NĂm thứ 14 – SỐ 603 – chúa nhậT 23 2014



tải về 2.75 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích2.75 Mb.
#39998
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16


CÙNG NHẬN ĐỊNH

ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGÀI CHAN CHỨA ! – Kỳ 5


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ CỨU CHUỘC

Phần 5: Ơn Cứu Chuộc và quan niệm của một số Thần Học gia nhà ta

Một số tác giả đã và đang tìm cách phác hoạ ra nền Thần Học Cứu Chuộc khả dĩ tránh né vấn đề nêu ở trên.



Joseph Ratzinger ( Introduction to Christianity, 1969 tr. 213 tt ): “Phần đông Kitô hữu chúng ta lại cứ nghĩ: thập giá phải được hiểu như thành phần của cơ chế máy móc về quyền của nạn nhân nay đặt lại vấn đề. Và từ đó, dẫn đến chuyện: với nhiều Kitô hữu, niềm tin thập giá được xem như Thiên Chúa không mủi lòng và vẫn đòi con người phải hy sinh chính mình và hy sinh Con Một Ngài nữa. Nên có người thì quay mặt bỏ đi, vì hãi sợ. Sợ, cả sự hung hãn, phẫn nộ khiến không ai hiểu nổi thông điệp tình thương ở nơi Chúa. Hình ảnh này, nay trở nên nguy hiểm ở chỗ: nó vốn sai lạc rồi, lại còn được nhiều người phổ biến rộng ở nhiều nơi.

Tom Wright ( + Nicholas Thomas Wright, Anglican Archbishop of Durham ) là một trong các học giả thức thời về Tân Ước ở nước Anh. Ông là người viết khá nhiều về Ơn Cứu Chuộc. Vào độ tháng 10 năm 2005, ông trả lời nhiều câu hỏi về những việc ông đề cập đến Ơn Cứu Chuộc. Ông quả quyết: “Có nhiều cung cách trình giảng đã làm giảm đi ý nghĩa của Ơn Cứu Chuộc khiến nó trở thành thứ ngôn ngữ thô thiển, qua đó Chúa đòi mọi người phải chịu khổ hình, không lưu tâm nhiều về tầm vóc mà người đó hiện thân.” Trước đó, ông còn nói: “Đôi lúc, ta như có “nỗ lực đem cả đại dương rộng của tình Chúa yêu thương vào thứ chai lọ nhỏ bé chứa có mỗi phạm trù nào đó, rất hạn hẹp.” Nhiều lúc ông cũng thêm: “Các lối diễn giải có tình tiết về tội lệ vốn dĩ giảm hạ Chúa xuống thành ‘hành tinh vũ trụ chuyên xách nhiễu đám trẻ nhỏ mà thôi !”

Ông lại thích đặt để “Ơn Cứu Chuộc” vào sự việc con người trở về thế giới và thế gian, sau cơn đày đọa ở đâu đó. Đày đọa là ẩn dụ lớn mang tính khống chế nhiều thứ như truyện kể qui về sự tha hoá có tầm kích lớn rộng đến từ Chúa, từ chính mình và từ người khác giống như con người có tính phản loạn gây ra. Ở đây còn quy gộp cả truyện kể về Ađam Eva đã trí trá nơi vườn địa đàng nữa.



Tác giả lại đã phản bác ý tưởng cho rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa thuộc kế hoạch B. Ông nhìn sự việc Nhập thể như vẫn nằm trong tâm tưởng của Chúa ngay từ đầu, vốn mang tính ‘chuộc lỗi’ khi nó trở thành điều thiết yếu như thứ gì đó tập trung vào bí nhiệm Nhập Thể cũng tựa hồ như thế.

Ông vẫn nói: “Thật là buồn cười, nếu ta giảm hạ tính nghiêm trọng của tội lệ tư riêng nơi con người”. Đôi khi có người còn sử dụng cả lập trường của Thánh Phaolô như một thứ “quyền uy” được nhân cách hoá và nhiều lúc, ta cũng hành xử theo cung cách cá biệt mang tính lỗi tội, cũng không kém. Quả là, con người xưa nay vẫn hành xử theo cung cách như thể chối từ lời Chúa mời gọi mọi người sống hiền lành chân chất rất tính “người”; ngõ hầu phản ánh hình ảnh Ngài. Và như thế là ta đã để mất dấu vết của cuộc sống yêu thương quyết vinh danh Ngài, cũng như phản ảnh vinh quang của Ngài theo cung cách sáng tạo đem đến với thế gian.

Mới đây trong cuốn sách có tựa đề là: “Sống như dân con của Chúa: Thế tại sao Đạo Công Giáo lại có ý nghĩa ra như thế ?” tác giả Tom Wright lại viết: “Ơn Cứu Chuộc, rủi thay, đã trở thành một phạm trù đầy chết chóc đối với rất nhiều người. Đặc biệt hơn, Tân Ước lại không nói đến chuyện xác thân của ai sau khi chết. Ơn Cứu Chuộc, đúng ra, không có nghĩa là ơn để giúp ta được lên thiên đàng không, mà là kiến tạo một thiên đàng mới, địa cầu mới. Ta là người hưởng mọi lợi lộc, đồng thời lại cũng đại diện cho công cuộc tạo dựng rất mới này.”



Stephen Finlan, tác giả của Problems with Atonement, Liturgical Press, Collegeville 2005, một trong những sách mới, nói rất nhiều về chủ đề này. Trong sách, tác giả Finlan lại đã nói: “Chúa muốn cứu chuộc con người, tại sao Ngài lại cần trung gian cầu bàu ? Chúa thương yêu con người đến độ chỉ diễn ra sau khi Ngài chết ! Sao Chúa lại dùng cái chết của Ngài như để cầu bàu cho con người ? Điều này sẽ không đi đến kết quả, nếu như Ngài không trải nghiệm khổ ải và sát hại ! Điều đó cũng chẳng làm ta nên tốt hơn hầu cảm nhận rằng: Đức Giêsu là vị Anh Hùng cái thế, mà không buộc phải coi Ngài như vị Thần Linh hung hãn, tàn bạo đấy chứ ?”

Keith Ward là giáo sư Thần Học Hoàng gia thuộc Đại học Oxford, ở Anh, cũng từng viết: “Richard Dawkins lại đã cho rằng: đạo đức/chức năng ở Đạo Chúa, thật cũng dã man, tàn bạo, đầy độc tố! Do lối sống đạo theo kiểu đó, thế nên ta cứ loanh quanh chỉ hãi sợ mỗi hoả ngục và khiến đạo đức/chức năng trở thành sự việc có lực hút rút từ thần linh hung bạo và chuyên chế. Ta phải tự tìm kiếm sự tốt lành/hạnh đạo cho mình và khẳng định cuộc sống theo đường lối nào đạo giáo không làm được.”

... Quả là, khoa bệnh lý học của đạo giáo rất có thực. Và khoa ấy phải được tách riêng ra một bên, không dính gì đến đạo giáo hết. Thế nhưng, mặt ngoài thì tín hữu Đạo Chúa mà tôi biết, đều đã tạo cho họ sự tốt lành, hạnh đạo, do bởi Thiên Chúa được hiểu là Đấng Lành Thánh Cao Cả, mà bệnh lý học đã khẳng định sự sống và biến nó thành sự vật rất đáng trân quý; và, do bởi Thiên Chúa vẫn tạo dựng và trân quý sự sống nên con người thấy ở nơi Ngài một tình thương vô bờ bến, không tiêu cực và cũng chẳng bị thương tổn bao giờ. Nơi tình thương của Chúa, con người tìm đến để gia nhập, dù tình thương yêu ấy có là gì đi nữa, nó vẫn không bị lực hút nào khác đem về trời cao, rất hung hãn”.

Một số thức giả khác lại đã tìm cách nâng nhấc chủ đề “Ơn Cứu Chuộc” lên trên mọi nhận định tương tự như thế. Finlan có lần còn viết: “Có một số vấn đề “chuộc tội” được kể đến, từ khi ta có ý tưởng về sự đền bù chuộc lỗi của thời xưa cũ kết nối với việc tẩy rửa đền thờ, sau khi được xây cất. Trong khi đó, thì: từ vựng “chuộc lỗi, đền tội” bên tiếng Anh được cấu thành từ một ý tưởng khá dễ chịu do từ vựng “hiệp nhất nên một”, mà ra.

Hầu hết công việc của các Thần Học gia mới đây tập trung vào Ơn Cứu Chuộc theo chiều hướng tạo nên sự “hiệp nhất làm một” hơn là “chuộc lỗi” hay đền tội. Nay, ta thử xét quan niệm của Jean Pierre Torrell và của Đức Gioan Phaolô 2 một cách ngắn gọn, xem thế nào…



Jean Pierre Torrell, là Tu Sĩ Dòng Đa Minh sống ở Fribourg ( Thuỵ Sĩ ). Trong sách ông bàn về tổng luận tư tưởng của Thánh Tôma Aquino, ông lại đã viết theo cách thức như sau:

Tại sao lúc ấy Chúa lại đi vào thị kiến thần thánh cốt tạo dựng theo khuôn khổ của Đệ Tam Nhân ? Thánh Augustino và đặc biệt Thánh Anselmo lại thấy nơi vai trò của Chúa như để “cứu vớt” những lỗi cùng tội của loài người, để rồi chỉnh sửa tội và lỗi của con người ! Trong khi đó, thì Thánh Tôma Aquino chẳng bao giờ thách thức nền Thần Học truyền thống này, nhưng lại theo cung cách nhẹ nhàng, khiêm tốn cứ thế âm thầm đi về hướng khác.

Trong Tổng Luận 4 nhằm chống lại các bè ngoại đạo, Thánh Tôma Aquino coi Đức Kitô như vẫn hiện hữu cốt để dấy lên niềm hy vọng của con người vào lúc họ dễ dàng ngã gục vì tuyệt vọng, dễ dàng chấp nhận ‘thua cuộc’ trên hành trình hoặc nơi cung cách coi Chúa như đường lối sẻ san mối Phúc Thật của chính Ngài.

Thánh Tôma Aquino tuyên bố rất rõ là: ta hiểu được ý nghĩa con người được Chúa thương yêu là nguồn mạch tốt nhất cho tình thương yêu của chính ta. Do bởi lòng yêu thương chính mình như thế, ta mới có được sự khát khao vui hưởng sự hiện diện của Đấng vẫn một lòng thương yêu ta. Thế nên, mầu nhiệm Nhập Thể là chứng cứ hào hùng ta vẫn có, ngõ hầu xác chứng được rằng: Thiên Chúa thương yêu ta và đó là chứng cứ dễ nhận thấy nhất. Chẳng thế mà, mầu nhiệm Nhập Thể khích lệ ta đạt khát vọng ấy; và ta có sống như thế mới đạt thành tựu hoa quả Chúa tặng ban cho ta.

Như Kinh Tiền Tụng đọc vào Lễ Giáng Sinh là kinh mà Thánh Tôma Aquino trích dẫn nhiều nhất, lại vẫn thấy tràn đầy ý tưởng, rằng: “Chúng con nhận rằng có Chúa hiện diện nơi tình thương yêu không hình dạng mà chúng con nhờ đó được ơn cứu rỗi.”



Thành thử, ngang qua Đức Giêsu, ta có được niềm tin vững chắc rằng: mọi thọ tạo rồi ra cũng được tặng ban ân huệ nhận biết Chúa. “Bởi Thiên Chúa nhập thể làm người, nên con người được ‘nên một’ với Chúa.” ( đây là câu trích dẫn của Đức Lêô mà Thánh Tôma Aquino lại cứ trích và dẫn như của Thánh Augustino, thật không đúng ).

Thánh Tôma Aquino quan niệm Đức Kitô còn mật thiết hơn người thường vì Chúa là mẫu gương nhân đức dành cho sự sống của chúng ta. Thánh nhân đề nghị ta sống có nối kết với Chúa, hơn là chỉ mỗi bắt chước Chúa mà sống, thôi. Bằng vào việc đính kết với Chúa như thế, ta đã được ơn phúc huệ có được quà tặng cụ thể để ra đi khai mở Nước Trời, như Chúa dạy.

Đức Gioan Phaolô 2: Coi nhiệm tích Nhập Thể như sự việc qui về toàn thể nhân loại và cũng là sự việc triển khai đi vào Bí Tích Vượt Qua, và cũng như sự việc ta có liên hệ với Chúa cùng vũ trụ vạn vật. Đức Gioan Phaolô 2 coi đây là sự hội nhập trộn lẫn giữa công bằng và tình thương. Ngài nói về việc Đức Giêsu đã thay cho nhân loại vì lâu nay con người bị chết ngộp trong lỗi phạm nên không thực thi được sự công bằng lẽ đáng phải có.

Đức Gioan Phaolô 2 cũng nói đến Phục Sinh như sự kiện lịch sử qua đó thân xác sống lại của Đức Kitô không những trở về với hình hài của thân xác Chúa trước khi Phục Sinh, mà còn đã trở nên ‘thiêng liêng sáng láng’ nữa. Đây là ngôn ngữ còn diễn tiến của nền Thần Học hiện đại mà đa phần được lặp lại từ một truyền thống xưa cũ, như khi trước.



James Dunn ( Đại học Durham, Anh quốc ):Phạm nhân mắc phải lầm lỗi nay được quyền uy sức mạnh của Thánh Linh ngự bên trong con người mình đã biến cải để trở nên càng ngày càng giống Đức Kitô hơn, giống Chúa khi Ngài chết cũng như sống lại. Sự việc tốt đẹp này làm nên tiến trình cứu chuộc vẫn còn diễn tiến”.

Tạm tóm kết…

Nhìn chung, thì ngày nay đang thấy xảy đến lời chỉ trích mạnh về lối suy tư theo kiểu “chuộc tội” và đường lối suy nghĩ nghiêng về chiều hướng “trở nên một” như vừa nói.

Tham gia hội luận hôm nay, anh em mình sẽ mở rộng tầm suy nghĩ có phân tích mục vụ về cái được cái mất khi tư duy theo hai kiểu khác nhau như thế. Suy tư hôm nay cũng đưa ra một số chất liệu cần thiết để ta phân tích một cách khách quan vô tư hơn. Còn phân tích đích thực vẫn tùy tài nghệ của quý vị là những người đang tham dự hội luận này.

Vài câu hỏi gợi ý:

- Câu hỏi nào thường hay chạy đến trong đầu nhất mỗi khi ta bàn về Ơn Cứu Chuộc ?

- Ta tập trung bàn về “Ơn Cứu Chuộc” theo khía cạnh nào mỗi khi suy tư, rao giảng, v.v... ?

- Có khi nào ta lại muốn biết thêm điều gì khác mỗi khi tìm hiểu về “Ơn Cứu Chuộc” không ?

- Các hiểu biết của ta về “Ơn Cứu Chuộc” lâu nay có tạo ra nghi vấn nào cho ta không ?

Lm. KEVIN O’SHEA, DCCT,
bản dịch của MAI TÁ ( Còn tiếp )


CÙNG CHIA SẺ


BÌNH AN TRONG ĐỜI TU

Tôi có một anh bạn thân, anh ta là dự tòng và rất có thiện cảm với đạo Công Giáo của chúng ta. Mới có ý định theo đạo mà anh ta đã siêng năng đi Lễ rồi. Trong cuộc trò chuyện với anh tại sân Nhà Thờ nọ, tôi chủ động bắt chuyện với anh, tôi hỏi anh: “anh đi lễ như vậy thì anh cảm thấy ấn tượng nhất là phần nào trong Thánh Lễ ?” Anh bạn trả lời: “mình ấn tượng nhất chính là các lần chào chúc bình an của Linh Mục với Giáo Dân và ngược lại”. Câu đó là: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, sau đó cộng đoàn đáp: “và ở cùng cha”. Anh bạn nói tiếp: “mình rất thích và cảm động vì lời chào chúc đó có một ý nghĩa sâu xa là cầu xin Thiên Chúa ban bình an của Người xuống trên ta”; “Sau lễ, mình ra về và hạnh phúc vì đã đón nhận được sự bình an của chính Thiên Chúa”.

Thật vậy, người được Chúa ban bình an của chính Chúa thì khác xa với sự bình an giới hạn theo lối hiểu của con người. Qua bài viết này, tác giả muốn chia sẻ về sự bình an đích thực trong đời tu, để thấy được đâu là bình an thật và đâu là bình an giả tạo. Tuy nhiên, cũng nên làm một cuộc nhận thực về trạng thái bình an của con người trong xã hội hôm nay.

Vì thế, trước khi đi vào vấn đề trọng tâm của bài viết, xin được sơ qua về thứ bình an theo quan điểm của con người, đồng thời cũng làm toát lên sự bình an của Chúa, và, như một cách phân danh để thấy được đâu là sự khác biệt giữa bình an của người đời và bình an của Chúa trong đời tu.



Bình an theo lối hiểu của con người

Cuộc đời của con người luôn phải đối diện với đủ mọi khó khăn do mình gây ra, hoặc do người khác mang lại, và đôi khi cũng do thiên nhiên nữa. Rồi trong kiếp người, chúng ta luôn phải đối diện với sinh, lão, bệnh, tử... Bình an của con người lúc này chính là làm sao cuộc đời không gặp những chuyện bất trắc như ốm đau, bệnh tật, thay vào đó là có một sức khỏe tốt, một cuộc sống an nhàn bên con cháu.

Khi tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường hàng không... người ta mong được an toàn trên suốt lộ trình, không xảy ra tai nạn giao thông. Bình an ở đây chính là mong cho được đi đến nơi, về đến chốn mà không xẩy ra tai nạn.

Trong khi xây dựng các công trình, chúng ta thường thấy người ta treo những tấm panô với hàng chữ: “an toàn là trên hết”; hay “an toàn là bạn, tai nạn là thù”. Bình an trong lãnh vực này chính là mong sao cho công trình từ khởi sự cho đến hoàn thành không có điều gì cản trở hay thoát khỏi dấu vết của tại nạn.



Rồi trong cuộc sống, những trận cuồng phong bão tố, gây nên lụt lội, những trận sóng thần, những ngọn núi lửa, ô nhiễm môi trường và nguồn nước, những bệnh dịch tràn lan... Con người lo sợ thiên nhiên cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào... Bình an trong hoàn cảnh này chính là mưa thuận gió hòa, môi trường trong lành v.v…

Nói chung, bình an theo kiểu con người chính là mong sao được cơm no áo ấm, mạnh khỏe, được làm ăn phát đạt, được an nhàn thư thái, được may mắn, an toàn, và cuối cùng là được sống lâu... Sự bình an đích thực đang mất dần trong xã hội hôm nay.

Nhìn xa hơn khi vượt qua khuôn khổ đời tư hay gia đình, để mở tầm nhìn ra xã hội mà chúng ta đang sống hôm nay, hầu thấy được xã hội hiện thời là một xã hội văn minh, tiến bộ, nhưng là thứ văn minh của sự chết. Thực tế đã chúng minh cho chúng ta thấy rất rõ. Nhiều người rất giàu, có quyền hành, địa vị cao, ấy vậy mà vẫn không thấy niềm vui và hạnh phúc đâu cả, mà chỉ thấy buồn phiền và lo lắng. Họ có thể là những người bất an khi trong nhà có quá nhiều tiền. Họ có thể là những người không vui khi ngày nào cũng phải lo củng cố địa vị và nơm nớp lo sợ bị truất phế, “mất ghế”.

Trong khi đó, hình ảnh của những người nghèo cũng không khỏi khắc khoải, lo âu đối chọi với cuộc sống lay lắt qua ngày.

Có những người chỉ mong có được gói mì tôm đáng giá 2.000 đồng để ăn cho đỡ đói cũng không ra; hay lại có những người bị con cái đánh và đuổi ra khỏi nhà để sống vật vờ nơi gầm cầu, xó chợ đây đó chỉ vì: “Tại sao ông bà không nghe lời tôi”; “ông bà không làm theo ý của tôi...” Một sự ngược đời, làm đảo lộn đạo đức gia phong đang diễn ra không ít trong thời buổi kinh tế thị trường hôm nay...

Có những bạn trẻ lại bị chính những người tưởng chừng như “má ấp môi kề” yêu thương đùm bọc sẽ là những người chung lưng đấu cật để cùng nhau xây dựng tổ ấm. Nhưng thực tế, nhiều người đã vỡ mộng. Đây đó, chúng ta thấy có những nhát dao chí tử để kết liễu cuộc đời của người yêu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy không ít những đôi tình nhân vì yêu nhau quá, nên không ngần ngại tìm đến cái chết để kết liễu cuộc đời khi bị áp lực phản đối của gia đình, công việc hay học hành.



Lại có những hạng người làm ăn rất an nhàn, đồng lương quá hậu hĩnh, nhưng họ lại là những người dính vào vòng lao lý khá nhanh, bởi vì họ chính là những: gái mại dâm, trùm ma túy, tướng cờ bạc...

Khía cạnh chính trị, chúng ta không lấy làm lạ khi nhận thấy đây đó người ta thanh trừng nhau để đảm bảo an ninh. Hiện tượng mới đây của Triều Tiên là một điển hình. Giữa nước này với nước nọ cũng không ngừng khoe… tên lửa đầu đạn hạt nhân nhằm dương oai diễu võ với các nước khác. Mới đây nhất, Mỹ và Hàn tập trận để dằn mặt Triều Tiên. Rồi cũng có những nhà lãnh đạo, luôn miệng nhân danh chiến tranh để xây dựng hòa bình, nhưng khi người ta khởi phát chiến tranh thì lại là lúc người ta cảm thấy hòa bình đang dần xa và biến mất. Điều này không bao giờ có thể có được, bởi vì tự trong tâm, nó đã có mầm mống hủy diệt thì làm sao có được bình an ? Cũng như làm sao có được cây mọc lên tươi tốt khi cái gốc của nó đã thối hoặc mục nát ?

Cuối cùng, trong đời sống thường ngày, chúng ta thấy ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh mới mà hiện nay chưa có thuốc đặc trị... khiến cho con người không khỏi hoang mang... Như thế, thế giới và con người ngày hôm nay luôn nơm nớp những sợ hãi, lo âu, thất vọng, bi đát và chán chường.

Đứng trước thực trạng đó, là người sống đời thánh hiến, chúng ta được mời gọi đi vào mối tương quan bình an của Chúa và với Chúa. Bởi vì, bình an ta có được là khởi đi từ Người.



Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương