Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khá, xuất khẩu tăng kỷ lục



tải về 0.84 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.84 Mb.
#22662
1   2   3   4   5   6   7   8

H. C

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở QUẢNG NINH

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của nền nông nghiệp cả nước, nông nghiệp Quảng Ninh đã đạt những kết quả đáng kể với sự tăng trưởng cả về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng: Tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân 4%/năm; Tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 đạt 53,5%, tỷ lệ số dân nông thôn dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt 93,1%, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt kết quả tốt. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực đúng hướng, các vùng sản xuất tập trung dần được hình thành, công tác thu hút kêu gọi đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng nhiều vào sản xuất, kinh doanh và chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp đang có những chuyển biến tích cực, nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc đã đến tìm hiểu và đầu tư tại Quảng Ninh; đang triển khai xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng 3 trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Giống thủy sản nhuyễn thể Vân Đồn, Giống thủy sản Đầm Hà và Khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Đông Triều.

Nông nghiệp Quảng Ninh có tỷ trọng (GDP) tuy chiếm không lớn trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh nhưng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của ngành trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: Là ngành mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho gần 50% dân cư, cung cấp nông sản hàng hóa cho thị trường du lịch, công nghiệp và hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Do vậy, tỉnh Quảng Ninh xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm nâng cao đời sống, thu nhập cho người nông dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng của Tỉnh, trong đó tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Coi việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp là khâu then chốt đây cũng là một trong những trọng tâm xây dựng nông thôn mới, (vì nếu sản xuất phát triển thì đời sống người nông dân được cải thiện thì các tiêu chí khác của nông thôn mới sẽ được hoàn thành và ngược lại); (2) Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xác định doanh nghiệp làm nòng cốt để tạo sự lan tỏa trong việc thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; (3) Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm chủ lực gắn với quy hoạch vùng sản xuất; (4) Đào tạo lao động nông thôn chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế; (5) Kiện toàn tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo hoạt động thiết thực, hiệu quả;

Về công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương, tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về khoa học công nghệ, theo đó có chính sách về đào tạo thu hút nguồn nhân lực, cơ chế tài chính để hỗ trợ việc ứng dụng chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, giáo dục, y tế… Xác định ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm. ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm chủ yếu có đóng góp lớn cho GDP của Tỉnh được ưu tiên tập trung chỉ đạo:

Công tác triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ có trọng tâm, lấy ứng dụng chuyển giao công nghệ là chính, ưu tiên hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến cho sản xuất hàng hóa tập trung, trong 2 năm (2012 - 2013) đã thực hiện 14 dự án cấp Nhà nước thuộc chương trình nông thôn miền núi, 33 dự án cấp tỉnh và 64 dự án cấp cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi với tổng kinh phí 144,8 tỷ đồng để chủ động sản xuất những cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế của tỉnh. Triển khai xây dựng thương hiệu 21 sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển dịch và phát triển đúng hướng, sản xuất từ nhỏ lẻ đã chuyển dần sang sản xuất quy mô lớn theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến sâu tạo ra sản phẩm có giá trị cao xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và châu Âu như: Rau hữu cơ, tôm, Tùng hương từ nhựa thông, Chế biến viên đốt từ gỗ rừng trồng và một số sản phẩm dược liệu….

Về trồng trọt, chăn nuôi, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp bước đầu đang mang lại hiệu quả, các thương hiệu đã được thị trường đón nhận tích cực và đã trở thành hàng hóa, giúp nông dân nâng cao thu nhập như: Rau an toàn Quảng Yên, hoa Hoành Bồ; chè Đường Hoa, nếp cái hoa vàng, chả mực Hạ Long, tôm Móng Cái…

Các giống vật nuôi, cây trồng mới có chất lượng cao được ứng dụng sản xuất và nhận rộng như giống lợn VCN – MS15, giống bò thịt cao sản, giống vịt nước mặn, giống cam V2, V5, cây dược liệu, hoa cao cấp, giống lúa QR1, QR2… ; phương thức canh tác tiên tiến cũng được áp dụng trong sản xuất giống (nuôi cấy mô, thụ tinh nhân tạo cho gà), sản xuất rau hữu cơ chất lượng cao và ứng dụng việc tưới nước theo công nghệ Israel đã được triển khai ở nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh.

Về phát triển thủy sản, đưa vào nuôi trồng 20.100 ha ao đầm, mặt nước trên biển với nhiều loài giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ, cá song, hàu biển, tu hài, hải sâm, cua biển và một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao; Triển khai xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Vịnh Bắc Bộ và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá tại khu vực Cô Tô; xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy sản tại Đầm Hà đầu năm 2015 sẽ cung cấp giống tôm cho thị trường, xây dựng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tại Vân Đồn. Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ; Kết nối giữa sản xuất nguyên liệu thủy sản với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, gắn với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm thủy sản có lợi thế so sánh.

Về phát triển lâm nghiệp, độ che phủ rừng tăng nhanh từ 49% năm 2009 lên 53,5% năm 2014, ước đạt 55% năm 2015, là tỉnh đạt độ che phủ rừng cao nhất cả nước.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới có 02 doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được cấp chứng nhận và một số đơn vị sự nghiệp theo lộ trình sẽ chuyển đổi mô hình hoạt động doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ nhưng đã và đang triển khai nhiều hoạt động KH&CN về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống (thủy sản, cây trồng) nâng cấp đổi mới công nghệ sản xuất, đến nay trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu cung cấp giống chất lượng cao, phục vụ cho sản xuất nuôi trồng thủy sản và trồng trọt và chăn nuôi như: Giống tôm, cua biển, cá biển, trai ngọc, gà Tiên Yên và một số loài dược liệu (ba kích, giảo cổ lam, nghệ vàng...)

Tuy nhiên, trong việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh cũng gặp một số khó khăn như kinh phí đầu tư cho ứng dụng, nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít và chưa tập trung và trình tự thủ tục thanh quyết toán còn rất phức tạp, do đó chưa thúc đẩy mạnh mẽ công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ vào sản xuất; Việc triển khai thực hiện các chính sách (hỗ trợ kinh phí, vay vốn, thuê đất...) đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất chưa đáp ứng mùa vụ của sản xuất nông nghiệp; Nền nông nghiệp manh mún, phân tán là một khó khăn không nhỏ trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; Việc tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ mới và thực hiện chuyển giao của các đơn vị, các doanh nghiệp còn hạn chế; tính rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng là cản trở cho các đơn vị tham gia hoạt động.

Giai đoạn 2015 - 2020 tới, tỉnh Quảng Ninh cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án KH&CN lĩnh vực nông nghiệp có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực trong sản xuất, đời sống nhân dân đặc biệt là khu vực nông thôn gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ KH&CN trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ sau thu hoạch… Chú trọng phát triển một số trung tâm nông nghiệp công nghệ cao để nghiên cứu, tiếp thu chọn lọc và làm chủ các công nghệ tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; Tăng cường tiềm lực KH&CN, đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý hoạt động KH&CN; thực hiện các chính sách đào tạo, thu hút và phát huy tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ KHKT ngành nông nghiệp. Lồng ghép kinh phí dành cho các hoạt động KH&CN lĩnh vực nông nghiệp nông thôn từ các chương trình kinh tế - xã hội, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, để thực hiện các chương trình, dự án KH&CN…

Hà Lê

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HẤP THU CHÌ (Pb) CỦA CÂY CỎ MẦN TRẦU (ELEUSINE INDICA L.)

VÀ CÂY LU LU ĐỰC (SOLANUM NIGRUM L.)
Phạm Thị Mỹ Phương, Lê Tất Khương

Nguyễn Ngọc Quý, Vũ Thị Hiền

Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng,

Bộ Khoa học và Công nghệ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình trạng đất bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN) nhưng chưa được xử lý hiệu quả đang là vấn đề được quan tâm nhiều ở nước ta hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do tình trạng khai thác khoáng sản nhưng không có biện pháp xử lý đồng bộ, hiệu quả ô nhiễm KLN, một phần là do việc sử dụng phân bón vô cơ, các hóa chất bảo vệ thực vật quá mức cho phép và sử dụng các nguồn nước thải để tưới cây trong nông nghiệp. Các biện pháp vật lý và hóa học xử lý tình trạng này thường ít hiệu quả và tốn kém. Do vậy, biện pháp hợp lý và khả thi nhất hiện nay là biện pháp sinh học, qua đó sử dụng thực vật để tách chiết, cô lập hoặc khử độc các chất ô nhiễm thông qua quá trình hóa - lý - sinh. Công nghệ này vừa xử lý ô nhiễm hiệu quả, thân thiện với môi trường vừa có chi phí thấp.

Trên thế giới, việc ứng dụng thực vật để xử lý ô nhiễm KLN trong môi trường đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Thống kê cho thấy có khoảng 400 loài cây có khả năng siêu tích lũy kim loại nặng. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu dùng thực vật trong xử lý đất và nước bị ô nhiễm cũng đã được thực hiện ở nhiều địa phương như Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Nội… tuy nhiên, các nghiên cứu đã tiến hành chủ yếu tập trung vào các vùng đất khai thác khoáng sản, nơi có mức độ ô nhiễm cao, mà chưa có nhiều nghiên cứu nhằm cải tạo đất trồng rau, nơi mà việc ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của nó, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chính vì thế nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp thu chì và ảnh hưởng của phân bón lên khả năng hấp thu chì của hai loại thực vật bản địa, cây cỏ mần trầu (Eleusine indica L.) và cây lu lu đực (Solanum nigrum L.), thuộc vùng trồng rau thành phố Thái Nguyên. Từ đó, đánh giá khả năng ứng dụng hai loài thực vật này trong việc xử lý ô nhiễm chì cho vùng đất trồng rau.


2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.1. Đánh giá ảnh hưởng phân bón đến khả năng sinh trưởng của 2 loài thực vật trong môi trường đất có chứa Pb:

Bảng 1: Đặc tính hóa lý và hàm lượng Pb trong đất trước khi trồng cây

Chỉ tiêu

Pb ts

(mg/kg)


Pb dt (mg/kg)

OM

(%)


pHKCl

CEC

(lđl/100g)



N

(%)


P2O5

(%)


K2O

(%)


TPCG

Kết quả phân tích

145

5,2

1,62

4,8

9,62

0,141

0,105

0,76

Thịt nhẹ

Dựa vào kết quả phân tích các thành phần trong đất ở bảng 1 cho thấy, đất dùng trồng cây trong thí nghiệm này có hàm lượng mùn thấp, đất chua vừa, các hàm lượng Ni tơ, kali, photpho ở mức trung bình. Theo thang đánh giá thì thành phần dinh dưỡng của đất thuộc loại trung bình. Hàm lượng chì ở dạng tổng số và dễ tiêu trong đất tương ứng là 145 mg/kg và 5,2 mg/kg, theo thang đánh giá của A.l.Obukhov(1992) thì chì trong đất cao, đất đã bị ô nhiễm chì.

Bảng 2: Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng của 2 loài thực vật thí nghiệm

Loài

thực vật


Công thức

Chiều cao TB cây trước TN (cm)

Chiều cao TB cây sau TN

(cm)


Chiều dài TB rễ trước TN (cm)

Chiều dài TB rễ sau TN (cm)

Khối lượng khô cây sau TN (g/cây)

`Cỏ mần trầu (Eleusine indica L,)

ĐC

4,2

39,3

1,2

11,2

21,35

CT1

4,5

41,1

1,3

11,8

24,23

CT2

4,5

45,7

1,3

13,6

27,47

CT3

4,6

48,5

1,2

15,8

31,12

CT4

4,7

51,4

1,2

17,3

28,34

Lu lu đực (Solanum nigrum L,)

ĐC

8,3

39,5

1,3

11,5

21,85

CT1

8,5

45,2

1,2

12,8

25,14

CT2

8,6

52,4

1,2

14,7

28,13

CT3

8,2

55,3

1,2

16,5

29,73

CT4

8,4

58,6

1,3

18,9

26,46

Kết quả nghiên cứu thu được về khả năng sinh trưởng của cỏ mần trầu và cây lu đực ở các công thức bổ sung phân bón khác nhau thể hiện ở bảng 2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, bón phân làm tăng sinh trưởng của cây cỏ mần trầu và cây lu lu đực. Ở công thức CT4 (bón 25% phân HC + 75% NPK) chiều cao cây và dài rễ là lớn nhất, cao cây đạt 51,4cm, rễ dài 17,3cm, sinh khối tăng 132,74% so với công thức ĐC. Tuy nhiên, ở công thức CT3 (bón 50% phân HC + 50% NPK) cây cỏ mần trầu lại cho sinh khối lớn nhất, đạt 31,12 g, tăng 145,76% so với công thức ĐC. Ở công thức CT2 (bón 75% phân HC + 25% NPK) sinh khối cây đạt 27,47g, tăng 126,88% so với công thức ĐC. Ở CT1(bón 100% phân HC) sinh khối của cây tăng nhưng không đáng kể, chiếm 113,48% so với công thức ĐC.

Tương tự cỏ mần trầu, ở các công thức bón phân khác nhau thì khả năng sinh trưởng của cây cũng khác nhau. Cây cho sinh khối cao nhất ở công thức CT3, đạt 29,73g, tăng 136,06% so với công thức ĐC. Tiếp theo là công thức CT2, sinh khối cây đạt 28,13 g, tăng 128,74% so với công thức ĐC. Sinh khối của cây ở các công thức CT3 và CT2 sai khác không nhiều. Ở công thức CT4 cao cây và dài rễ tăng nhưng số nhánh trên cây giảm nên sinh khối của cây không cao, chiếm 120,09% so với công thức ĐC. ở công thức bón 100% phân hữu cơ thì sinh khối cây cũng tăng 115,06% so với ĐC.

Qua bảng số liệu cho thấy, việc bón kết hợp 2 loại phân hữu cơ và NPK với tỷ lệ 50:50 thì cây cho sinh khối lớn nhất.

2.2. Đánh giá khả năng xử lý Pb trong đất của cỏ mần trầu và lu lu đực ở các công thức bón phân khác nhau

Khả năng xử lý chì trong đất ô nhiễm của hai loài thực vật nghiên cứu được đánh giá thông qua đo lường lượng chì tích lũy trong thân lá và rễ cây thu được. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.



Bảng 3: Khả năng hấp thu Pb của cỏ mần trầu và cây lu lu đực trong thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón

Loài

thực vật


Công thức thí nghiệm

Sinh khối khô thân lá (g)

Lượng Pb tích lũy trong thân lá (mg/kg)

Sinh khối khô của rễ (g)

Lượng Pb tích lũy trong rễ (mg/kg)

Lượng Pb tích lũy trong cây (mg)

Cỏ mần trầu (Eleusine indica L.)

ĐC

15,37±0,72

112,54±6,05

5,98±0,51

1053,34±45,36

8,029±0,52

CT1

17,08±1,15

120,03±4,08

7,15±0,38

1173,22±35,36

10,439±0,65

CT2

19,89±1,15

117,89±5,08

7,58±0,64

1161,09±42,54

11,146±0,68

CT3

23,18±0,89

145,8±4,92

7,94±0,55

1332,65±32,38

13,961±0,71

CT4

20,70±1,35

119,4±4,78

7,64±0,68

1126,41±12,55

11,077±0,75

Lu lu đực (Solanum nigrum L.)

ĐC

18,51±1,22

210,98±11,52

3,34±0,52

982,134±25,45

7,186±1,36

CT1

21,63±1,45

243,22±12,08

3,51±0,38

1041,07±25,35

8,915±1,35

CT2

24,38±1,52

261,49±10,52

3,75±0,48

1095,00±35,82

10,481±0,82

CT3

25,91±1,01

278,54±10,82

3,82±0,55

1255,25±15,48

12,012±1,45

CT4

22,97±1,32

255,01±11,15

3,49±0,29

1224,08±20,45

10,130±0,98

Cả hai loài thực vật nghiên cứu đều sinh trưởng tốt ở công thức CT3. Tuy nhiên, cây lu lu đực thì phần sinh khối trên mặt đất tương đối lớn, đạt 25,91±1,01g, ở cây cỏ mần trầu đạt 23,18±0,89g. Mức độ tập trung chì (Pb) trong cây cỏ mần trầu cao nhất là ở phần rễ. Ở công thức CT3, hàm lượng Pb tích lũy trong rễ cao nhất, đạt 1332,65±32,38mg/kg và trong thân lá đạt 145,8±4,92 mg/kg. Lượng chì tích lũy trong cây đạt 173,88% so với công thức ĐC. Tiếp đến đến là công thức CT2 và CT4, lượng Pb cây hấp thu được không sai khác nhau nhiều, chiếm tương ứng là 138,82% và 137,96% so với công thức ĐC. Ở công thức CT1 khả năng hấp thu chì của cây đạt 130,16% so với công thức ĐC. Điều đó chứng tỷ lệ phân bón cho cây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chì của cây cỏ mần trầu.

Cũng như cỏ mần trầu, hàm lượng chì có trong rễ của cây lu lu đực cũng cao hơn so với phần thân lá, nhưng phần thân lá của cây lu lu đực hấp thu chì cao gần gấp đôi cỏ mần trầu còn phần rễ thì lại thấp hơn cỏ mần trầu. Ở công thức CT3, hàm lượng chì tích lũy trong cây lu lu đực đạt cao nhất (12,012±1,45) tăng 167,16% so với công thức ĐC, trong đó phần thân lá và phần rễ tương ứng là 278,54±10,82 mg/kg và 1255,25±15,48 mg/kg. Hàm lượng chì được cây lu lu đực hấp thu ở CT2 và CT4 không sai khác lớn, đạt 145,85% và 140,87% so với đối chứng. Ở công thức CT1 cây hấp thu chì thấp hơn so với các công thức khác, tuy nhiên so với công thức Đc thì vẫn cao hơn.

3. KẾT LUẬN

Qua thử nghiệm trên, nhóm nghiên cứu rút ra được một số kết luận như sau:

- Cây cỏ mần trầu và cây lu lu đực đều sinh trưởng tốt hơn khi bón kết hợp 2 loại phân vô cơ và phân NPK. Cây cho sinh khối cao nhất ở công thức CT3 (bón 50% phân HC + 50% NPK), đạt tương ứng 31,12g và 29,73g. Sau 3 tháng thí nghiệm sinh khối của cây cỏ mần trầu và cây lu lu đực tăng tương ứng là 145,76% và 136,06% so với công thức ĐC.

- Hiệu quả loại bỏ chì (Pb) ra khỏi đất của hai loại cây này rất tốt, hàm lượng chì ở rễ cao hơn so với phần thân lá và đạt kết quả cao nhất ở công thức CT3 (bón 50% phân HC + 50% NPK). Tuy nhiên, đặc điểm tích lũy Pb của chúng khác nhau. Hàm lượng chì trong rễ của cây cỏ mần trầu cao hơn so với trong rễ lu lu đực, tương ứng là 1332,65±32,38mg/kg và 1255,25±15,48 mg/kg, và ngược lại, hàm lượng chì tích lũy trong phần thân lá của cây lu lu đực cao gần gấp đôi so với cây mần trầu, 278,54±10,82 mg/kg và 145,8±4,92 mg/kg. Ở công thức CT3 khả năng loại bỏ Pb ra khỏi đất của cả hai loại thực vật cỏ mần trầu và lu lu đực đạt mức cao nhất, tương ứng đạt 13,961±0,71mg và 12,012±1,45mg.

Vì vậy, đối với đất ô nhiễm chì khoảng 1500mg/kg thì cỏ mần trầu và cây lu lu đực có thể được sử dụng như một giải pháp hiệu quả, an toàn để xử lý.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP CHO DẦU, NHỰA Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các loài cây lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm chính là gỗ thì nhiều loài cây lâm nghiệp còn có khả năng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ (hay còn gọi là Lâm sản ngoài gỗ) như cho quả, hạt, dầu, nhựa, sợi... Đây là các loài cây đa tác dụng, mang lại giá trị cao cho người trồng rừng, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, có nhiều loài cây lâm nghiệp có khả năng cung cấp các lâm sản ngoài gỗ đã và đang được gây trồng trên quy mô lớn. Bản tin Thông tin KHCN và KT NN & PTNT số 12/2014, chúng tôi đã giới thiệu về “Một số loài cây lâm nghiệp chính có khả năng cho dầu ở các tỉnh phía Bắc”. Trong số này, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu cùng bạn đọc “Một số loài cây lâm nghiệp chính có khả năng cho nhựa ở các tỉnh phía Bắc”.


tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương