Năm 2017 Lưu hành nội bộ chưƠng trình bồi dưỠng nâng hạng gcnkncm thuyền trưỞng hạng nhấT


Chương III : THIẾT BỊ HÀNG HẢI Bài 1: HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS



tải về 13.07 Mb.
trang19/24
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích13.07 Mb.
#39226
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

Chương III : THIẾT BỊ HÀNG HẢI

Bài 1: HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS


Hệ thống định vị toàn cầu bao gồm 3 khâu

  • Khâu vệ tinh.

  • Khâu điều khiển.

  • Khâu sử dụng.



Hình 1: Cấu trúc GPS

1.1 Khâu vệ tinh

Bao gồm 26 vệ tinh, các vệ tinh này được sắp xếp trên 6 mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 550 so với mặt xích đạo. Mỗi quỹ đạo có cao độ danh nghĩa là 20183 Km. Khoảng thời gian cần thiết để bay quanh một quỹ đạo tương ứng là 12 giờ hành tinh, bằng một nửa thời gian quay của trái đất, nên mỗi vệ tinh bao phủ một vùng như nhau hai lần trong một ngày. Mỗi vệ tinh phát ra 2 tần số vô tuyến phục vụ mục đích định vị: L1 trên tần số 1575.42 MHz và L2 trên tần số 1227.6 MHz.


Hình 2: Khâu vệ tinh


Các tần số sóng mang được điều biến bởi 2 mã ngẫu nhiên giả và một thông điệp dẫn hướng đường đi. Các tần số sóng mang và công việc điều biến được điều khiển bởi những đồng hồ nguyên tử đặt trên vệ tinh. Các vệ tinh hoạt động dưới sự giám sát của khâu điều khiển.



Hình 3: Sơ đồ bố trí các vệ tinh của GPS (a: đang hoạt động; s: dự trữ)
1.2 Khâu điều khiển

  • P
    Hình 4: Các trạm quan sát (Monitor) và điều khiển của GPS

    hần điều khiển là để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống GPS cũng

như hiệu chỉnh tín hiệu thông tin của vệ tinh hệ thống GPS. Phần điều khiển có 5 trạm quan sát có nhiệm vụ như sau:



  • Giám sát và điều khiển hệ thống vệ tinh liên tục

  • Quy định thời gian hệ thống GPS

  • Dự đoán dữ liệu lịch thiên văn và hoạt động của đồng hồ trên vệ tinh

  • Cập nhật định kỳ thông tin dẫn đường cho từng vệ tinh cụ thể.

  • .Có một trạm điều khiển chính ở Mỹ và 4 trạm giám sát

  • Ba trạm ăng ten mặt đất dùng để cung cấp dữ liệu cho các vệ tinh GPS.

1.3 Khâu sử dụng

Bộ phận người sử dụng bao gồm tất cả mọi người sử dụng quân sự và dân sự. Các máy thu riêng biệt được trang bị máy tính điện tử theo dõi các mã hoặc phase của các sóng mang và trong hầu hết các trường hợp đều tiếp nhận các thông điệp phát tin (broadcast message) từ vệ tinh. Bằng cách so sánh tín hiệu từ vệ tinh tới bản sao của mã phát được ghi trong máy thu, người ta có thể xác định được 3 giá trị tọa độ địa tâm của máy thu. Đối với các công tác trắc địa chính xác, người ta còn đo và ghi nhớ phase tần số của mã hoặc sóng mang để xử lý về sau



1.4 Lập hành trình chuyến đi

Lập hành trình chuyến đi cho tàu bằng hệ thống GPS có 2 cách lập:



a) Đặt điểm hàng hải

Trong thuật ngữ chuyên môn hàng hải, điểm hàng hải là thuật ngữ chỉ những vị trí đặc biệt trên chuyến đi. Nó có thể là điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng hoặc điểm đích.

Khi đặt chế độ hàng hải theo điểm người sử dụng nhập và gọi các điểm hàng hải (điểm chuyến hướng) lần lượt bằng tay, khi tàu tới gần điểm đó trong chế độ báo động điểm tới thì máy phát tín hiệu báo cho ta biết và ta sẽ gọi điểm tới kế tiếp bằng cách thao tác các phím ở trên máy

Điểm hàng hải có thể đặt theo 4 cách:

+ Bằng con trỏ:

+ Bằng vị trí người ngã xuống nước (MOB) hoặc vị trí hiện thời (Event)

+ Tại vị trí tàu

+ Nhập WPT trực tiếp bằng MENU:



b) Đặt tuyến đường

Thông thường, trong một chuyến đi có nhiều sẽ có nhiều lần chuyển hướng, yêu cầu nhiều điểm mà bạn sẽ lần lượt hành hải tới, sự tiếp nối các điểm dẫn tới đến đích cuối cùng gọi là một tuyến đường.



Chế độ hàng hải theo tuyến là chế độ mà người sử dụng lập tuyến đường bao gồm các điểm hàng hải theo thứ tự được chọn từ các nhóm đã được nhập từ trước trong máy và hành trình theo tuyến đó. Khi sử dụng chế độ này máy thu sẽ báo cho ta biết khi tàu tới gần điểm chuyển hướng và tự động nhảy sang điểm kế tiếp (hiển thị các thông số kinh, vĩ độ, khoảng cách, phương vị…) theo thứ tự trong tuyến đó.



  • Có thể thiết lập tuyến bằng bốn cách:

    • Thiết lập bằng con trỏ.

    • Thiết lập thông qua MENU.

    • Thiết lập bằng WAYPOINT LIST.

    • Thiết lập bằng vị trí hiện tại.


1.5 Cài đặt các chế độ báo động

1.5.1 Báo động trực neo

Khi ở chế độ báo động trực neo máy sẽ phát hiện một tín hiệu âm thanh và chữ ANCW sẽ nhấp nháy khi tàu ra ngoài khu vực cảnh giới neo mà ta đã đặt. Chức năng báo động này sẽ không hoạt động khi tầm xa báo động đặt là “000

Báo động trôi neo do người sử dụng thiết lập. Khi tàu trôi ra ngoài đường tròn đã được thiết lập thì máy sẽ báo động bằng thị giác và âm thanh

Vị trí thiết lập đường tròn là vị trí của an ten GPS chứ không phải vị trí neo được thả xuống


1.5.2 Báo động tới gần


Báo động tới gần là chế độ khi tàu tới gần điểm chuyển hướng (điểm tới) với khoảng cách nằm trong tầm xa đã được đặt trước thì máy sẽ phát tín hiệu thông báo và nếu đang ở chế độ hàng hải theo tuyến thì nó sẽ tự động chuyển chế độ hành trình tới điểm tiếp theo của tuyến

Báo động tới WPT do người sử dụng thiết lập, khi vị trí tàu nằm trong đường tròn bán kính do người sử dụng thiết lập thì máy sẽ báo động âm thanh và thị giác



Khi đã tới gần, thậm chí vượt qua WPT, nhưng khoảng cách WPT vượt quá giới hạn xác định sẽ không có báo động


1.5.3 Báo động dạt ngang


Khoảng cách ngang từ vị trí tàu đến hướng đi được vạch ra giữa hai điểm hàng hải gọi là độ dạt ngang. Ở chế độ này dòng chữ XTE sẽ nhấp nháy và có một tín hiệu âm thanh khi tàu đi chệch khỏi đường đi đã định ở một khoảng cách dạt ngang lớn hơn giá trị đã định trước. Chức năng báo động này không hoạt động nếu tầm xa báo động được đặt là “000”. Độ rộng dải đường đi được hiển thị trên màn hình NAV3 như giá trị đã được đặt trước. Báo động dạt ngang XTE sẽ được hoạt hóa khi lựa chọn chế độ hàng hải theo điểm hay tuyến

Báo động độ lệch ngang do người sử dụng thiết lập, khi XTE vượt quá giới hạn được thiết lập cả về hai phía thì sẽ có báo động thị giác và âm thanh



1.6 Một số tính năng khác của GPS

1.6.1 Đặt vị trí neo


Trong quá trình tàu neo vị trí của tàu có thể bị thay đổi do thủy triều hoặc gió. Vị trí neo được lưu trữ trong máy và ta có thể kiểm tra khoảng cách và phương vị hiện tại của tàu tới vị trí điểm neo. Ta có thể đặt vị trí điểm neo từ màn hình hiển thị NAV1/NAV2/NAV3 hay PLOT và dễ dàng gọi lại

1.6.2 Sử dụng phím MOB


Trong tình huống khẩn cấp khi phát hiện có người rơi xuống nước, cùng với các hành động cần thiết khác, sỹ quan hàng hải phải nhấn phím MOB trên máy thu GPS để kích hoạt chế độ màn hình MOB

Khi đó chỉ có thể sử dụng 5 phím sau: EVT, CLR, CTRS, POWER/DIM, OFF

Phím CLR có tác dụng xóa chế độ MOB. Khi có tín hiệu âm thanh báo động, nhấn CLR để xóa âm thanh, sau đó nhấn tiếp một lần nữa để trở về màn hình trước khi nhấn phím MOB

Khi ta kích hoạt nút MOB thì máy tự động lưu vị trí tàu tại thời điểm được kích hoạt, đồng thời chuyển chế độ chỉ báo sang báo phương vị và khoảng cách tới vị trí nói trên



Ngoài ra MOB còn cho phép để ghi lại các WPT nhằm thiết lập đường tàu chạy




tải về 13.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương