Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khá, xuất khẩu tăng kỷ lục


II. Một số loài cây lâm nghiệp cho nhựa ở các tỉnh miền núi phía Bắc



tải về 0.84 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.84 Mb.
#22662
1   2   3   4   5   6   7   8

II. Một số loài cây lâm nghiệp cho nhựa ở các tỉnh miền núi phía Bắc

    1. Cây Thông nhựa

Đặc điểm hình thái: Thông nhựa có tên khoa học là Pinus merkusii thuộc họ Pinaceae, Thông nhựa có tên khác là Thông 2 lá, Thông Bắc bộ, Thông hoàng mai, thông Yên Lập, là cây gỗ lớn, cao tới 20-25m, chiều cao dưới cành 15-20m, đường kính thân 40-50cm. Vỏ dày màu nâu xám ở phía gốc, màu đỏ nhạt ở phía trên Lá thông nhựa hình kim, họp thành từng đôi, dài 15-25cm, mảnh, thô, cứng, màu xanh thẫm, gốc lá hình ống, có bẹ dài 1-2cm, sống dai. Mặt cắt ngang lá có 2-3 ống nhựa ở giữa hoặc ở phía trong thịt lá.

Nón mọc đơn độc hoặc thành từng đôi, hình trứng thuôn, dài 5-11cm, gần như không cuống. Vẩy ở quả nón non năm thứ nhất không có gai. Đến năm thứ hai quả nón có dạng hình trứng thuôn hoặc hình trụ. Mặt vẩy hình thoi, cạnh sắc, mép trên dày và hơi lồi, phía dưới hơi dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua giữa. Hạt thông nhựa nhỏ, hình trái xoan hơi dẹt, có cánh dài 1,5-2,5cm.



Đặc điểm sinh thái học và sinh trưởng:Trong tự nhiên, có thể gặp thông nhựa mọc trong nhiều loại hình rừng (thông nhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giao với thông 3 lá, thông nhựa hỗn giao với cây lá rộng…). Ở Việt Nam cây Thông nhựa có biên độ sinh thái khá rộng, tại khu vực miền núi phía Bắc cây Thông nhựa được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La.

Thông nhựa là loài cây ưa sáng và chịu hạn. Cây sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ thoát nước; đất phong hoá từ đá mẹ sa thạch, sa phiến thạch. Tuy vậy, thông nhựa cũng có thể mọc trên đất đồi núi trọc, cằn cỗi, sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn. Cây thích ứng với các loại đất chua (pH=4-5).

Giai đoạn non (1-5 tuổi) cây thông nhựa sinh trưởng rất chậm và ưa bóng; nhưng sau đó lại trở thành cây ưa sáng. Khi đạt 14-15 tuổi, cây cao 5,5-6,5m và có đường kính thân 7-8cm. Trong vòng 14-15 năm tuổi, tăng trưởng chiều cao trung bình năm 0,3-0,6m và đường kính 0,5-0,6cm. Sau giai đoạn này, cây sinh trưởng nhanh hơn và đến thời kỳ 35-40 năm tuổi, thông nhựa gần như ngừng tăng trưởng theo chiều cao. Khoảng 10 tuổi, thông nhựa bắt đầu ra nón. Ở điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta, thông nhựa thường ra nón vào tháng 5-6 và chín vào tháng 8-10 năm sau.

Giá trị sử dụng: Trong nhựa thông, colophan (tùng hương) chiếm tỷ lệ lớn nhất (60-80%), tiếp đến là tinh dầu (16-35%). Thông nhựa là nguồn cung cấp tùng hương (colophan) và tinh dầu thông. Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hoá mỹ phẩm, là nguyên liệu để chế terpineol, terpin, borneol, camphor tổng hợp, sản xuất sơn, véc ni, xi… Colophan được dùng nhiều trong công nghiệp cao su, hoá dẻo, vật liệu cách điện, keo dán, sản xuất các chất tẩy rửa …, đặc biệt là trong công nghiệp sản xuất giấy. Trong y dược, tinh dầu thông được sử dụng làm thuốc chữa viêm thấp khớp, ho, làm thuốc kích thích, giảm mệt mỏi, thuốc diệt khuẩn, sát trùng …

Thông nhựa là nguồn cung cấp nhựa và gỗ có giá trị cao. Các sản phẩm tùng hương, tinh dầu thông được sử dụng và mua bán trên thị trường thế giới chủ yếu là từ loài thông nhựa. Diện tích trồng thông nhựa ở nước ta cũng như các nước trong vùng Đông Nam Á đang ngày càng mở rộng. Tổng sản lượng nhựa thông các loại ở Việt Nam còn rất nhỏ, hiện mới đạt khoảng 3.500 tấn/năm, trong đó có tới 2/3 dùng để xuất khẩu.



Nhu cầu về tùng hương và tinh dầu thông trên thị trường thế giới ngày càng tăng, cung không kịp cầu. Thông nhựa lại là đối tượng quan trọng để trồng rừng trên các diện tích đất trống, đồi núi trọc đã thoái hoá, nghèo kiệt, khô cằn. Cần có biện pháp bảo tồn các diện tích rừng thông nhựa tự nhiên; đồng thời mở rộng diện tích trồng mới kết hợp trong các chương trình trồng rừng ở nước ta. Nhựa thông là mặt hàng LSNG có nhiều triển vọng ở nước ta.

Kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng: Giống Thông nhựa thường được thu hái ở lâm phần giống từ 15 tuổi trở lên. Chu kỳ sai quả 2-3 năm, ở những năm này tỷ lệ cây ra hoa có thể đạt tới 80-90%, ở những năm mất mùa tỷ lệ này chỉ đạt 5- 10%, sản lượng trung bình của lâm phần 15 tuổi đạt khoảng 5kg/ha/năm. Thời gian thu hái: Quả chín và thu hái vào tháng 9-10 (miền Bắc), tháng 3-5 (miền Nam).

Khi quả chín vỏ thường có mầu vàng nhạt hoặc một phần vỏ quả có mầu cánh dán, mắt quả to mẩy, nhân hạt chắc cứng, hạt có nhiều dầu, một số mắt quả nút ra để hạt tung ra ngoài. Hạt sau khi tách ra quả thì bảo quản khô ở nhiệt độ bình thường, hạt được để nơi thoáng mát, nếu giữ được nhiệt độ ổn định 5-100 có thể duy trì sức sống của hạt đến vài ba năm.

Cây con chủ yếu được tạo từ phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Trước khi gieo loại bỏ hạt thối, hạt lép, ngâm hạt trong nước ấm từ 40-450C để nguội gần trong 4-6 giờ, vớt ra để ráo nước, ngâm tiếp vào thuốc tím có nồng độ 0,01% trong 15 phút hoặc dung dịch Booc đô nồng độ 1% trong 3-4 phút. Sau đó vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải, mỗi ngày rửa chua 1 lần, khi hạt nứt nanh đem gieo hạt vào khay cát. Sau 8-10 ngày khi cây mầm có hình que diêm cao 2-3 cm được nhổ cấy vào bầu. Thời vụ gieo tháng 2-3 và tháng 9-10.

Cây con đạt 8-9 tháng tuổi, chiều cao 20-25 cm là có thể mang đi trồng.Mật độ và phương thức trồng: Từ 2500-3000cây/ha đối với trồng thuần loài, hoặc 4000-5000cây/ha khi muốn kết hợp trồng lấy củi, hoặc 1500-2000cây/ha khi có điều kiện trồng kết hợp với cây nông nghiệp.

Khai thác và sơ chế: Khi cây đạt 10-15 tuổi có thể bắt đầu cho khai thác nhựa tuỳ theo tình hình sinh trưởng và đường kính của cây. Để đảm bảo khai thác được lâu dài, nên bắt đầu khai thác nhựa khi cây có đường kính ngang ngực khoảng 20-25cm (ở độ tuổi chừng 25 năm) và chích nhựa liên tục cho đến khi cây hết nhựa, sẽ tiến hành khai thác gỗ để trồng lại rừng mới. Đời sống của thông nhựa có thể kéo dài ít nhất 80 năm, tối đa tới 120 năm hoặc lâu hơn. Thời gian khai thác nhựa đối với mỗi vòng đời của rừng thông có thể kéo dài khoảng 50-60 năm. Tuỳ tình hình và yêu cầu cụ thể mà áp dụng các chế độ chích nhựa khác nhau (chích dưỡng, chích rút và chích kiệt). Nhựa tiết ra nhiều nếu thời tiết nóng, trời quang đãng và ngược lại khi trời rét, âm u sẽ ít nhựa. Ở điều kiện nước ta, có thể khai thác nhựa quanh năm, nhưng tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 10 ở phía Bắc và từ tháng 12 đến tháng 5 (mùa khô) ở phía Nam. Khả năng tiết nhựa thường tăng theo cấp đường kính, đường kính càng lớn càng cho nhiều nhựa. Những cây sinh trưởng tốt có thể cho năng suất nhựa trung bình hàng năm tới 3,5-4,5 kg/cây.Nhựa thông sau khi thu về cần loại bỏ tạp chất (bằng cách lọc qua mặt lưới, mặt sàng) trước khi đưa chưng cất tinh dầu.

    1. Cây Sơn ta

Đặc điểm hình thái: Cây sơn ta có tên khoa học Rhus succedanea thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).Cây gỗ nhỏ, có thể cao 10 m, vỏ màu xám tro, nhiều đốm nâu, vết đẽo chảy nhựa trắng. Lákép lông chim một lần lẻ, mọc cách, thường tập trung ở đầu cành, dài 5-10 cm, rộng 1,5-3,5 cm, cuống chung mềm dài 10-20 cm, mang 7-13 lá phụ, lá phụ mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng nhọn dần về phía đầu, gốc lá tù và lệch, mép lá nguyên, mặt trên nhẵn bóng, màu lục xẫm, mặt dưới màu lục nhạt hoặc lục xám. Chùm hoa tự hình sim hoặc chùm viên chùy, cụm hoa đực phân nhánh nhiều, hoa có cuống nhỏ và ngắn, cánh đài hợp ở gốc, trên xẻ thành răng hình trứng hoặc trái xoan, đầu tù hoặc gần tròn. Nhị đực 5 chiếc, chỉ nhị mảnh, bao phấn hình trứng, dài bằng cánh hoa. Quả hạch hơi méo, đường kính 6-8 mm, vỏ quả mỏng, nhẵn, khi khô màu đen, hạt cứng.

Đặc điểm sinh thái học: Sơn ta có biên độ sinh thái rộng, mọc ở độ cao dưới 1500m. Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C là thích hợp nhất, tuy nhiên cây sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 - 390C, lạnh tới 4 - 50C. Cây rụng lá về mùa đông, ưa sáng, sinh trưởng tốt nơi được chiếu sáng đầy đủ, vỏ dày và cho nhiều nhựa mủ; Nắng làm tăng phẩm chất nhựa, chích nhựa vào ngày nắng ráo thì nhựa sơn đỏ, đẹp và nhiều dầu.

Cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt và cho nhiều nhựa vào các tháng mưa, độ ẩm không khí cao và nắng nhiều, cây chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng. Cây sinh trưởng phát triển khá nhanh, cây 28 - 30 tháng tuổi đã đạt chiều cao khoảng 2 m, bắt đầu ra hoa, kết quả và cho thu hoạch nhựa. Mùa ra hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 8 - 9; khi cây ra hoa, mang quả thường ít nhựa, hoa càng nhiều thì nhựa càng ít. Bộ rễ sơn thường ăn nông nên cây thường bị đổ do có gió to hoặc bão. Vì vậy khi trồng đặt bầu thấp hơn mặt đất và chăm sóc, vun gốc thường xuyên cho cây.



Giá trị sử dụng: Sơn ta là cây đa tác dụng, sản phẩm chính là nhựa có giá trị xuất khẩu cao (sang một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc). Nhựa Sơn ta được sử dụng dưới 3 dạng chính: (i) Sơn quang dầu: sơn pha thêm dầu trẩu, dùng để sơn đồ gỗ, bàn ghế tủ, đồ thờ cúng và trang trí; (ii)Sơn gắn: sơn trộn với mùn cưa, để gắn đồ gỗ, mây tre nứa, đóng giường, tủ, gắn thuyền gỗ, thuyền nan và các đồ dùng dân dụng khác; (iii) Sơn mài: sơn pha thêm nhựa thông, bột màu và một số bột độn vô cơ khác, màng sơn được mài bóng sẽ tạo ra được nhiều màu bóng đẹp. Nhựa sơn được sử dụng trong công nghiệp gồm: (1) Giao thông đường biển: đóng thuyền, sơn vỏ tàu biển, thuyền nan, thuyền thúng; (2) Công nghiệp điện: sơn cách điện các sợi dây kim khí; (3) Công nghiệp thực phẩm: Làm bao bì vận chuyển thực phẩm lỏng (nước mắm, rượu mùi, nước giải khát) thiết bị chứa đựng vận chuyển lớn bằng bê tông cốt thép có màng sơn bảo vệ sẽ chống ăn mòn, bảo đảm vệ sinh thực phẩm; (4) Thủ công mỹ nghệ: làm hàng sơn mài (mỹ thuật công nghiệp và nghệ thuật tạo hình). Ngoài ra Rễ, lá, vỏ quả dùng chữa bệnh hen khan, viêm gan mãn tính, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương, ….

Kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng: Nguồn giống Sơn ta đã được trồng phổ biến gồm 2 loại: (1) Sơn lá trám có lá to, màu xanh nhạt : nhựa trắng, năng suất cao hơn nhưng giá trị thấp hơn; (2) Sơn lá si có lá nhỏ, màu xanh lục: nhựa đỏ, năng suất thấp hơn chút ít nhưng lại có chất lượng tốt, nhựa chảy đều và thời gian cho nhựa dài, có giá trị cao hơn.

Hạt giống thu hái tháng 8 - 9. Thu hái quả chín vàng khô vỏ ở trên cây Sơn ta già cho nhiều nhựa và đã chích nhựa được 2 - 3 năm.Sau khi thu hái, hạt được phơi trong nắng nhẹ rồi xử lý hạt đem gieo, nếu để lâu đến năm sau hạt sẽ mất sức nảy mầm. Cách xử lý hạt trước khi gieo cần trầy vỏ (giã) rồi ngâm trong nước 1 tuần, sau đó đem gieo vào đất hoặc cát ẩm, khoảng 15 ngày sau hạt sẽ nảy mầm (trong quá trình ủ trong cát ẩm hàng ngày dùng nước ấm để tưới). Sau đó cấy cây mầm vào bầu rồi tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho cây. Ngừng tưới nước 1 tuần trước khi xuất vườn.Cây được cấy trong bầu khoảng 2 tháng tuổi có chiều cao đạt 15-20 cm là có thể mang đi trồng. Sơn ta chủ yếu được trồng thuần loài, ngoài ra có thể trồng xen vào đồi chè, mật độ trồng 2500 cây/ha hoặc 3300 cây/ha.



Khai thác và sơ chế: Tuổi khai thác: 24 – 30 tháng tuổi. Thời gian khai thác nhựa: 4 – 6 năm, tùy thuộc vào quá trình chăm sóc, nếu là đất mới trồng sơn thì thời gian có thể lâu hơn. Kỹ thuật cắt lấy nhựa dùng dao sắc cứa vỏ chếch 450hình chữ V rồi hứng vỏ trai vào, 3 ngày cắt 1 lần (trừ mùa khô khi cây rụng lá, lần cắt tiếp theo tiếp tục cạo một lớp vỏ mỏng ở phía trên vết cắt trước, thời gian cắt thường 3-5h sáng, tránh ánh nắng mặt trời, thời gian thu sơn từ 9 – 11h trưa. Sang năm thứ 2 hoặc thứ 3 có thể tiếp tục mở miệng cắt phía sau lưng vết cắt đầu tiên, sử dụng đồng thời 2 vết cắt nhựa 1 lúc cho đến khi hết chu kỳ kinh doanh.Sử dụng miếng xốp để quẹt sơn thu được từ vỏ trai vào thùng đựng nhựa sơn. Nhựa sơn được cất trữ trong thùng đan bằng tre có trát nhựa sơn.

    1. Cây Trám trắng

Đặc điểm hình thái: Trám trắng có tên khoa học là Canarium album Raeusch thuộc họ Trám (Burseraceae). Cây còn có tên gọi khác là Nến, Cà Na.Trám trắng là cây bản địa, gỗ lớn có chiều cao từ 20 - 30m, đường kính ngang ngực từ 50 - 70cm, thân tròn thẳng, tán lá rộng và xanh quanh năm. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Vỏ mỏng màu nâu xám, nứt dọc nhẹ, thịt hồng, có mùi thơm đặc biệt và khi bị cắt có nhựa đặc chảy ra.

Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 35 - 40 cm, mang 7 - 11 lá chét; lá chét hình trái xoan, mặt trên màu xanh nhạt, bóng, mặt dưới có lông ánh bạc; những lá gần gốc đầu có mũi nhọn ngắn, lá phía trên có đầu thuôn dài; gân lá hơi rõ; có lá kèm hình dùi, phủ lông mềm, màu nâu bạc.

Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm kép, dài 8 - 10 cm; lá bắc hình vảy. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thưa, thường tụ họp 2 - 3 cái ở một mấu; đài có lông 3 răng; tràng hình bầu dục, có 3 cánh hơi dài hơn lá đài, phủ lông ngắn ở mặt ngoài; nhị 6 chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng có lông màu nâu. Quả hạch hình trái xoan, hai đầu nhọn, dài 2,5- 3,5 cm, khi chín màu vàng nhạt. Hạt cứng hoá gỗ dày.

Đặc điểm sinh thái học: Trám trắng có phân bố tương đối rộng. Trên thế giới Trám trắng có phân bố ở Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam), Thái Lan, Lào (các tỉnh phía Bắc) và Campuchia. Ở Việt Nam, Trám trắng phân bố ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cây mọc khá phổ biến trong các kiểu rừng thường xanh ở độ cao dưới 1.000m so với mặt nước biển, tập trung nhiều ở độ cao 200 - 700 m, nơi có lượng mưa 1.400 - 2.000 mm/năm. Trong các rừng nguyên sinh hoặc mới bị khai thác nhẹ, chưa bị mở tán lớn. Trám trắng thường mọc cùng với Sấu, Lim, Sến.... Trong các rừng thứ sinh, bị khai thác mạnh hoặc mở tán rộng, Trám mọc thành từng đám lớn cùng Sau sau, Chẹo, Dẻ gai... Trám trắng có thể sống trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất feralít đỏ vàng hay vàng đỏ, có tầng đất dày trên 50 cm, nhiều mùn, phát triển trên các loại đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất hơi chua độ pH từ 4-5 và còn mang tính đất rừng. Thường gặp Trám trắng mọc ven bìa rừng, đường đi, quanh làng bản, ven sông suối. Trám trắng là cây ưa sáng, mọc tương đối nhanh. Trong rừng tự nhiên Trám trắng thường vươn lên tầng trên. Khi còn non, trong 2 - 3 năm đầu cần có tàn che nhẹ, độ che sáng thích hợp là 0,2 - 0,4.

Trong tự nhiên, cây tái sinh tốt cả bằng hạt và chồi. Cây mọc tự nhiên từ hạt sẽ cho quả sau 8 - 10 năm, cây trồng cho quả sớm hơn, chỉ sau 6 - 7 năm. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 9 - 10.



Giá trị sử dụng: Ngoài cho gỗ và cho quả thì Trám trắng còn cho nhựa. Nhựa Trám thường dùng trong công nghệ chế biến xà phòng, nước hoa, sơn tổng hợp, làm chất cách điện và xi đánh giày. Cứ 100 kg nhựa Trám sau khi chưng cất cho 18 - 20 kg tinh dầu và 50 - 60 kg côlôphan. Nhựa Trám tươi (không qua chưng cất) được dùng làm hương thắp. Một cây Trám trắng đường kính 30 - 40 cm, một năm có thể cho 20 - 30 kg nhựa.

Gỗ Trám trắng sử dụng là nguyên liệu gỗ dán, đóng đồ thông thường, đồ dùng trong xây dựng nhà cửa.Quả Trám trắng dùng để chế biến nhiều loại ô mai, ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa sưng hầu, sưng amidan, ho nhiều đờm, viêm ruột, tiêu chảy, khát nước. Quả tươi còn xanh dùng để giải độc rượu chữa ngộ độc do cá. Quả chín có tác dụng an thần, chữa động kinh. Nhân hạt Trám trị giun và hóc xương. Vỏ cây trị dị ứng sơn, đau nhức răng. Hiện nay quả Trám được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá bán tại vườn hộ dao động từ 20.000 - 30.000 đ/kg.



Kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng: Trám thường được nhân giống bằng hạt hoặc bằng phương pháp ghép. Chọn cây sinh trưởng và phát triển tốt, thân thẳng, tán rộng, chiều cao dưới cành lơn, không sâu bệnh để lấy hạt làm giống.Hạt giống thường được thu hái từ tháng 9 đến tháng 11 khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng mơ, ăn có vị ngọt, nhân hạnh màu trắng. Sau khi thu hái về loại bỏ quả bé, tạp chất, rồi ủ từ 2-3 ngày cho quả chín đều, ngâm quả vào nước nóng 60 - 700C (3 sôi 2 lạnh) trong thùng hoặc chậu có nắp đậy kín. Khoảng 2 - 3 giờ vớt ra và dùng dao tách phần thịt quả để làm thực phẩm còn hạt đem phơi dưới nắng nhẹ hoặc trong bóng râm cho ráo nước rồi đưa vào bảo quản trong cát ẩm (8-10%) cách này giữ được phẩm chất hạt từ 1-2 tháng hoặc bảo quản khô để trong chum, vại sành… cách này giữ được phẩm chất hạt từ 2-3 tháng hoặc được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5-100C giữ được phẩm chất hạt từ 5-6 tháng.

Đơi với nhân giống bằng phương pháp ghép thí gốc ghép được tạo ra từ hạt nhưng tiêu chuẩn gốc ghép đòi hỏi cao hơn và phải đạt: Bầu tạo gốc ghép là bầu PE kích thước 10x15cm hoặc 12x18cm; cây con 12 - 18 tháng tuổi, thân cây thẳng, không sâu bệnh; cây có đường kính gốc ≥1cm (hoặc đoạn thân cách mặt bầu 30cm có đường kính >0,7 cm), chiều cao cây trên 80 cm. Cành ghép chọn trên các cây mẹ là những cây sai quả, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, quả to và đều. Chọn những cành bánh tẻ ở khoảng giữa của tán lá, nơi có nhiều ánh sáng. Cắt đoạn chồi ghép dài 15 cm, cắt cuống lá cách thân cành 0,5 cm. Thời vụ ghép vào vụ Xuân từ tháng 2-4, vụ Thu từ tháng 8-10 và được ghép bằng phương pháp ghép nêm hoặc áp.



Cây ghép được nuôi trong vườn từ 9-12 tháng, đoạn cành ghép cao 25 cm, đã có nhiều lá, lá ở dạng bánh tẻ là có thể mang đi trồng. Mật độ trồng đối với cây ghép từ 400 - 500 cây/ha (5x5m và 5x4m), trong đó giữa các hàng cây có thể trồng cây phù trợ bằng Keo tai tượng hoặc gieo một hàng cốt khí, có thể trồng xen cây nông nghiệp trong 3 - 4 năm đầu.

Khai thác và sơ chế:

Khai thác và sở chế nhựa Trám trắng: Nên khai thác nhựa từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây là thời gian cây cho nhiều nhựa nhất. Thời gian khai thác từ tháng 5 đến tháng 8 cây cho ít nhựa, nên hạn chế khai thác để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển.Lựa chọn cây khai thác là cây có đường kính trung bình trên 25 cm. Thân thẳng, không sâu bệnh.Vệ sinh gốc cây được tiến hành trước khi khai thác, cần phát dọn thực bì xung quanh gốc cây được chọn khai thác. Dụng cụ khai thác nhựa dụng cụ chủ yếu dùng để khai thác là dao chích nhựa và dụng cụ vét nhựa.Dùng giỏ để thu gom nhựa,khoảng 8 - 10 ngày đi thu gom 1 lần (khoảng 3 - 4 lần chích), khi thu nhựa xong, cây nào chích luôn cây đó để giảm công đi lại. Bảo quản nhựa trám sau khi thu về không cần sơ chế, nén chặt lại và bọc trong túi nilông để nhựa không bén gió, luôn mềm dẻo. Bảo quản nhựa ở nơi râm mát.

Khai thác và sơ chế quả Trám trắng: Quả trám khi chín có thể thu hoạch bằng cách hái trực tiếp trên cây bằng cách dùng sào có câu liêm. Cần chú ý khi hái quả, không gây tổn thương nhiều cho cây Trám trắng để không gây ảnh hưởng xấu đến mùa quả năm sau. Quả hái về có thể làm thực phẩm, nếu làm ô mai phải ngâm quả, phơi khô rồi tẩm các gia vị cần thiết tuỳ loại ô mai. Cũng có thể chế biến quả thành mứt Trám trắng để bảo quản được lâu.

Nguồn: Viện KHLNVN
GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GROMORE™ TRONG VIỆC CẢI THIỆN NĂNG SUẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI VIỆT NAM
Nước ta là nước nông nghiệp với lúa là cây trồng chính. Diện tích lúa hàng năm là 7,8 triệu ha, với khoảng 10 triệu hộ tham gia trồng lúa, chiếm gần 70% số hộ trong nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở nhiều nơi, việc vận dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh cây lúa chưa hợp lý đưa đến nhiều bất cập như lợi nhuận của người trồng lúa vẫn còn thấp, tại các vùng trồng lúa chính của ta nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nông dân đã và đang lạm dụng các biện pháp hóa học trong sản xuất như dùng quá nhiều phân hóa học, nhất là phân đạm, hay sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ có chu kỳ phân hủy chậm dẫn đến hậu quả làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Thấy được sự khó khăn trong thực tế sản xuất cây lúa của người nông dân, bằng sự tổng hợp các giải pháp tiên tiến được các nhà khoa học khuyến cáo áp dụng trên cả nước như chương trình “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm”, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng kết hợp với các sản phẩm nông dược có hiệu quả cao trong kiểm soát dịch hại, Công Ty TNHH Syngenta Việt Nam đã đúc kết và phát triển thành giải pháp GroMore để hướng dẫn bà con nông dân vận dụng vào sản xuất nhằm tối ưu hóa năng suất, nâng cao hiệu quả đầu tư trên cơ sở chú trọng bảo vệ môi trường. Đồng thời, GroMore cũng được vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sản xuất lúa của từng vùng, miền tại Việt Nam.

  1. Mục tiêu của GroMore™

  • Mục tiêu dài hạn đến năm 2020: phát triển hệ thống các phương pháp sản xuất lúa đơn giản và bền vững nhằm nâng cao chất lượng, và tăng 15-20% năng suất so với tập quán sản xuất của nông dân.

Mục tiêu trước mắt : Tăng năng suất lúa 10-15%; Tăng lượng gạo nguyên 5%; Người nông dân có lợi nhuận từ 40-50%; Giảm số lần phun thuốc tối đa xuống còn 4-6 lần/vụ.

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu giải pháp GroMore™

    1. Nội dung nghiên cứu

      1. Thí nghiệm phối hợp với các đơn vị trên cả nước

Có 5 cơ quan hợp tác nghiên cứu để phát triển giải pháp tích hợp GroMore năm 2012: Trung Tâm NC & PTNN Đồng Tháp Mười; Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long; Viện KHKT - NN Miền Nam; Trung Tâm BVTV Phía Bắc; Viện BVTV.

Có 28 Chi Cục BVTV trên cả nước phối hợp trình diễn giải pháp GroMore từ 2010-2013:



  • Đồng bằng sông Cửu Long: với 23 điểm trình diễn tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang.

  • Đồng bằng sông Hồng: với 24 điểm trình diễn tại các tỉnh Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Điện Biên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Tỉnh.

  • Đồng bằng Trung bộ: với 13 điểm trình diễn tại các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị.

Nghiệm thức:

Bảng 1: Sử dụng thuốc BVTV ở thí nghiệm, trình diễn giải pháp GroMore so với TQND



Nghiệm thức

Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng

Giai đoạn sinh trưởng sinh thực

Gieo/sạ

Phân hóa đòng
(Tượng đòng 1mm)

Phân bào giảm nhiểm (~ 7 ngày trước trỗ)

Trỗ đều (80% chót bông lúa như chỉ 1 giờ)

GroMore (*)

Cruiser Plus 312,5FS

Sofit 300EC (**)



Amistar Top 325SC

Amistar Top 325SC

Tilt Super

300EC


TQND (***)

…..

………

…..

………

………


(*) Biện pháp canh tác được áp dụng theo giải pháp GroMore. Biện pháp hóa học, trong trường hợp có xuất hiện đạo ôn thì xử lý Filia 525SE (Tricyclazole 40% + Propiconazole 12,5%); Sâu đục thân, cuốn lá thì phun Virtako 40WG (Chlorantraniliprole 20% + Thiamethoxam 20%); rầy nâu, rầy lưng trắng thì phun Chess 50WG (Pymetrozin 50%)

(**) Sofit 300EC : Pretilachlor 30%

(***) Canh tác và sử dụng thuốc BVTV theo tập quán phổ biến của nông dân địa phương

      1. Đề nghị quy trình giải pháp tích hợp GroMore™

Làm đất: Đất cần được cày ải phơi khô trước khi xuống giống ít nhất 20 ngày. Đưa nước, vệ sinh đồng ruộng, bừa trục kỹ để vùi chôn xác bả thực vật và mầm mống sâu, bệnh, cỏ dại của vụ trước… làm bằng mặt ruộng, đánh rảnh và gieo sạ. Trong trường hợp cấy cần chuẩn bị nương mạ tốt hay sử dụng mạ khay.

Chuẩn bị giống: Chọn giống xác nhận phù hợp với địa phương nơi bố trí thí nghiệm/trình diễn. Hạt giống cần được xử lý với Cruiser Plus 312,5FS để có thể chủ động phòng tránh bọ trĩ, rầy nâu, hạn chế sự lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên ruộng lúa.

Lượng giống: sạ hàng 60-80 kg/ha; sạ lan 80-100 kg/ha hay lúa cấy sử dụng 27-30kg/ha.



Quản lý nước theo chế độ ướt khô xen kẽ: Canh tác tiết kiệm nước (Sổ tay hướng dẫn trồng lúa cao sản theo “1 Phải – 5 giảm” - Chi Cục BVTV An Giang, 2013):

Thời kỳ cây mạ 3-15 NSS: duy trì mực nước 3-5 cm giúp cây nảy chồi tốt và kiểm soát cỏ.

Thời kỳ đẻ nhánh - làm đòng: Cung cấp và duy trì mực nước 3-5cm trên ruộng sau đó chờ mực nước cạn dưới mặt đất 10-15 cm (đặt ống nhựa để theo dõi) mới bắt đầu cho nước lại vào ruộng và cứ thế cho đến khi làm đòng.

Khi cây lúa phân hóa đòng (bước vào thời kỳ làm đòng): Đưa nước lại vào ruộng khoảng 3-5cm để bón phân sau đó để nước khô tự nhiên theo chế độ khô ướt xen kẽ.

Thời kỳ trổ - chín: 5-7 ngày trước khi lúa trổ cần giữ mực nước 5 - 10 cm và duy trì trong khoảng 7-10 ngày. Sau đó tiếp tục áp dụng tưới ướt khô xen kẽ, đến 10 ngày trước khi thu hoạch không cần bơm nước vào ruộng nữa.

Quản lý nước trong điều kiện có áp lực rầy nâu di trú đầu vụ:

Quản lý theo phương pháp “né rầy - ôm nước” là kỹ thuật được áp dụng khi có dự báo là sẽ có rầy nâu di trú. “Né rầy” và dùng nước che chắn lúa non nếu rầy trưởng thành di chuyển đến (Tiến bộ kỹ thuật, Sở NN & PTNT Cần Thơ, 2012).



Quản lý dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho lúa cần được bón ở các thời điểm sau:



  • Bón lót: Trước khi làm đất.

  • Bón thúc lần 1: Bón vào 7 - 10 ngày sau gieo.

  • Bón thúc lần 2: Bón khi lúa đẻ nhánh tích cực.

  • Bón thúc lần 3: Bón khi 50% chồi chính trên đồng có đòng 1mm.

  • Bón thúc lần 4: Khi lúa trỗ hoàn toàn có thể phun qua lá khi thật cần thiết.

Quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học

Lưu ý bảo tồn quần thể thiên địch trên ruộng lúa bằng cách hạn chế việc đưa vịt vào ruộng, có thể kết hợp nuôi cá trên ruộng lúa, trồng hoa trên bờ ruộng để hấp dẫn thiên địch…



Xác định thời điểm thu hoạch và sơ chế sau thu hoạch

Thu hoạch khi 85-90% hạt lúa/bông chuyển sang màu chín vàng đặc trưng của giống.

Công tác phơi sấy cần được tiến hành đúng kỹ thuật và kịp thời để tranh hạt lúa bị ẩm mốc biến chất. Ẩm độ hạt thích hợp tồn trữ 14% (cho hạt giống); 14,5% (cho lúa lương thực).


    1. Chỉ tiêu theo dõi chính

  • Diễn biến quần thể dịch hại trong suốt quá trình sinh trưởng cây lúa:

  • Cỏ dại, nhện gié...

  • Côn trùng: rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân…

  • Bệnh hại: đốm vằn, đốm nâu, lem lép hạt, đạo ôn lá, cổ bông, bạc lá…

  • Hiệu ứng cây khỏe (màu sắc lá, chiều cao cây, mức độ trỗ đồng loạt, tỉ lệ đổ ngã…)

  • Đánh giá năng suất (kg/ha), các yếu tố cấu thành năng suất (số bông/m2, số hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt).

  • Tỉ lệ gạo nguyên (%), tỉ lệ xay chà (%).

  • Phân tích hiệu quả đầu tư (ROI)

    1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

  • Thu thập các chỉ tiêu nông học, thành phần dịch hại theo quy phạm của ngành BVTV Việt Nam.

  • Hiệu ứng cây khỏe: dựa trên các biểu hiện về màu sắc lá, chiều cao cây, mức độ trỗ đồng loạt, tỉ lệ đổ ngã… Riêng về màu sắc lá được đánh giá bằng bảng so màu lá hoặc đánh giá cảm quan theo ước lượng % (giả sử cho màu sắc ở lô đối chứng là 100%, trên cơ sở đó ước lượng màu sắc vượt trội hay thấp hơn ở các nghiệm thức khác bằng cách cộng thêm hay trừ đi trên con số 100% này).

Thí nghiệm diện hẹp được phân tích thống kê bằng phần mềm IRRITAT hoặc MSTATC; thí nghiệm diện rộng được so sánh số liệu trung bình từ các nghiệm thức.


  1. tải về 0.84 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương