biết yêu suông là gì (Không khí lạnh). Huỳnh Minh Tâm với 2 bài: Bài thơ về sự kiên nhẫn, Bài thơ về sự thật: sự thật cho tôi giấc mơ về cỏ và những vì sao/ sự thật hắt hủi tôi thành loài sói hoang/ sự thật tô vẽ tôi trên bức tường/ sự thật ở bên trong/ tâm hồn tôi/ cây ngã bóng sóng soài/ hắt lên ngọn lửa (Bài thơ về sự thật) gợi những khát vọng về một cuộc sống đằng sau những giấc mơ. Phạm Tấn Dũng ấn tượng với cách thể hiện mới, hiện đại, cách suy nghĩ “táo tợn”: những dòng sông rần rật hát lời câm/ rần rật khóc khuya/ rần rật những mạch ngầm âm ỉ đi trong mình/ nhưng không thấy mình (Nghịch sông). Nguyễn Hải Triều mang đến một không khí thơ đằm thắm, nặng tình quê hương: bữa về chỉ bến và tôi/ ngẩn ngơ một cánh buồm trôi giữa dòng/ lưng chừng nắng với mênh mông/ lặng im sông chảy mà không nói gì... (Lục bát gửi sông). Nguyễn Đức Dũng ám ảnh bởi những thị phi trần thế, những lo toan của đời sống, giọng thơ riết róng, tựa “lên đồng” và lạ: đàn chim nhỏ sinh ra kế thừa đường bay truyền kiếp mộng mơ/ cắt liệng tài hoa không bao giờ lặp lại/ gà vịt ngỗng ngan nhẩn nha ăn quẩn trong vườn/ ưỡn ngực đập bụi mù biểu tượng/ làm sao biết mình bi kịch loài chim (Từ tổ chim trong sân trường đại học). Nguyễn Quang Cân miên man tình quê Duy Xuyên, tình mẹ và em: em đi rồi xa ngút một màu xanh/ là kỷ niệm những tháng ngày xưa cũ/ câu hát ngắn khó giãi bày tâm sự/ anh giấu lòng sau hai tiếng hò khoan (Đi tìm câu hát hò khoan).

Riêng mảng văn, ngoài những cây bút đã nêu ở trên, còn có Cao Kim với tác phẩm Mẹ và con, Duy Hiển với Lặng thầm dáng núi, Khiếu Thị Hoài với Khúc sông, Nguyễn Tam Mỹ với Bản nhỏ vùng giáp biên, Nơi từng sống và yêu. Nhìn chung các tác phẩm này đều nóng hổi các sự kiện, chất chứa những trầm tích văn hóa của một vùng đất máu lửa cả trong chiến tranh và đời sống. Riêng Nguyễn Tam Mỹ, sau những sự vụ “gay cấn, gây hấn”, tuy các tình tiết đã không còn nhiều chất “thời sự tỉnh lẻ” nhưng bút pháp vẫn cay nồng, sâu sắc.

Trong tập sách Quảng Nam 15 năm một vùng văn học, điều tôi chú ý nhất, có lẽ là những cây bút “trẻ” (khái niệm “trẻ” ở đây được hiểu theo nghĩa: có thể trẻ tuổi đời, có thể trẻ tuổi nghề, có phong cách viết trẻ, mới vào Hội, ít chịu tác động các khuynh hướng văn học lỗi thời...). Chẳng hạn, Trương Vũ Thiên An (viết cả phê bình, thơ và văn xuôi), mặc dầu vào Hội cũng đã lâu, viết bền bỉ, nhưng những trang thơ của anh dường như mới mẻ, ấn tượng: cuối mùa, những con nước cũng rút thôi/ chào những dòng sông róc rách một đời, róc rách một thời/ chào những dòng sông tí tách một ngày, tí tách một trời/ để lại hồn nhau những đường dâu bể/ mai mốt bên bờ sông có kẻ sang sông giữa mưa nguồn chớp bể (Những dòng sông nắng thắp). Luyến láy những câu thơ tự nhiên như nhiên, trong trẻo lạ lùng. Trong khi đó, văn anh ngọt ngào và mê hoặc... Ngô Thị Thục Trang, thân nữ dặm trường trên con đường văn thơ dài dằng dặc. Dường như ở cây bút trẻ này luôn có sự mẫn tiệp, tinh tế. Trong tuyển tập, thơ có: Cafe ngã sáu, Con gái miền Trung, Mắc nợ tháng giêng; văn có: Trôi qua mùa đông, Những cơn mưa ở lại. Truyện cũng như thơ Trang thường lưu lại ở người đọc một tình tiết, một ấn tượng nào đó thật xúc cảm, dẫu chưa phải quá sâu đậm, nhưng cũng miên man xao xuyến: mắc nợ tháng giêng tóc bà mây trắng/ cổ tích ru con ngủ giữa hương trầu/ cổ tích con nghe đoạn kết nào cũng đẹp/ mà một chiều con lạc nội suốt ngàn sau (Mắc nợ tháng giêng). Nguyễn Tấn Cả chịu (hoặc số phận?) sự trôi nổi thác ghềnh của tháng ngày mà “xanh biếc” những câu thơ đầy nhiệt huyết:

Trong bề bộn gương mặt, tôi nghe những nếp nhăn cười đùa

Những tế bào da nổi cơn sốt sắc màu giới tính

Thời gian đạp chân khổng lồ lên từng sợ hãi

Giẫm đạp hoài nghi về nước mắt con người

(Đường bay)

Rồi phải kể thêm Nguyễn Ngọc Chương với văn: Tiếng còi tàu cuối năm, Lão Hườn; Huỳnh Thị Thu Hậu với Nhật ký cho đỉnh bình yên; Nguyễn Bá Hòa với Cái bẫy, Về với bố; Phạm Thúc Hồng: Ánh trăng u huyền; Đặng Trương Khánh Đức: Tù và gọi tung tung za za, Miền ký ức; La Trung có thơ: Nở sáng, Lá dỗ; Thái Bảo-Dương Đỳnh có Xin gửi mai sau, Nam mô, Trưa rừng, v.v... Cùng với đó là Phan Chín với hai bài thơ: Địa chỉ tình yêu, Vĩ thanh, có cách nhìn sự vật, sự việc trần trụi, đầy cảm hứng và thách thức:

Những cuộc tình đang bị xâm thực

thời gian lở vào đời người

dấu chân tuổi hằn sâu lên mắt

Chợt trỗi dậy ý nghĩ chạy trốn

lại vấp tiếng rên đắm đuối nụ hôn cuồng

(Vĩ thanh)

Hai tác giả nữa, gây ấn tượng mạnh trong thời gian gần đây là Đỗ Thượng Thế và Nguyễn Giúp. Đỗ Thượng Thế thì như nhà thiết kế (hay bị ám?) ngôn ngữ. Thơ anh đầy đặn cái tôi mạnh mẽ, quyết liệt để phản ánh hiện thực trong giấc mơ méo mó. Cái nhìn của anh về thế sự thật lạnh lùng, đôi chút hóm, mang tính ẩn dụ, phúng dụ, bắt người đọc phải “động não”, phải va đập cùng trái tim nóng hổi nhịp sống của thời đại:

Bà ơi!

Ngày ngày

Ngụp trong bụi phố

Cháu lại thấy

Con sông quê mình phăm phăm về phía nghẹn đêm

Đêm vỡ ải như trạnh cày sục ruộng

Từng đàn bò quày đầu bên kia bờ ào lên cơn sập nước

Lớp lớp chân non giạt những mùa giông

Giạt tiếng chim bập bềnh sương giá

Giạt tàn đuốc sậy giạt thất thanh đỉnh lũ giạt lùm lùm khuya

(Niệm sông)

Còn ở Nguyễn Giúp là một phong cách thi ca vừa đơn giản thô nhám, vừa xa lạ bạo liệt:

Có tôi quay về chốn cũ

Bãi bồi quê cha quê mẹ

Xanh non lúa non dâu

Mỏng mảnh nỗi niềm sông từng hồi thức

Khuôn mặt người quen chảy dài mùa màng

Đêm quê họ mỏi lòng nguồn cội

Tre cong đời tre gửi vào đất đai khúc chiết

Lục tung nỗi nhớ nhà lại gặp sắn khoai lận đận

Nửa đời không giấc mơ buổi trăng

Làm sao như con bê vàng ngây ngô bú mẹ

Làm sao bẻ thân lau mà cờ

(Tôi & sông)

Điều dễ dàng nhận thấy là ở tuyển văn - thơ này có sự góp mặt của nhiều gương mặt mới với những phong cách khác nhau, và luôn cố gắng thoát khỏi cái bóng của những người đi trước và tránh giẫm lên dấu chân của chính mình. Dường như cách viết truyền thống, cách tư duy truyền thống, những màu sắc tượng trưng, những ẩn dụ truyền thống, nếu đã lỗi thời, được thế chỗ cho những nét mới mẻ, tinh khôi. Thể thơ tự do, cách viết phóng khoáng, ít chịu “niêm luật”, ngôn ngữ giảm bớt những “tính từ” - nguồn gốc của cảm xúc “duy tình ẻo lả”, giảm bớt những sáo ngữ. Truyện giảm bớt thời gian tuyến tính, cách kể nhiều ngôi thứ, nhân vật đan xen, truyện không nhân vật, hoặc không khắc họa tính cách nhân vật một cách thô thiển, quá rõ ràng, không thay đổi...

Những đóng góp sáng tạo bền bỉ, những khát vọng vô bờ bến của các tác giả là hội viên Hội Văn học-Nghệ thuật Quảng Nam đã tạo nên một bầu không khí nồng ấm và tin tưởng cho Quảng Nam 15 năm một vùng văn học, và cho những hy vọng mới trên tiến trình phát triển và hội nhập...



H.M.T

Phan Văn Minh

“Biến thiên”

trên những vùng miền dân ca


Gần giống với cách phân chia các khu vực thời tiết của ngành Khí tượng thủy văn, các nhà nghiên cứu lý luận Âm nhạc Việt Nam cũng xác lập các vùng miền dân ca nước ta thành 6 khu vực lớn: Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, dân ca đồng bằng và trung du Bắc bộ, dân ca Bắc Trung bộ, dân ca Nam Trung bộ, dân ca đồng bằng sông Cửu Long dân ca các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy là hai lĩnh vực khác nhau nhưng sự tương đồng này không hẳn là ngẫu nhiên.

Mặc dù so với nhiều quốc gia khác, nước ta có diện tích lãnh thổ thuộc hạng khiêm tốn (336.836km2, xếp thứ 66/194 nước), nhưng nếu xét theo vĩ độ thì dáng dấp cũng đạt tiêu chuẩn... “chân dài” với “chiều cao” trên 150 vĩ, tức là hơn 1/6 bán cầu. Điều đó tạo nên sự đa dạng của khí hậu trên toàn lãnh thổ và là một trong những nhân tố mạnh mẽ, bất biến, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các đặc điểm về nhân văn và bản sắc văn hóa của từng cộng đồng cư dân. Bên cạnh đó còn có sự tác động của các nhân tố khác như địa hình, lịch sử, ngôn ngữ, sắc tộc..., tất cả đã làm nên một bản đồ vùng miền văn hóa nhiều màu sắc trên dải đất hình chữ S thon thả này.



Dân ca, tuy chỉ là một bộ phận của nền âm nhạc dân gian và là một mảng nhỏ trong bức tranh di sản văn hóa cổ truyền, nhưng lại là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất và nhạy cảm hơn cả đối với các yếu tố kể trên do cấu trúc tác phẩm và phương thức diễn xướng tương đối đơn giản. Vì vậy, bản đồ vùng miền của dân ca đã được định hình khá rõ nét trên cả hai phương diện: hình thức - thể loại (bao gồm hình thức cấu trúc tác phẩm và phương thức diễn xướng) và nội dung biểu đạt (bao gồm nghệ thuật âm nhạc và ngôn ngữ). Ở đây, tôi chỉ nêu lên vài dẫn chứng nhằm gợi mở các ý niệm trong nội hàm của vấn đề đã được đặt ra.

Về hình thức, có thể nhận ra những “đồ thị biến thiên” theo các thông số sau:

- Sự hình thành các thể loại dân ca mang tính hệ thống về làn điệu có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam. Các khu vực phía Bắc tồn tại đậm đặc và đều khắp những hệ thống bài bản cùng với lề lối tổ chức diễn xướng tập thể đặc trưng đã làm nên “thương hiệu” cho từng tiểu vùng dân ca. Có thể kể ra: Ở Bắc Ninh có hát Quan họ; ở Phú Thọ có hát Ghẹo, hát Xoan; ở Nam Định có hát Chầu văn; ở vùng Hải-Hưng có hát Trống quân... Ngay cả một số dân tộc miền núi cũng có những hệ thống như thế: Người Nùng hát Sli, người Tày hát Lượn... Dọc theo dải đất miền Trung, rải rác vẫn còn một vài thể loại đại diện nhưng tính đặc trưng về làn điệu và sự chặt chẽ về qui cách diễn xướng đã giảm dần. Ở Thanh Hóa có tổ khúc Múa đèn gồm 10 bài bản độc lập hát về những công đoạn của nhà nông. Ở Nghệ Tĩnh có lối hát Dặm (hay Giặm?) với một vài qui ước về cấu trúc bài bản. Ca Huế ở Bình Trị Thiên không được coi là một thể loại dân ca mà là sự tổng hợp nhiều thể loại, trong đó có sự pha trộn giữa các yếu tố dân gian và cung đình. Đến khu vực Trung Trung bộ, dân ca Bài chòi có thể xem là một thể loại mang tính hệ thống với những làn điệu cơ bản như Xuân nữ, Cổ bản, Xàng xê, Hò Quảng... Tuy nhiên, thể loại này có lẽ chưa phải là “hàng cổ” bởi lịch sử hình thành chưa đến 100 năm. Còn hát Sắc bùahát Bã trạo ở vùng này lại mang tính chất tập quán tín ngưỡng nhiều hơn là sự xác lập một thể loại dân ca. Vào đến cực Nam Trung bộ và Nam bộ, tính hệ thống của làn điệu và tính tập thể trong diễn xướng đã dần dần mờ nhạt rồi mất hẳn, kể cả khu vực Tây Nguyên.

- Song hành với “đồ thị” trên, có thể nhận ra một sự “biến thiên” khác đi ngược từ Nam ra Bắc với các thể loại có làn điệu độc lập và mang tính đơn diễn là chủ yếu, trong đó hai thể loại đại diện phổ biến là . Hò thường xuất hiện tập trung ở những vùng đồng trũng, sông nước. Đó là một thể loại dân ca còn đơn giản về giai điệu, phần nhiều có tính đối đáp ngẫu hứng. Dường như cả khu vực Đông-Tây Nam bộ đều sở hữu chung một phong cách thường gọi là Hò Đồng Tháp. Điểm chung đó chính là âm điệu của những câu hát lối thể hiện nội dung cần gởi gắm. Còn ngoài ra, sự phân biệt các “điệu hò” thường không căn cứ vào làn điệu, cấu trúc tác phẩm mà chỉ dựa vào không gian diễn xướng hoặc cách luyến láy, đưa hơi. Nếu ai đã từng nghe những câu hò dưới đây thì sẽ thấy rằng chúng có cùng giọng điệu:

+ Một câu hò Trà Vinh, miền Tây Nam bộ: Hò...ơ...ơ...ơ... Tay cắt tay sao nỡ, ruột cắt ruột sao đành! Một lời thề biển cạn non xanh. Chim kêu dưới suối, vượn hú trên nhành, qua không bỏ bậu ơ...ơ... Chớ qua không bỏ bậu mà sao bậu đành bỏ qua ơ...ơ...

+ Một câu hò Đồng Nai, thuộc miền Đông Nam bộ: Hò...ơ...ơ...ơ... Nho nhỏ như em đây luôn chặt dạ bền lòng. Dẫu cho nước sông Đồng Nai có chảy cạn, đá Đồng Nai có bị mòn, thì thủy chung như nhứt, trước sau em vẫn giữ sắt son lời nguyền ờ...ơ...

Càng đi ra miền Trung, những điệu hò mang tính đơn diễn, ngẫu hứng càng thưa dần, tuy vẫn có thể kể đến một vài làn điệu khá đặc sắc như Hò chèo thuyền ở Quảng Nam, Hò mái nhì, Hò mái đẩy ở Huế... Nhưng sôi động hơn cả là những điệu hò tập thể, có giai điệu tương đối ổn định và thường được hát theo lối xướng - xô (Một giọng lĩnh xướng và nhiều giọng đồng diễn luân phiên nhau). Ở khu vực Trung Trung bộ tồn tại khá nhiều điệu hò theo kiểu này như Hò ba lý, Hò giã gạo, Hò giã vôi, Hò đua ghe, Hò mái ba, Hò tát nước... Có thể hình dung không gian của một cuộc Hò giã vôi với tiết tấu xướng-xô dồn dập sau đây:

(Xướng) Hố hò hố hụi!- (Xô) Hố ô hụi! - (Xướng) Xít hụi hò khoan!- (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) Lửa cháy núi lan - (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) A ngó lên - (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) Lửa cháy núi lan - (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) A bạn ơi mà khoan đã! - (Xô) Ớ là hố... ô khoan! - (Xướng) A lửa tàn- (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) Lửa tàn hãy hay! - (Xô) Hụi hò khoan, hụi hò khoan, hụi hò khoan!...

Ra đến khu vực Bắc Trung bộ, tính hệ thống của các điệu hò tập thể lại được nâng lên một đẳng cấp mới với những tổ khúc hò liên hoàn. Chẳng hạn hệ thống Hò khoan Lệ Thủy ở Quảng Bình có 5 làn điệu cơ bản (thường gọi là mái hò): Mái chè, Mái nện, Mái xắp, Mái ba, Mái ruỗi. Tất cả đều được diễn xướng theo hình thức xướng-xô (có tài liệu ghép thêm Hò mái nhì, Hò nậu xăm, Hò khơi, Hò lĩa trâu thành một bộ Hò chín mái). Rồi dường như thể loại Hò đã dừng chân ở Thanh Hóa với “đặc sản” Hò sông Mã nổi tiếng. Đó là một tổ khúc gồm nhiều làn điệu có nội dung gắn liền với nghề lái đò dọc theo dòng sông Mã như: Hò rời bến, Hò đò ngược, Hò đò xuôi... Hò mắc cạn, Hò cập bến. Và kể từ đây, bóng dáng Hò gần như mất hút trên những cánh đồng bao la của đồng bằng Bắc bộ.

Quay sang Lí. So với các loại hình dân ca khác, được xem là một thể loại ca khúc dân gian có giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao. Có thể nói đó là những viên ngọc được gọt giũa điệu nghệ hơn cả trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc. chuẩn mực về điệu thức, chặt chẽ về cấu trúc, tài hoa về giai điệu và tinh tế về ca từ. Sự biến hóa giữa các cung bậc và phong cách luyến láy uyển chuyển trong giai điệu của thường mang bản sắc riêng của từng vùng miền dân cư. Nhiều khi trong cùng một chủ đề lại có nhiều làn điệu mang tính địa phương rất khác nhau. Đơn cử như với nội dung liên quan đến “con sáo”, người ta đã sưu tầm được 30 điệu Lí con sáo trên khắp cả nước. Tuy nhiên, sự tồn tại của cũng “biến thiên theo đồ thị” giảm dần từ Nam ra Bắc. Khu vực Nam bộ được xem là “vương quốc của ”. Ở đó các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được trên 300 làn điệu. Dường như trên xứ sở này, bất cứ một sự vật, hiện tượng hoặc khía cạnh tình cảm nào cũng có thể trở thành đối tượng của . Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ nhận xét: “Nếu liệt kê các đề tài mà Lí đã thể hiện thì không sao kể xiết. Nó cứ ngổn ngang chồng chất tầng tầng lớp lớp, từ những sinh vật nhỏ xíu như con nhái, con cua, con cá, con cúm núm ở dưới bùn nước đến con chim quạ, con sáo, con ác là có đôi cánh nhỏ lanh lẹ; rồi con mèo lười bắt chuột, con ngựa ô của chàng trạng nguyên. Lí còn chế giễu cái máu Bùi Kiệm của ông Hương, ông Cả. Lí cảm thông cái ông đi ăn đám giỗ lấy bánh ít lận lưng đem về cho con. Lí đi dạo cảnh chùa, Lí nhai trái bắp, Lí trèo cây ổi, Lí gảy đờn tưng tưng. v.v...”.

cũng có mặt ở các vùng miền khác nhưng với mật độ thưa thớt hơn. Miền Trung có Lí thương nhau, Lí con cu, Lí đi chợ, Lí năm canh, Lí hoài nam, Lí mười thương… và những dị bản của Lí con sáo, Lí ngựa ô, Lí Đồng Nai... Ở miền Bắc, ngoài bài Lí cây đa quen thuộc, các điệu lí khác như Lí giao duyên, Lí con chuột... có lẽ không được chú ý cho lắm. Ngoài ra, một số thể loại dân ca các dân tộc thiểu số cũng có thể được liệt vào Lí. Lối hát Papoăch- Panoăch của người Cơ-tu ở Quảng Nam là một ví dụ.

Trên đây là nói về sự “biến thiên” trong hình thức - thể loại dân ca. Bên cạnh đó, xét về nội dung biểu đạt, dân ca người Việt (dân tộc Kinh) cũng có sự thay đổi độ đậm nhạt theo trục Bắc - Nam ở một vài khía cạnh sau:

- Những bài bản có nội dung phản ánh tập quán, tín ngưỡng xuất hiện nhiều ở phía Bắc và giảm dần về phương Nam.

- Ngôn ngữ trong ca từ ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ chịu ảnh hưởng khá đậm nét của văn phong chặt chẽ ở chốn kinh thành, đô hội. Ngược lại, lời hát trong dân ca Nam bộ lại gần gũi với ngôn ngữ phóng khoáng của người lao động bình dân hơn.

- Khảo sát trong hệ thống điệu thức 5 âm, dân ca phía Bắc đa phần được xây dựng trên điệu Bắc (tương ứng với điệu Chủy) và điệu Huỳnh(*) (tương ứng với điệu Cung). Do đó, các làn điệu thường có tính chất trong sáng, vui tươi. Trong khi đó ở phía Nam, các làn điệu dân ca thường mềm mại, thấm đẫm chất trữ tình với hai điệu thức phổ biến là điệu Nam (tương ứng với điệu Vũ) và điệu Xuân (tương ứng với điệu Thương). Ngoài ra, trong dân ca Nam bộ còn có sự xuất hiện của điệu Oán. Đó là một điệu thức 5 âm đặc thù trong dân ca Việt Nam, không có mặt trong hệ thống ngũ cung của Trung Hoa. Những giai điệu được xây dựng trên điệu Oán thường biểu hiện những cảm xúc buồn da diết, vừa quyến rũ vừa xa xăm như nỗi lòng người lưu lạc. Rất dễ nhận ra điệu thức này khi nghe những bài bản quen thuộc như Lí chim quyên, Lí con sáo Gò Công, Ru con Nam bộ...

Cuối cùng, nếu những ý niệm về “đồ thị biến thiên” đã nêu trên đạt được một mức độ giá trị thực tiễn nào đó thì để giải thích điều này, có lẽ phải cần đến một quá trình nghiên cứu của nhiều học giả thuộc các lĩnh vực khác nhau. Riêng người viết bài này xin mạo muội đưa ra một giả định chủ quan rằng: Phải chăng tất cả những sự biến thiên cả về hình thức lẫn nội dung của dân ca dọc theo chiều dài đất nước, suy cho cùng, đều có nguồn gốc từ quá trình mở rộng cương vực về phương Nam? Bởi chính sự khác biệt về hoàn cảnh địa lí, về điều kiện quần cư hay du cư... đã hình thành nên những cộng đồng mới với những tiếp biến trong tập quán, trong tâm hồn con người. Điều này được biểu hiện qua các sản phẩm văn hóa tinh thần, trong đó có dân ca.



P.V.M

Võ Như Diệu

Thiên nhiên tươi đẹp

trong nghệ thuật

kiến trúc Chăm
Suốt từ Quảng Trị đến Quảng Nam rồi vào tận Ninh Thuận, Bình Thuận, ở đâu cũng có thể bắt gặp những công trình kiến trúc và điêu khắc Chăm. Hầu hết các công trình này đều mang chứa trong nó những tác phẩm nghệ thuật với nhiều dạng hoa văn trang trí từ đơn giản đến cầu kỳ khắp trên những đỉnh tháp cao chót vót, trên những góc tháp, tường tháp, đế tháp và cả ở cửa ra vào, đài thờ, bệ thờ cho đến trang phục của các nhân thần, vật thần... Ở đó, thiên nhiên tươi đẹp là một đề tài quen thuộc, với các dạng họa tiết hoa lá đơn giản và dây leo chằng chịt. Đặc biệt, các nghệ nhân Chăm đã khéo léo giản lược các yếu tố quá tự nhiên, nhằm tạo ra sự cô đọng trong từng chủ đề trang trí. Cùng với đó, họ còn biết kết hợp hài hòa giữa con người với tự nhiên; xen lẫn trong hình ảnh các vị thần, các vũ công hay các vị tu sĩ là hệ thống hoa lá và dây leo giàu yếu tố tạo hình.

Trong một số cột vách bằng đá tại Hà Trung - Quảng Trị, có thể nhận thấy sự tài hoa và đa dạng trong mô tả các chi tiết tạo hình, trang trí. Các họa tiết ở đây đa dạng về hình mảng; nhiều kích cỡ lớn, nhỏ, dài, ngắn và uốn lượn theo dạng dây leo - một dạng thức trang trí có ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong kiểu thức ở hình H.01, các họa tiết dạng dây leo chyển động đều về phía đầu trụ, tạo điểm nhấn cho môtíp trang trí trong các dạng cột. Trong kiểu thức ở hình H.01b, các mảng, hình trang trí có chiều hướng thay đổi nhịp và họa tiết trong khoảng 1,5m của cột đá; các loại hình trang trí như dây leo cách điệu, được chia đều trong dạng cột lục giác... Tuy nhiên, về phía trên thì lại có sự thay đổi về nhịp trang trí và các họa tiết có phần đơn giản hơn, chủ yếu có hình chữ S đơn giản nằm trong từng diện khối nổi, chạy đều. Các loại họa tiết hoa cách điệu dạng xoay chiều sắp xếp xen kẽ, rồi lại đến mảng họa tiết hình chữ S sắp xếp nhắc lại. Trong kiểu thức ở hình H.01c, các môtíp được sắp xếp chuyển động theo dạng hình sóng nước; nhịp chuyển tới thuận chiều được trả lại bởi sự uốn lượn của các họa tiết như những bông hoa cách điệu. Bên cạch sự chuyển động cầu kỳ ấy còn có một dạng môtíp chuyển động hài hòa với họa tiết đơn giản hình chữ S nối nhau theo kiểu nhắc lại... Điều thú vị là, sự thay đổi nhịp điệu, kiểu dáng, chiều hướng... có lúc đơn giản, thoáng, nhưng có lúc cũng rất chặt chẽ, dày đặc và tạo cho người xem cảm giác về một không gian tức tối, tưởng như khó thở nhưng vẫn hài hòa và đặc trưng.







H.01. Trang trí trụ cửa tại Hà Trung và Mỹ Sơn


H.02. Trang trí

vòm cuốn Mỹ Sơn



Với kiểu thức ở hình H.01d thuộc phong cách Mỹ Sơn - một đặc trưng của phong cách muộn, có thể nhận thấy sự chuyển động của toàn bộ cột đá, có đoạn eo lại rồi nở ra về phía dưới. Ở cả hai đầu trụ đá đều có họa tiết trang trí đối xứng với hoa sen cách điệu - một trong những chủ đề trang trí phổ biến ở hầu hết các công trình kiến trúc Chăm. Cũng cần nói thêm là, nếu như tại Hà Trung - Quảng Trị, việc tạo hình trang trí tỉ mỉ, công phu, có những chỗ dày đặc, rối rắm... thì tại Mỹ Sơn - Quảng Nam, lại thấy môtíp trang trí trên cột đá có sự thoáng hơn về hình mảng, tinh tế hơn, với những họa tiết được xác định là chủ đề trọng tâm như hoa sen được đặt đúng vị trí của nó để tạo điểm nhấn.

Trong hình H 02.1 là phần trang trí cột đá thuộc phong cách Mỹ Sơn thế kỷ XI đến XIII, với sự khác biệt về phong cách tạo dựng môtíp. Ở trụ đá thế kỷ XI-XII (Mỹ Sơn D2 trong hình H02.1) thì môtíp hình cánh sen cách điệu được lồng ghép và tạo dáng với nhiều chuyển động cong thì ở thế kỷ XII-XIII (Mỹ Sơn B6 trong hình H02.1), môtíp hình cánh sen cách điệu phối hợp với đường thẳng vững chãi và đơn giản hơn.





H02.1. Trang trí trụ cửa tại Mỹ Sơn và Phú Hưng

Trong kiến trúc Chăm, cửa vòm và cột vách là hai dạng khá quen thuộc với những đường vòng cung tạo thành một kiểu thức trang trí. Trong đó, loại vòm cửa lớn trang trí ở thân tháp, còn vòm cửa nhỏ trang trí ở chân các cột, vách và chân vách nói chung. Trang trí vòm cửa có thể chia theo từng phong cách: Phong cách cổ; chuyển tiếp từ phong cách cổ sang phong cách Hòa Lai; phong cách Đồng Dương; bước quá độ giữa phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1; phong cách Mỹ Sơn A1; chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định; phong cách muộn... Với kiểu vòm cửa nhỏ, có thể tìm thấy rất nhiều trong phong cách Đồng Dương. Chúng vẫn giữ được hình dáng kỳ lạ của lỗ cửa được nhấn mạnh bởi những đường viền kép thuộc phong cách trước đó, chỉ khác là đường cuộn đầu cùng vào bên trong đã mất đi nhưng hình dáng cửa mở có hai đường cong được duy trì. Các cửa vòm nhỏ này cũng giữ được kiểu trang trí có các nhánh song song thuộc phong cách trước đó nhưng bề ngoài kỳ lạ hơn: Cành lá, những môtíp nhỏ hình móc, hình móc kép và hình chữ S, đầu nọ nối với đầu kia và ghép vào một đường gờ mảnh, tạo ra sự uốn lượn hài hòa. Đây là kiểu tạo dáng dạng con sâu, có kiểu thức lạ và sinh động.

Riêng với vòm cửa lớn thì thường thấy trong phong cách Mỹ Sơn C1 (hình H.02.) và chỉ được dùng trên các cửa ra vào và các cửa giả, hoặc được trang trí trên phần chính của ngôi đền, giữa các cột vách. Khác với kiểu thức trang trí là hoa trên vòm cung, phong cách Mỹ Sơn C1 có hình trứng ở trên, đầu nhọn chống lên trời - một phong cách muộn hơn phong cách cửa vòm Đồng Dương.

Có thể nói, hầu hết các công trình kiến trúc Chăm được bao phủ bên ngoài một lớp trang trí hoa văn dày đặc, phong phú, lộng lẫy, nhiều kiểu dáng, như các tháp Hòa Lai, Khương Mỹ và nhiều tháp ở Mỹ Sơn... Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy cũng chính là một đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Chăm so với nhiều dân tộc ở Đông Dương và Đông Nam Á. Đáng lưu ý nữa là, để có được những hoa văn hết sức phong phú đó, các nghệ sĩ điêu khắc Chăm đã đục khắc thẳng lên chất liệu gạch tường tháp. Điều này có thể chứng minh được, bởi ở các tháp như Hòa Lai, Pô Nagar hãy còn những công trình điêu khắc dang dở, những nét chạm còn chưa xong.

V.N.D

THƠ VÀ LỜI BÌNH
HỮU THỈNH

Sắm Tết


Biết sắm Tết gì đây

Cho người đang xa cách

Một trời hoa mở khép

Hoa nào cho đôi ta
Chợ gần vòng chợ xa

Bán mua toàn thiên hạ

Chợ mỗi ngày mỗi giá

Giá nào cho chia phôi

Biết sắm Tết gì đây

Cho người đang xa cách

Mua gì cho đỡ rét

Bán gì vơi cô đơn
Chim chớp cánh sau vườn

Ngày dồn toa trên lịch

Biết sắm Tết gì đây

Cho người đang xa cách...

Tháng 2/1993

Lời bình của NGUYỄN NGỌC PHÚ:

Thường, người ta đi sắm Tết cho mình hay cho nhà mình đó là chuyện thường tình. Nhưng ở đây nhà thơ Hữu Thỉnh lại có tứ thơ lạ: Sắm Tết cho người đang xa cách. Người đang ở xa thì biết sắm gì đây và gửi bằng cách nào? Vai trò hàng hóa của thị trường ở đây mang một nội hàm mới. Không phải là những thứ quà Tết cụ thể mà là cung bậc tình cảm xa cách về địa lý và nhớ thương gấp bội khi ngày Tết đến.

Nói đến sắm Tết thông thường người ta nghĩ đến chuyện mua hoa Tết đầu tiên như một thú vui tao nhã điểm tô cho không gian ngày xuân thêm đậm sắc màu. Nhưng ở chợ Tết này nhà thơ bỗng tần ngần lưỡng lự: "Một trời hoa mở khép/ Hoa nào cho đôi ta". Đào, mai, hay là hoa hồng? Sự tương phản của cảnh vật với tâm trạng đơn côi đã đẩy cảm xúc của nhà thơ thành cảm giác của sự thảng thốt, bất an trước cảnh: "Chợ gần vòng chợ xa/ Bán mua toàn thiên hạ/ Chợ mỗi ngày mỗi giá/ Giá nào cho chia phôi". Ở đây chữ "giá" như một định tính chứ không còn là định lượng nữa. Từ trạng thái xúc cảm đơn lẻ của riêng mình, nhà thơ đã nhìn ra cái thương trường bất ổn của chợ đời khi giá cả đã chực len vào cả tâm thế của con người. Cái giá của sự chia phôi được đẩy lên ở một cung bậc khác: "Mua gì cho đỡ rét/ Bán gì vơi cô đơn". Hai chữ "đỡ" và "vơi" đầy trực cảm, giữ lại được sự nồng ấm, bao dung và thuần hậu của một cốt cách, một tâm hồn biết lắng lại trước bao biến thiên dâu bể. Với lối nói ẩn dụ giàu tính biểu trưng này, thơ Hữu Thỉnh thành công khi viết về những sự thiếu hụt, dùng những chi tiết cụ thể của đời sống để ảo hóa, biến đổi sang một trạng thái xúc cảm khác mà vẫn giữ được nhịp tung tẩy vừa phải, tinh tế, đầy cảm thông...

Chỉ mấy câu thơ bỏ ngỏ nói về một người mà lại nói được cho nhiều người; nói về một cảnh ngộ mà chia sẻ được với bao cảnh ngộ. Khổ thơ cuối đã chớp được những nét riêng của Tết: "Chim chớp cánh sau vườn/ Ngày dồn toa trên lịch". Cái vụt đến, vụt đi dẫu sao vẫn là hi vọng. Cái dồn nén mỏng dần của thời gian trên toa - tàu - lịch lại về đến điểm xuất phát chuẩn bị cho một năm mới, khởi đầu cho một ước vọng mới. Hai câu thơ viết thật tài hoa, bừng sáng dù có phải trăn trở mỏng manh... Thì ra chuyện sắm Tết chỉ là cái cớ để thi sĩ được giãi bày tâm trạng của mình! Chính cái nhịp điệu "Biết sắm Tết gì đây/ Cho người đang xa cách" được nhắc lại ba lần với tần suất cảm xúc khác nhau lan tỏa để rồi trở lại chính mình. Bắt đầu từ hoa Tết để kết về lịch Tết chính là những định lượng cảm thức mỹ học như những nét phác họa của bức tranh Tết xa cách trên tờ giấy điệp còn nguyên mùi hồ - hương vị của cuộc đời, của tình yêu.

Nói Tết, nói cái vui để sống lại được trọn vẹn với nỗi buồn. Sắm Tết là bài thơ hay viết về nỗi buồn thật đẹp.

N.N.P

Phùng Tấn Đông

Lan man

chuyện văn nghệ và... rắn


Trong thế giới các biểu tượng (symbol - còn được dịch là tượng trưng, biểu trưng, phù hiệu, kí hiệu), con rắn là một biểu tượng hết sức đa nghĩa, do truyền thống giải thích các biểu hiện “rắn” tùy thuộc vào “ký ức văn hóa” của con người ở từng không gian văn hóa khác nhau.

Trong tâm thức dân gian người Việt, con rắn là loài sinh vật máu lạnh, không chân - “Con chi không chưn đi năm rừng bảy rú/ Con chi không vú nuôi chín, mười con" (câu đố về con rắn và con gà), không lông mao, lông vũ. Con rắn là biểu hiện của sự bí ẩn, của bóng tối, của sự hiểm độc... như người ta nói về những kẻ “miệng nam mô bụng bồ dao găm” với những câu: “khẩu Phật tâm xà”, “miệng lưỡi như rắn độc”... Truyền thuyết, giai thoại dân gian cũng nói nhiều đến tính tráo trở, sự báo oán đến cùng của loài rắn. Trong truyện về con rắn tinh khôn, lẽ ra phải truyền đạt câu thần chú “người già người lột/ rắn già rắn chột” (hay “người già người lột vỏ - rắn già rắn bỏ vô săng”) đã chuyển thành “rắn già rắn lột/ người già người chột” (hay “rắn già rắn lột vỏ, người già người bỏ vô săng (hòm)” khiến con người phải chấm dứt khát vọng trường sinh bất tử, còn con rắn thì “lột da sống đời”. Còn chuyện truyền khẩu về nhà thơ Nguyễn Trãi kể rằng do ông đánh chết một con rắn đang bụng mang dạ chửa, về sau đang đêm đọc sách có một con rắn bò trên xà ngang đã nhỏ những giọt máu xuống cuốn gia phả thấm ướt cả ba trang giấy khiến về sau ông bị hàm oan trong vụ án Lệ Chi Viên khiến ba họ nhà ông bị chém (tru di tam tộc)...

Con rắn còn là ẩn dụ của chuyện gian khó, thử thách trong phương châm xử. Thần đồng Lê Quý Đôn hồi còn nhỏ nức tiếng hay chữ nhưng cũng hay tự cao, không chịu rèn luyện nên khi bị cha mẹ đánh mắng, ông làm bài thơ “tự kiểm điểm” nổi tiếng “Rắn đầu biếng học”: Chẳng phải liu điu cũng giống nhà/ Rắn đầu biếng học quyết không tha/ Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ/ Nay thét mai gầm rát cổ cha/ Ráo mép chỉ quen lời lếu láo/ Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da/ Từ rày trâu lỗ chăm nghề học/ Kẻo hổ mang điều tiếng thế gia. Bài thơ vận dụng nghệ thuật chơi chữ trên cơ sở các từ đồng âm khác nghĩa, câu nào cũng liên quan đến loài rắn (liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, trâu lỗ, hổ mang) đồng âm với “rắn đầu” - cứng đầu khó trị, khi bị đòn thì roi đánh lằn lưng...

Trong khi đó, ở Ấn Độ, rắn là “trục vũ trụ” vì: “Xét về phương diện vũ trụ vĩ mô, Kundalini - “rốn động lực vũ trụ” có rắn Ananta là đồng đẳng, nó cuộn vòng quấn lấy cái gốc của trục thế gian, được gắn với Vishnu và Siva, Ananta biểu trưng cho sự phát triển và sự tiêu hao chu kỳ nhưng với tư cách là kẻ bảo vệ, bảo đảm sự ổn định của thế giới”(1). Khi cất nhà, người Ấn đóng một chiếc cọc vào đầu con rắn Naga nằm dưới mặt đất tại vị trí thầy phong thủy đã xác định (trung tâm thế giới), đôi khi là với “những kẻ cõng thế giới” như voi, bò đực, rùa, cá sấu... nhưng đó chỉ là những vật thay thế vì có hình dạng hoang dã của rắn. Vì thế, trong tiếng Phạn “Nâga” vừa có nghĩa là voi vừa có nghĩa là rắn... Trong ngôn ngữ đi săn của người Pygmée vùng Nam Camơrun, rắn “là một đường vạch xuống đất”, rắn là con đường - con đường dẫn đến sự sống và cũng là con đường dẫn đến sự chết. Dưới góc nhìn văn hóa học, rắn là biểu tượng “thống nhất hai mặt đối lập”, nó là đực mà cũng là cái - là “song sinh trong chính nó” và, “Rắn giống như các vị thần tạo hóa vĩ đại, trong biểu hiện ban đầu của mình, luôn luôn là những con rắn vũ trụ. Như vậy rắn không biểu thị một mẫu gốc, mà biểu thị một phức cảm có tính mẫu gốc, gắn với bóng đêm lạnh lẽo nhầy nhớp và nằm sâu trong lòng đất buổi khởi nguyên... nơi tầng sâu nhất của sự sống, cội nguồn sự sống..., là biểu tượng kép của linh hồn và nhục dục”(2).

Với các nước theo đạo Kitô, con rắn đã dụ dỗ Eva, rồi Eva dụ dỗ Adam ăn trái cấm - bị kết án phải bò sát và khiến loài người bị đuổi khỏi thiên đường vì tội tổ tông. Nhưng con rắn cũng từng được Chúa Trời phái đến cắn nhiều người Israel, vì họ có lời báng bổ Chúa. Khi đó, có người đến nhờ Moise thưa lại với Chúa để người “cất những con rắn này xa khỏi chúng tôi”. Chúa Yahvé trả lời: “Con hãy bảo làm một con rắn và treo nó lên cột cờ. Ai bị rắn cắn mà nhìn lên nó thì sẽ sống". Moise bèn làm một con rắn lửa bằng đồng và treo nó lên cột cờ. Ai bị rắn cắn, nhìn lên con rắn ấy thì sẽ được sống”(1). Đức Kitô vì thế là người tái sinh và đôi khi được thể hiện thành hình con rắn bằng đồng trên cây thập tự... Còn thần thoại Hy Lạp thì có đoạn thần Zeus chống lại Typhon, dạng tiếp tục của thần Apophis. Typhon, con của Gaia (trái đất) hay của Héra không còn là một con rắn, mà là một con rồng quái dị trăm đầu đầy rắn độc châu tuần chung quanh - hiện thân cho sức mạnh của tự nhiên hoang dã... Vai trò khởi xướng của rắn còn liên quan đến các nghi lễ thờ hai vị thần thi ca, âm nhạc, y học và thuật bói toán là thần Apollon và Dyonysos - hai cực tưởng như đối lập nhưng là sự bổ sung cho nhau để thế giới hài hòa. Nghi lễ dâng lên Apollon là sự thanh tẩy (catharsis) - vốn là công năng của nghệ thuật. Còn thiên chức lớn nhất của Dyonysos là cảm giác tự do toàn vẹn, cảm giác lên đồng - xuất thần tập thể - “là những cuộc vùng dậy của con rắn trong con người-được coi là sự trả thù của tự nhiên đối với Phép Tắc”(2).

Như vậy phần lớn nhân loại quan niệm rắn là cội nguồn của sự sống, sự nhất thể của linh hồn và nhục dục, thầy thuốc và thầy bói. Rắn là y học - biểu tượng cây gậy rắn thần được cầm trên tay. Rắn là linga và cũng là yoni khi phun dòng nước sự sống và nuôi dưỡng sự sống. Rắn nằm im giả dạng làm sợi dây thừng hay rễ cây như vật chết nhưng đột ngột vùng dậy với sức mạnh giết chóc, tạo sinh.

Văn chương đương đại cũng thường đề cập đến tính hai mặt của loài rắn. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có câu thơ về rượu rắn đầy ám ảnh: “Những con rắn được thủy táng trong rượu”. Rắn thì có nọc độc nhưng rượu rắn thì bổ “một người khỏe hai người vui”. Trong mắt nhà văn, rắn “bằng một cách cực kỳ bí ẩn và tự tin, con rắn phổ hình ảnh của nó vào tất cả các sự vật tồn tại trên thế giới này... Lịch sử đi theo hành trình của những con rắn. Tràn ngập trong đời sống chúng ta là những con rắn. Gió, sông, dải Ngân Hà, khói, những sợi dây dài vô tận và những con đường hoảng loạn túa ra mọi hướng khi nhìn từ trên cao xuống. Thế giới là thế giới của rắn, những con rắn sống động thông minh, hung hãn và bất tử. Trên cả bất tử, đó là bí ẩn. Một con rắn ngậm đuôi là một thế giới khép kín. Một con rắn di chuyển, phóng đại lên là một dòng sông, thu nhỏ lại là một mạch máu, khái quát là một nỗ lực không mệt mỏi, bền bỉ, kiên nhẫn, mưu lược. Hành trình một đời người là hành trình của một con rắn, phải lách qua những gì cần phải lách qua và phần lớn chúng ta lách qua những hệ tư tưởng mù quáng, những luật lệ khô khốc, những quan niệm cuồng tín và những kẻ có đạo đức đồi bại, bẩn thỉu. Trong đêm những con rắn lặng lẽ đi tìm chân lý cho mình. Cuộc tìm kiếm không hề được chia sẻ, không cả được chuẩn bị. Những con rắn biến thành đêm, chúng trườn bò theo tất cả hình dáng trên đường đi và bao giờ chúng cũng đạt được mục đích bởi vì cách loại trừ những vật cản không phải là chà nát, đạp đổ, chém đứt mà là uốn theo...”(1).

Rắn, với văn nghệ sĩ chính là biểu tượng của sáng tạo. Họ phải có đường đi riêng, đơn độc, vượt thoát những ngăn trở bằng tài năng cũng đầy bí ẩn của mình - để bằng sự độc sáng ấy họ sáng tạo cái mới, cứ thế luôn luôn mới, vì thế giới của rắn là không thể bằng lòng với cái cũ, cái tàn lụi, cái đã lột bỏ đầy đau đớn. Một văn bản kỳ lạ vào thế kỷ V do Rémy de Gourmont dịch, bản Sự phát sinh của tội lỗi, Prudence viết: “Các thói xấu của chúng ta là những đứa con của chúng ta nhưng khi ta cho chúng cuộc sống thì chúng lại cho ta cái chết như việc sinh con đối với con rắn độc mẹ vipère - nó không sinh ra chúng theo những con đường tự nhiên và không thụ thai chúng bằng lối giao hợp thông thường làm giãn nở tử cung; mà, khi vừa động đực, con cái tục tĩu khêu gợi con đực, mà nó muốn uống tuột vào cái mõm mở hoác ra của nó; con đực đút cái đầu có ba lưỡi vào họng con bạn tình của nó và, kích động tột đỉnh, phóng những cái hôn vào con cái, qua cuộc giao cấu bằng mồm này phun ra nọc độc sinh sản. Bị thương vì sự mãnh liệt của khoái lạc, con cái đã thụ tinh dứt bỏ giao ước yêu đương, dùng răng cắn đứt họng con đực, và trong khi con này chết, nuốt lấy tinh dịch hãm trong nước bọt của nó. Tinh dịch bị giam hãm như vậy sẽ sát hại con mẹ: khi đã lớn lên, khi là những tiểu thể mảnh mai, lũ con bắt đầu bò trong cái hang ấm áp của chúng, khua rung cả tử cung... vì không có lối thoát nào để ra đời, các bào thai sẽ cố lao về phía ánh sáng và lòng ruột con mẹ bị xé rách sẽ mở đường cho chúng ra... Lũ bò sát nhỏ bò quanh cái xác đã sinh ra chúng, liếm cái xác, một thế hệ vừa sinh ra đã mồ côi... Các cuộc sinh đẻ tinh thần của chúng ta cũng như vậy” (GOUL, 49-50). Còn Jean Chevalier cho rằng, “Thời đại đã mang tính baroc rất lâu, trước khi từ ấy được sáng tạo ra, và phong cách baroc sẽ nở hoa trong nhiều thế kỷ bằng cách đảo ngược điều kỳ diệu... Con rắn bò giữa những bông hoa bị tẩm thuốc độc, trong tất cả cái phong cảnh dẫu bị nguyền rủa, vậy mà vẫn nhờ đó mà sự hồi sinh của cái tưởng tượng còn có được”(1).

Người nghệ sĩ cũng phải thường trực khám phá những khiếm khuyết của thế giới để “vận động” thuận chiều, bảo đảm sự tồn tại để tiếp tục sáng tạo. Một câu chuyện mang tính dụ ngôn kể rằng có một thầy thổi kèn bắt rắn nổi tiếng thường cùng đi bán rắn với cậu học trò nhỏ của mình, năm nào cũng đến một hội chợ lớn, năm nào cũng vậy... Có một năm người ở hội chợ ngạc nhiên thấy chỉ độc cậu học trò đi chợ, lại bán chim mà không bán rắn. Người người xúm lại hỏi rằng thầy của cậu đâu, cậu buồn bã trả lời thầy cậu đã chết, người ta hỏi tiếp vì sao chết, cậu đáp vì bị rắn cắn chết. Lại hỏi, thầy cậu nổi tiếng với bao điệu kèn ma quái dụ rắn như thế vì sao lại chết, cậu ấy trả lời, vì gặp phải con rắn bị điếc, nó chẳng nghe được tiếng kèn...

Rắn - biểu tượng của mùa màng tươi trẻ, sự hồi sinh, sự khuấy đảo, niềm khát vọng, sự vang động khởi nguồn của quyền năng sáng tạo...



P.T.Đ

Hoàng Nhật Tuyên

Ký ức tết quê
Khi những cây mai bắt đầu rải rác xòe nụ trên những cành cây khúc khuỷu và trước sân các nhà trong xóm, hoa vạn thọ nở rộ trong nắng vàng, ấy là khi những buổi chợ tết ở quê tôi bắt đầu.

Cái chợ nhỏ ấy nằm trên con đường rộng gần bến sông Thu Bồn, từ mép nước đầy những khối đá lô nhô, đi lên cái dốc thoai thoải chừng vài trăm mét là tới. Hằng ngày chỉ đông đến nửa buổi sáng, nhưng vào dịp này, cả ngày từ sáng tới chiều, chợ trở nên đông đúc, náo nhiệt lạ thường và chỉ kết thúc đúng vào trưa ba mươi tết. Bao nhiêu thứ hàng hóa mà ngày thường không thấy ở chợ thì giờ đây được người ta dùng thuyền đưa từ thành phố về, bày đầy các sạp. Quần áo con trẻ, bánh mứt và bao nhiêu thứ không thể kể hết tên được giăng ra với đủ màu, đủ sắc rực rỡ. Những bà mẹ quê dù quanh năm chân lấm tay bùn, bận rộn với công việc ruộng vườn, phải chắt chiu từng đồng tiền, bát gạo, giờ đây cũng tỏ ra rộng rãi hơn, hào phóng hơn trong việc mua sắm. Vì tết mà, tết thì dù nghèo đến mấy, dù khó khăn thiếu thốn đến mấy, ai cũng muốn trong nhà có cái gì đó khác hơn, mới hơn, với mong ước ba bữa xuân mà đầm ấm thì cả năm vạn sự sẽ được tốt lành.

Từ đầu này đến đầu kia của cái chợ quê bé nhỏ, mấy ngày cuối năm, dường như chỗ nào cũng râm ran tiếng chào mời, hỏi giá. Bác thợ rèn ở cuối chợ lúc này dường như cũng bận rộn hơn vì ai cũng muốn có dao mới để chặt, để thái. Mấy cái quán hớt tóc nằm dưới hàng sầu đông trơ trụi lá cũng đông khách hơn. Bọn trẻ con trong thôn, trong xã cũng theo mẹ đến chợ nhiều hơn. Đứa đi xem những món đồ chơi vừa được bày bán, đứa lăng xăng tìm giấy màu cắt hoa trang trí trong nhà hoặc chỉ đến chợ để được đón nhận cái không khí đông vui mà ở làng quê cả năm không tìm thấy.

Tôi không còn nhớ nổi trong thời thơ ấu xa lắc, xa lơ, mình đã bao nhiêu lần theo mẹ ra chợ mua đồ tết. Dù vậy, tôi vẫn chưa quên cái cảm giác vừa sung sướng vừa ngại ngùng khi phải đứng giữa chợ mặc thử chiếc áo mới tinh, còn thơm lừng mùi hồ vải mà mẹ vừa chọn và hỏi cô bán hàng về giá cả.

Hàng hóa từ cái chợ nhỏ đã làm cho những ngôi nhà ở xóm trên, làng dưới sáng sủa hẳn. Càng sát tết thì chợ càng đông nhưng đến trưa ba mươi thì chợ trở nên vắng vẻ, vì dường như đã thành nếp, chiều ba mươi, ở quê tôi, nhà ai cũng làm cơm cúng rước ông bà.

Thú vị nhất là vào sáng mồng Một. Giống như bao đứa trẻ khác trong làng, chẳng chờ ai đánh thức, tôi dậy sớm, mặc quần áo mới, chúc mừng ông bà, cha mẹ rồi cầm chú gà trống đất, lon ton ra đường, nhập vào cuộc vui cùng đám bạn bè ngang tuổi. Cái chợ nhỏ đầy hàng hóa của ngày hôm trước giờ đây trở thành nơi rực rỡ cờ hoa và rộn rã bởi tiếng cười nói, chúc tụng, tiếng trống và tiếng hô vang vang, có vần, có vè của người cầm trò chơi bài chòi và một số trò chơi khác.

Nắng xuân vàng óng. Bọn nhỏ chúng tôi đùa nghịch, lăng xăng từ đám đông này đến đám đông khác, và những con tò he được chúng tôi mua từ mấy hôm trước, giờ đây, chốc chốc lại cất lên những âm điệu du dương lúc ngắn, lúc dài...

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi

Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết...

Tuổi thơ đi qua, tóc bây giờ đã bạc. Sáng nay, lật một tuyển tập thơ ra đọc. Đọc đến bài “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ, bất chợt nhớ chuyện ngày xưa lon ton theo mẹ đi chợ Tết. Rồi chợt giật mình: Ô hay, ngoài quê giờ này chắc mai cũng bắt đầu xòe nụ và hoa vạn thọ chắc cũng đã rộ giữa nắng vàng...



H.N.T


LÊ HỒNG THIỆN

Bốn mùa đều xuân
Trong vườn có mắt: quả na

Có tai mộc nhĩ, có hoa loa kèn

Quả mồng tơi mực tím đen

Cà rốt bút đỏ ai đem ra đồng

Quả bí ngô: cái đèn lồng

Sao xanh: quả khế, ớt cong sừng bò

Bao nhiêu hoa trái thơm tho

Trong vườn như một cái kho của đầy
Bàn tay người chăm cho cây

Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia

Lặng thầm đất cũng say xưa

Chắt chiu màu mỡ - bốn mùa đều xuân!

L.H.T



LA TRUNG


Bức tranh tết


Đôi bướm vàng rực rỡ


Trẩy hội giữa vườn hoa

Những con chuồn chuồn nhỏ

Chao nghiêng trên mái nhà


Anh em thằng cu tí


Vòi vĩnh áo mới may

Mắt thơ tròn đen láy

Mẹ nó nhìn ngất ngây


Trên đường dăm cô bé


Chen lẫn dòng người qua

Mái tóc chấm đuôi gà

Áo màu xanh lên mắt


Bên hiên nhà hàng xóm


Năm ba kẻ đứng ngồi

Vây quanh bàn cờ tướng

Trầm trồ nước ngựa đôi


Tường nhà ai mới quét


Còn thoang thoảng mùi vôi

Nụ mai cười trong nắng

Hương xuân tỏa khắp rồi!

L.T


MAI HOÀNG HANH

Gió xuân
Chẳng gọi là anh gió

Mà gọi chị gió hoài!

Ai một lần nhìn thấy

Gió vuốt ve tóc dài?
Không gọi là chị gió

Gọi anh gió, đã sao!

Ai một lần nhìn thấy

Gió khỏe như thế nào?
Biết gọi gió gì nhỉ?

Những ngày Tết đã gần

Gọi gió anh, gió chị?

Hay gọi là... gió xuân?

M.H.H





3 hội viên Hội VHNT Quảng Nam đoạt Giải thưởng của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. Ngày 12/01/2013, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam đã tổ chức trao Giải thưởng năm 2012 của Liên hiệp cho 72 tác phẩm, công trình VHNT. Các tác phẩm, công trình VHNT đoạt giải lần này được xét chọn (qua 2 vòng) từ 338 tác phẩm của các hội chuyên ngành Trung ương và 54 hội VHNT tỉnh, thành phố gửi về dự giải.

Tại Giải thưởng lần này, Hội VHNT Quảng Nam có 3 tác giả đoạt giải. Trong đó, có một giải C thuộc về tác giả Nguyễn Văn Huy với tác phẩm “Hồn đất” (nhóm tượng chân dung bằng chất liệu tổng hợp); 2 giải khuyến khích thuộc về Nguyễn Hải Triều với tập thơ “Lời ru lá cỏ” và Hồ Xuân Hương với ca khúc “Khúc quê”.

Nhạc sĩ Phan Văn Minh đoạt giải 3 Giải thưởng Âm nhạc năm 2012. Ngày 10/01/2013, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức trao Giải thưởng Âm nhạc năm 2012 khu vực phía Nam. Trong số 70 tác phẩm, nhóm tác phẩm, công trình, cụm công trình được xét trao giải lần này, lĩnh vực thanh nhạc có 41 giải; khí nhạc có 9 giải; giao hưởng có 4 giải; hợp xướng có 3 giải; chương trình biểu diễn có 1 giải và lý luận - phê bình có 12 giải. Nhạc sĩ Phan Văn Minh, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam được trao giải 3 lĩnh vực lý luận - phê bình với chùm 12 bài báo, bài phê bình âm nhạc đã đăng trong hai năm 2011-2012 (gần một nửa trong số này đã đăng trên Tạp chí Đất Quảng).

Triển lãm ảnh nghệ thuật "Nhịp sống đất Quảng". Nhân dịp năm mới 2013, tối 30/12/2012, Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Hà Đông (Tam Kỳ) đã tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề "Nhịp sống đất Quảng". Triển lãm giới thiệu hơn 50 tác phẩm ảnh nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, con người, quê hương xứ Quảng và nhịp điệu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Nam..., thu hút đông đảo công chúng đến xem. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 2 tháng kể từ ngày thành lập, đây là lần thứ 2 Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Hà Đông tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật.

Q.H & P.V
Hộp thư

Trong tháng 01/2013, Đất Quảng đã nhận được bài của các bạn:



Vũ Xuân Quản (Hà Nội); Vũ Từ Sơn (Bắc Giang); Hoàng Anh Tuấn (Lào Cai); Nguyễn Hưng Hải, Nguyễn Văn Uyển (Phú Thọ); Bùi Việt Phương (Hòa Bình); Mai Hoàng Hanh (Bắc Ninh); Ninh Đức Hậu (Ninh Bình); Lê Hồng Thiện (Hưng Yên); Quỳnh Vân, Bùi Công Bính, Phạm Minh Giang (Thái Bình); Hoàng Thị Thắm, Nguyễn Văn Dự (Thanh Hóa); Nguyễn Ngọc Phú (Hà Tĩnh); Lam Kiều, Nguyễn Đăng Việt (Nghệ An); Lê Anh Phong (Quảng Bình); Trần Đình Thành (Quảng Trị); Nguyên Tiêu, Bùi Công Toa, Nguyễn Thị Diệu Lan, Bùi Tự Tạo (Thừa Thiên-Huế); Trương Điện Thắng, H.Man, Nguyễn Ngọc Hạnh, Mai Mộng Tưởng (Đà Nẵng); Lê Hồng Khánh, Trần Hoài Hà (Quảng Ngãi); Từ Dạ Linh (Kon Tum); Phạm Tuấn Vũ (Bình Định); Lê Thành Văn (Đắc Lắc); Hoàng Nhật Tuyên, Nguyễn Văn Thanh, Cao Nhật Quyên (Khánh Hòa); Võ Hoàng Minh, Nguyễn Thị Liên Tâm, Võ Thị Hồng Tơ, Lê Nguyên Ngữ (Bình Thuận); Trần Ngọc Trác, Túy Tâm (Lâm Đồng); Trần Đình Thân, Đào Xuân Quang, Phan Thành Khương (Ninh Thuận); Huỳnh Ngọc Phước (An Giang); Đặng Quốc Hoàng (Kiên Giang); Lê Giao Văn (Bà Rịa-Vũng Tàu); Nguyễn Nguy Anh (Bình Dương); Phạm Minh Dũng, Trầm Thiên Thu, Đinh Khánh Trinh (Tp. Hồ Chí Minh) và các bạn viết trong tỉnh.

Ban Biên tập Tạp chí Đất Quảng trân trọng cảm ơn các bạn đã nhiệt tình cộng tác và mong nhận được tác phẩm mới.



Đ.Q

đất quảng

TẠP CHÍ SÁNG TÁC - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

HỘI VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT QUẢNG NAM



Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ

Số 107 (229) - Tháng 02 năm 2013



Chịu trách nhiệm xuất bản

NGUYỄN HOÀNG BÍCH



Phó Tổng Biên tập

PHAN CHÍN



Biên tập

NGUYỄN HOÀNG BÍCH

PHAN CHÍN

TIÊU ĐÌNH

PHÙNG TẤN ĐÔNG

Trị sự

CẨM HÀ


Tòa soạn

05 Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

ĐT: (0510) 3859205 - 3704347 Email: tapchidatquang@gmail.com


Giấy phép xuất bản số: 647-GPXB, Bộ Văn hóa-Thông tin cấp ngày 14/12/2001

và số 993/BC, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 22/10/2009

Thiết kế tách màu và in tại Cty CP In - Phát hành sách và TBTH Quảng Nam

ĐT: (0510) 3859367-3812276 Fax: (0510) 3812274

In xong và nộp lưu chiểu tháng 01/2013



1() Hồ Chí Minh, tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ - NXB Giáo dục H.1997

1() & (2) Hồ Chí Minh, tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ - NXB Giáo dục H.1997

3(3) Hồ Chí Minh - Con người giản dị và ý chí sắt thép, Tài liệu lưu trữ tại Viện Hồ Chí Minh.

1(), (2) & (3) Hồ Chí Minh, tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ - NXB Giáo dục H.1997

1() Theo hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ.

*(*) Rút đao chém nước trôi càng mạnh/ Nâng chén tiêu sầu chẳng được vơi/ Trần thế con người chưa thỏa ý/ Sớm mai tóc xõa lướt thuyền chơi. (Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu)

*(*) Giải Khuyến khích Giải thưởng VHNT năm 2012 của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam.

*(*) Tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

*(*) NXB Hội Nhả văn - 2012.

*(*) Một số nhà nghiên cứu cho rằng điệu Huỳnh thực chất là một biến thể của điệu Bắc vì chỉ lệch nhau nửa cung ở bậc III (Xang).

1() Jean Chevalier, Alain Gheerbrant - Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới -NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 1997, tr.763.

2() Jean Chevalier... Sđd, tr.762

1() Jean Chevalier... Sđd, tr. 770

2() Jean Chevalier... Sđd, tr.767

1() Nguyễn Văn Bình (Nguyễn Bình Phương) - Huyền thoại và rông dài - NXB Lao Động, Hà Nội 2006, tr.29-30.

1() Jean Chevalier... sđd, tr.771


Каталог: Uploaded -> file -> thuydung -> Tap%20chi%20-%20Ban%20tin
thuydung -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
thuydung -> TỈnh quảng nam
thuydung -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992
thuydung -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 10
thuydung -> Thông tư liên tịch 03/2001/ttlt-tchq-bng ngày 21 tháng 6 năm 2001 bổ sung, sửa đổi một số điểm quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2000/ttlt/tchq-bng ngày
thuydung -> Ban quản lý khu kinh tế MỞ chu lai dự Án cơ HỘi khu công nghiệp cơ khí Đa dụng và Ô TÔ TẬp trung chu lai
thuydung -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
thuydung -> QuyếT ĐỊnh quy định quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc xử lý tang vật, phương tiện VI phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
thuydung -> TỈnh quảng nam số: 2615 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương