Năm 2017 Lưu hành nội bộ chưƠng trình bồi dưỠng nâng hạng gcnkncm thuyền trưỞng hạng nhấT



tải về 13.07 Mb.
trang6/24
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích13.07 Mb.
#39226
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

Đặt ở bên trái

  • Hình dáng: Một biển hình nón đặt trên cột.

  • Màu sắc: Thân cột sơn khoang màu xanh lục-trắng-xanh lục, biển sơn màu xanh lục.

  • Đèn hiệu: Ban đêm, một đèn chớp đều nhanh, ánh sáng màu xanh lục.

  • Ý nghĩa: Báo giới hạn phía bên trái của cửa luồng ra vào cảng, bến. Báo hiệu cửa luồng cũng được sử dụng để báo lối ra vào các nhánh phụ.




  1. Phao tim luồng.

  • Hình dáng: Phao hình nón cụt, biển hình cầu.

  • Màu sắc: Phao sơn xen kẽ dải dọc đỏ-trắng, phao ống sơn thành hai nửa đỏ-trắng, biển sơn theo dải dọc đỏ-trắng.

  • Đèn hiệu: Ban đêm, một đèn chớp 1 dài, ánh sáng màu trắng.

  • Ý nghĩa: Chỉ vị trí tim luồng, xung quanh là vùng nước an toàn. Dùng hướng dẫn tàu thuyền đi lại theo tim luồng trên đường thuỷ rộng.




  1. Báo hiệu chuyển hướng luồng.

    1. Báo hiệu chuyển hướng luồng đặt bên bờ phải

  • Hình dáng: Một biển hình vuông đặt trên cột, mặt biển vuông góc với trục luồng tàu chạy.

  • Màu sắc: Biển sơn màu vàng, giữa biển có vạch dọc sơn màu đen.

  • Đèn hiệu: Ban đêm, một đèn chớp đều, ánh sáng màu vàng.

  • Ý nghĩa: Báo kể từ vị trí đặt báo hiệu, luồng chạy tàu chuyển hướng từ bờ phải sang bờ trái.

    1. Báo hiệu chuyển hướng luồng đặt bên bờ trái

  • Hình dáng: Một biển hình thoi đặt trên cột, mặt biển vuông góc với trục luồng tàu chạy.

  • Màu sắc: Biển sơn màu vàng, giữa biển có vạch dọc sơn màu đen.

  • Đèn hiệu: Ban đêm, một đèn chớp đều, ánh sáng màu vàng.

  • Ý nghĩa: Báo kể từ vị trí đặt báo hiệu, luồng chạy tàu chuyển hướng từ bờ trái sang bờ phải.




  1. Chập tiêu tim luồng.

    1. Chập tiêu tim luồng đặt bên bờ phải

  • Hình dáng: Gồm hai biển, biển trên cột sau đặt cao hơn biển trên cột trước. Mặt biển đặt vuông góc với tim luồng và trùng với hướng luồng tàu chạy.

  • Màu sắc: Màu sơn cách thức sơn như biển chuyển luồng bờ phải.

  • Đèn hiệu: Ban đêm, có hai đèn chớp 1 dài, ánh sáng màu vàng, đèn trên cột sau đặt cao hơn đèn trên cột trước.

  • Ý nghĩa: Báo luồng hẹp nguy hiểm phương tiện phải đi theo đúng đường thẳng chập của hai biển báo hiệu.




    1. Chập tiêu tim luồng đặt bên bờ trái

  • Hình dáng: Gồm hai biển, biển trên cột sau đặt cao hơn biển trên cột trước. Mặt biển đặt vuông góc với tim luồng và trùng với hướng luồng tàu chạy.

  • Màu sắc: Màu sơn cách thức sơn như biển chuyển luồng bờ trái.

  • Đèn hiệu: Ban đêm, có hai đèn chớp 1 dài, ánh sáng màu vàng, đèn trên cột sau đặt cao hơn đèn trên cột trước.

  • Ý nghĩa: Báo luồng hẹp nguy hiểm phương tiện phải đi theo đúng đường thẳng chập của hai biển báo hiệu.




  1. Báo hiệu định hướng luồng.

    1. Đặt bên phải luồng

  • Hình dáng: Một biển hình trụ ghép kiểu múi khế đặt trên cột.

  • Màu sắc: Nền giữa biển sơn màu vàng, viền biển sơn màu đen.

  • Đèn hiệu: Ban đêm, một đèn chớp đều, ánh sáng màu vàng.

  • Ý nghĩa: Định hướng luồng cho tàu thuyền đi lại trên đường thuỷ rộng như ven vịnh, trên hồ, vào cửa sông phía bên phải của luồng.




    1. Đặt bên trái luồng

  • Hình dáng: Một biển hình thoi ghép vuông góc với nhau kiểu múi khế đặt trên cột.

  • Màu sắc: Nền giữa biển sơn màu vàng, viền biển sơn màu đen.

  • Đèn hiệu: Ban đêm, một đèn chớp đều, ánh sáng màu vàng.

  • Ý nghĩa: Định hướng luồng cho tàu thuyền đi lại trên đường thuỷ rộng như ven vịnh, trên hồ, vào cửa sông phía bên trái của luồng.

  1. Phao giới hạn vùng nước.

    1. Phía bên phải của luồng tàu chạy
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương