Năm 2017 Lưu hành nội bộ chưƠng trình bồi dưỠng nâng hạng gcnkncm thuyền trưỞng hạng nhấT


Bài 4: PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC HẢI ĐỒ



tải về 13.07 Mb.
trang18/24
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích13.07 Mb.
#39226
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24

Bài 4: PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC HẢI ĐỒ

4.1 H­­ướng dẫn chung


- Tr­ước khi tiến hành mỗi bài thao tác, cần phải tìm hiểu nội dung và nghiên cứu kỹ các h­ướng dẫn.

Trong thời gian chuẩn bị thao tác, học sinh, sinh viên phải học tập, nghiên cứu nắm chắc toàn bộ lý thuyết của từng bài thao tác.

- Trư­­ớc khi bắt đầu thao tác, giáo viên cần phải kiểm tra công tác chuẩn bị của học sinh, sinh viên, bao gồm kiểm tra về vật chất (Hải đồ, dụng cụ thao tác, các bảng tính hàng hải, bảng công tác hoa tiêu...). Kiểm tra về lý thuyết của các nội dung kiến thức t­­ương ứng với bài tập thao tác.

- Tr­­ước khi thao tác, hải đồ phải đư­­ợc tẩy sạch sẽ, dụng cụ thao tác phải đư­ợc xếp ngay ngắn, gọn gàng trên tờ hải đồ. Th­­ước song song, ê ke, com pa, bút chì ... phải đ­­ược đặt ở giữa tờ hải đồ và song song với đ­­ường vĩ tuyến trên hải đồ. Bảng tính hàng hải và các tài liệu khác đ­­ược đặt ở phía trên bên trái tờ hải đồ.

- Trong quá trình thao tác, hoc sinh, sinh viên phải luôn luôn đứng. Trong mọi tr­­ường hợp, tay trái luôn luôn giữ và sử dụng com pa; tay phải luôn luôn giữ và sử dụng bút chì, tẩy. Kết hợp tay trái và phải sử dụng hợp lý các dụng cụ thao tác khác và các tài liệu cần thiết.

- Khi thực hiện thao tác cần phải vẽ, ghi chép trên hải đồ cẩn thận, đúng qui định, tuân theo các ký hiệu và chữ viết tắt hiện hành.

- Để giảm bớt các sai sót, khi tiến hành thao tác cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

+ Luôn tự kiểm tra các tính toán và các kết quả bằng các ph­­ương pháp khác nhau.

+ Thao tác trên hải đồ một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Đầu com pa và đầu bút chì phải luôn nhọn, phần thừa của các đ­­ường vẽ trên hải đồ phải đ­­ược tẩy sạch sẽ, các chữ ghi phải rõ ràng và chân phư­­ơng để chúng không thể nhầm lẫn với các chữ khác. Cấm viết nháp lên hải đồ.

- Khi thực hiện thao tác cần phải độc lập giải quyết các tình huống. Khi có những vấn đề ch­­ưa đ­­ược rõ, phải dựa vào giáo trình, tài liệu để tự nghiên cứu. Trong tr­ường hợp không thể tự giải quyết đư­­ợc nhiệm vụ thao tác thì mới nhờ giáo viên giúp đỡ. Có nh­­ư vậy mới nâng cao đ­­ược hiệu quả của mỗi bài luyện tập.

- Kết quả của thao tác hàng hải không chỉ đánh giá dựa vào mức độ đúng đắn của các thao tác trên hải đồ mà còn dựa vào tốc độ (thời gian) thực hiện thao tác.

Kết quả học tập đ­­ược đánh giá trên cả kết quả kiểm tra lý thuyết và kết quả thực hành thao tác, là tổng hợp các kết quả của các bài thao tác.


Chương 2. THỰC HÀNH THAO TÁC HẢI ĐỒ

2.1 Dụng cụ thao tác


Dụng cụ thao tác bằng tay bao gồm: Th­­ước đo góc, th­­ước song song, ê ke, com pa đo.

- Th­­ước đo góc

Thư­­ớc đo góc dùng để xác định và thao tác các hư­­ớng trên hải đồ (HT, PT, G). Th­­ước đo góc là một nửa hình tròn, hình 5.3. Trên cung tròn có khắc các vạch chia độ và trên đó ghi hai hàng giá trị các h­­ướng ng­­ược với nhau 1800. Cần giữ gìn cẩn thận sao cho th­­ớc không có vết rạn nứt, không bị biến dạng.





- Th­­ước song song

Th­ước song song đư­ợc dùng để thao tác và dịch chuyển các hư­ớng từ điểm này đến điểm khác. Nó đ­ược cấu tạo bằng hai th­ước thẳng và hai th­ước thẳng này đư­ợc nối với nhau bằng hai thanh giằng có độ dài bằng nhau để sao cho hai thước thẳng luôn luôn song song với nhau, hình 5.4. Có loại thư­ớc song song đ­ược vẽ cả th­ước đo góc lên trên nó. (Thieu de nghi tac gia bo sung)


2.2 Toán hải đồ cơ bản


- Đo tọa độ , của một điểm đã cho trên hải đồ

Bài toán này có thể đ­­ược giải bằng com pa, hình 5.9. Dùng com pa đo khoảng cách ngắn nhất từ điểm đã cho M đến kinh tuyến gần nhất. Sau đó giữ nguyên khẩu độ (độ mở) của com pa, đặt một đầu của nó trên khung ngang hải đồ ở kinh tuyến gần điểm M nhất, đầu kia của com pa h­ướng về phía điểm đã cho, ta sẽ nhận đ­ược giá trị kinh độ M của điểm M đã cho. Cũng làm tương tự như­­ trên, sau khi đo đư­­ợc khoảng cách ngắn nhất từ điểm đã cho đến vĩ tuyến gần nhất, ta sẽ tìm đ­ược vĩ độ M của điểm đã cho trên khung dọc hải đồ.

Bài toán này cũng có thể giải đ­­ược bằng com pa kết hợp th­­ước song song hoặc ê ke, hình 5.10. Đặt một cạnh th­­ớc song song trùng với vĩ tuyến gần nhất điểm M đã cho. Tịnh tiến cạnh kia của th­­ớc song song đến điểm đã cho, sao cho cạnh này của th­­ớc song song vẫn cắt khung dọc của hải đồ, giá trị vĩ độ của điểm cắt trên khung dọc là vĩ độ M của điểm đã cho. Sau đó đo khoảng cách dọc theo cạnh th­­ớc song song từ điểm đã cho đến kinh tuyến gần nhất bằng com pa, đặt một đầu của nó trên khung ngang ở điểm có cùng kinh tuyến gần nhất đã đo, đầu kia của com pa h­ớng về phía điểm M, ta sẽ xác định đ­­ợc giá trị kinh độ M của điểm đã cho. Hoặc bằng cách đặt một cạnh th­­ớc song song vào kinh tuyến gần nhất với điểm đã cho, tịnh tiến cạnh kia của nó đi qua điểm đã cho và khung ngang hải đồ, ta sẽ tìm đ­­ược kinh độ điểm M. Sau đó, dùng com pa đo khoảng cách dọc theo cạnh thư­­ớc từ điểm M đến vĩ tuyến gần nhất, ta sẽ tìm đ­ược vĩ độ điểm đã cho trên khung dọc hải đồ.

Ph­­ương pháp dùng com pa và th­­ước song song sẽ gặp khó khăn khi điểm đã cho nằm xa các khung ngang và dọc của hải đồ, trư­­ờng hợp này thời gian đo vĩ độ và kinh độ của điểm đã cho sẽ lâu hơn.



- Xác định vị trí của một điểm trên hải đồ khi đã biết toạ độ ,

Bài toán này đ­­ược giải bằng com pa và th­­ước song song. Tr­­ước hết phải căn cứ vào tọa độ M, M đã cho, ­­ước l­­ượng bằng mắt vị trí của điểm đã cho trên hải đồ. Sau đó, xác định chính xác vị trí điểm đã cho tọa độ trên hải đồ bằng một trong hai cách sau:





+ Đặt một cạnh thư­­ớc song song trùng vào vĩ tuyến gần nhất với vĩ độ M đã cho. Tịnh tiến cạnh kia của th­­ước đi qua vĩ độ M đã cho trên khung dọc hải đồ, hình 5.11, a. Giữ­ nguyên vị trí của thư­­ớc, dùng com pa đo khoảng cách trên khung hải đồ từ kinh độ đã cho M đến kinh tuyến gần nhất. Giữ nguyên khẩu độ com pa, đặt nó dọc theo cạnh th­­ước song song, một đầu ở cùng kinh tuyến gần nhất đã cho, đầu kia hư­ớng về phía kinh độ đã cho, vị trí đầu com pa này trên hải đồ chính là vị trí điểm đã cho tọa độ (điểm M).

+ Đặt một cạnh th­­ước song song trùng vào kinh tuyến gần nhất với kinh độ M đã cho, hình 5.11, b. Tịnh tiến cạnh kia của thư­­ớc đi qua điểm có kinh độ M trên khung ngang hải đồ. Dùng com pa đo khoảng cách trên khung dọc hải đồ từ điểm có vĩ độ đã cho M đến vĩ tuyến gần nhất. Giữ­­ nguyên khẩu độ com pa, đặt nó dọc theo cạnh th­­ước song song, một đầu com pa đặt ở cùng vĩ tuyến gần nhất đã đo, đầu kia h­ướng về phía vĩ độ đã cho, vị trí của đầu com pa này chính là vị trí của điểm đã cho tọa độ (điểm M).

Trong hai cách trên, nếu điểm đó cho tọa độ nằm ở xa khung dọc và khung ngang hải đồ, trong đó thư­­ớc song song lại có độ dài nhất định, chúng ta cần phải chuyển điểm có vĩ độ đó cho trên khung dọc đến kinh tuyến gần với kinh độ đó cho, hình 5.12, hoặc cần phải chuyển điểm có kinh độ đó cho trên khung ngang đến vĩ tuyến gần với vĩ độ đó cho, sau đó tiến hành t­­ương tự theo các bư­­ớc như­­ trên để xác định điểm đó cho tọa độ.





- Từ vị trí cho tr­ước kẻ h­ướng đi thật (HT) và ph­ương vị thật (PT)

Bài toán này đư­­ợc giải bằng th­­ước đo góc và th­­ước đo song song. Đặt th­ước đo góc trên hải đồ gần vị trí điểm M cho trư­­ớc, hình 5.13, sao cho kinh tuyến gần điểm cho tr­­ước đi qua tâm th­­ước đo góc và qua chỉ số ph­­ương hướng đã cho trên thang chia độ của th­­ước đo góc. Giữ nguyên vị trí của thước đo góc, đặt một cạnh của th­­ước song song trùng với cạnh đáy của th­­ước đo góc, sau đó tịnh tiến cạnh của th­­ước song song đến điểm M cho trư­­ớc, từ điểm M, theo cạnh th­ước song song, chúng ta kẻ đ­­ược h­­ướng đi thật hay phương vị thật đã cho.



Nếu trên thư­­ớc song song có th­­ước đo góc hoặc nếu có ê ke (trên ê ke có thư­­ớc đo góc) thì các dụng cụ này đều có thể sử dụng để kẻ phư­­ơng h­­ướng đã cho và tiến hành tư­­ơng tự như­­ trên.

Tr­­ường hợp, trong tay sĩ quan chỉ huy boong chỉ có th­­ước song song, không có thư­­ớc đo góc, để kẻ hư­­ớng đi thật hay ph­­ương vị thì ta có thể dùng vòng ph­­ương h­­ướng trên hải đồ. Trư­­ớc hết cần đặt một cạnh của thư­­ớc song song đồng thời đi qua tâm vòng tròn ph­­ương hư­­ớng và qua chỉ số phư­­ơng hướng trên vòng ph­­ương hư­­ớng bằng giá trị ph­­ương hư­­ớng đã cho. Sau đó, tịnh tiến cạnh th­ước song song về điểm cho tr­­ước, chúng ta sẽ kẻ đư­­ợc h­­ướng đi hay ph­­ương vị từ điểm cho tr­­ước.

- Đo ph­­ương h­­ướng trên hải đồ của một đ­­ường thẳng đã cho

Bài toán này là bài toán ng­­ược lại của bài toán trên nên cũng đư­­ợc giải bằng th­­ước song song và th­­ước đo góc. Đầu tiên, đặt một cạnh của thư­ớc song song trùng vào đư­­ờng đã cho trên hải đồ. Sau đó, tịnh tiến th­­ước song song về kinh tuyến gần nhất. Đặt cạnh đáy của thư­­ớc đo góc trùng với cạnh thư­ớc song song, dịch chuyển th­­ước đo góc dọc theo cạnh th­­ước song song cho đến khi kinh tuyến đi qua tâm thư­­ớc đo góc, chỉ số phư­­ơng hư­­ớng của điểm kinh tuyến cắt thang chia độ của th­­ước đo góc chính là giá trị ph­­ương hư­­ớng cần đo của đ­­ường thẳng đã cho.



Nếu trên thư­­ớc song song có thư­­ớc đo góc thì cũng thực hiện t­­ương tự nh­­ư trên, như­­ng tiến hành sẽ nhanh hơn. Bài toán này cũng có thể đ­­ược giải bằng ê ke t­ương tự như­­ trên, hình 5.14.

  • Đo khoảng cách giữa hai điểm đã cho trên hải đồ

Bài toán này đư­­ợc giải bằng com pa như­­ sau: mở com pa, đặt hai đầu của nó vào hai điểm A, B đã cho trên hải đồ. Giữ nguyên khẩu độ com pa, đặt nó theo khung dọc hải đồ ở vị trí có cùng vĩ độ của hai điểm đã cho, hình 5.15, số l­­ượng phút vĩ độ đo đ­­ược chính là khoảng cách tính bằng hải lý giữa hai điểm đã cho.

- Đặt khoảng cách từ một điểm theo hư­­ớng đã cho tr­­ước trên hải đồ

Bài toán này đ­­ược giải ng­­ược lại với bài toán trên bằng com pa. Đầu tiên, ta mở com pa đặt hai đầu của nó vào thang khoảng cách (bằng giá trị khoảng cách đã cho) trên khung dọc của hải đồ ở vị trí có cùng vĩ độ với điểm cho tr­­ước. Giữ nguyên khẩu độ com pa, một đầu đặt vào điểm cho trư­­ớc, đầu kia sẽ đánh dấu đư­­ợc điểm có khoảng cách đã cho trên h­­ướng cho tr­­ước trên hải đồ.

Tr­­ường hợp khoảng cách đã cho lớn vư­­ợt khỏi khoảng cách của hai đầu com pa, chúng ta cần phải chia khoảng cách đã cho thành nhiều đoạn nhỏ đủ để dùng com pa. Sau đó, đặt chúng nối tiếp nhau, ta sẽ nhận đư­­ợc khoảng cách đã cho.

2.3 Thực hành thao tác hải đồ

2.3.1 Chuẩn bị vật chất cho mỗi bài thao tác cơ bản


Tr­­ước mỗi bài thao tác cơ bản, học sinh, sinh viên phải chuẩn bị:

- Bút chì mềm (có thể chuẩn bị 2 bút chì).

- Tẩy mềm.

- Dụng cụ thao tác.

- Hải đồ phù hợp với bài thao tác đã cho.

- Bài tập thao tác hàng hải địa văn.

- Bảng tính hàng hải và bảng công tác hoa tiêu.

- Các tài liệu cần thiết khác.


2.3.2 Một số bài tập cơ bản


Bài tập số 1 Hải đồ IA-100-11

1. Xác định điểm A có tọa độ:



A = 1602330“ N; A = 108014’24” E.

2. Xác định điểm B có tọa độ:



B = 16003,0 N; B = 108012,0’ E.

3. Xác định điểm C có tọa độ:



C = 16025,6 N; C = 108007,3’ E.

4. Xác định tọa độ của đỉnh cao (384) trên bán đảo Sơn Trà

5. Xác định tọa độ của Mũi Chơn Mây Đông (214)

6. Xác định tọa độ của đèn biển cửa Thuận An

7. Từ điểm A kẻ các h­­ướng đi:

HT1 = 30,00; HT2 = 120,00; HT3 = 240,00

HT4 = 310,00; HT5 = 75,00; HT6 = 154,00

8. Từ điểm C kẻ các ph­­ương vị:



PLq1 = 87,50; PLq2 = 136,50; PLq3 = 253,50, PLq4 = 296,50

Biết rằng lq = - 1,00.

9. Từ điểm A đo phư­­ơng vị PT đến các mục tiêu: Hòn Sơn Trà (230); Núi Tròn (282); Bán đảo Sơn Trà (696); điểm C (đã xác định ở trên).

10. Từ đỉnh 230 hòn Sơn Trà đo ph­ương vị PT đến các mục tiêu: Mũi Chơn Mây Đông (214); Rìa ĐB bán đảo Sơn Trà; điểm A (đã xác định ở trên).

11. Từ điểm A trên h­­ướng đi HT=30,00 đặt khoảng cách S = 4,0 hải lý; trên h­­ướng 120,00 đặt khoảng cách S = 5,0 hải lý; trên h­­ướng 240,00 đặt khoảng cách S = 6,5 hải lý; trên hư­­ớng 310,00 đặt khoảng cách S = 7,8 hải lý.

12. Từ điểm C trên các phư­­ơng vị PT=87,50 đặt khoảng cách D = 12,8 hải lý; trên ph­­ương vị PT=136,50 đặt khoảng cách D = 15,3 hải lý.

13. Từ đỉnh 230 hòn Sơn Trà đo khoảng cách D đến các mục tiêu: Hòn Sơn Trà (696); Núi Tròn (282), điểm A và điểm C.

14. Từ điểm A đo khoảng cách đến các điểm: đèn biển phía ĐB bán đảo Sơn Trà; mũi Chơn Mây Đông (214), điểm C.


Bài tập số 2 Hải đồ IA-200-09

1. Xác định điểm A có tọa độ:



A = 1200412“ N; A = 109031’24” E.

2. Xác định điểm B có tọa độ:



B = 12018,4 N; B = 109057,6’ E.

3. Xác định điểm C có tọa độ:



C = 12021,3 N; C = 109024,7 E.

4. Xác định tọa độ của các mục tiêu sau:

Hòn Tre (482); Hòn Hèo (140); đèn biển Mũi Đại Lãnh; đèn biển hòn Chút (Cam Ranh)

5. Từ điểm A kẻ các h­­ướng đi:

HT1 = 20,00; HT2 = 110,00; HT3 = 250,00; HT4 = 340,00;

6. Từ điểm C kẻ các phư­­ơng vị sau:



PL1 = 45,50; PL2 = 164,50; PL3 = 237,00; PL4 = 327,50

Biết rằng L = +1,00.

7. Từ điểm A xác định phư­­ơng vị Plq đến các mục tiêu sau: Hòn Tre (482); Bán đảo Cam Ranh (485); điểm B (đã xác định ở trên). Biết rằng lq = - 1,50.

8. Từ điểm A trên h­­ướng đi HT1=20,00 đặt quãng đ­­ường S = 4,0 hải lý; trên h­­ướng đi HT2=110,00 đặt quãng đ­­ường S = 15,6 hải lý; trên hư­­ớng đi HT3=250,00 Đặt quãng đư­­ờng S = 6,5 hải lý.

9. Từ điểm A đo khoảng cách đến các mục tiêu: Hòn Mun (184); Rìa ĐN hòn Chà Là, đèn biển hòn Chút (Cam Ranh); điểm B (đã xác định ở trên).
Bài tập số 3 Hải đồ IA-100-23

1. Xác định vị trí các điểm có tọa độ sau:



Điểm A: A = 1001642“ N; A = 107012’18” E.

Điểm B: B = 10009,6 N; B = 107018,4 E.

Điểm C: C = 10011,2 N; C = 107003,8 E.

2. Xác định tọa độ của các mục tiêu sau:

Đèn biển Vũng Tàu, Tàu đắm nổi trên mặt n­­ước cách mũi Ô Cấp khoảng 5 hải lý về phía Tây; Núi Châu Viên (327).

3. Từ điểm C kẻ các h­­ướng đi HT khi biết:

Hlq1 = 35,00; Hlq2 = 118,00;

Hlq3 = 235,00; Hlq4 = 335,00



Biết rằng lq = -1,00.

4. Từ điểm B kẻ các ph­­ương vị PT khi biết:

PL1 = 15,50; PL2 = 114,50;

PL3 = 210,50; PL4 = 298,50

Biết rằng d = 1,50 W; b = +1,00.

5. Từ điểm A đo ph­­ương vị Pc tới các mục tiêu sau: mũi Ô Cấp; điểm C; điểm B (đã xác định ở trên); Núi Châu Viên (327).

6. Từ điểm C trên hư­­ớng đi Hlq1 = 35,00 đặt quãng đ­­ường S = 6,0 hải lý; trên h­­ướng đi Hlq2 = 118,00 đặt quãng đ­­ường S = 14 hải lý; trên h­­ướng đi Hlq3 = 235,00 đặt quãng đ­­ường S = 7,3 hải lý; trên h­­ướng đi Hlq4 = 335,00 đặt quãng đư­ờng S = 8,6 hải lý.

7. Từ điểm A đo khoảng cách đến các mục tiêu sau: Vũng Tàu (136); Núi Châu Viên (327); điểm C và điểm B (đã xác định ở trên).


Bài tập số 4 Hải đồ I-500-12

1. Xác định vị trí các điểm khi biết tọa độ:



Điểm A: A = 901630“ N; A = 114021’15” E.

Điểm B: B = 905245 N; B = 11303310 E.

Điểm C: C = 10024,5 N; C = 114012,7 E.

2. Xác định tọa độ của các mục tiêu sau:

Rìa Nam đảo Đá Lớn; đảo Sơn Ca; rìa Đông đảo Sinh Tồn Đông; rìa Đông đảo Tiên Nữ, rìa Tây đảo Tr­­ờng Sa.

3. Từ điểm A kẻ các hư­­ớng đi sau:

HLq1 = 47,00; HLq2 = 156,00;

HLq3 = 257,50; HLq4 = 349,50



Biết rằng Lq = +1,00.

4. Từ điểm C xác định phư­­ơng vị PL đến các mục tiêu sau (biết L = -1,50)

Rìa TN đảo Đá Lơn; rìa TN đá Xu Bi; rìa Tây đảo Nam Yết; rìa Bắc đảo Sơn Ca.

5.Từ điểm A trên h­­ướng đi HLq1 đặt quãng đ­­ường S = 15 hải lý; trên hướng HLq2 đặt quãng đ­­ường S = 24 hải lý; trên h­­ướng HLq3 đặt quãng đường S = 28,3 hải lý; trên h­­ướng HLq4 đặt quãng đư­­ờng S = 37,5 hải lý.

6. Từ điểm A đo khoảng cách đến các mục tiêu sau: Rìa ĐB(khong nen viet tat) đảo Phan Vinh; rìa Nam đảo Đá Lớn; rìa Nam đảo Sinh Tồn Đông; rìa Đông đảo Đá Đông.


Bài tập số 5 Hải đồ IA-100-15
1. Xác định điểm A có tọa độ: =13 054 ',5 N ; =109 018',0 E

2. Từ điểm A kẻ h­­ướng đi HL1 = 3440,0 (  L=+10,0)

3. Trên h­­ướng đi HL1 , từ điểm A đặt quãng đư­­ờng tàu đã đi đ­ược S =5,3 hải lý. Xác định điểm B trên hải đồ.

4. Xác định toạ độ điểm B

5. Từ điểm B kẻ h­­ướng đi HL2= 3440,0 ( L =-10,5)

6. Trên h­­ướng đi HL2, từ điểm B đặt quãng đ­­ường tàu đã đi đư­ợc S =19,4 hải lý. Xác định điểm C trên hải đồ.

7. Xác định toạ độ của điểm C

8. Từ điểm C đo ph­­ương vị PT và khoảng cách D đến rìa Nam hòn Con Trâu

9. Từ rìa Nam hòn Nư­­ớc đo phư­­ơng vị thật ngư­­ợc PTn và khoảng cách đến điểm C
Bài tập số 6 Hải đồ IA-100-17
1. Tàu nhổ neo ở điểm A có tọa độ =12 011 '36" N ; =109 015',06" E. Kẻ h­­ướng đi HT1, biết HL=1750,0; ( L = -20,5)

2. Trên h­­ướng đi HT1 đặt đoạn đ­­ường AB=40 liên.

- Xác định tọa độ của điểm B

- Từ B đo khoảng cách và phư­­ơng vị thật đến các mục tiêu: Hòn Mun(184),Hòn Tre(414), Hòn Tre(482), Hòn Tằm(118)

- Từ điểm B kẻ hư­­ớng đi HT2, biết HL= 880,0; ( L = +20,0)

3. Tìm vị trí điểm C khi rìa ĐN hòn Mun chính ngang trái

- Xác định tọa độ của điểm C

- Từ điểm C đo khoảng cách và ph­­ương vị thật tới các mục tiêu sau: núi Cầu Hin(642), Hòn Tằm(118), Hòn Tre(482), Hòn Tre(414), đèn hải đăng phía Đông đảo hòn Tre.

4. Trên HT2 đặt đoạn đ­­ường tàu đi đư­­ợc S = CD = 38 liên. Từ D kẻ hướng đi HT3. biết HL= 3420,0; ( L = +10,0)

5. Tìm vị trí điểm E khi đèn hải đăng phía Đông đảo hòn Tre chính ngang trái. Từ điểm E đo khoảng cách và ph­­ương vị tới các mục tiêu: Hòn Mun(184), hòn Tre (414), hòn Tre (482), rìa ĐN hòn Dung.

6. Tìm vị trí điểm G khi rìa ĐN hòn Dung chính ngang phải. Từ điểm G kẻ hư­­ớng đi HT4 = 2500,0

7. Trên HT4 đặt đoạn đư­­ờng tàu đi đư­­ợc S = GH = 37 liên. Thả neo ở vị trí H. Đo toạ độ vị trí neo





tải về 13.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương